1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

ĐỀ THI THỬ MÔN VĂN THPT QUỐC GIA 2015 CỰC HAY

28 6K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 199,5 KB

Nội dung

TỔNG HỢP RẤT NHIỀU ĐỀ THI THỬ THPT ĐẠI HỌC CHO CÁC EM ĐANG CHUẨN BỊ BƯỚC VÀO KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT VÀ XÉT TUYỂN ĐẠI HỌC 2015, CÁC ĐỀ THI THỬ NÀY CÓ ĐÁP ÁN GỢI Ý, ĐÂY LÀ BỘ ĐỀ TẬP HỢP TẤT CẢ CÁC TRƯỜNG RA ĐỀ NẾU CÁC EM LÀM ĐƯỢC THÌ VIỆC THI TUYỂN VÀO ĐẠI HỌC LÀ ĐIỀU NẰM TRONG TẦM TAY, ĐỀ NÀY NHẰM MỤC ĐÍCH ĐỊNH HƯỚNG CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ ĐỀ THẬT NĂM 2015. CHÚC CÁC EM THI TỐT NGHIỆP ĐẠT KẾT QUẢ CAO VÀ TẤT NHIÊN LÀ ĐẬU ĐẠI HỌC

Trang 1

Đề minh họa THPT Quốc gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI MINH HỌA - KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Môn: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 180 phút.

Phần I Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

… (1) Cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy Tự học cũng là một cuộc du lịch,

du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian Những sự hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông Kể làm sao hết được những vật hữu hình và vô hình mà ta sẽ thấy trong cuộc

du lịch bằng sách vở?

(2) Ta cũng được tự do, muốn đi đâu thì đi, ngừng đâu thì ngừng Bạn thích cái xã hội ở thời Đường bên Trung Quốc thì đã có những thi nhân đại tài tả viên “Dạ minh châu” của Đường Minh Hoàng, khúc “Nghê thường vũ y” của Dương Quý Phi cho bạn biết Tôi thích nghiên cứu đời con kiến, con sâu – mỗi vật là cả một thế giới huyền bí đấy, bạn ạ - thì đã có J.H.Pha-brow và hàng chục nhà sinh vật học khác sẵn sàng kể chuyện cho tôi nghe một cách hóm hỉnh hoặc thi vị.

(3) Đương học về kinh tế, thấy chán những con số ư? Thì ta bỏ nó đi mà coi cảnh hồ Ba

Bể ở Bắc Cạn hay cảnh núi non Thụy Sĩ, cảnh trời biển ở Ha-oai Hoặc không muốn học nữa thì ta gấp sách lại, chẳng ai ngăn cản ta cả.”

(Trích Tự học - một nhu cầu thời đại - Nguyễn Hiến Lê, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà

Nội, 2003)

Câu 1 Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên (0,5 điểm)

Câu 2 Trong đoạn (1), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,25 điểm)

Câu 3 Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng khi “thấy chán những con số” thì “bỏ nó

đi mà coi cảnh hồ Ba Bể ở Bắc Cạn hay cảnh núi non Thụy Sĩ, cảnh trời biển ở Ha-oai”?(0,5 điểm)

Câu 4 Anh/chị hãy nêu ít nhất 02 tác dụng của việc tự học theo quan điểm riêng của

mình Trả lời trong khoảng 5-7 dòng (0,25 điểm)

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:

Bao giờ cho tới mùa thu

trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm

bao giờ cho tới tháng năm

mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao

Ngân hà chảy ngược lên cao

quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm

liệu mai sau các con còn nhớ chăng

(Trích Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa - Theo Thơ Nguyễn Duy, NXB Hội nhà văn, 2010)

Câu 5 Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên (0,25 điểm)

Câu 6 Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bốn dòng đầu của đoạn thơ

trên (0,5 điểm)

Câu 7 Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên (0,5 điểm)

Trang 2

Câu 8 Anh/chị hãy nhận xét quan niệm của tác giả thể hiện trong hai dòng thơ: Mẹ ru cái

lẽ ở đời – sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn Trả lời trong khoảng 5-7 dòng (0,25điểm)

Phần II Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)

Không có công việc nào là nhỏ nhoi hay thấp kém, mà chỉ có người không tìm thấy ý nghĩa trong công việc của mình mà thôi.

(Nhiều tác giả, Hạt giống tâm hồn, Tập 1, NXB Tổng hợp TP HCM, 2013)

Viết một bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên

Câu 2 (4,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp riêng của hai đoạn thơ sau:

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

(Tây Tiến - Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012).

Nhớ gì như nhớ người yêu

Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương

Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về

(Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012).

Đáp án đề minh họa THPT Quốc gia môn Ngữ văn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO

TẠO

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM ĐỀ THI MINH HỌA - KỲ THI

THPT QUỐC GIA NĂM 2015

Môn: Ngữ văn

Phần I Đọc hiểu (3,0 điểm)

Câu 1 Câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản: Cái thú tự học cũng giống cái thú đi

chơi bộ ấy

 Điểm 0,5: Ghi lại đúng câu văn trên

 Điểm 0: Ghi câu khác hoặc không trả lời

Câu 2 Thao tác lập luận so sánh/ thao tác so sánh/ lập luận so sánh/ so sánh.

 Điểm 0,25: Trả lời đúng theo một trong các cách trên

 Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 3 Tác giả cho rằng khi“thấy chán những con số” thì “bỏ nó đi mà coi cảnh hồ Ba Bể

ở Bắc Cạn hay cảnh núi non Thụy Sĩ, cảnh trời biển ở Ha-oai”, bởi vì “coi cảnh hồ Ba Bể

ở Bắc Cạn hay cảnh núi non Thụy Sĩ, cảnh trời biển ở Ha-oai” sẽ giúp ta thư giãn đầu óc,tâm hồn cởi mở, phóng khoáng hơn, làm cho đời sống đỡ nhàm chán, trở nên thú vị hơn

Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, chặt chẽ

 Điểm 0,5: Trả lời theo cách trên

 Điểm 0,25: Câu trả lời chung chung, chưa thật rõ ý

 Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 4 Nêu ít nhất 02 tác dụng của việc tự học theo quan điểm riêng của bản thân, không

nhắc lại quan điểm của tác giả trong đoạn trích đã cho Câu trả lời phải chặt chẽ, có sứcthuyết phục

Trang 3

 Điểm 0,25: Nêu ít nhất 02 tác dụng của việc tự học theo hướng trên

 Điểm 0: Cho điểm 0 đối với một trong những trường hợp sau:

o Nêu 02 tác dụng của việc tự học nhưng không phải là quan điểm riêng củabản thân mà nhắc lại quan điểm của tác giả trong đoạn trích đã cho;

o Nêu 02 tác dụng của việc tự học nhưng không hợp lí;

o Câu trả lời chung chung, không rõ ý, không có sức thuyết phục;

o Không có câu trả lời

Câu 5 Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: phương thức biểu cảm/biểu cảm.

 Điểm 0,25: Trả lời đúng theo 1 trong 2 cách trên

 Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 6 Hai biện pháp tu từ: lặp cấu trúc (ở hai dòng thơ bao giờ cho tới…), nhân hóa

(trong câu trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm)

 Điểm 0,5: Trả lời đúng 2 biện pháp tu từ theo cách trên

 Điểm 0,25: Trả lời đúng 1 trong 2 biện pháp tu từ theo cách trên

 Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 7 Nội dung chính của đoạn thơ: Đoạn thơ thể hiện hồi tưởng của tác giả về thời ấu

thơ bên mẹ với những náo nức, khát khao và niềm vui bé nhỏ, giản dị; đồng thời, cho thấycông lao của mẹ, ý nghĩa lời ru của mẹ và nhắn nhủ thế hệ sau phải ghi nhớ công lao ấy

Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục

 Điểm 0,5: Trả lời đúng, đầy đủ 2 ý trên hoặc diễn đạt theo cách khác nhưng hợp lí

 Điểm 0,25: Trả lời được 1 trong 2 ý trên; trả lời chung chung, chưa thật rõ ý

 Điểm 0: Trả lời không hợp lí hoặc không có câu trả lời

Câu 8 Nêu quan niệm của tác giả thể hiện trong hai dòng thơ: Lời ru của mẹ chứa đựng

những điều hay lẽ phải, những kinh nghiệm, bài học về cách ứng xử, cách sống đẹp ở đời;sữa mẹ nuôi dưỡng thể xác, lời ru của mẹ nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta Đó là ơn nghĩa, làtình cảm, là công lao to lớn của mẹ

Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục

Từ đó, nhận xét về quan niệm của tác giả (đúng hay sai, phù hợp hay không phù hợp…).Câu trả lời phải hợp lí, có sức thuyết phục

 Điểm 0,25: Nêu đầy đủ quan niệm của tác giả và nhận xét theo hướng trên; hoặcnêu chưa đầy đủ quan niệm của tác giả theo hướng trên nhưng nhận xét có sức thuyếtphục

 Điểm 0: Cho điểm 0 đối với một trong những trường hợp sau:

o Chỉ nêu được quan niệm của tác giả nhưng không nhận xét hoặc ngược lại;

o Nêu không đúng quan niệm của tác giả và không nhận xét hoặc nhận xétkhông có sức thuyết phục;

o Câu trả lời chung chung, không rõ ý;

o Không có câu trả lời

II Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)

* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội

để tạo lập văn bản Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạttrôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp

* Yêu cầu cụ thể:

a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):

 Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận Phần Mở bàibiết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn

Trang 4

văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát đượcvấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.

 Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phầnchưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn

 Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viếtchỉ có 1 đoạn văn

b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):

 Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sự đánh giá/thái độ/quan điểm đốivới công việc của bản thân và những người xung quanh

 Điểm 0, 25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung

 Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác

c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống,

cụ thể và sinh động (1,0 điểm):

 Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:

o Giải thích ý kiến để thấy được: trong cuộc sống không có công việc nào lànhỏ nhoi hay thấp kém để chúng ta coi thường hoặc từ bỏ; công việc nào cũng

có ý nghĩa và giá trị đối với một cá nhân hoặc cộng đồng khi nó phù hợp với sởthích, năng lực của cá nhân hay cộng đồng đó; vấn đề là ở chỗ chúng ta có nhận

ra được ý nghĩa trong công việc mà mình đã, đang và sẽ làm để làm tốt vàthành công trong công việc đó hay không

o Chứng minh tính đúng đắn (hoặc sai lầm; hoặc vừa đúng, vừa sai) của ý kiếnbằng việc bày tỏ sự đồng tình (hoặc phản đối; hoặc vừa đồng tình, vừa phảnđối) đối với ý kiến Lập luận phải chặt chẽ, có sức thuyết phục

o Bình luận để rút ra bài học cho bản thân và những người xung quanh về vấn

đề lựa chọn việc làm và thái độ/quan điểm/cách đánh giá công việc…

o Điểm 0,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luậnđiểm (giải thích, chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưathật chặt chẽ

 Điểm 0,5: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên

 Điểm 0,25: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên

 Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên

d) Sáng tạo (0,5 điểm)

 Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ,hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâusắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật

 Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suynghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật

 Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái

độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật

e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):

 Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu

 Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu

 Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu

Câu 2 (4,0 điểm)

Trang 5

* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn

học để tạo lập văn bản Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thểhiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắclỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp

* Yêu cầu cụ thể:

a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):

 Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận Phần Mở bàibiết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạnvăn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát đượcvấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân

 Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phầnchưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn

 Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viếtchỉ có 1 đoạn văn

b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):

 Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp riêng của hai đoạn thơ trích

từ bài “Tây Tiến” - Quang Dũng và “Việt Bắc” - Tố Hữu

 Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung

 Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác

c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng (2,0 điểm):

 Điểm 2,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:

o Giới thiệu về tác giả, tác phẩm;

o Phân tích vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ:

++ Đoạn thơ trong bài “Tây Tiến”:

Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật đượckhung cảnh thiên nhiên sông nước miền Tây thơ mộng, huyền ảo qua khung cảnh chiềusương hư ảo (chiều sương, hồn lau, bến bờ, hoa đong đưa, ); con người miền Tây khỏekhoắn mà duyên dáng (dáng người trên độc mộc, trôi dòng nước lũ hoa đong đưa… ); ngòibút tài hoa của Quang Dũng tả ít gợi nhiều, khắc họa được thần thái của cảnh vật và conngười miền Tây

++ Đoạn thơ trong bài “Việt Bắc”:

Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật đượckhung cảnh thiên nhiên Việt Bắc quen thuộc, bình dị, gần gũi mà thơ mộng, trữ tình (trănglên đầu núi, nắng chiều lưng nương, bản khói cùng sương ); cuộc sống và con người ViệtBắc gian khổ mà thủy chung, son sắt (nhớ gì như nhớ người yêu, sớm khuya bếp lửa ngườithương đi về, ); mượn lời đáp của người về xuôi, nhà thơ bộc lộ nỗi nhớ da diết đối vớiViệt Bắc, qua đó, dựng lên hình ảnh Việt Bắc trong kháng chiến anh hùng, tình nghĩa,thủy chung

+ Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt của hai đoạn thơ để thấy được vẻ đẹp riêng củamỗi đoạn: Thí sinh có thể diễn đạt theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bậtđược:

++ Sự tương đồng:

Trang 6

Hai đoạn thơ tiêu biểu cho thơ ca thời kì kháng chiến chống Pháp, thể hiện vẻ đẹpcủa thiên nhiên và con người Việt Bắc, Tây Bắc và tình cảm gắn bó của tác giả đối với conngười và miền đất xa xôi của Tổ quốc.

++ Sự khác biệt:

+++ Thiên nhiên miền Tây trong thơ Quang Dũng hoang vu nhưng đậm màu sắclãng mạn, hư ảo; con người miền Tây hiện lên trong vẻ đẹp khỏe khoắn mà duyên dáng;thể thơ thất ngôn mang âm hưởng vừa cổ điển vừa hiện đại

+++ Thiên nhiên Việt Bắc trong thơ Tố Hữu gần gũi, quen thuộc mà trữ tình; con ngườiViệt Bắc hiện lên trong tình nghĩa cách mạng thủy chung; thể thơ lục bát mang âm hưởng

ca dao dân ca

Thí sinh có thể có những cảm nhận và diễn đạt khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyếtphục

 Điểm 1,5 - 1,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luậnđiểm (phân tích, so sánh) còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sựchặt chẽ

 Điểm 1,0 -1,25 : Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên

 Điểm 0,5 - 0,75: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên

 Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên

 Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên

d) Sáng tạo (0,5 điểm)

 Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ,hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảmthụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩnmực đạo đức và pháp luật

 Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suynghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật

 Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái

độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật

e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):

 Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu

 Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu

 Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu

Trang 7

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA, LẦN 1 NĂM 2015 MÔN NGỮ VĂN (Thời gian làm bài: 180 phút) Câu I (3 điểm)

1) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:

“Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu Nhưng càng đi sâu càng lạnh Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng

Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận”.

a) Đoạn văn trên thuộc văn bản nào? Tác giả của văn bản đó là ai? Viết trong thời giannào? (0,25 điểm)

b) Đoạn văn nói về vấn đề gì? Cách diễn đạt của tác giả có gì đặc sắc? (0,5 điểm)

c) Anh (chị) hiểu như thế nào về bề rộng và bề sâu mà tác giả nói đến ở đây? (0,25 điểm)d) Nội dung của đoạn văn giúp gì cho anh (chị) trong việc đọc — hiểu các bài thơ mớitrong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông? (0,5 điểm)

2) Đọc văn bản:

Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,

Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa

(Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012,trang 144)

Trả lời các câu hỏi:

a) Xác định phương thức biểu đạt của văn bản (0,25 điểm)

b) Văn bản sử dụng biện pháp tu từ gì? Cách sử dụng biện pháp tu từ ấy ở đây có gì đặcsắc? (0,5 điểm)

c) Anh (chị) hiểu thế nào về cụm từ “con gặp lại nhân dân” ở văn bản? (0,25 điểm)

d) Hãy nói rõ niềm hạnh phúc của nhà thơ Chế Lan Viên thể hiện trong văn bản (0,5điểm)

Câu III (4 điểm)

Anh (chị) hãy phát biểu điều tâm đắc nhất của mình về đoạn thơ sau trong đoạn trích ĐấtNước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm:

Trong anh và em hôm nay

Đều có một phần Đất Nước

Khi hai đứa cầm tay

Đất Nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm

Khi chúng ta cầm tay mọi người

Đất Nước vẹn tròn, to lớn

Mai này con ta lớn lên

Trang 8

Con sẽ mang Đất Nước đi xa

Đến những tháng ngày mơ mộng

Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất Nước muôn đời…

(Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr 119 — 120)

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn

ở một số nhà thơ tiêu biểu

Tác giả đã có cách diễn đạt khá đặc sắc, thể hiện ở:

 Cách dùng từ ngữ giàu hình ảnh (mất bề rộng, tìm bề sâu, càng đi sâu càng lạnh,phiêu lưu trong trường tình, động tiên đã khép, ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta )

 Câu văn ngắn dài linh hoạt, nhịp nhàng, thể hiện cảm xúc của người viết Hình thứcđiệp cú pháp thể hiện ở một loạt vế câu (ta thoát lên tiên ta phiêu lưu trong trườngtình ta điên cuồng ta đắm say ) tạo nên ấn tượng mạnh ở người đọc

 Nghệ thuật hô ứng: ta thoát lên tiên - động tiên đã khép; ta phiêu lưu trong trườngtình - tình yêu không bền; ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử - điên cuồng rồi tỉnh; tađắm say cùng Xuân Diệu - say đắm vẫn bơ vơ Nghệ thuật hô ứng làm cho các ýquấn bện vào nhau rất chặt chẽ

2 (1,5 điểm)

a Phương thức biểu đạt mà văn bản sử dụng là phương thức biểu cảm (0,25 điểm)

b Trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh Nét đặc sắc ở đây là tácgiả đã đưa ra một loạt hình ảnh so sánh (nai về suối cũ, cỏ đón giêng hai, chim én gặpmùa, đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa, chiếc nôi ngừng gặp cánh tay đưa) để làm nổi bật mộtyếu tố được so sánh (con gặp lại nhân dân) Đây là kiểu so sánh phức hợp, ít gặp trong thơ.(0,5 điểm)

Trang 9

c Cụm từ “con gặp lại nhân dân” được hiểu: trước cách mạng, nhà thơ sống xa rời nhândân, bó hẹp trong cái tôi cá nhân Sau cách mạng, nhà thơ được hòa mình vào cuộc đờirộng lớn, cảm thấy thân thiết, gắn bó, gần gũi máu thịt với nhân dân (0,25 điểm)

d Bốn câu thơ trên đã thể hiện cảm xúc mãnh liệt của Chế Lan Viên khi trở về với nhândân Một loạt hình ảnh so sánh được đưa ra nhằm diễn tả sự hồi sinh của một hồn thơ Đốivới một người nghệ sĩ, đó là niềm hạnh phúc lớn lao, vô bờ (0,5 điểm)

cá nhân có những biểu hiện lệch lạc (1,0 điểm)

3 Khẳng định bản thân là biết đặt kế hoạch rèn luyện để có được những phẩm chấtxứng đáng, đáp ứng tốt những yêu cầu của lĩnh vực hoạt động mà mình tham gia, có thểkhiến cộng đồng phải tôn trọng Tất cả, trước hết và chủ yếu, phải phụ thuộc vào chínhnăng lực của mình Bởi thế, rèn luyện năng lực, bồi đắp năng lực cá nhân là con đường tựkhẳng định mình phù hợp và đúng đắn Mọi sự chủ quan, ngộ nhận, thiếu căn cứ khôngphải là sự tự khẳng định mình đúng nghĩa (1,0 điểm)

4 Khi khẳng định bản thân là khi chúng ta thực sự thúc đẩy sự phát triển bền vững củacuộc sống, của xã hội Sự khẳng định mình bước đầu không nhất thiết phải gắn liền vớinhững kế hoạch đầy tham vọng Nó có thể được bắt đầu từ những việc làm nhỏ trên tinhthần trung thực, trọng thực chất và hiệu quả (0,5 điểm)

Chú ý: Bài viết cần đưa ra các dẫn chứng tiêu biểu để tăng thêm sức thuyết phục.

Câu III (4 điểm)

 Đất Nước là chương V của trường ca Mặt đường khát vọng được sáng tác vào cuốinăm 1971 (đoạn trích trong SGK chỉ là một phần của chương này) Có thể nói đây làchương hay nhất, thể hiện sâu sắc một trong những tư tưởng cơ bản nhất của bảntrường ca - tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” (0,5 điểm)

 Trong đoạn thơ, đất nước được nhìn ở tầm gần và hiện hình qua lời tâm sự của anh

và em Bởi thế, “khuôn mặt” đất nước trở nên vô cùng bình dị, thân thiết Tình cảmdành cho đất nước vô cùng chân thật, được nói ra từ chiêm nghiệm, trải nghiệm củamột con người cá nhân nên có khả năng làm lay động thấm thía tâm hồn người đọc.(0,5 điểm)

 Hàm ngôn của các câu thơ thật phong phú: sự tồn tại của đất nước cũng là sự tồn tạicủa ta và chính sự hiện hữu của tất cả chúng ta làm nên sự hiện hữu của đất nước.Hành động “cầm tay” là một hành động mang tính biểu tượng Nhờ hành động đó,đất nước mới có được sự “hài hoà nồng thắm”, mới trở nên “vẹn tròn to lớn” (0,5điểm)

 Ba câu tiếp theo của đoạn thơ vừa đẩy tới những nhận thức - tình cảm đã được triểnkhai ở phần trên, vừa đưa ra những ý tưởng có phần “lạ lẫm”: Mai này con ta lớnlên / Con sẽ mang Đất Nước đi xa / Đến những tháng ngày mơ mộng Thực chất, đây

là một cách biểu đạt đầy hình ảnh về vấn đề: chính thế hệ tương lai sẽ đưa đất nước

Trang 10

lên một tầm cao mới, có thể “sánh vai với các cường quốc năm châu” Như vậy, quátrình hình thành và phát triển của đất nước luôn gắn với nỗ lực vun đắp đầy tráchnhiệm cho cộng đồng của rất nhiều thế hệ nối tiếp nhau, mà thế hệ của chúng ta chỉ

là một mắt xích trong đó (0,5 điểm)

 Trong bốn câu thơ cuối, cảm xúc được đẩy tới cao trào Nhân vật trữ tình thốt lênvới niềm xúc động không nén nổi: Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình /Phải biết gắn bó và san sẻ / Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở / Làm nên ĐấtNước muôn đời… Đoạn thơ có những câu mang sắc thái mệnh lệnh với sự lặp lạicụm từ “phải biết”, nhưng đây là mệnh lệnh của trái tim, của tình cảm gắn bó thiếttha với đất nước (1,0 điểm)

 Cách bày tỏ tình yêu nước của Nguyễn Khoa Điềm trong đoạn thơ này thật độc đáo,nhưng quan trọng hơn là vô cùng chân thật Điều đó đã khiến cho cả đoạn thơ, cũngnhư toàn bộ chương thơ đã được bao nhiêu người đồng cảm, chia sẻ, xem là tiếnglòng sâu thẳm nhất của chính mình Đọc đoạn thơ, ta vừa được bồi đắp thêm nhữngnhận thức về lịch sử, vừa được thuyết phục về tình cảm để từ đó biết suy nghĩnghiêm túc về trách nhiệm của mình đối với đất nước (0,5 điểm)

Trang 11

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn

gian giao đề) Phần I ĐỌC HIỂU (2.0 điểm)

- Tnú không cứu được vợ được con Tối đó Mai chết Còn đứa con thì đã chết rồi Thằng lính to béo đánh một cây sắt vào ngang bụng nó, lúc mẹ nó ngã xuống, không kịp che cho

nó Nhớ không Tnú, mày cũng không cứu sống được vợ mày Còn mày thì chúng nó bắt mày, trong tay mày chỉ có hai bàn tay trắng, chúng nó trói mày lại Còn tau thì lúc đó đứng đằng sau gốc cây vả Tau thấy chúng nó trói mày bằng dây rừng Tau không nhảy ra cứu mày Tau cũng chỉ có hai bàn tay không Tau không ra, tau quay đi vào rừng, tau đi tìm bọn thanh niên Bọn thanh niên thì cũng đã đi vào rừng, chúng nó đi tìm giáo mác Nghe rõ chưa, các con, rõ chưa Nhớ lấy, ghi lấy Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói cho con cháu: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!…

Câu 1: Đoạn văn trên là lời ai? Nói với ai? Trong hoàn cảnh nào?

Câu 2: Người kể chuyện nhắc đi nhắc lại những chi tiết: Tnú không cứu được vợ được

con, chỉ có hai bàn tay trắng nhằm mục đích gì?

Câu 3: Từ câu chuyện cuộc đời Tnú và đoạn đời đau thương của làng Xô Man, người kể

chuyện rút ra chân lí lịch sử nào? Viết một đoạn văn (từ 5-7 câu) nêu suy nghĩ của anh/ chị

về chân lí đó

Phần II Làm văn (8 điểm)

Câu 4: (3 điểm) Viết một bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau:

Nghịch cảnh không chỉ là một phép thử của tình cảm mà còn là thước đo của trí tuệ và bản lĩnh.

Câu 5: (5 điểm)

Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

(Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ Văn 12, tập 1, NXBGDVN, 2012, Tr.89)

Từ đó, anh/chị suy nghĩ gì về lý tưởng sống của thanh niên hiện nay

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn

Trang 12

Người kể chuyện nhắc đi nhắc lại những chi tiết: Tnú không cứu được vợ được con, chỉ có

hai bàn tay trắngnhằm mục đích: khắc sâu bị kịch, nỗi đau của Tnú và cũng như của làng

Xô Man, nhấn mạnh việc muốn đấu tranh, bảo vệ những người yêu thương thì phải có vũkhí

Câu 3 (1 điểm)

Chân lí lịch sử: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo! (0,5 điểm)

 Một đoạn văn cần nêu được: đây là một chân lí lịch sử được rút ra từ máu xươngcủa những người thân yêu nhất Đây cũng là quy luật tất yếu, một bài học đúng vớicách mạng Việt Nam không chỉ ở thời chống Mĩ (0,5 điểm)

Phần 2 (8 điểm)

Câu 4 (3 điểm)

I Yêu cầu về kĩ năng:

 Biết kết hợp các thao tác nghị luận để làm bài văn nghị luận xã hội

 Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt sáng rõ, lưu loát

II Yêu cầu về nội dung:

Giới thiệu và giải thích vấn đề: (0,5 điểm)

Nghịch cảnh là hoàn cảnh trớ trêu, nghịch lí, éo le mà con người không mong muốn

trong cuộc sống Ví dụ: ốm đau, tai nan, chiến tranh, xung đột,…

 Nghịch cảnh không chỉ là một phép thử của tình cảm mà còn là thước đo của trí tuệ

và bản lĩnh: nghĩa là qua nghịch cảnh, con người không chỉ hiểu thêm về tâm hồn,tình cảm của mình và của người mà quan trọng hơn, thấy được trí tuệ và bản lĩnhtrong cuộc sống

=> Khẳng định ý nghĩa của nghịch cảnh trong quá trình nhận thức và tự nhận thức của conngười

Phân tích, bình luận ý kiến: (1,5 điểm)

 Nghịch cảnh là một phần tất yếu của cuộc sống

 Qua nghịch cảnh, ta hiểu thêm về trái tim mình và trái tim người, thất được tình cảmcủa tập thể và cả dân tộc

 Đối diện và vượt qua nghịch cảnh, mỗi người và cả dân tộc sẽ chứng tỏ được tầmvóc của trí tuệ và bản lĩnh của mình

 Phê phán quan niệm và hành động sai lầm: chạy trốn hay đầu hàng nghịch cảnh,thiếu tỉnh táo, sáng suốt khi gặp hoàn cảnh éo le, ngang trái, dễ thất bại trong côngviệc, thậm chí bị kẻ thù lợi dụng

Bài học nhận thức và hành động: (1,0 điểm)

 Tự làm giàu cho tâm hồn và trí tuệ để có đủ sức mạnh vượt qua nghịch cảnh

 Sống yêu thương, đoàn kết, tỉnh táo để cùng nhau chiến thắng nghịch cảnh với cảcộng đồng

Bài viết cần đáp ứng một số yêu cầu sau:

a Giới thiệu về tác giả, tác phâm, đoạn trích (0,5 điểm)

b Cảm nhận về đoạn thơ:

Trang 13

* Nội dung: (1,5 điểm)

 Đây là đoạn thơ thứ 3 trong bài thơ Tây Tiến, khắc họa chân thật, sâu sắc về hìnhtượng người lính Tây Tiến bằng bút pháp hiện thực và lãng mạn

 Chân dung người lính được khắc họa qua những nét vẽ về ngoại hình (toát lên vẻoai phong, dữ dằn) và vẻ đẹp tâm hồn (lãng mạn, mơ mộng, khát khao yêu) qua cáinhìn lãng mạn của QD

 Những người lính với ý chí, khát vọng cống hiến ,… đã lên đường và họ đã phải đốidiện với những khó khăn, hi sinh mất mát nhưng vẫn luôn kiên cường, bền gan vữngchí

 Hình ảnh về sự hi sinh lặp lại ở khổ 1, nhưng được nâng lên tầm khái quát mangtầm vóc sử thi, thần thoại

d Liên hệ: Lý tưởng sống của thanh niên hiện nay: (1,0 điểm)

 Có nhiều điểm khác so với thế hệ cha anh

 Hiện nay, nhiệm vụ chính của thanh niên là học tập, lao động để xây dựng và bảo vệ

Tổ Quốc

 Tuy nhiên, bên cạnh đó nhiều thanh niên phai nhạt lý tưởng, sống không xác địnhđược mục tiêu, phương hướng, không có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xãhội,…

Trang 14

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn

Em đứng bên đường như quê hương

Vai áo bạc quàng súng trường.

Đoàn quân vẫn đi vội vã

Bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa.

Chào em, em gái tiền phương

2 Bài thơ được viết theo thể thơ nào? (0,25đ)

3 Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ Em đứng bên đường như quêhương? (0,25đ)

4 Chỉ ra các hình ảnh miêu tả thiên nhiên Các hình ảnh đó tạo nên bức tranh rừngTrường Sơn như thế nào? (0,5đ)

5 Không khí hành quân hào hùng, thần tốc được gợi lên qua hình ảnh nào? Từ hìnhảnh này, anh/chị có thể liên tưởng đến hình ảnh nào trong một bài thơ đã học? (0,5đ)

6 Hình ảnh “em gái tiền phương” được khắc họa như thế nào? Hình ảnh đó gợi lêncho anh/chị suy nghĩ gì về sự góp mặt của những người phụ nữ trong chiến tranh bảo vệ tổquốc? (0,5đ)

7 Bài thơ từng được cho là có những dự cảm, dự báo về thắng lợi tất yếu của dân tộc.Theo anh/ chị điều đó được thể hiện qua câu thơ hoặc hình ảnh thơ nào? (0,25đ)

8 Nêu những biểu hiện của không khí sử thi và lãng mạn được thể hiện trong bài thơ(0,5đ)

Phần II - Viết (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

M Gorki từng nói: “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới” Còn dân gian

Việt Nam lại nhắc nhở rằng: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

Trình bày ý kiến của anh (chị) trong bài viết khoảng 600 từ

Câu 2 (5,0 điểm)

Đến với các tác phẩm văn học, bạn được đến mọi miền quê hương đất nước.

Nêu những cảm nhận sâu sắc về cảnh vật, con người của một vùng đất nào đó trong mộttác phẩm anh (chị) đã được học

Ngày đăng: 23/04/2015, 15:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w