Cho vay:

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG (Trang 38)

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH II –

2. Cho vay:

Như bất kỳ một NHTM nào, hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu và cơ bản nhất tại Sở Giao dịch 2, NHĐT&PT Việt Nam. Trong hoạt động cho vay, Sở Giao dịch 2 không những chú trọng phát triển dư nợ cho vay đối với các thành phần kinh tế, mà còn quan tâm đến vấn đề nâng cao chất lượng và hiệu quả- tăng trưởng tín dụng phải đi liền với việc đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong hoạt động tín dụng.

Sau đây là các bảng số liệu phản ánh tình hình cho vay của Sở Giao dịch 2 Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.

Bảng số 2: Mức dư nợ tín dụng theo thời hạn tín dụng từ 2000-2003

Đơn vị: Triệu đồng

Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Chỉ tiêu

Số tiền trọng Tỷ Số tiền trọng Tỷ Số tiền trọng Tỷ Số tiền trọngTỷ

1. Dư nợ ngắn hạn 1.280.645 59,77% 1.391.417 57% 1.542.650 57,5% 2.031.000 57,4% 2. Dư nợ trung hạn 274.382 12,81% 316.364 12,96% 386.333 14,40% 505.226 14,3% 3. Dư nợ dài hạn 587.442 27,42% 733.302 30,04% 753.886 28,10% 1.001.774 28,3%

Tổng cộng 2.142.469 100% 2.441.083 100% 2.682.869 100% 3.538.000 100%

Mức dư nợ tín dụng tăng trưởng qua các năm như sau:

• Tín dụng ngắn hạn:

+ Năm 2001 so 2000: tăng 110.772 triệu đồng tỷ lệ tăng 8,6%.

+ Năm 2002 so 2001: tăng 151.233 triệu đồng tỷ lệ tăng 10,9%.

+ Năm 2003 so 2002: tăng 488.350 triệu đồng tỷ lệ tăng 31,7%.

• Tín dụng trung hạn:

+ Năm 2001 so 2000: tăng 41.982 triệu đồng tỷ lệ tăng 15,3%.

+ Năm 2002 so 2001: tăng 69.969 triệu đồng tỷ lệ tăng 22,1%.

+ Năm 2003 so 2002: tăng 118.893 triệu đồng tỷ lệ tăng 30,8%.

+ Năm 2001 so 2000: tăng 145.860 triệu đồng tỷ lệ tăng 24,8%.

+ Năm 2002 so 2001: tăng 20.584 triệu đồng tỷ lệ tăng 2,8%.

+ Năm 2003 so 2002: tăng 247.888 triệu đồng tỷ lệ tăng 33%.

Bảng số 3: Mức dư nợ phân loại theo thành phần kinh tế từ 2000- 2003

Đơn vị: Triệu đồng

Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Chỉ tiêu

Số tiền trọng Tỷ Số tiền trọng Tỷ Số tiền trọng Tỷ Số tiền trọngTỷ

1. Dư nợ KTQD 2.081.409 97,15% 2.366.083 96,92% 2.432.379 90,66% 2.641.000 74,6% 2. Dư nợ ngoài QD 61.060 2,85% 75.000 3,08% 250.490 9,34% 897.000 25,4%

Tổng cộng 2.142.469 100% 2.441.083 100% 2.682.869 100% 3.538.000 100%

Dư nợ tín dụng cho các thành phần kinh tế có chiều hướng thay đổi:

− Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với khu vực kinh tế quốc doanh giảm lần lượt từ 2.000, với tỷ trọng là 97,15%, năm 2001 tỷ trọng là 96,92%, năm 2002 tỷ trọng là 90,66% và năm 2003 là 74,6%.

− Tỷ trọng dư nợ tín dụng ngoài quốc doanh, tăng dần lần lượt là từ 2000: 2,85%, năm 2001 là 3,08% năm 2002 là 9,34% và năm 2003 là 25,4%.

Điều này chứng tỏ cơ cấu tín dụng đã có chuyển hướng tích cực cho khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Cơ cấu khách hàng đã chuyển dịch rõ rệt: từ việc chủ yếu phục vụ cho nhóm khách hàng DNNN xây lắp đến nay Sở đã thiết lập hoặc chuẩn bị thiết lập quan hệ tín dụng đối với một số khách hàng, dự án được đánh giá là có tiềm năng như cho vay mua lại quyền thu phí, dự án xây dựng chung cư, cơ cấu lại các khoản nợ của các khách sạn cao cấp trên địa bàn, dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tiếp cận các tổng công ty mạnh của Thành phố, các Công ty có uy tín thương hiệu, cho vay các sản phẩm công nghiệp chủ lực…

Bảng số 4: Dư nợ tín dụng phân loại theo đồng tiền từ 2000-2003 (ngoại tệ quy ra VND theo tỷ giá tại thời điểm báo cáo)

Đơn vị: Triệu đồng

Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Chỉ tiêu

Số tiền trọng Tỷ Số tiền trọng Tỷ Số tiền trọng Tỷ Số tiền trọng Tỷ

1. Dư nợ VND 1.542.347 71,99% 1.949.693 79,87% 2.235.903 83,34% 3.106.000 87,8% 2. Dư nợ USD 600.122 28,01% 491.390 20,13% 446.966 16,66% 432.000 12,2%

Tổng cộng 2.142.469 100% 2.441.083 100% 2.682.869 100% 3.538.000 100%

Qua các bảng số liệu nói trên, chúng ta nhận thấy, dư nợ tín dụng tại Sở Giao dịch 2 Ngân hàng Đầu tư và phát triển không ngừng tăng trưởng qua các năm:

− Năm 2001 so 2000 tăng 298.614 triệu đồng tỷ lệ tăng 13,93%.

− Năm 2002 so 2001 tăng 241.786 triệu đồng tỷ lệ tăng 9,9%

− Năm 2003 so 2002 tăng 855.131 triệu đồng tỷ lệ tăng 31,87%. Trong năm 2003 tỷ trọng Dư nợ VND/Tổng dư nợ đạt 87,8% tăng thêm 4% so 2002. Tốc độ tăng dư nợ VND đạt 40% (so với tốc độ tăng HĐV VND là 49%) dù chưa phù hợp trong cơ cấu vốn – sử dụng vốn nhưng đã có bước chuyển rõ nét trong việc khắc phục mất cân đối nguồn vốn – sử dụng vốn VND tại Sở (năm 2001 và 2002 tốc độ tăng dư nợ VND thấp hơn bình quân 13% huy động vốn VND). Tỷ trọng dư nợ ngoại tệ cũng giảm từ 16,66% năm 2002 xuống còn 12,2% năm 2003.

™ Về tình hình tiếp cận thẩm định và cho vay các dự án trung-dài

hạn qua các năm như sau:

Năm 2000:

- Tốc độ tăng trưởng tín dụng của Sở đạt được 81,47%, đảm bảo tăng trưởng an toàn và hiệu quả. Vốn vay được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng và phát huy hiệu quả, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

khách hàng, trong đó tăng thêm 37 khách hàng mới trong năm 2000. - Ngoài 10 dự án đầu tư theo kế hoạch Nhà nước chuyển tiếp năm 1999. Trong năm 2000 Sở đã tiếp nhận tất cả 59 dự án trung dài hạn kể cả các dự án kích cầu đã thẩm định và đồng ý cho vay 20 dự án với tổng vốn đầu tư là 486 tỷ đồng và giá trị hợp đồng tín dụng đã ký là 359 tỷ đồng, đã giải ngân trong năm được hơn 53 tỷ đồng.

- Trực tiếp tham gia thẩm định 13 dự án kích cầu của thành phố với tổng vốn đầu tư 305 tỷ đồng, trong đó đã ký được hợp đồng tín dụng 04 dự án với tổng vốn cho vay 64 tỷ đồng, đã giải ngân cho 02 dự án được 3 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện các dự án kích cầu chậm do vướng mắc nhiều về trình tự hoàn tất thủ tục, tiến trình cổ phần hóa và về lãi suất kích cầu.

- Hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê trong năm 2000 tăng mạnh. Doanh số cho vay đạt 999 tỷ đồng, tăng 49% sovới năm 1999, dư nợ đạt 282 tỷ đồng, tăng 2,5 lần so với năm 1999.

- Hoạt động tín dụng của Sở Giao dịch 2 tập trung chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước, năm 2000 đã mở rộng được tới các doanh nghiệp thuộc kinh tế địa phương.

Năm 2001:

Trong năm 2001, Sở Giao dịch 2 đã tiếp nhận 51 dự án đầu tư trung dài hạn với tổng vốn đầu tư 9.676 tỷ đồng, trong đó:

+ Đã ký hợp đồng 23 dự án có tổng vốn đầu tư 252 tỷ đồng và 40 triệu USD, vốn vay ngân hàng 185 tỷ đồng và 6 triệu USD, tập trung ở những dự án:

− Dự án hệ điều hành màng mỏng màng ghép (Công ty Bao bì Sài Gòn): ký hợp đồng cho vay 52 tỷ đồng;

− Dự án Đầu tư Xí nghiệp may Garmex 5 (Công ty Garmex Sài Gòn): ký hợp đồng cho vay 27 tỷ đồng;

− Dự án đầu tư 2 bộ xe đúc hẫng (Công ty Công trình Giao thông 61): ký hợp đồng cho vay 9 tỷ đồng;

− Dự án đầu tư thiết bị công nghệ mới (Công ty Cơ khí Công trình 623): ký hợp đồng cho vay 14 tỷ đồng;

− Dự án đầu tư thiết bịp pbục vụ thi công (Công ty Xây dựng Giao thông Sài Gòn); ký hợp đồng cho vay 14 tỷ đồng;

− Dự án xây dựng nhà máy dược Mebiphar (Xí nghiệp Dược phẩm Sinh học Y tế) ký hợp đồng cho vay 18 tỷ đồng;

− Dự án đầu tư phao neo tàu (Tổng Công ty Đường Sông Miền Nam): ký hợp đồng cho vay 10 tỷ đồng;

− Dự án Bệnh viện Việt Pháp: Tổng giá trị dự án 40 triệu USD; IFC, ADB và Ngân hàng Pháp cho vay 20 triệu, BIDV ký hợp đồng cho vay 6 triệu USD;

+ Đã thẩm định và đồng ý cho vay 17 dự án có tổng vốn đầu tư 361 tỷ đồng và 2,3 triệu USD, vốn vay ngân hàng 192 tỷ đồng và 2,3 triệu USD, tập trung ở những dự án:

− Dự án Xí nghiệp Khai thác Chế biến Puzzulan (Công ty Xi măng Hà Tiên): 75 tỷ đồng.

− Dự án cải tạo xưởng sản xuất vỏ bao (Công ty Xi măng Hà Tiên 1: 36 tỷ đồng.

− Dự án xưởng sản xuất ống UPVC (Công ty Xây dựng Cấp Thoát nước số 2): 14 tỷ đồng.

− Dự án bãi container Falcon (Công ty Vận tải Dầu khí Việt Nam): 14 tỷ đồng.

− Dự án tàu New Century: đồng ý cho vay 2,3 triệu USD.

+ Tiếp nhận thẩm định và đã cam kết làm đầu mối cho vay hợp vốn 9 dự án với tổng vốn đầu tư 9.052 tỷ đồng, tổng giá trị xin vay ngân hàng 6.650 tỷ đồng, tập trung các dự án lớn như:

− Dự án BOT Nhiêu Lộc – Thị Nghè: 800 tỷ đồng;

− Dự án đường cao tốc TP.HCM – Vũng Tàu: 4.535 tỷ đồng;

− Dự án khu đô thị mới Quận 2: 1.200 tỷ đồng.

− Dự án thủy điện Srok Phu Miêng: 40 triệu USD.

+ Tình hình cho vay các dự án thuộc chương trình kích cầu của UBND TP.HCM: Sở đã ký hợp đồng tín dụng cho vay đầu tư 06 dự án với tổng giá trị hợp đồng 86,2 tỷ đồng, đã giải ngân cho vay 04 dự án với tổng số vốn 26,9 tỷ đồng. Ngoài ra Sở cũng đã thực hiện cho vay kích cầu tiêu dùng với dư nợ đến 31/12/2001 ước khoảng 02 tỷ đồng.

Những dự án đã ký Hợp đồng tín dụng:

− Dự án Nhà máy hóa chất Calciumcarbonate (Công ty Hóa chất TP.HCM(: 31,3 tỷ đồng.

− Dự án Xí nghiệp may Garmex 5 (Công ty Garmex Saigon): 26,7 tỷ đồng.

− Dự án đầu tư máy may các loại (Công ty Garmex Sài Gòn): 2,7 tỷ đồng.

− Dự án đầu tư di dời (Công ty Dịch vụ Hóa mỹ phẩm Saigon): 1,2 tỷ đồng.

− Dự án xây dựng xưởng thuốc kháng sinh (Công ty Mebifar): 18 tỷ đồng.

− Dự án xây dựng Trung tâm TDTT Tinh Võ Q5 (UBND Q5): 6,3 tỷ đồng.

Ngoài ra Sở cũng đã cam kết cho vay đồng tài trợ dự án cấp nước thành phố với tổng vốn đầu tư khoảng 600 tỷ đồng.

Sở cũng đã tiếp cận chương trình giảm nghèo, tạo việc làm thông qua các dự án chăn nuôi bò sữa và trồng cây dứa có năng suất cao.

Số dự án thuộc chương trình kích cầu của UBND TP.HCM Sở đã tiếp xúc thẩm định tuy nhiều, nhưng số lượng các dự án đã ký hợp đồng tín dụng và giải ngân chưa nhiều do những nguyên nhân sau:

− Một số dự án thuộc Ngành y tế, giáo dục Sở đã thẩm định nhưng sau đó UBND TP đã quyết định chuyển sang Quỹ đầu tư phát triển đô thị cho vay.

− Chủ đầu tư đang thực hiện cổ phần hóa nên không thể cùng một lúc vừa đầu tư vừa cổ phần hóa doanh nghiệp.

− Hồ sơ thủ tục của dự án chưa hoàn chỉnh, một số dự án không khả thi hoặc phải điều chỉnh lại thời gian và vốn vay.

− Vướng mắc về thủ tục chọn thầu, đấu thầu, thủ tục đầu tư tiến hành chậm...

− Các dự án di dời nhà máy vào các khu công nghiệp còn ít và chậm thực hiện.

Năm 2002:

+ Đóng góp tích cực trong việc thực hiện các chính sách đầu tư phát triển của TP.HCM và khu vực phía nam:

− Tích cực tham gia chương trình kích cầu của UBND Thành phố, Sở đã tiếp cận và trực tiếp thẩm định 13 dự án thuộc chương trình kích cầu với tổng vốn đầu tư 515 tỷ đồng, ký hợp đồng cho vay 11 dự án với tổng giá trị hợp đồng 114 tỷ đồng.

− Cùng các tổ chức tín dụng trên địa bàn ký hợp đồng cho vay hợp vốn 3 dự án có tổng vốn đầu tư 428 tỷ đồng (riêng ngoại tệ 26 triệu USD tương đương 400 tỷ dồng), trong đó: Sở giao dịch 2 tham gia cho vay 168 tỷ đồng và làm đầu mối cho vay 2 dự án với tổng vốn đầu tư 26 triệu USD.

+ Chú trọng công tác thẩm định và cho vay các dự án đầu tư góp phần thực hiện các chính sách đầu tư phát triển của thành phố và khu vực, với tổng dư nợ cho vay đầu tư phát triển thương mại đến 31/12/2002 đạt 914 tỷ đồng, tăng 256 tỷ đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng 39%.

Năm 2003:

+ Sở Giao dịch 2 – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam tiếp tục tham gia chương trình kích cầu đầu tư của TP.HCM với hơn 10 dự án, với tổng vốn đầu tư trên 300 tỷ đồng. Ngoài ra, Sở còn ký hợp đồng tín dụng trung dài hạn và cho vay các dự án đầu tư chiều sâu với số tiền trên 318 tỷ đồng.

+ Từ 2003, Sở đã triển khai thẩm định và chuẩn bị đầu tư cho vay các công trình trọng điểm của Thành phố như dự án đầu tư trang bị 1.380 xe buýt, Khu đô thị mới Thủ thiêm, mạng cấp nước phía tây…

+ Trong năm Sở đã thực hiện định giá 119 căn nhà và các tài sản bảo đảm khác để cho vay thế chấp ; tiếp nhận 49 hồ sơ đầu tư trung dài hạn . Ngoài ra đã thẩm định 2 hồ sơ doanh nghiệp mới.

+ Hoạt động tín dụng trung dài hạn tiếp tục phát triển với chiều hướng gia tăng tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn để kích thích đầu tư cho các doanh nghiệp và các chương trình kích cầu của thành phố.

™ Về tình hình nợ quá hạn:

Nợ quá hạn tại Sở Giao dịch 2 Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam vẫn chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tổng dư nợ. Điều này chứng tỏ hoạt động tín dụng và công tác quản lý thu nợ của đơn vị là khá tốt. Tuy nhiên tổng nợ quá hạn diễn biến theo xu hướng tăng.

Bảng số 5: Tình hình nợ quá hạn qua các năm

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003

1. Nợ quá hạn 27.209 19.285 69.706 88.600

2. Tổng dư nợ 2.142.469 2.441.083 2.682.869 3.538.000

3. Tỷ lệ nợ quá hạn 1,27% 0,79% 2,60% 2,5%

Nợ quá hạn diễn biến không đồng nhất: năm 2000 tỷ lệ là 1,27%, năm 2001 tỷ lệ là 0,79%, nhưng đến năm 2002 tỷ lệ là 2,60% và đến năm 2003 tỷ lệ là 2,5%. Tuy nhiên, so với tiêu chuẩn chung của hệ thống ngân hàng thì tỷ lệ nợ quá hạn tại Sở Giao dịch 2 Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam vẫn ở trong mức độ cho phép (≤ 5%).

™ Về kết quả kinh doanh:

Kết quả hoạt động kinh doanh của Sở Giao dịch 2 Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam được thể hiện qua bảng số 6.

Bảng số 6: Kết quả kinh doanh từ 2000 – 2003

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003

1. Tổng thu nhập 129.186 216.985 245.461 302.397

2. Tổng chi phí 110.475 180.710 195.065 240.320

3. Lợi nhuận trước thuế 18.711 36.275 50.396 62.077

4. Thuế thu nhập (32%) 5.987 11.608 16.126 19.865

5. Lợi nhuận sau thuế 12.724 24.667 34.270 42.212

6. Tỷ suất ROA 0,34% 0,51% 0,67% 0,72%

Lợi nhuận trước thuế và lãi ròng không ngừng gia tăng qua các năm về số tuyệt đối: năm 2001 so với 2000 lợi nhuận sau thuế tăng 11.943 triệu đồng, tỷ lệ tăng khoảng 94%; năm 2002 so 2001 lợi nhuận sau thuế tăng 9.603 triệu đồng tỷ lệ tăng 39%, năm 2003 so 2002 lợi nhuận sau thuế tăng 7.942 triệu đồng, tỷ lệ tăng 23%.

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản có (ROA) gia tăng qua các năm. Điều này chứng tỏ hiệu quả hoạt động kinh doanh của Sở Giao dịch 2 Ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam là đáng khích lệ.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)