Đối với chính phủ và các chi bộ chuyên ngành

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG (Trang 66)

II. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT

1.Đối với chính phủ và các chi bộ chuyên ngành

1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý, đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại.

Trước hết, Nhà nước cần phải từng bước hoàn thiện cơ chế chính sách và hệ thống văn bản quy định để tạo môi trường pháp lý rõ ràng, thuận lợi cho việc tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư; ban hành luật sở hữu tài sản và các văn bản dưới luật quy định rõ chức năng, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước về việc cấp chứng thư sở hữu tài sản cho các pháp nhân và thể nhân.

Hiện nay, hệ thống luật pháp của chúng ta chưa được đầy đủ và hoàn thiện, chưa đáp ứng được sự đòi hỏi của xã hội ngày càng phát triển nhanh chóng về nhiều mặt. Nhiều chính sách kinh tế, chế độ quản lý bất cập, không đồng bộ, có khi làm triệt tiêu lẫn nhau. Mặt khác, chính sách cổ phần hóa và sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước của Chính phủ cũng làm cho các kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không ổn định cũng dẫn đến rủi ro nhất định. Các chế độ tín dụng và các quy chế liên quan đến phòng chống rủi ro chưa nhất quán, gây nhiều khó khăn, vướng mắc cho các ngân hàng thương mại.

Vấn đề tài sản thế chấp, cầm cố và bảo lãnh hiện nay còn nhiều khó khăn vướng mắc nhất, bởi nó liên quan đến rất nhiều ngành chức năng của Nhà nước. Để xử lý tài sản liên quan đến khoản nợ tồn đọng, các vụ án hình sự, hỗ trợ cho chương trình củng cố lại hệ thống ngân hàng, vừa qua liên bộ: Ngân hàng Nhà nước – Tư pháp – Công an – Tòa án – Viện kiểm sát NDTC – Địa chính đã ban hành thông tư số 03

hướng dẫn xử lý vấn đề này. Song đông đảo các ngân hàng cho rằng, các ngân hàng thực sự không có thực quyền trong việc xử lý tài sản. Muốn bán đất đai để thu hồi nợ thì phải chạy chọt, chờ đợi xin UBND quận, huyện, tỉnh, thành phố cho phép bán. Tài sản phải bán qua trung tâm đấu giá... ngân hàng không được đặt vị trí trong thông tư 03, vì tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng nay không trả được thì khi bán, tiền thu được phải trả ngân hàng đầu tiên, nhưng thông tư 03 lại quy định trả cho ngân hàng ở vị trí cuối cùng sau khi thanh toán hàng loạt các khoản khác, nếu phát mại tài sản tiền thu được không đủ chi trả các khoản đầu tư thì cuối cùng ngân hàng trắng tay.

Tài sản khi đem thế chấp vay vốn ngân hàng đã được cấp có thẩm quyền cho phép, nay không trả được nợ, muốn phát mại phải đi xin phép chính cơ quan đó, nếu họ cố tình lẫn tránh không trả lời, hoặc không cho phép thì đành chịu. Trong vụ án Epco – Minh Phụng tòa án tuyên giao cho ngân hàng này số tài sản giá trị 1.800 tỷ đồng, nhưng sau 2 năm khi bản án có hiệu lực thi hành, mới giao được cho ngân hàng 56% trị giá tài sản nói trên và cũng hơn 2 năm đó mới chỉ xử lý được 1% số tài sản bàn giao, số còn lại gặp phải một loạt vướng mắc về lề lối làm việc, về hành chính, về pháp lý... trong khi tồn đọng kéo dài, tài sản xuống cấp, tốn kém chi phí trông coi, bảo vệ.

Ở Việt Nam có nghịch lý là người vay tiền không muốn trả nợ ngân hàng mà không có biện pháp pháp lý gì để buộc họ phải trả nợ, ngân hàng cho vay phải chịu nghĩa vụ pháp lý nhiều hơn người đi vay. Mới đây Thủ tướng Chính phủ đã thành lập một ban có quyền hạn đặc biệt để xử lý những vướng mắc, chậm trễ về các vấn đề liên quan trong quá trình thực hiện thông tư 03 và những phức tạp trong xử lý tài sản thế chấp. Cần nhanh chóng khẩn trương đưa ban này vào hoạt động có hiệu quả.

1.2. Thành lập công ty kiểm toán độc lập chuyên ngành ngân hàng:

Hiện nay, nhu cầu về kiểm toán tăng rất nhanh, đặc biệt là từ khi thị trường chứng khoán hoạt động. Vì vậy, việc tổ chức các công ty kiểm toán chuyên ngành ngân hàng nhằm để phục vụ cho quản lý và kinh

doanh của ngân hàng là cần thiết. Nhà nước nên thành lập công ty kiểm toán độc lập chuyên ngành ngân hàng nhằm thực hiện chức năng kiểm toán bắt buộc đối với các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng.

1.3. Tăng cường việc quản lý giám sát đối với các doanh nghiệp Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán. Kiên quyết sàng lọc lại các doanh nghiệp nhà nước, chỉ để tồn tại các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hoặc thực sự cần thiết cho nền kinh tế, có kế hoạch tăng vốn cho các doanh nghiệp này, tạo sự an toàn cho cơ cấu tài chính. Dứt khoát giải thể hay tiến hành thủ tục phá sản những doanh nghiệp có tình trạng thua lỗ kéo dài, không có khả năng vượt qua khó khăn để tiếp tục sản xuất kinh doanh.

1.4. Đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động NHTM, trước hết cần tập trung vào những khâu trọng yếu như chất lượng tín dụng, quản lý rủi ro, từ đó sớm phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm, đồng thời tiếp tục triển khai các biện pháp nhằm củng cố, sát nhập hoặc giải thể những ngân hàng yếu kém góp phần lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng.

1.5. Cần xây dựng và thực hiện các kế hoạch cải tổ toàn diện hệ thống ngân hàng thương mại.

Trước đòi hỏi cấp thiết của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và hội nhập nền kinh tế với khu vực và quốc tế... Hơn bao giờ hết, vai trò, vị trí của hệ thống ngân hàng Việt Nam lúc này càng phải lớn mạnh nhanh chóng, ngân hàng nhất thiết phải là một tác nhân quan trọng góp phần đắc lực hơn nữa vào quá trình cạnh tranh và hợp tác trong hội nhập kinh tế toàn cầu hóa đang đặt ra bao thách thức đối với kinh tế nước ta.

1.6. Tiếp tục hoàn thiện quy chế bảo hiểm tiền gửi (BHTG) ngân hàng. Nhằm tạo sự an tâm cho người gửi tiền, ngày 1/9/1999, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 89/1999/NĐ-CP về bảo hiểm tiền gửi, sau đó ban hành Thông tư số 03/TT-NHNN5 ngày 16/3/2000 về việc hướng dẫn thi hành Nghị định 89. Việc ban hành các quy định về BHTG đã cho

thấy mặt tích cực trong việc tạo sự an tâm cho người gửi tiền, tuy nhiên vẫn còn bộc lộ một số hạn chế và cần hoàn thiện theo hướng: mở rộng việc BHTG cả nội với ngoại tệ và vàng, mức chi trả tối đa của BHTG Việt Nam đối với số tiền gửi của một cá nhân tại một tổ chức tham gia BHTG là quá nhỏ, chưa thật sự tạo sự an tâm cho người gửi tiền. Chính phủ nên xem xét và tăng mức quy định này cao hơn.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG (Trang 66)