Những hoa văn trang trí được họa sĩ lấy cảmhứng từ nhiều nền văn hóa khác nhau như: nghệ thuật tranh gốm Byzantine,tranh khắc gỗ Nhật Bản, nghệ thuật tranh tường Ai Cập cổ đại, tranh cổ
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài.
Nghệ thuật tạo hình hiện đại phương Tây thế kỷ XX là bước tiến quantrọng nhất trong lịch sử mỹ thuật thế giới Các họa sĩ thời kì này chịu ảnh hưởnglớn bởi tính ước lệ của mỹ thuật phương Đông Nghệ thuật truyền thống phươngĐông luôn mang tính ước lệ cao, chỉ gợi chứ không tả, tạo hình cô đọng vớiđường nét khúc triết, hình mảng rõ ràng, màu sắc tươi tắn trong trẻo, giàu tínhtrang trí Điều này đã làm các họa sĩ phương Tây thích thú và thử nghiệm phongcách tạo hình mới, dựa trên tinh thần sáng tạo của nghệ thuật Châu Á Đưa tínhước lệ vào tạo hình, hội họa hiện đại dần hình thành nên nhiều phong cách vẽ,nhiều trường phái hội họa mang tính trang trí cao, vô cùng sáng tạo, đa dạng vàgiàu biểu cảm
Các trường phái đã hình thành và có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với hộihọa thế giới sau này như: trường phái Dã thú với H.Mattise, Siêu thực vớiS.Dali, M.Chagall, Lập thể với đại diện là P.Picasso, Braque … đều thể hiện sựảnh hưởng nhất định của tính trang trí trong tạo hình
Có thể thấy, tính trang trí có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển củahội họa hiện đại nói riêng và nghệ thuật tạo hình nói chung Hội họa thế kỷ XX
đã vô cùng thăng hoa với sự nở rộ của nhiều trào lưu nghệ thuật và nhiều phongcách tạo hình độc đáo, sáng tạo, giàu biểu cảm, sử dụng tính trang trí trong tạohình Đây cũng là cơ sở quan trọng, làm tiền đề cho hội họa và nghệ thuật đươngđại trở nên đa dạng phong phú về hình thức, đề tài và sâu sắc về nội dung
Gustav Klimt là một trong những đại diện tiêu biểu cho phong cách hội họagiàu tính trang trí Ông cũng là đại diện xuất sắc của trường phái biểu hiệnVienna danh tiếng của nước Áo, bên cạnh hai họa sĩ xuất chúng của trường pháinày là O.Kokoschka và E.Schieler
Phong cách hội họa của G.Klimt vô cùng đặc sắc Ông kết hợp nhữngmảng tạo hình trang trí, đặt xen lẫn với những hình thể phụ nữ đầy gợi cảm vẽ
Trang 2theo lối tả thực Chính sự kết hợp đặc biệt này đã tạo nên hiệu quả không gian
hư ảo diệu kỳ, nhưng cũng đầy xúc cảm trần tục của thế giới thực
Tính trang trí trong tranh G.Klimt thể hiện ở những mảng họa tiết mangtính tượng trưng, màu sắc tươi tắn Những hoa văn trang trí được họa sĩ lấy cảmhứng từ nhiều nền văn hóa khác nhau như: nghệ thuật tranh gốm Byzantine,tranh khắc gỗ Nhật Bản, nghệ thuật tranh tường Ai Cập cổ đại, tranh cổ TrungQuốc… Sự độc đáo trong các sáng tác của họa sĩ đã thể hiện khả năng sáng tạo
đa dạng của hội họa, góp phần làm phong phú thêm các phong cách tạo hình đặcsắc và nhiều tác phẩm hội họa giá trị cho kho tàng nghệ thuật tạo hình của thếgiới Chúng trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo cho nhiều thế hệ họa sĩ sau này.Qua nghiên cứu vấn đề này, tôi mong muốn tìm hiểu sâu thêm về phongcách hội họa mình yêu thích, đồng thời có thêm kiến thức áp dụng cho công việcsáng tác của bản thân sau này
2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
Gustav Klimt là họa sĩ nổi tiếng với những sáng tác gây ấn tượng sâu sắc.Trong thời kì nghệ thuật tạo hình thế giới nở rộ nhiều trào lưu và cho ra đờinhững tác phẩm đặc sắc, G.Klimt đã tạo được dấu ấn riêng, góp vào lịch sử mộtphong cách hội họa lôi cuốn, uyển nhã hết sức mới lạ hiện đại
Là một họa sĩ có ảnh hưởng lớn trên thế giới với phong cách riêng rất đặctrưng, cho nên việc nghiên cứu về sự nghiệp và phong cách nghệ thuật củaG.Klimt đã được nhiều nhà nghiên cứu phê bình mỹ thuật tìm hiểu chuyên sâucặn kẽ Đặc trưng phong cách của G.Klimt là tính trang trí trong hội họa và hìnhtượng người phụ nữ Hình ảnh phụ nữ trong tranh Klimt đã được phân tích rấtnhiều bởi các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước Ở Việt Nam, tính trang trícũng là vấn đề đã từng được nghiên cứu khá chi tiết trong một số luận văn thạc
sĩ và tiểu luận như: đề tài khóa luận thạc sĩ về “ Tính trang trí trong hội họa ”của giảng viên Lê Văn Sửu, đề tài khóa luận tốt nghiệp “ Yếu tố trang trí trongtranh ” của Lê Minh Đức… nhưng đó là những tìm hiểu trên diện rộng về hộihọa nói chung, hoặc ở khía cạnh tìm hiểu nghệ thuật truyền thống để phát triểnhội họa hiện đại Việt Nam Tuy nhiên, dưới góc độ nghiên cứu học tập, bài
Trang 3nghiên cứu này chỉ phân tích một khía cạnh là: những yếu tố tạo hình trang trí
cơ bản trong một số tác phẩm nổi bật của họa sĩ
Đề tài này tuy không mới, nhưng những phân tích này sẽ cho thấy tầm quantrọng của yếu tố tạo hình trang trí trong tranh của Klimt nói riêng và hội họa nóichung Đồng thời, nó góp phần nâng cao kiến thức hiểu biết về cuộc đời, sự nghiệp
và phong cách tạo hình của một trong những danh họa có ảnh hưởng nhất Vớiphong cách hội họa độc đáo, hiện đại và nội dung sâu sắc, những tác phẩm củaGustav Klimt là nguồn cảm hứng để nhiều họa sĩ học hỏi sáng tạo nghệ thuật
3 Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu nhằm chỉ ra được hiệu quả thẩm mỹ và giá trị nghệ thuật củatính trang trí trong hội họa, qua việc phân tích một số tác phẩm tiêu biểu củaGustav Klimt
4 Đối tượng nghiên cứu.
Tính trang trí trong một số tác phẩm tiêu biểu của Gustav Klimt
5 Phạm vi nghiên cứu.
Tính trang trí trong một số tác phẩm tiêu biểu của Gustav Klimt như: Nụ
hôn, Ba giai đoạn của người phụ nữ, Sự sống và cái chết, Cây đời…
6 Nhiệm vụ nghiên cứu.
Phân tích các yếu tố trang trí trong một số tác phẩm tiêu biểu của GustavKlimt để thấy được hiệu quả thẩm mỹ và giá trị nghệ thuật của chúng
7 Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu bằng phương pháp: thu thập tài liệu, phân tích, so sánh, tổng hợp
Trang 4
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT
CỦA GUSTAV KLIMT1.1 Đôi nét về sự nghiệp và các tác phẩm tiêu biểu.
Gustav Klimt sinh năm 1862 ở ngoại ô thành Vienna Ông bắt đầu học vẽ
từ năm 15 tuổi và từng có ý định trở thành thầy giáo dạy vẽ Nhưng giáo sưF.Laufberger đã phát hiện tài năng của ông và hướng G.Klimt đi theo con đườnghội họa Cha Klimt là một họa sĩ trang trí và ông cũng theo học trường NghệThuật Trang trí Vienna từ năm 1876 Những năm đầu của sự nghiệp, G.Klimtlàm công việc trang trí sân khấu và bảo tàng ở Vienna Chính nghề trang trí đã
có ảnh hưởng lớn đến phong các hội họa của ông sau này
Ông là chủ tịch hội Họa sĩ Ly khai Vienna ( Vienna Secession ) với nhữngchủ trương chống lại hội họa hàn lâm khô cứng, xa rời đời sống xã hội Ôngcũng đồng thời là họa sĩ của trào lưu Art Nouveau hay Nghệ thuật mới Đây là
tư tưởng muốn đi tìm một cách bày tỏ mới trong hội họa ở nước Áo của cácnghệ sĩ tiên phong thời bấy giờ G.Klimt cũng là người đóng vai trò chủ chốt đểhội họa Áo được thế giới nhìn nhận đúng mức
G.Klimt được biết đến là một họa sĩ theo chủ nghĩa Biểu hiện Nhưng bútpháp của ông chịu ảnh hưởng của trào lưu Ấn tượng và Tân ấn tượng, với lối vẽđiểm màu, thể hiện trong các bức tranh phong cảnh rất đẹp của họa sĩ Các tácphẩm của ông lấy phụ nữ làm hình tượng chủ đạo Hình ảnh nữ giới xuất hiệnliên tục trong tranh của G.Klimt ngay từ những tác phẩm đầu tiên Ông đã say
mê vẽ phụ nữ và chủ đề về phụ nữ đến cuối đời Đây cũng là chủ đề mang lạithành công trong sự nghiệp của ông
G.Klimt vẽ nhiều thể loại: tranh sử thi, tranh cổ điển, tranh mang tính ẩn
dụ, tranh chân dung, phong cảnh, tranh tường và các tác phẩm mang tính tượng
Trang 5trưng Chính những tác phẩm tượng trưng này đã chứa đựng những suy nghĩ vàtình cảm của họa sĩ Chúng trở thành những tác phẩm quan trọng trong sựnghiệp sáng tác của G.Klimt Các tác phẩm của ông thường tràn ngập màu sắc
và hoa văn Các hoa văn màu sắc viễn dị là một ham thích đặc biệt của họa sĩ.Hoa văn sóng nước, mây, chim thú, hình nhân Á Đông, tranh tết của Trung Hoa,tranh khắc gỗ màu sắc tươi tắn của Nhật Bản, tranh ghép gốm thời Byzantine…
là những bữa tiệc của màu sắc mà G.Klimt đắm chìm trong đó Gustav Klimtđặc biệt thích dùng lá vàng thật dán lên tranh gây hiệu quả lóng lánh, bắt mắt,cùng với hệ thống đường nét vô cùng tinh nhã mảnh mai, chắt lọc, tạo nên
những tác phẩm tao nhã, sang trọng như Pallas Athene (H4), Nụ hôn (H17),
Chân dung Adele Bloch-Bauer I (H20) Song hiệu quả chói lọi, lóa mắt của
trang trí chỉ nhằm nhấn mạnh, đề cao chủ đề chính, nhân vật chính Các hoa văntrang trí giàu chất tượng trưng đã thể hiện được nhiều giá trị hơn là sự duy mỹđơn thuần Hình tượng con người trong tranh G.Klimt, mà chủ yếu là người phụ
nữ, không chỉ gợi cảm mà còn toát lên sức sống mãnh liệt, là hình ảnh tượng
trưng đầy biểu cảm cho vẻ đẹp sự sống ( tác phẩm Sự sống và cái chết - H19, Ba
giai đoạn của người phụ nữ - H18 ) và tình yêu con người ( tác phẩm Nụ hôn ).
Có thể chia mảng sáng tác của G.Klimt ra hai giai đoạn chính:
Thời kỳ đầu trong sự nghiệp của Gustav Klimt là giai đoạn bản lề của thế
kỷ XIX-XX Lúc này, Klimt nhận được nhiều hợp đồng trang trí cho các sânkhấu và bảo tàng ở Vienna Trong quá trình đó, họa sĩ đã có cơ hội tiếp xúcnhiều hơn với nghệ thuật trang trí của các nền văn hóa Một số sáng tác hội họatrong lúc này của ông còn chịu ảnh hưởng nhiều bởi nghệ thuật hàn lâm Các
bức tranh mang phong cách cổ điển về cả nội dung lẫn hình thức như: Fable (H1), Idyll, The theatre in Tarmina… và một vài tranh chân dung như Two girl
with oleander (H3) được vẽ tả thực khá mẫu mực Khoảng từ sau năm 1890,
phong cách hội họa của ông có sự thay đổi đáng kể Bút pháp của ông phóng
khoáng hơn theo lối vẽ của khuynh hướng Ấn tượng ( Chân dung Marie
Trang 6Henneberg, Chân dung Sonja Knips ) Gustav Klimt đã dần bộc lộ cá tính trong
tạo hình nhân vật và còn đưa tính trang trí vào trong những sáng tác hội họa,khiến chúng mang vẻ hiện đại rất khác biệt Từ các tác phẩm mang tính biểu
tượng ( Music I và II, Sculpture, Tragedy…) đến những bức chân dung ( Jojeph
Pembauer, Portrait of a lady…) và cả tranh huyền thoại ( Pallas Athene ), tranh
sinh hoạt ( Love - H2 ), đã cho thấy hứng thú của họa sĩ với trang trí Những tác
phẩm lớn gây được chú ý đầu tiên của Klimt là các tranh trang trí mang tính ẩn
dụ: Triết học, Khoa học pháp lý, Y học (H5) cho đại sảnh Đại học Vienna vẽ
năm 1896 Nhiều sáng tác trong giai đoạn hình thành phong cách nghệ thuật củahọa sĩ còn cho thấy sự tác động lớn của tranh khắc gỗ Nhật Bản (H14), ví dụnhư ảnh hưởng về kiểu đường nét rất thanh mảnh, uyển chuyển tinh nhã trong
tranh khắc gỗ Máu cá (H15).
Thế kỷ XX, G.Klimt đã khẳng định được phong cách nghệ thuật cá nhânbằng những bức tranh kết hợp kiểu vẽ nhân vật tả thực với lối trang trí bề mặt.Giai đoạn này ông tập trung sáng tác hai thể loại là tranh chân dung phụ nữ vàtranh Biểu hiện với hình ảnh phụ nữ đóng vai trò chủ đạo và được bao quanh bởirất nhiều họa tiết trang trí độc đáo Ngoài ra ông còn vẽ nhiều tranh phong cảnh
với bút pháp Tân ấn tượng, đã gây ấn tượng mới lạ cho người xem ( Hoa hướng
dương - H7 )
Tranh chân dung phụ nữ chiếm số lượng lớn các sáng tác của G.Klimt.Trong đó có khá nhiều tác phẩm là do người nổi tiếng đương thời đặt ông vẽ
chân dung Có thể kể đến những bức tranh: Chân dung Emilie Floge (H10),
Chân dung Adele Bloch-Bauer I (H20)… Những bức chân dung phụ nữ được
ông sử dụng thủ pháp trang trí với nhiều mảng hoa văn họa tiết cách điệu để thểhiện tính cách nhân vật Nhưng sự phá cách táo bạo của Klimt đã bị từ chối bởichính những khách hàng của ông Phải khá nhiều năm sau công chúng mới nhận
ra vẻ đẹp độc đáo trong tạo hình và chiều sâu ý nghĩa trong những tác phẩm hộihọa của Klimt
Trang 7Tranh Biểu hiện của Klimt thường chứa đựng nhiều triết lí về cuộc sống.
Tác phẩm Nụ hôn, Ba giai đoạn của người phụ nữ, Sự sống và cái chết, Cây
đời… cho thấy chiều sâu trong tư tưởng sáng tác của họa sĩ Một số tác phẩm
khác lại được Klimt lấy cảm hứng từ sử tích và thần thoại như: Judith I, Judith
II (H11), Danae (H8), Leda cũng khơi gợi nhiều xúc cảm cho người xem Các
nhân vật trong tranh được đặt trong tư thế và biểu cảm nét mặt khúc triết rõ ràng,bộc lộ được tình cảm của nhân vật Còn các chi tiết trang trí bao phủ nhân vật vừa
có tác dụng làm đẹp, vừa ẩn dụ cho tính cách và bản chất của nhân vật Tính trangtrí trong tranh Klimt có giá trị lớn về thẩm mỹ đồng thời còn làm giàu thêm giá trịnội dung của tác phẩm với khả năng biểu hiện phong phú sáng tạo
Trong tranh G.Klimt xuất hiện khá nhiều họa tiết cách điệu từ hoa lá Có lẽông đã lấy cảm hứng khi vẽ những bức tranh phong cảnh trong vườn Đối tượng
chính của ông là cây cối hoa lá màu sắc tươi sáng (Hoa hướng dương, Cây táo) ngoài ra còn có một loạt tranh vẽ cảnh bên hồ Attersee rất thơ mộng ( Schoss
Kammer at lake Attersee ) Bút pháp lúc này của Klimt gần với khuynh hướng
Tân ấn tượng nhiều hơn Ông đã truyền tải được thiên nhiên sống động qua việcdiễn đạt sự chuyển động tinh tế của không gian
Dần dần hình ảnh phụ nữ và những họa tiết trang trí trở nên không thể thiếutrong tranh của G.Klimt Những tác phẩm hội họa biểu hiện giàu suy tưởng củaông đậm tính trang trí Mật độ dày đặc những mảng chi tiết trang trí ẩn hiện trên
cơ thể trần trụi của người phụ nữ làm nổi bật chất da thịt gợi cảm, tôn vinh vẻđẹp con người, đồng thời cũng thể hiện nhiều tầng ý nghĩa của tạo hình trang trí.Tạo hình hoa văn trang trí trong tranh Klimt được lấy cảm hứng từ thiên nhiên
và những họa tiết cổ của các nền văn hóa khác nhau như: nghệ thuật Byzantine,nghệ thuật trang trí Ai Cập cổ đại, tranh khắc gỗ Nhật Bản, mỹ thuật cổ TrungQuốc… Chúng góp phần làm phong phú ngôn ngữ biểu hiện của họa sĩ và manglại những hiệu quả đặc biệt ấn tượng
Trang 81.2 Đặc điểm phong cách nghệ thuật của Gustav Klimt.
Như đã nói, điểm đặc trưng trong phong cách nghệ thuật của G.Klimt làtính trang trí Yếu tố trang trí trong những tác phẩm nghệ thuật của ông là tổnghòa những giá trị văn hóa, giá trị thẩm mỹ và giá trị truyền thống của cả phươngĐông và phương Tây Có thể kể ra đây những nền nghệ thuật có tác động lớnđến họa sĩ như: nghệ thuật Byzantine, nghệ thuật Ai Cập cổ đại, nghệ thuật tranhkhắc gỗ Nhật Bản và tranh cổ Trung Quốc Mỗi nền nghệ thuật nêu trên đều cóảnh hưởng nhất định đến phong cách sáng tác của Gustav Klimt Nghệ thuậtByzantine dường như có liên hệ với tác phẩm của G.Klimt bằng tính hoành
tráng của tranh tường ( The Beethoven Frieze ) Những góc độ khuôn mặt, hình
thể và tư thế động tác mang tính tượng trưng của nhân vật trong tranh, là ảnh
hưởng từ tranh bích họa của Ai Cập cổ đại ( Hi vọng- trích đoạn tranh tường
Cây đời - H13 ) Nghệ thuật phương Đông, mà tiêu biểu là tranh khắc gỗ Nhật
Bản (H14), có ảnh hưởng lớn đến sự thay đổi của hội họa thế giới thế kỷ XX.Mỗi họa sĩ tìm thấy một khía cạnh khác nhau để khai thác Và đối với Klimt thìtranh khắc gỗ Nhật Bản là tiền đề cho yếu tố nét rất quan trọng trong phong cáchtạo hình của ông Cụ thể ở đây là nét khái quát mang tính trang trí Tranh và hoavăn cổ Trung Quốc đã đi vào những tác phẩm của Klimt, mang đến sự tươi mới
về không gian và màu sắc trong các bức chân dung phụ nữ (H12) Tổng kết tất
cả những tìm hiểu trên, đã hình thành nên một phong cách nghệ thuật rất riêngcủa Gustav Klimt
Gustav Klimt nổi tiếng với những tác phẩm hội họa giàu chất trang trí.Người xem không chỉ bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp hình thức mới lạ, mà cònkhông ngừng thắc mắc về ý nghĩa ẩn đằng sau những chi tiết trang trí đã làm nêntrạng thái nửa thực nửa mộng trong tranh của ông Hoa văn họa tiết của Klimtngoài việc để làm đẹp còn có ý đồ xác định, nhằm thể hiện trực tiếp bản chất vàđặc trưng tính cách của nhân vật Ngôn ngữ biểu tượng đã được họa sĩ sử dụngrất hiệu quả, với tạo hình họa tiết rất khúc triết, đơn giản mà giàu biểu cảm Ông
Trang 9thường dùng những hình cơ bản như: hình vuông, hình tròn, hình elip, xoáyốc…với sự kết hợp hài hòa về màu sắc, bố cục Đặc trưng của tranh Klimt lànhững họa tiết trang trí mang tính tượng trưng và tạo hình biểu cảm nhân vật cótính ẩn dụ, bởi vậy có thể nói ngôn ngữ biểu tượng là đặc điểm nổi bật trongphong cách nghệ thuật của họa sĩ này Ông sử dụng hình thức này rất thành công
cả trong tranh chân dung lẫn tranh Biểu hiện
Đối với các tranh chân dung, họa tiết trang trí có vai trò làm nổi bật vẻ đẹphình thức của nhân vật và còn góp phần thể hiện cá tính hay tư tưởng của người
được vẽ Ví dụ như bức Chân dung Friederike Maria Beer (H12) cho thấy một
gương mặt phụ nữ ưu tư, dường như đang có nhiều tâm sự Phần nền của bứctranh được họa sĩ thể hiện bằng những hình người đang chiến đấu, mô phỏngtheo tranh cổ của Trung Quốc về đề tài chiến tranh Nó diễn tả một cuộc chiếnđấu ác liệt với những chiến binh cầm gươm giáo dữ tợn và màu sắc táo bạotương phản mạnh Không gian nền đã cho thấy bầu không khí sôi sục trái ngượchẳn với trạng thái tĩnh và nét mặt man mác buồn của thiếu phụ được vẽ Hìnhảnh tương phản này khiến tâm trạng nhân vật càng được nhấn mạnh thêm, đồngthời khiến cho người xem liên tưởng đến sự giằng xé mâu thuẫn dữ dội đang ẩnđằng sau khuôn mặt trầm lặng của người phụ nữ
Đối với tranh Biểu hiện vốn đã mang tính tượng trưng trong hình thái củanhân vật, những chi tiết trang trí càng làm giàu thêm khả năng biểu đạt các tầng
lớp ý nghĩa của tác phẩm Như trong tác phẩm Nụ hôn (H17), tình yêu đôi lứa
hiện diện bằng hình ảnh một đôi nam nữ đang trao nhau nụ hôn, đó là hình thứcmuôn đời để thể hiện tình yêu của con người Chân dung người đàn ông tuy bịkhuất nhưng tính cách mạnh mẽ, chủ động quyết đoán đặc trưng của nam giớilại được thể hiện bằng hành động của đôi tay Còn dáng vẻ yêu kiều e lệ khinhận nụ hôn của cô gái đã phô bày sự nữ tính đến tối đa, tạo hình đôi tay củanhân vật nữ cũng bộc lộ tính cách dịu dàng ôn nhu rất tinh tế Mảng trang trí phủlên hai nhân vật dưới hình thức trang phục, đã bổ sung nhấn mạnh thêm những
Trang 10phẩm chất nổi bật của nhân vật Họa tiết, gồm những hình chữ nhật kỷ hà khúctriết khỏe khoắn trên tấm áo của người đàn ông, biểu hiện cho sự mạnh mẽ trong
cả tính cách cứng rắn lẫn sức mạnh cơ thể của nam giới Ngay cạnh đó, vẻ đẹphình thức của nữ giới thì được so sánh với vẻ tươi tắn rực rỡ của những đóa hoacách điệu Những mảng họa tiết hình tròn, elip xen kẽ với những đường nétmềm mại lượn dọc thân cô gái tượng trưng cho vẻ đẹp dịu dàng về tính cách và
sự duyên dáng uyển chuyển về hình thức của người phụ nữ Tạo hình hai mảngtrang trí trên hai nhân vật tuy khác biệt nhưng được đặt cạnh nhau trong tổng thểhòa sắc vàng, đã nói lên sự gắn bó sâu sắc trong tình yêu Ngôn ngữ biểu tượngđược tác giả sử dụng khéo léo trên cả tạo dáng nhân vật và chi tiết trang trí, đãđẩy cao giá trị biểu cảm của tác phẩm hội họa Lối diễn đạt tinh tế uyển nhã rấtđẹp mắt này đã lôi cuốn người thưởng thức vào chiều sâu ý nghĩa của tác phẩm Tạo hình cách điệu cũng là yếu tố chủ đạo hình thành nên phong cách củaG.Klimt Đầu tiên phải kể đến sự cách điệu về không gian tranh rất rõ ràng trongnhiều tác phẩm chân dung phụ nữ và tranh Biểu hiện Họa sĩ thường dùng khônggian ảo là những mảng màu đơn sắc dàn trải để nhấn mạnh cho nhân vật và họa
tiết vốn được diễn rất chi tiết Phần nền của tranh Nụ hôn không phải là những
chi tiết phức tạp mà được giản lược thành không gian đơn sắc, làm nổi bật hình ảnhđôi nam nữ ở chính diện và cả hoa văn trên trang phục Ngược lại, trong nhiều tácphẩm sau này lấy cảm hứng từ tranh cổ Trung Quốc, Klimt lại đề cao tính trang tríphức tạp của nền tranh, nhằm bộc lộ tính cách nhân vật Không gian ảo cách điệu
đã góp phần nâng cao giá trị biểu cảm của hình tượng con người
Tạo hình họa tiết trang trí của G.Klimt rất đa dạng Chỉ bằng những hình cơbản như hình vuông, tròn, tam giác, elip, xoáy ốc…họa sĩ đã sáng tạo đượcnhiều chi tiết trang trí đặc sắc, rất bắt mắt Klimt sử dụng lối cách điệu giảnlược, cho nên các hoa văn họa tiết đặt cạnh nhau trong tranh tưởng chừng phứctạp, lại được tạo hình đơn giản bằng các mảng màu khá khúc triết và nét màu
Trang 11dứt khoát
Nhân vật trong tranh G.Klimt mang tính tả thực bởi chất da thịt sống động vàbút pháp gợi khối tinh tế, khiến hình thể có chiều sâu không gian Nhưng tạo hìnhcủa ông không hoàn toàn lệ thực mà được cách điệu theo hướng bóp hình Hìnhdáng phụ nữ có thể trở nên rất mảnh mai và thuôn dài hơn thực tế, mà vẫn giữ được
vẻ gợi cảm yêu kiều, như trong tranh Water serpents II (H6) Đường viền cơ thể
mang tính trang trí cũng thể hiện sự cách điệu về nét trên hình của nhân vật
Một đặc điểm nổi bật nữa trong phong cách hội họa của G.Klimt là cáchthức gợi tả rất tinh tế, mà trong đó gợi nhiều hơn tả Hình thể nhân vật được gợikhối và đậm nhạt bằng đường nét, gam màu rất chọn lọc Nét của Klimt chịuảnh hưởng nhất định về đường nét của tranh khắc gỗ Nhật Bản Trong các tácphẩm sau này, Klimt sử dụng nét chắt lọc mang tính trang trí để gợi hình thểnhân vật và dùng nét nhấn để gợi đậm nhạt tạo cảm giác về khối của cơ thể conngười Bởi vậy mà nhân vật có sự hài hòa với những mảng trang trí phẳng.Không chỉ gợi khối tả thực hiệu quả, ông còn dùng chính những mảng trang trí
để gợi không gian Mảng trang trí trên chiếc ghế của Chân dung Adele
Bloch-Bauer I (H20) và Chân dung Fritza Riedler (H25) được xử lý rất tinh xảo Bằng
cách thay đổi chiều hướng, kích cỡ của các mảng họa tiết trên hai chiếc ghế, họa
sĩ đã thể hiện được hình dáng của sự vật và chiều sâu của nó trong không gian.Tác phẩm của G.Klimt luôn có sự kết hợp táo bạo và độc đáo giữa hình thểcon người, đặc biệt là người phụ nữ, với những mảng trang trí giàu tính sáng tạo.Klimt đã hòa nhập giữa cách diễn tả khối với lối trang trí khai thác tính làm đẹptrên bề mặt, tạo nên sự kết hợp huyền ảo của hai chiều không gian thực và ảo.Những mảng họa tiết trang trí được đặt xen kẽ không chỉ tôn lên vẻ đẹp hìnhtượng con người mà còn biểu hiện phần nào ý nghĩa của tác phẩm, đồng thờigây ấn tượng mạnh cho người xem Trên hết, những tác phẩm nghệ thuật củangười họa sĩ này luôn là dấu ấn đậm nét trong lịch sử hội họa, bởi những tác
Trang 12phẩm lộng lẫy ẩn chứa tính nhân văn sâu sắc và bởi những đóng góp cho sự đổimới sáng tạo của nghệ thuật tạo hình.
CHƯƠNG 2:
HIỆU QUẢ TẠO HÌNH TỪ TÍNH TRANG TRÍ TRONG MỘT
SỐTÁC PHẨM TIÊU BIỂU CỦA GUSTAV KLIMT
2.1 Những yếu tố trang trí trong tranh Gustav Klimt.
Hội họa là loại hình nghệ thuật thị giác nên nó tác động vào tâm tư, tìnhcảm của người xem bằng ngôn ngữ đặc trưng, đó là đường nét, hình mảng, màusắc, đậm nhạt… Chúng được sắp xếp dưới nhiều hình thức và tạo thành mộttổng thể nghệ thuật để thể hiện thông điệp của họa sĩ Mỗi người vẽ lại có cách
sử dụng ngôn ngữ tạo hình riêng để tạo nên hiệu quả thẩm mỹ mang dấu ấn cánhân Trong tranh của họa sĩ Gustav Klimt, những yếu tố này được trình bàydưới dạng trang trí bề mặt, làm tôn lên vẻ đẹp gợi cảm mang tính hiện thực củahình thể con người, đồng thời nó cũng là ngôn ngữ tượng trưng làm tăng giá trịbiểu cảm của tác phẩm nghệ thuật
2.1.1 Bố cục.
Bố cục tranh là sự sắp xếp bố trí những yếu tố tạo hình nhằm thể hiện ý tưởngcủa người vẽ Bởi vậy bố cục là nền tảng cho mọi hình tượng được xây dựng, làtổng hòa của sự cân bằng hợp lí giữa các yếu tố còn lại Tác phẩm của GustavKlimt vốn mang tính biểu hiện, đồng thời kết hợp với các chi tiết trang trí nênkhông gian tranh khá phức tạp Tổng thể của tác phẩm được tạo thành từ sự cânbằng và nhịp điệu giữa những thành phần khác như nét, mảng, màu sắc, đậm nhạt.Trong đó sự cân bằng giữa mảng và nét hình thành nên mảng trang trí bề mặt Vậynên, khi xét đến tính trang trí trong tác phẩm hội họa thì bố cục rất quan trọng Bốcục trong các bức tranh của Klimt mang tính ước lệ cao nên họa sĩ sử dụng tính
Trang 13trang trí trong việc xây dựng bố cục đã khiến tác phẩm giàu tính biểu hiện hơn
Tính trang trí được thể hiện qua bố cục tác phẩm Cây đời (H16) Bức tranh
tường này có bố cục đối xứng, trọng tâm là hình ảnh cây đời vươn tỏa thân cànhrộng sang hai phía Tương ứng hai bên cây đời là hình ảnh tượng trưng cho sự hivọng và sự mãn nguyện được đặt đối xứng như thể hiện sự cân bằng trong cuộcsống Thông qua hình ảnh cây đời, con người gửi gắm những hi vọng và ướcnguyện vào tương lai
Còn trong Ba giai đoạn của người phụ nữ (H18), kiểu bố cục đăng đối đã
được họa sĩ thể hiện một cách vô cùng khéo léo tinh tế, nhằm thể hiện sự tươngphản giữa hai hình thái khác biệt của cùng một chủ thể Đó là hình ảnh mộtngười phụ nữ trong ba độ tuổi: thời ấu thơ non trẻ, thời kì trưởng thành tươi tắnrực rỡ nhất và đối nghịch là giai đoạn trung niên, giai đoạn đánh dấu thời kì lãohóa cùng với tuổi già không thể cưỡng lại trong đời người Ba hình ảnh trênđược đặt trong mảng không gian trung tâm của bức tranh, bao quanh là khônggian ảo như ước lệ của dòng chảy thời gian Trong đó phần không gian trungtâm lại được chia làm hai mảng không gian đăng đối rất tinh tế, phân biệt rõgiữa thời kì trung niên và hình ảnh hai thời kì còn lại Sự tương phản không chỉthể hiện ở hình ảnh già nua và trẻ trung của nhân vật, mà họa sĩ còn thể hiện ở
sự khác biệt về đậm nhạt và màu sắc của hai mảng không gian Hình ảnh ngườiphụ nữ trẻ bế đứa bé tượng trưng cho giai đoạn thiếu nhi và tuổi trưởng thànhtràn trề sức sống, được tác giả thể hiện bằng gam màu lạnh trung tính, màu sắctươi sáng trong trẻo; chân dung cô gái còn được tô điểm bởi họa tiết hoa lá càngbiểu hiện rõ vẻ đẹp rực rỡ của tuổi trẻ Ngược lại, chất da thịt sẫm màu trên cơthể người đàn bà trung niên cho thấy sự khắc nghiệt của dòng chảy thời gian; bềmặt trang trí xung quanh được vẽ bằng gam màu nóng trầm với màu chủ đạo là
đỏ, cam, vàng, đen Có thể thấy hai mảng không gian đăng đối đồng thời đượclồng vào sự khác biệt rõ nét về đậm nhạt và gam màu, khiến sự tương phản đượcnhấn mạnh hơn, nêu bật lên chủ đề của bức tranh
Kiểu bố cục đăng đối giả cũng được G.Klimt sử dụng thành công trong tác
Trang 14phẩm Sự sống và cái chết (H19) Lối bố cục này gây cảm giác về sự so sánh
tương phản của hai trạng thái đối lập trong cuộc sống, đồng thời cũng cho thấy
sự tồn tại song song tất yếu của hai trạng thái này Sự đối lập được nhấn mạnhbằng sự tương phản về màu sắc, đậm nhạt và ý nghĩa biểu hiện của họa tiết trênhai mảng hình
Như đã nói, đặc trưng trong tác phẩm của G.Klimt là không gian kết hợpgiữa sự trang trí thuần túy trên bề mặt và sự gợi khối tinh tế nhằm tôn vinh vẻđẹp con người, đồng thời mang tính ẩn dụ nhiều tầng ý nghĩa của tác giả Nhữngmảng trang trí được hình thành bởi sự cân bằng giữa đường nét và mảng hình.Chúng hòa hợp với nhau bằng nhịp điệu và màu sắc, khiến không gian ảo trongtranh luôn rộn ràng bắt mắt nhưng vẫn hài hòa với mảng nhân vật Các mảngtrang trí được họa sĩ bố trí linh hoạt cho phù hợp với ý tưởng sáng tác Như
trong bức tranh Sự sống và cái chết, các mảng họa tiết đan xen hài hòa với nhân
vật bằng nhịp điệu và sự cân bằng theo cảm quan của họa sĩ Nhưng chínhnhững mảng họa tiết rực rỡ sắc màu không rõ hình thù lại biểu hiện thành công
sức sống mãnh liệt trong ý đồ của tác giả Khác với nó, tác phẩm Nụ hôn lại cho
thấy sự gắn kết của hai hình thức tương phản Mảng trang trí ôm sát cơ thể hainhân vật thể hiện rõ hình thể và được trang trí bằng những họa tiết khác biệt.Trên cơ thể người đàn ông được bao phủ bởi những chi tiết trang trí biểu hiệncho tính cách và sức mạnh của nam giới Ngược lại, cơ thể người phụ nữ đượctrang điểm bằng những họa tiết nói lên vẻ đẹp nữ tính G.Klimt đặt hai mảnghình này sát cạnh nhau nhưng vẫn trong tổng thể về màu sắc, khiến người xemcảm nhận được sự hòa hợp trong tình yêu đôi lứa
Trong tranh G.Klimt có sự phức tạp cao về cường độ xuất hiện những chitiết trang trí Nhưng chính sự phức tạp đó lại khiến phong cách nghệ thuật củaông trở nên vô cùng lôi cuốn Họa sĩ đã khéo léo vận dụng những họa tiết ước lệvới tạo hình nhân vật để tạo thành tổng thể hội họa giàu triết li nhân văn Tácphẩm của ông đã đồng thời đáp ứng được sự đòi hỏi về cái đẹp và cái mới luôn
Trang 15được đặt ra trong nghệ thuật.
2.1.2 Đường nét.
Về cơ bản, đường nét là đường bao ngoài để xác định giới hạn của hình.Tác phẩm của Gustav Klimt mang tính trang trí cao nên đường nét đóng vai tròrất quan trọng Họa sĩ đã sử dụng linh hoạt nhiều hình thái nét trong tạo hình họatiết và nhân vật Chính đường nét hình thành nên những hoa văn đặc trưng trongtranh Klimt như hình xoáy ốc, hình tam giác, hình vuông, tròn, elip, hoa lá…đồng thời nét cũng tạo thành các mảng hình tách biệt giữa mảng trang trí với cơthể người
Sự cân bằng giữa đường nét và hình mảng hình thành nên họa tiết trang trí.Đường nét đóng vai trò phân định giới hạn của các mảng hình nhỏ và sự lặp lại
của chúng tạo thành các họa tiết nối tiếp nhau Ví dụ như trong bức tranh Sự
sống và cái chết, các mảng trang trí dày đặc chi tiết tạo bởi nét và các mảng nhỏ.
Sự tiếp nối liên tục của họa tiết đã thể hiện sức sinh sôi nảy nở mạnh mẽ của sựsống Bên hình tượng trưng cho cái chết, họa sĩ dùng nét màu trắng khoanh hìnhchữ thập màu đen, vừa làm nổi bật hình chữ thập tang tóc, đồng thời nhấn mạnh
sự chết chóc
Họa tiết hình xoáy ốc xuất hiện trong nhiều tác phẩm của G.Klimt, vàđường cong là nhân tố chủ đạo hình thành nên họa tiết này Ta có thể dễ dàng
bắt gặp chi tiết này trong các bức tranh tiêu biểu như: Chân dung Adele
Bloch-Bauer I, Cây đời, Nụ hôn Hầu như các bức tranh mang tính tượng trưng khác
của ông cũng xuất hiện dáng dấp của hình xoáy tròn hoặc xoáy elip Đối với
Chân dung Adele Bloch-Bauer I, những đường xoáy ốc vàng được đặt xen kẽ
với các mảng hoa văn rất đa dạng trong không gian hình chiếc ghế bao quanhnhân vật, vừa thể hiện được cá tính, vừa làm toát lên vẻ đẹp sang trọng quyền
quí của người phụ nữ trong tranh Những đường xoáy trong Nụ hôn lại biểu hiện cho sự quấn quít hòa quện của tình yêu đôi lứa Đặc biệt nhất là tạo hình Cây
đời (H16) được xây dựng hoàn toàn bởi các đường xoáy ốc liên tục vươn rộng,
Trang 16tạo cảm giác miên man bất tận Đường cong hình xoáy ốc ở bức tranh này nhưthể hiện tính ý niệm về nhân sinh, về vòng luân hồi và quy luật nhân quả củacuộc sống mà người nghệ sĩ gửi gắm.
Nét không chỉ thể hiện rõ ràng trên các hoa văn trang trí mà còn được họa
sĩ dụng công rất tinh tế trên nhân vật Hình thể con người trong tranh luôn tạođược cảm giác có độ nổi của khối là do họa sĩ dùng sắc độ màu và nét đậm nhạt
để gợi Tuy nhiên đường nét gợi hình thể nhân vật cũng đồng thời có tính trangtrí Họa sĩ đã gợi hình của nhân vật và các bộ phận trên cơ thể bằng nét chắt lọckhái quát mang tính trang trí Có lẽ Klimt chịu ảnh hưởng từ nét trong tranhkhắc gỗ Nhật Bản (H14) Những nét này mảnh và mềm mại, tạo cảm giác nétđều và khoanh lấy nhân vật Đan xen nhịp nhàng với nét chắt lọc là nét nhấn gợiđậm nhạt rất tinh tế, giữ được độ nổi của chất da thịt Lối sử dụng nét linh hoạtnày khiến cho cơ thể nhân vật tuy có bề nổi nhưng không tách biệt với khônggian trang trí phẳng xung quanh Sự đồng điệu về nét đã tạo nên ấn tượng vềtính trang trí bao trùm các tác phẩm
2.1.3 Hình mảng.
Hình mảng trong tranh Gustav Klimt có thể chia ra hai phần là: hình nhânvật gợi khối và mảng trang trí phẳng Trong đó, mảng trang trí phẳng có vai tròlàm đẹp và góp phần nâng cao khả năng biểu hiện cho tác phẩm hội họa Ôngkết hợp các yếu tố hình thể với những trang trí mang tính ẩn dụ được thể hiệntrên trang phục nhân vật Các mảng trang trí đã tạo thành những miếng hìnhkhúc triết kết hợp với những khoảng trống hư ảo, thơ mộng tạo thành một bốcục hiện đại, mang đến cảm quan mới lạ cho người thưởng thức
G.Klimt đã nghiên cứu, tìm hiểu các chiều hướng hình thể phụ nữ bằngnhiều kí họa, và đã thể hiện rất thành công Nhân vật được họa sĩ thể hiện bằngbút pháp Ấn tượng, gợi khối bằng sắc độ đậm nhạt của màu Tạo hình của nhânvật mang tính tượng trưng cao trong các cử chỉ, dáng điệu và biểu cảm nét mặt Mảng trang trí được sáng tạo rất đa dạng với nhiều chi tiết hoa văn cách
Trang 17điệu từ tự nhiên và từ họa tiết tượng trưng của nhiều nền văn hóa Sự kết nối cácmảng họa tiết nhỏ tạo nên các mảng không gian trang trí bao quanh và nhấnmạnh hình tượng nhân vật
Sự ham thích các hoa văn trang trí khiến G.Klimt có rất nhiều sáng tạotrong các mảng trang trí và không gian nền Các mảng trang trí thường là tạohình ước lệ từ tự nhiên, hoa lá, hoặc từ họa tiết cổ như xoáy nước trong tranhkhắc gỗ Nhật Bản hay hình con mắt trên bích họa Ai Cập cổ Trong các bứctranh Biểu hiện đã nêu, nền tranh thường thể hiện không gian ảo để các mảnghọa tiết trang trí bao quanh nhân vật rõ nét hơn Nhưng trong nhiều bức tranhchân dung phụ nữ sau này, họa sĩ lấy cảm hứng từ tranh cổ Trung Hoa để trangtrí nền tranh, gây ấn tượng mới mẻ Có thể thấy rõ điều này qua chi tiết nền của
các bức tranh: Vũ công (H22), Chân dung Adele Bloch-Bauer II (H23), Người
đàn bà cầm quạt…Họa sĩ đã khai thác vẻ đẹp của cả nền nghệ thuật phương
Đông lẫn phương Tây, để mang đến một hình thức biểu hiện mới cho hội họa.Với mỗi tạo hình khác nhau thì mảng trang trí lại gây ấn tượng khác Ví dụ
như trong bức Ba giai đoạn của người phụ nữ, họa sĩ sử dụng những hình mảng
khỏe khoắn để thể hiện không gian ảo phù hợp với nội dung tác phẩm Mảngphẳng màu đen phía bên trên của bức tranh có dạng hình chữ nhật, tạo cảm giácchắc chắn dứt khoát Còn mảng không gian ảo bên dưới được tả như dòng chảymột chiều Hai mảng không gian này làm nền và cũng nói lên nội dung chủ đạocủa tác phẩm về quy luật bất biến của thời gian Trong một số tác phẩm khác,
họa sĩ lại tạo hình nương theo nhịp điệu và chiều hướng của hình thể như Sự
sống và cái chết, Thiếu nữ (H21), làm tổng thể tranh rất mềm mại uyển chuyển.
Trong bức Nụ hôn, hình mảng có sự gắn bó chặt chẽ với ý đồ biểu hiện.
Klimt sử dụng mật độ trang trí dày đặc trên cơ thể hai nhân vật nam nữ để làmnổi bật hai hình tượng này Những mảng họa tiết này vừa thu hút thị giác, vừanói lên nội tâm và bản chất nhân vật, lại gây hứng thú tìm hiểu ở người thưởngthức tranh Sau lưng hai nhân vật còn có một mảng trang trí kiểu xoáy nước
Trang 18Chính mảng này đã làm cân bằng bố cục tổng thể, cùng lúc nó tạo với hai nhânvật thành một khối thống nhất, tượng trưng cho sự gắn bó sâu sắc trong tình yêu.Mảng trang trí không chỉ tạo ấn tượng thẩm mỹ và thể hiện tính tượngtrưng mà còn là yếu tố tạo chất Chất liệu sơn dầu đã được họa sĩ sử dụng rất đadạng bằng bút pháp linh hoạt Klimt đã kết hợp dùng lá vàng, mang lại vẻ đẹplộng lẫy sang trọng cho nhiều họa phẩm của mình.
Phong cách hội họa của G.Klimt mang đến cho người xem trải nghiệm mới
lạ, đắm chìm trong không gian ảo và thực đầy lôi cuốn Trong đó, mảng trang tríđóng vai trò làm đẹp, đồng thời mang tính ẩn dụ sâu sắc, làm giàu thêm ý nghĩabiểu cảm của hình ảnh
truyền đạt ý tưởng sáng tác Điều này thể hiện rõ nhất trong bức Sự sống và cái
chết (H19) Hình tượng cái chết được ước lệ bằng hòa sắc lạnh âm u cùng với
hình ảnh cây thánh giá, là biểu tượng cho nghĩa địa và người chết trong văn hóaphương Tây Đối nghịch với nó là hình tượng của sự sống căng tràn, với sự bùng
nổ tuôn trào của những màu sắc hết sức tươi sáng Màu sắc còn thể hiện phẩmchất hoặc tình cảm của nhân vật Sắc vàng lộng lẫy của kim loại vàng đã nêu bật
được khí chất sang trọng quí phái của Chân dung Adele Bloch-Bauer I (H20).
Hay gam màu trắng lại khiến ta cảm nhận được vẻ đẹp thuần khiết trong sáng và
dịu dàng từ bề ngoài đến nội tâm của Chân dung Serena Lederer (H9), Chân
Trang 19dung Gertha Felsovanyi Đây cũng là hai gam màu được Klimt thể hiện nhiều
trong vẽ chân dung phụ nữ
Hình thể nhân vật và mảng trang trí tuy khác biệt về tính chất không gian,nhưng vẫn có sự ăn nhập nhờ sự vận dụng màu sắc tinh tế của họa sĩ Màu sắctrên cơ thể nhân vật có cùng hòa sắc với mảng trang trí tạo sự hài hòa êm mắt
Cách sử dụng hòa sắc vàng sang trọng trong bức tranh Chân dung Adele
Bloch-Bauer I, hay hòa sắc lạnh trong Sự sống và cái chết là ví dụ điển hình Sự cân
bằng về màu sắc đã gắn kết tổng thể tác phẩm
Ngay từ giai đoạn hình thành phong cách nghệ thuật, Klimt đã chú ý tớikhả năng tạo hiệu quả thị giác của lá vàng, bạc trong trang trí Một số tác phẩm
mang tính sử thi, huyền thoại như Pallas Athene hay Judith I đều thành công với
việc tạo chất và thể hiện được chất cổ điển của nhân vật bằng hình thức mới.Họa sĩ dùng sắc vàng kim loại để nhấn mạnh vẻ đẹp quí phái sang trọng cho
Chân dung Adele Bloch-Bauer I Không chỉ thể hiện sự lộng lẫy giàu sang, ánh
vàng kim còn biểu thị cho sự vĩnh cửu trong Nụ hôn Lá vàng có tính phản
quang, có ánh kim, rất thu hút thị giác khiến tạo chất của tác phẩm thêm phongphú, làm gia tăng giá trị thẩm mỹ và giá trị nghệ thuật
Trong các tác phẩm của Gustav Klimt, màu sắc của họa tiết trang trí luônrực rỡ, táo bạo khác với kiểu màu thể hiện chất da thịt trên nhân vật Họa tiếtkhông chỉ đa dạng về hình thức mà còn phong phú về hình thái màu Điều nàykhiến tranh của ông luôn có sức cuốn hút đặc biệt
2.2 Hiệu quả tạo hình từ tính trang trí.
2.2.1 Hiệu quả thẩm mỹ.
Những tạo hình trang trí rất đa dạng và giàu biểu cảm là thành phần quantrọng làm nên vẻ đẹp độc đáo trong tranh của Gustav Klimt Chúng gây được ấntượng mạnh mẽ bởi sự kết hợp táo bạo mà tinh tế với hình thể con người gợicảm Các chi tiết trang trí đóng vai trò làm đẹp nhưng cũng ẩn dụ nhiều tầng ýnghĩa, khiến người xem thích thú tìm hiểu