1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nguyên nhân và quá trình chuyển biến hệ tư tưởng thời Trần sang thời Lê sơ

37 584 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 146 KB

Nội dung

Bài điều kiện chuyên đề lịch sử Việt Nam 2 Hoàng Thị Nga- K54CLC 1. MỞ ĐẦU Sau chiến thắng Bạch Đằng vĩ đại năm 938, dân tộc Việt Nam đã thực sự được giải phóng khỏi ách thống trị lâu dài và tàn bạo của bọn phong kiến phương Bắc. Nhân dân cả nước vô cùng hào hứng phấn khởi và tỏ ra quyết tâm giữ vững nền độc lập dân tộc và chủ quyền của đất nước. Nhưng suốt từ năm 938 cho đến hết thế kỉ X, dân tộc ta đã trải qua thời kì chiến tranh chống giặc ngoại xâm, đồng thời ổn định trật tự xã hội và thực hiện thống nhất quốc gia. Phải bước vào thời kỳ Lý- Trần, một thời kỳ lịch sử kéo dài suốt từ thế kỷ XI cho đến gần hết thế kỷ XIV và đặc biệt đến thời Lê sơ, nước ta mới có sự phát triển thật mạnh mẽ về các mặt kinh tế, chính trị và văn hóa và do đó đạt được những kỳ tích huy hoàng trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Cả thời kỳ lịch sử sôi nổi và tưng bừng thắng lợi ấy ít nhiều đã phản ánh vào trong lĩnh vực tư tưởng, trong quan niệm của tầng lớp trí thức của thời đại. Trong đó những hoạt động chính trị, những cuộc chiến tranh giữ nước với những thành tích rõ rệt của nó đã có những tiếng vang đáng chú ý hơn cả. Vì vậy trên vũ đài tư tưởng, chính trị của nước ta hồi đó chỉ có tư tưởng chính trị là chủ đạo. Và tư tưởng chính trị của các triều đại trên lại ảnh hưởng rõ nét của hiện tượng giao thoa văn hóa giữa nhà nước Đại Việt và các nước láng giềng, đặc biệt là ảnh hưởng của nền văn hóa lâu đời Trung Quốc. Ở đây, đã có sự mô phỏng về một thể chế chính trị, nhưng là một sự mô phỏng đã được đẽo gọt về quy mô và gạn lọc vè lịch sử. Mô hình lí tưởng về một nhà nước quân chủ phương Đông, dựa theo thuyết thiên- địa- vạn vật nhất thể, thuyết minh cho sự hài hòa giữa cơ cấu của một vũ trụ vĩ mô với một vĩ trụ vi mô đã được 1 Bài điều kiện chuyên đề lịch sử Việt Nam 2 Hoàng Thị Nga- K54CLC thích ứng với những điều kiện cụ thể của Việt Nam. Cũng cần phải nói rằng, trong quá trình tiếp thu đó, những nguyên lí và thiết chế mang tính nguyên thủy, khởi nguồn, có dáng hình uyển chuyển và giản dị của những triều đại cổ xưa thường được dễ dàng chấp nhận, so với những thể chế cồng kềnh, phức tạp, mang tính xơ cứng quan liêu của triều đại trung Quốc sau này. Thêm vào đó, ảnh hưởng của các nền văn hóa Nam Á cũng đã xâm nhập trên một mức độ nhất định vào các tầng lớp, nhất là các tầng lớp quần chúng nhân dân. Bao trùm lên đó, ảnh hưởng của Phật giáo đại thừa với hạt nhân đạo đức là tư tưởng từ bi, bác ái, cũng đã in dấu đậm nét vào đời sống chính trị xã hội. Phần nào đó, nó cũng làm giảm đi tính chất gay gắt, khắc nghiệt của thể chế quan liêu và hệ thống đẳng cấp phương Bắc, khi được du nhập vào Việt Nam. Như vậy có thể nói yếu tố tư tưởng có tác động và ảnh hưởng lớn đến việc hình thành thể chế chính trị, cấu trúc xã hội của một triều đại. Vậy ở nước ta, các triều đại Lý, Trần, Lê sơ- là những triều đại phong kiến quan trọng trong tiến trình lịch sử đã chịu ảnh hưởng của dòng tư tưởng nào? Hay nói cách khác hệ tư tưởng nào chi phối các triều đại trên? Tìm hiểu về vấn đề này sẽ giúp chúng ta hiểu bản chất, cái cốt lõi tạo nên đặc điểm của các triều đại này. Và tất nhiên, khi so sánh về hai thời kỳ Lí- Trần và Lê sơ, chúng ta không thể không đề cập tới sự khác biệt trong tư tưởng của hai thời kì và đó là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự khác nhau về chất của hai thời kì. 2 Bài điều kiện chuyên đề lịch sử Việt Nam 2 Hoàng Thị Nga- K54CLC NỘI DUNG Chương I. Một vài nét về khái quát tư tưởng thời Trần và Lê sơ 1. Lý luận chung 2. Vài nét về tư tưởng thời Trần và thời Lê sơ 2.1. Thời Trần Trong thời Lý- Trần, Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo đều là những hiện tượng nổi bật trên kiến trúc thượng tầng của xã hội nước ta. Lúc bấy giờ, Phật giáo bước vào thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của nó trong lịch sử Việt Nam và có ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của đời sống. Đồng thời Đạo giáo và những tín ngưỡng dị đoan cũng lan tràn khắp mọi nơi. Còn Nho giáo thì được nhà nước phong kiến trọng dụng từ thời Lý và đặc biệt phát triển mạnh vào cuối thời Trần. Những hiện thượng tinh thần ấy dù xuất xứ ở nước ngoài và thâm nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc nhưng trong thời Lý- Trần vẫn là một lực lượng chi phối thế giới quan của mọi người nhất là giai cấp thống trị. Cho nên, nó không khỏi để lại những dấu ấn trong lĩnh vực tư tưởng chính trị và xã hội bấy giờ. Phật giáo: Ảnh hưởng của Phật giáo trong lĩnh vực hoạt động chính trị thời Lý- Trần biểu hiện rõ rệt nhất ở việc tham gia chính sự của các nhà sư. Sư Vạn hạnh là người có vai trò lớn trong việc đưa Lý Công Uẩn lên ngôi vua, lập ra nhà Lý. Sư Đa Bảo cũng được Lý Thái Tổ mời đến triều đình tham gia “quyết định chính sự”. Các thiền sư Viên Thông, Nguyễn Thường…đã nhiều lần can gián và bày tỏ 3 Bài điều kiện chuyên đề lịch sử Việt Nam 2 Hoàng Thị Nga- K54CLC chính kiến với nhà vua. Những hoạt động của nhà sư đã khẳng định sự có mặt của các đại biểu tín đồ Phật giáo trên vũ đài chính trị lúc đương thời. Nhưng phải chăng sự tham chính của một số thiền sư có tên tuổi đã chứng tỏ được ảnh hưởng sâu đậm của Phật giáo đối với sự phát triển của tư tưởng chính trị và xã hội thời Lý- Trần ? Các nhà sư thời Lý như: Vạn Hạnh, Viên Thông, Nguyễn Thường khi giải đáp những vấn đề chính trị không còn vận dụng đến giáo Lí của Phật giáo như giai đoạn trước. Họ có cái khẩu khí của một nhà chính trị thế tục hơn là một kẻ tu hành. Vạn Hạnh đã phải sử dụng sấm vĩ như là cơ sở cho những chủ trương chính trị của mình. Lẽ dĩ nhiên, thuật sấm vĩ có liên hệ với những yếu tố Phật giáo trong con người Vạn Hạnh. Nhưng đó vẫn chủ yếu là thứ sấm vĩ có tính chất hiện tượng học của người Trung Quốc. Tiếp đến Viên Thông quốc sư đã trình bày một loạt chính kiến của mình với Lý Thần Tông. Nhưng kiến giải về đạo trị nước của ông không hề có dấu vết của triết lí Phật giáo mà trái lại dựa trên nền tảng những nguyên lí cơ bản của Nho học như nguyên lí tiến cử người hiền, dùng người quân tử, nguyên lí tu kỷ trị nhân và đức trị…Tăng phó Nguyễn Thường khi can gián Lý Cao Tông đã nêu ra một quan điểm chính trị hết sức thực tế nhuộm màu sắc của Nho giáo. Ông coi việc yên dân và một nền chính sự tốt đẹp là gốc cho âm nhạc. Ở đây ông không hề vận dụng giáo lí của Phật giáo vào việc can gián này. Ảnh hưởng của Phật giáo đối với chính kiến của các nhà sư chỉ dừng lại ở mức độ như vậy. Mà các chính kiến của các nhà sư lại không phải là những dòng tư tưởng tiêu biểu nhất cho thời đại. Còn những ánh thơ văn mang tư tưởng chính trị lớn đương thời như: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Tựa Vạn Kiếp tông bí truyền thư…thì 4 Bài điều kiện chuyên đề lịch sử Việt Nam 2 Hoàng Thị Nga- K54CLC hoàn toàn xa lạ với đạo Phật mặc dù một số tác giả của những chính luận này lại rất sùng đạo Phật như: Lý Công Uẩn. Tuy vậy, Phật giáo đã để lại những dấu ấn rõ rệt trong quan niệm và tình cảm về đạo đức thời Lý- Trần. Thái độ từ, bi, hỷ, xả và sự tu dưỡng về thập thiện và ngũ giới mà Phật giáo đòi hỏi ở mỗi người Phật tử không khỏi có liên hệ với tình cảm xót thương những nỗi đau khổ, cực nhọc của dân chúng và những khái niệm đạo đức đương thời như khoa hòa, nhân từ, phúc huệ. Vua Lý Thái Tông khoan hồng cho những hoàng tử có hành động cướp ngôi, Vua Lý Thánh Tông thương xót cho những người bị cầm tù…là những bằng chứng khẳng định điều đó. Nhưng và thế kỷ XIV, ảnh hưởng của Phật giáo ngày càng giảm sút, ảnh hưởng của Nho giáo ngày càng lớn mạnh. Nho giáo: Ở thời Lý, giới Nho sĩ ở nước ta bắt đầu xuất hiện nhưng chưa trở thành một tầng lớp đông đảo, một lực lượng xã hội đáng kể. Thế nhưng do nhu cầu phát triển của lý luận chính trị và pháp quyền, nhu cầu củng cố nhà nước và trật tự của xã hội phong kiến mà Nho học đã thực sự đi vào lĩnh vực tư tưởng chính trị ngay một vững chắc. Trong Chiếu dời đô, Lý Công Uẩn đã lấy mệnh trời làm căn cứ, lấy thời Tam đại Thương Chu làm khuôn mẫu cho công việc dời đô. Đó là một quan điểm Nho học. Tiếp đó, một loạt các văn kiện chính trị khác của triều Lý như: Chiếu miễn thuế, Chiếu truyền ngôi…thường nêu ra những quan điểm và đường lối chính trị dựa trên cơ sở vận dụng Nho giáo. 5 Bài điều kiện chuyên đề lịch sử Việt Nam 2 Hoàng Thị Nga- K54CLC Bước sang thời Trần, với sự phát triển của giáo dục và khoa cử theo Nho học, tầng lớp Nho sĩ ngày càng được bổ sung và thực sự trở nên đông đảo vào thế kỷ XIV. Ảnh hưởng của Nho giáo trong lĩnh vực tư tưởng chính trị và xã hội thời Lý- Trần biểu hiện rõ rệt nhất ở những vấn đề: trung, hiếu, đức trị, thần quyền…Đó là những vấn đề thích hợp với hoàn cảnh mà chế độ phong kiến và nhà nước quân chủ chuyên chế ở nước ta lúc đương thời đang đi vào thế ổn định phát triển và đứng vững trước mọi thử thách của những cuộc chiến tranh giữ nước. Có thể nói, Nho giáo thâm nhập vào lĩnh vực tư tưởng, chính trị, xã hội nước ta tương đối sớm so với các lĩnh vực khác. Sự xâm nhập này đã đạt tới mức khá thuần thục mà về các mặt khác như: phong tục, nếp sống và tâm lí hãy còn chưa tuân thủ những quy phạm của Nho giáo một cách triệt để. Ví dụ, việc lập hoàng tử, hoàng hậu, việc hiếu, việc hỉ…ở trong cung triều Lý và triều Trần đều bị các nhà Nho ở thế kỷ XIV và các thế kỷ sau phê phán. Sự xâm nhập này theo xu thế ngày càng tăng lên và đã giành được ưu thế tuyệt đối ở thế kỷ XIV với sự hình thành một đội ngũ đông đảo các nhà Nho và sự công kích của các Nho sĩ vào đạo Phật. Đồng thời, nó cũng bắt đầu gây ra bệnh dập khuôn xa lạ với truyền thống độc lập suy nghĩ của dân tộc ta. Cho nên, Vua Trần Nghệ Tông đã phải lên tiếng phản đối bọn Nho sĩ: “Triều trước dựng nước tự có pháp độ, không theo chế độ nhà Tống, là vì Nam Bắc đều chủ nước mình, không phải noi nhau. Khoảng năm Đại Trị kẻ học trò mặt trắng được dùng, không hiểu ý sâu xa của sự lập pháp, đem phép cũ của tổ tông thay đổi theo tục của phương Bắc cả, như về y phục nhạc chương không thể kể hết”. 6 Bài điều kiện chuyên đề lịch sử Việt Nam 2 Hoàng Thị Nga- K54CLC Đạo giáo: Thực ra trên lĩnh vực tư tưởng chính trị và xã hội thời Lý- Trần không có dấu vết rõ ràng của Đạo giáo. Ở nước ta lúc bấy giờ, Đạo giáo chủ yếu tác động vào tín ngưỡng, nếp sống của nhân dân và hòa lẫn vào trong những mê tín dị đoan ấy. Bao nhiêu những khái niệm của Đạo giáo đã từng thịnh hành trên vũ đài tư tưởng Trung Quốc như khái niệm: “huyền”, “đạo”, “nhất”, “nguyên khí”…hầu như vắng bóng trên vòm trời tư tưởng ở nước ta thời Lý- Trần. 2.2. Thời Lê sơ Nho giáo: Từ cuối thời Trần, Nho giáo đã dần dần lấn át Phật giáo. Cho đến đầu Lê sơ, các vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông dù đã cố gắng để đưa Nho giáo thâm nhập vào đời sống xã hội nhưng văn hóa Nho giáo vẫn chưa thực sự chi phối các tập quán, lối sống của nhân dân, còn trong tầng lớp cầm quyền, ngay ở triều đình, nho thuật, nho sĩ chưa được sùng thượng. Bài Trung Hưng ký mà sách Đại Việt sử ký toàn thư dẫn lại đã cho thấy điều đó. Phải đến thời Lê Thánh Tông, ông mới chủ trương và kiên quyết dùng Nho giáo để thống nhất về mặt tư tưởng trong phạm vi cả nước, đưa nó lên địa vị độc tôn và ngự trị trong các thể chế của nhà nước. Ông nhận thấy chỉ có Nho giáo mới có thể củng cố được bộ máy nhà nước tập quyền quan liêu, củng cố nền thống nhất của một xã hội nông nghiệp lúa nước. Nói cách khác, một nền thống nhất quốc gia, một sự ổn định xã hội và một nhà nước tập quyền dựa trên cơ sở kinh tế nông nghiệp thì phải dựa vào các biện pháp quản lí hành chính mà Nho giáo là “bệ đỡ tinh thần”, bởi tính hữu hiệu của nó hơn hẳn Phật giáo và Đạo giáo. Trong nhiều kì thi đình, Lê Thánh Tông đã nêu vấn đề dùng Nho thuật để cai trị thiên hạ cho các sĩ tử 7 Bài điều kiện chuyên đề lịch sử Việt Nam 2 Hoàng Thị Nga- K54CLC trả lời. Chẳng hạn, trong Văn sách đình đối của Trạng nguyên Vũ Tuấn Chiêu (1475) viết: “Trị nước lấy Nho thuật làm đầu, trí trị lấy dùng Nho làm gốc. Phàm đạo đức, nhân, nghĩa, lễ, nhạc, hành chính đều là Nho thuật cả. Lớn lao thay Nho thuật ! Có thể dùng làm chuẩn đích giúp đời nuôi dân…Công dụng lớn như vậy thì phàm bậc trị thiên hạ quốc gia, ai có thể bỏ qua không dùng”. Đồng thời, để đưa Nho giáo lên địa vị thống trị tuyệt đối, Lê Thánh Tông đã thi hành một loạt các biện pháp tổng hợp: Trước hết, Lê Thánh Tông tăng cường giáo dục Nho học và khoa cử Nho học. Quốc Tử Giám và Văn Miếu được tu bổ, chỉnh trang, trong đó đáng lưu ý nhất là việc sửa nhà Thái học vào tháng giêng năm 1483, trở thành nơi thờ tự ông tổ đạo Nho mà còn là một học cung, học đường thật sự kính trọng, nơi lưu giữ và đề cao tên tuổi những người có trình độ Nho học uyên thâm của đất nước. Thứ hai, Lê Thánh Tông cho đặt chức Ngũ kinh bác sĩ nhằm dạy Ngũ kinh, mỗi viên bác sĩ chuyên nghiên cứu một kinh để dạy học trò. Ngoài ra, ông còn cho truy lập bia tiến sĩ: bia tiến sĩ được lập đầu tiên vào năm Nhâm Tuất (1442), đến năm 1484, ông lệnh cho Thượng thư bộ Lễ Quách Đình Bảo truy tìm, biên soạn, họ tên, khoa thi những người đỗ tiến sĩ của 9 khoa thi từ 1442 đến 1484 để khắc bia đá. Mặt khác, ông tổ chức tuyên truyền Nho giáo một cách có hệ thống. Lê Thánh Tông là người đầu tiên ban hành 24 điều giáo huấn xuống làng xã vào năm 1470, với nội dung và mục đích củng cố trật tự gia đình, tông tộc, làng xóm theo lễ, nghĩa, trung, hiếu, tam tòng, 8 Bài điều kiện chuyên đề lịch sử Việt Nam 2 Hoàng Thị Nga- K54CLC duy tì các tuần phong mĩ tục. Hàng năm, vào các ngày lệ tiệc của làng, xã trưởng cùng những người có Nho học, có đức hạnh tập trung giảng giải 24 điều này. Năm 1491, Lê Thánh Tông còn cho dựng đình Quảng Văn ở ngoài cửa Đại Hưng làm nơi treo những pháp lệnh về chính sự. Phật giáo, Đạo giáo: Dưới thời Lê Thái Tổ, Thái Tông và Nhân Tông, Phật giáo và Đạo giáo tuy không được khuyến khích phát triển nhưng vẫn tồn tại ở mức độ đáng kể, có ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hóa- tinh thần, không chỉ trong dân gian mà cả trong một bộ phận quan lại, thậm chí cả trong đời sống cung đình. Điển hình như ngày 1 tháng 4 năm 1434, vua sai các quan rước Phật từ chùa Pháp Vân ở Cát Châu về Thăng Long để đảo vũ, hay tháng 6/ 1448, vua Lê Nhân Tông xuống chiếu cho các quan văn võ trai giới đến chùa Báo Ân trong cung Cảnh Linh để đảo vũ, vua đích thân đến lạy. Nhưng đến thời Lê Thánh Tông, Phật giáo và Đạo giáo không được khuyến khích mà bắt đầu bị hạn chế qua một loạt các lệnh chỉ. Tháng 3/ 1470, ra lệnh cấm những người không phải sư tăng gọt tóc. Tháng 4/ 1484, ra lệnh định lệ cung ứng cho các quan sĩ, tăng sĩ di đảo vũ. Tư tưởng chính trị Nho giáo, khuyến khích Nho giáo, hạn chế Phật giáo và Đạo giáo của ông còn biểu hiện qua việc vua không dùng những người tuy có ảnh hưởng sâu nặng của Nho giáo nhưng lại có hơi hướng gắn với Phật giáo, Đạo giáo. Điển hình trường hợp này là Lương Thế Vinh. Gần 30 năm làm quan, chức cao nhất của ông chỉ là Chưởng Hàn lâm viện sự tương đương với Lễ bộ thị lang. Sở dĩ như vậy vì Lương Thế Vinh có những điểm khác biệt, thậm chí đối nghịch với Lê Thánh Tông. Vua bài Phật thì ông viết Bài ký về 9 Bài điều kiện chuyên đề lịch sử Việt Nam 2 Hoàng Thị Nga- K54CLC chùa Diên Hựu, Vua thích văn học thì ông lại viết Đại thành toán pháp và bài thơ Nôm Khuyên học toán… Sở dĩ Lê Thánh Tông bắt đầu hạn chế Phật giáo và Đạo giáo vì ông cho rằng giáo lí của hai đạo này hết thảy đều mê lừa dân, che lấp nhân nghĩa, cái hại của nó không thể kể xiết mà lòng người thì rất ham, rất tin, trong khi đạo của Thánh nhân (tức Nho giáo), lớn thì tam cương, ngũ thường, nhỏ thì tiết văn độ số đều thiết thực trong cuộc sống hàng ngày, vì thế điều cốt yếu làm nên thịnh trị không ngoài việc làm sáng tỏ đạo thánh, chính đính nhân tâm, trừ dị đoan, bỏ việc xấu, làm việc tốt…như nội dung các bài văn sách đình đối của các tiến sĩ thời Lê Thánh Tông đã chỉ ra. Chương II: Nguyên nhân và quá trình chuyển biến hệ tư tưởng thời Trần sang thời Lê sơ 1. Nguyên nhân của sự chuyển biến tư tưởng thời Trần sang thời Lê sơ 1.1. Do nhu cầu xây dựng và tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến tập quyền Sự chuyển biến từ hệ tư tưởng thời Trần sang thời Lê sơ hoàn toàn không phải là hiện tượng ngẫu nhiên. Bởi vì nó có sự liên hệ với những nhu cầu của xã hội nước ta lúc đương thời. những nhu cầu này không phải chỉ tồn tại ở thế kỷ XV mà đã sớm xuất hiện từ trước đó. Trong những nhu cầu đó đáng kể trước hết là nhu cầu xây dựng và tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến trung ương tập quyền lớn mạnh và nhu cầu củng cố trật tự đã ổn định của xã hội phong kiến. Ngay từ sau chiến thắng Bạch Đằng vĩ đại ở thế kỷ X, việc xây dựng một nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đã tỏ ra cần 10 [...]... lọc và cải biến cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh nước ta Như thế, cũng dễ hiểu khi ở một triều đại cả ba luồng tư tưởng này vẫn dung hòa được với nhau hay ở triều đại khác một luồng tư tưởng nào đó được đưa lên vị trí độc tôn, tất cả đều xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đất nước, cũng như quá trình phát triển tự thân của nó Tìm hiểu về sự khác biệt trong tư tưởng thời Lý- Trần và thời Lê. .. cao tư tưởng pháp trị của Lê Thánh Tông không thể không nói đến thái độ nghiêm khắc của nhà vua đối những hành vi phạm pháp của quan lại như vụ: Nguyến Đình Mỹ, Trịnh Công Đán, Lương Như Hộc… Như vậy, tư tưởng của hai thời kỳ khác nhau dẫn đến tính chất nhà nước cũng như niệp pháp cai trị đất nước cũng khác nhau giữa hai thời Lý- Trần và thời Lê sơ Điều này cho thấy vai trò quan trọng của yếu tố tư tưởng. .. lĩnh vực chính trị 2.3 Trên lĩnh vực xã hội III Hệ quả Do sự khác nhau về tư tưởng giữa hai thời Lý- Trần và thời Lê sơ nên dẫn đến sự khác nhau trong tính chất nhà nước và trong biện pháp cai trị đất nước 1 Sự khác nhau trong tính chất nhà nước 14 Bài điều kiện chuyên đề lịch sử Việt Nam 2 Hoàng Thị Nga- K54CLC Nhà nước thời Lý- Trần và nhà nước thời Lê sơ đều là nhà nước quân chủ phong kiến trung ương... THAM KHẢO 1 Nguyễn Duy Hinh, Hệ tư tưởng Lý”, NCLS số 1/1986 2 Nguyễn Duy Hinh, Hệ tư tưởng Trần , NCLS số 4/1986 3 Nguyễn Duy Hinh, “Kinh tế- xã hội Lý Trần , NCLS số 4/1996 4 Nguyễn Tài Thư, “Nho học và nho học ở Việt Nam – một số vấn đề lí luận và thực tiễn”, Viện triết học, HN, 1997 5 Tập bài giảng “Lịch sử tư tưởng Việt Nam”, Phân biện báo trí và tuyên truyền 6 Trần Bá Đệ (cb), “Một số chuyên... Về vấn đề tư tưởng nào chi phối các triều đại phong kiến Việt Nam thì rất khó để đưa ra kết luận rõ ràng Bởi thực tế, các luồng tư tưởng tồn tại ở Việt Nam thời Lý- Trần và Lê sơ đều hầu hết là tư tưởng ngoại lai như: Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo Vì vậy, một khi 19 Bài điều kiện chuyên đề lịch sử Việt Nam 2 Hoàng Thị Nga- K54CLC nó tồn tại được ở nước ta chứng tỏ nó đã phải trải qua một quá trình đấu... “Hoàng triều đại điển và hình thư” năm 1341, thể hiện quan điểm dùng pháp luật để bảo vệ sự tồn tại của nhà nước phong kiến… Thời Lê sơ, biệp pháp trị nước ở đây chúng ta thấy nổi bật lên đó là đề cao tư tưởng pháp trị và thể chế hóa lễ trị Lê Thánh Tông chủ trương giáo dục con người theo nguyên tắc của Nho giáo, chủ trương dùng lễ, nghĩa để ràng buộc con người vào triều đình và chế độ, chủ trương... cao đức trị, đồng thời cũng quan tâm đến luật pháp để cai trị đất nước Để củng cố và phát triển đất nước, các đại biểu tư tưởng phong kiến quan tâm tới vấn đề quân quyền, củng cố quyền lực tối cao của nhà vua Thời Đinh- Lê, quan niệm về đạo trị nước chịu ảnh hưởng 17 Bài điều kiện chuyên đề lịch sử Việt Nam 2 Hoàng Thị Nga- K54CLC của Phật và Lão- Trang Sang thời Lý- Trần, Phật giáo và sau là Nho giáo... người sung vào bộ máy quan liêu Tư tưởng trọng giáo dục và khoa cử Nho học của Lê Thánh Tông còn thể hiện trong nội dung thi, nhất là ở kì thi đình Các chế sách đình đối trong các khoa thi thời kỳ này đều theo quan điểm Nho giáo Tinh thần nhất quán trong khoa cử là các vấn đề chính sự, tìm nhân tài quản lý đất nước và đề xuất các giải pháp cai trị đất nước Với chủ trương khuyến khích Nho học và một chế... một lúc Lê Thánh Tông đã đạt được hai mục tiêu: thứ nhất, tuyển chọn những người ưu tú cho bộ máy nhà nước, thực hiện chuyển giao quyền lực từ quý tộc sang quan liêu nho sĩ, thứ hai, đưa Nho giáo thâm nhập sâu vào xã hội, khẳng định đây là thời kỳ nhà nước gắn với sự cai trị của các quan văn và tuân theo những tư tưởng chính trị Nho giáo 2 Sự khác nhau trong biện pháp cai trị đất nước Thời Lý- Trần, ... tre xanh trong khi nó vươn lên chiếm địa vị độc tôn trong toàn bộ xã hội 1.2 Do nhu cầu phát triển văn hóa và giáo dục Với sự phát triển của chế độ phong kiến trung ương tập quyền, việc bổ dụng quan lại bằng hai con đường “nhiệm tử” và “thủ sĩ” không đủ mà cần pơhair bổ sung vào đó một phương thức đào tạo và tuyển dụng 2 Quá trình chuyển biến từ nhà nước quân chủ quý tộc sang quân chủ quan liêu 2.1 . tư tư ng thời Trần sang thời Lê sơ 1. Nguyên nhân của sự chuyển biến tư tưởng thời Trần sang thời Lê sơ 1.1. Do nhu cầu xây dựng và tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến tập quyền Sự chuyển biến. hai thời kì. 2 Bài điều kiện chuyên đề lịch sử Việt Nam 2 Hoàng Thị Nga- K54CLC NỘI DUNG Chương I. Một vài nét về khái quát tư tưởng thời Trần và Lê sơ 1. Lý luận chung 2. Vài nét về tư tưởng thời. vũ đài tư tưởng Trung Quốc như khái niệm: “huyền”, “đạo”, “nhất”, nguyên khí”…hầu như vắng bóng trên vòm trời tư tưởng ở nước ta thời Lý- Trần. 2.2. Thời Lê sơ Nho giáo: Từ cuối thời Trần,

Ngày đăng: 23/04/2015, 11:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w