nguyên nhân và ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài cơ sở cho việc điều chỉnh chính sách tại tỉnh thanh hóa, việt nam

27 616 0
nguyên nhân và ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài cơ sở cho việc điều chỉnh chính sách tại tỉnh thanh hóa, việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ĐẠI HỌC TỔNG HỢP NAM LUZON Cộng hòa Philippin LÊ HOẰNG BÁ HUYỀN NGUYÊN NHÂN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI: CƠ SỞ CHO VIỆC ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH TẠI TỈNH THANH HÓA, VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH THÁNG 8, 2013 0 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 1. Lê Hoằng Bá Huyền, “Huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế – xã hội miền Tây Thanh Hoá”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Đại học Kinh tế quốc dân, số đặc san tháng 5/2009, tr.44-46. 2. Lê Hoằng Bá Huyền, “Một số giải pháp đẩy nhanh quyết toán các công trình XDCB hoàn thành thuộc chương trình 135 trên địa bàn huyện Bá Thước”, Nội San Kinh tế - QTKD, Cao Đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh, tháng 11/2009, tr22-26. 3. Lê Hoằng Bá Huyền, “Hoàn thiện quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB thuộc chưong trình 135 trên địa bàn huyện Bá Thước”, Tạp chí khoa học, Đại học Hồng Đức, số 4, tháng 4/2010 , tr.96-102. 4. Lê Hoằng Bá Huyền, “Phát triển du lịch văn hoá – sinh thái tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông tỉnh Thanh Hoá”, Tạp chí khoa học, Đại học Hồng Đức, số 7 tháng 3/2011, tr114-119. 5. Lê Hoằng Bá Huyền, Lê Quang Huy, “Một số ý kiến về quản lý tài chính đối với chương trình 30a trên địa bàn huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Đại học Kinh tế quốc dân, số 182(II) tháng 8/2012, tr.38-43. 6. Lê Hoằng Bá Huyền, Nguyễn Thị Thanh Xuân, “Một số giải pháp chủ yếu góp phần thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thanh Hoá”, Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, số tháng 9/2012, tr 160-165. 7. Lê Hoằng Bá Huyền, Nguyễn Thị Thu Phương, Nguyễn Thu Hương, “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Đại học Kinh tế quốc dân, số 188(II) tháng 2/2013, tr.76-81. 8. Nguyễn Thị Thu Phương, Lê Hoằng Bá Huyền, Nguyễn Thu Hương, “Tăng cường vai trò của kiểm toán nội bộ để hạn chế rũi ro đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thanh Hóa”, Tạp chí Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Số 87 tháng 3/2013. tr 33 – 37. 9. Lê Hoằng Bá Huyền, Trần Đại Nghĩa “Xác định nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thanh Hóa”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Đại học Kinh tế quốc dân, số 190(II) tháng 4/2013, tr.34-39. 1 CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Luật sữa đổi Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 đã cụ thể hóa việc phân cấp quyền lực cho chính quyền địa phương một cach mạnh mẽ hơn. Theo đó, mỗi tỉnh có nhiều quyền lực hơn, chủ động hơn trong việc xây dựng chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Cụ thể như: cấp giấy phép đầu tư, cho thuê đất, cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu và tuyển dụng lao động. Những chính sách này, một mặt cho phép chính quyền địa phương phát huy tính sáng tạo, chủ động nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài nhiều hơn. Mặt khác, nó cũng góp phần vào việc xây dựng, hoàn thiện các quy định của chính quyền cấp tỉnh cho phù hợp với quy định chung của quốc gia. Trong thực tế, các nhà đầu tư nước ngoài có thể gặp rất nhiều trở ngại trong quá trình tìm kiếm cơ hội đầu tư như tệ tham nhũng, thủ tục hành chính phiền hà, phương thức nhập khẩu và việc lựa chọn địa điểm. Trong bối cảnh đó, các nhà đầu tư nước ngoài luôn phải xem xét nhiều yếu tố khi đầu tư vào Việt Nam để làm sao các doanh của họ có thể tận dụng lợi thế và hạn chế nhược điểm trong kinh doanh. Để thu hút các nhà đầu tư vào Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư như: Ban hành các chính sách ưu đãi đầu tư cũng như cải thiện thủ tục hành chính. Qua nhiều lần hoàn thiện, sữa đổi cơ chế chính sách và môi trường đầu tư của tỉnh đã được cải thiện đáng kể. Với quan điểm: không hạn chế về quy mô lẫn số lượng các dự án, dựa trên Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp, Thanh Hóa đang tiếp tục rà soát và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách ưu đãi và làm cho nó thuận tiện hơn cho các nhà đầu tư. Những cơ chế, chính sách của tỉnh Thanh Hóa tập trung trên các lĩnh vực như cải thiện và đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo cơ chế, chính sách thông thoáng và hấp dẫn, kêu gọi đầu tư, phát huy sáng tạo trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội thiết yếu, phát huy lợi thế nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng nhân lực nguồn lực để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của nhà đầu tư. Nghị quyết 02/NQ-TU ngày 27/6/2011 của tỉnh ủy Thanh Hóa về cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh trong giai đoạn 2011-2015 đã tập trung vào việc thực hiện công tác giải phóng mặt bằng để đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh doanh, minh bạch thông tin cho doanh nghiệp. Với những chính sách trên tính đến năm 2012 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 41 dự án đầu tư liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký 6.952 triệu USD. 2 Những kết quả trên là rất đáng khích lệ nhưng so với tiềm năng và lợi thế của tỉnh Thanh Hóa vẫn còn hạn chế. Số lượng và quy mô các dự án đầu tư ở Thanh Hóa còn thấp. Thanh Hóa vẫn chưa phải là một trong những tỉnh đứng đầu về chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh trong thời gian qua. Do đó, việc năm bắt xu hướng FDI trong tỉnh Thanh Hóa và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư nước ngoài tại Thanh Hóa là rất cần thiết. Theo đó, có thể phân tích tác động của từng yếu tố đến thu hút đầu tư nước ngoài vào địa phương và phân tích tác động của FDI đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh Thanh Hóa. Trên cơ sở đó, chúng ta có thể xây dựng hệ thống các giải pháp về chính sách để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thanh Hóa nói riêng và Việt Nam nói chung. Trên thực tế đó, "Nguyên nhân và ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài: Cơ sở cho việc điều chỉnh chính sách ở Thanh Hóa, Việt Nam" đã được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1. Mô tả các xu hướng của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2001-2012. 2. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thanh Hóa. 3. Phân tích sự tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sựu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa. 4. Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tinh Thanh Hóa, Việt nam. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu: Nguyên nhân và ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một địa phương. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 1.3.2.1 Phạm vi không gian: - Đề tài được nghiên cứu trên phạm vi tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam. - Điều tra thực tế được tiến hành tại 41 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và 200 công chức nhà nước làm việc trong các cơ quản lý nhà nước liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài. 1.3.2.2 Phạm vi thời gian - Số liệu thư cấp: Thu thấp trong gian đoạn 2001 - 2012; 3 - Số liệu sơ cấp: Thu thập thông tin về đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nhà đầu tư nước ngoài và cơ quan quản lý nhà quản lý nhà nước liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thanh Hóa trong giai đoạn 2012 - 2013; - Các giải pháp được nghiên cứu đề xuất trong gian đoạn 2013 - 2020. 1.3.2.3 Phạm vi nội dung - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thanh Hóa. - Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tinh Thanh Hóa, Việt Nam. 1.4 Câu hỏi nghiên cứu 1. Những điều kiện hiện có về hạ tầng kỹ thuật của tỉnh Thanh Hóa là gì? 2. Các cơ chế, chính sách hiện hành của tỉnh Thanh Hóa liên quan đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài? 3. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đầu tư trực tiếp nước ngoài? 4. Sự khác biệt về nhận thức của các nhà đầu tư nước ngoài về những nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thanh Hóa? 5. Những chính sách ưu đãi gì có thể thực hiện để có thể thu hút các nhà đầu tư chuyển hướng đầu tư vào tỉnh Thanh Hóa? 1.5 Đóng góp mới của luận án (1) Luận án đã khái quát bức tranh tổng thể về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thanh Hóa giai đoạn 2001 – 2012. Đồng thời đã chỉ ra xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn này qua số lượng dự án, số vốn đăng ký và lĩnh vực đầu tư. (2) Là một trong những nghiên cứu đầu tiên tại Thanh Hóa về các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương này. Luận án đã xây dựng được mô hình các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thanh Hoá. Trên cơ sở điều tra các nhà đầu tư nước ngoài và sử dụng các phần mềm phân tích thống kê tác giả đã đánh giá được mức độ quan trọng của từng nhân tố và nhóm nhân tố trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương này. (3) Luận án cũng đã tổng kết, đánh giá ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với từng lĩnh vực như huy động vốn cho đầu tư phát triển, giải quyết việc làm, đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu nói riêng và đóng góp vào sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cầu kinh tế nói chung. 4 (4) Luận án đã luận giải những nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình tổ chức thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thanh Hóa. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đối với quá trình thực hiện đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dưới góc nhìn của cả nhà đầu tư nước ngoài và các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương liên quan đến hoạt động này. Đồng thời phân tích, luận giải nguyên nhân của thực trạng đó. (5) Tác giả đã đề xuất hệ thống gồm 7 nhóm giải pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thanh Hóa và nhằm phát huy vai trò của khu vực này trong việc đóng góp vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương. CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận chung về FDI và thu hút FDI 2.1.1 Khái niệm FDI FDI là hoạt động đầu tư do các tổ chức kinh tế, cá nhân ở quốc gia nào đó tự mình hoặc kết hợp với các tổ chức kinh tế, cá nhân của một nước khác tiến hành bỏ vốn bằng tiền hoặc tài sản vào nước này dưới một hình thức đầu tư nhất định. Họ tự mình hoặc cùng chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như kết quả kinh doanh căn cứ vào tỷ lệ nắm giữ quyền kiểm soát và sở hữu vốn. 2.1.2 Thu hút FDI - Thu hút FDI là những hoạt động nhằm vận động các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào một nước hoặc một địa phương (vùng, tỉnh) của nước sở tại. - Việc thu hút này phải gồm rất nhiều biện pháp và phải có những bước đi thích hợp cũng như có rất nhiều chủ thể tham gia vào quá trình đó, từ công việc của các cá nhân, các tổ chức, các doanh nghiệp, chính quyền địa phương và chính quyền trung ương. - Thu hút FDI có các hình thái chủ động và bị động. 2.1.3 Các hình thức FDI Theo Luật đầu tư của Việt Nam, có các hình thức đầu tư trực tiếp như sau: + Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài; + Doanh nghiệp liên doanh; 5 + Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT, PPP. 2.1.4 Những ảnh hưởng của FDI FDI có nhũng ảnh hưởng đến nền kinh tế dưới các góc độ sau: - FDI cung cấp nguồn vốn tăng ngân sách; - Ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng kinh tế; - FDI và công nghệ 2.1.5 Khái lược một số lý thuyết về thu hút FDI 2.5.1 Lý thuyết về lợi ích (lợi nhuận) biên Quốc gia nào mang lai lợi nhuận cận biên cao hơn sẽ thu được nhiều FDI. 2.5.2 Lý thuyết quyền lực thị trường 2.5.3 Lý thuyết chiết trung hay mô hình OLI (Ownership advantages – Locational advantages – Internalisation advantages) Lợi thế địa điểm hay lợi thế quốc gia, địa phương nhận đầu tư có ảnh hưởng đến thu hút và thực hiện FDI. Quốc gia nhận đầu tư có thể chủ động thay đổi lợi thế để có thể thu hút được nhiều hơn FDI. 2.5.4. Lý thuyết về các bước phát triển đầu tư 2.2 FDI and Motivation 2.3 Các nhân tố cơ bản thu hút vốn đầu tư nước ngoài 2.3.2 Nhóm nhân tố về sự ổn định chính trị và cơ chế chính sách - Sự ổn định chính trị - Cơ chế chính sách 2.3.2 Nhóm nhân tố về môi trường văn hoá xã hội 2.3.3 Nhóm nhân tố về tài chính 2.3.4 Nhóm nhân tố về kinh tế và thị trường - Nhân tố thị trường - Nhân tố lợi nhuận - Nhân tố về chi phí 2.3.5 Nhóm nhân tố về tài nguyên - Nguồn nhân lực - Tài nguyên thiên nhiên 2.3.6 Nhóm nhân tố về cơ sở hạ tầng 2.4 Tình hình nghiên cứu về FDI tại Việt Nam 6 Nội dung của các lĩnh vực nghiên cứu mà các tài liệu đã đề cập còn gây rất nhiều tranh luận, vì tiến trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đang tác động sâu rộng tới toàn thể nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới làm cho nhiều vấn đề phải nhìn nhận khác đi. Các công trình này đều xuất phát từ tính chủ động của nước sở tại, việc định hướng tác động đến phát triển kinh tế - xã hội ở tầm quốc gia mà còn ít đề cập đến tầm địa phương. Cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu đầy đủ và hệ thống về vấn các vấn đề như: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào Thanh Hoá, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổ chức thực hiện đầu tư FDI tại Thanh Hoá. Từ đó đưa ra bài học chính sách cho tỉnh Thanh Hoá cũng như là cơ sở để xây dựng chính sách cho cả nước. Do đó, luận án góp phần vận dụng những cơ sở lý luận để giải quyết những vấn đề thực tiễn quan trọng đối với FDI của tỉnh Thanh Hoá. 2.5. Các cơ chế, chính sách của tỉnh Thanh Hoá thu hút vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh - Về cơ chế chính sách khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá (Quy định tại Quyết định số 2541/ 2008/QĐ-UBND ngày 19/08/2008 ); - Chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng chợ, siêu thị, trung tâm thương mại (Quy định tại Quyết định số 4670 /2010/QĐ-UBND ngày 27/12/2010); - Chính sách hỗ trợ sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu (Quy định tại Quyết định số 2545/2009/QĐ-UBND ngày 6/8/2009); - Cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường (Quy định tại Quyết định số 4294/2011/QĐ-UBND ngày 21/12/2011 ); - Chính sách hỗ trợ đầu tư vào Khu kinh tế Nghi sơn và các Khu công nghiệp; CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Khung lý thuyết và xây dựng giả thuyết nghiên cứu Nghiên cứu này được tiến hành dựa trên khung lý thuyết rút ra từ mô hình chiết trung hay mô hình “OLI” được phát triển bởi Dunning. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng được nghiên cứu dựa trên lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn thị trường tiếp nhận đầu tư của tác giả Gilomre, O’s Donnel, Carson and Cummins 7 (2003). Theo đó, những nhóm nhân tố chính sau đây được tác giả xác định là ảnh hưởng đến việc thu hút FDI vào tỉnh Thanh Hóa. (1) Nhóm nhân tố về sự ổn định chính trị và cơ chế chính sách như là sự ổn định chính trị, ưu đãi về thuế quan của chính phủ, hình ảnh của địa phương và việc thực hiện thể chế bởi các nhà chức trách địa phương. (2) Nhóm nhân tố về môi trường văn hoá xã hội như là trình độ giáo dục, thái độ, niềm tin và giá trị; tôn giáo, truyền thống, ngôn ngữ và sự giao tiếp. (3) Nhóm nhân tố về kinh tế và thị trường , như là tăng trưởng kinh tế, ảnh hưởng của đầu tư trong nước, cơ sở hạ tầng, quy mô và tốc độ phát triển thị trường nội địa. (4) Nhóm nhân tố về tài chính như tỷ lệ lãi suất, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái, rũi ro tiền tệ có ảnh hưởng đến việc thu hút FDI. (5) Nhóm nhân tố về tài nguyên như là vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, vùng nguyên liệu, quy mô dân số, lực lượng lao động, chi phí và kỹ năng lao động ( 6 ) Nhóm nhân tố về cơ sở hạ tầng như là thông tin liên lạc, giao thông, sự phát triển công nghệ, sự phát triển các dịch vụ về pháp lý, kế toán… Sơ đồ 3.1. Mô hình nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm đầu tư Nhóm nhân tố về kinh tế Nhóm nhân tố về tài nguyên Factors Nhóm nhân tố về cơ sở hạ tầng Factors Nhóm nhân tố về sự ổn định chính trị và CCCS Nhóm nhân tố về môi trường văn hoá xã hội Quyết định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào một địa phương Nhóm nhân tố về các yếu tố tài chính 8 3.2. Xác định tổng thể và mẫu điều tra 3.2.1 Xác định tổng thể - Đối với các nhà đầu tư nước ngoài: Hiện tại có 41 doanhg nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại tỉnh Thanh Hóa. Do đó, tổng thể số lượng điều tra đối với các nhà đầu tư nước ngoài là 41. - Cán bộ chính quyền địa phương: Toàn bộ tổng thể viên chức trong các cơ quan thuộc chính quyền địa phương liên liên quan đến quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thanh Hóa là 100. Những người này làm việc trong các cơ quan như: UBND tỉnh Thanh Hóa, Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Công thương, Cục thuế Thanh Hóa, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trung tâm xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch Thanh Hóa, Ngân hàng nhà nước chi nhánh Thanh Hóa, Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Thanh Hóa và Chi nhánh phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam taị Thanh Hóa. 3.2.2 Xác định mẫu điều tra Mẫu điều tra được xác định bằng cách áp dụng công thức tinh mẫu điều tra của Slovin như sau: n = N / (1 + Ne 2 ) Trong đó n Mẫu điều tra N T ổng thể điều tra e 2 Sai số cho phép - Đối với các nhà đầu tư nước ngoài: Với tổng thể điều tra của nghiên cứu là 41 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (N = 41), e = 5% ( độ tin cậy ít nhất là 95%), Theo đó mẫu nghiên cứu được xác định như sau: n = 41/ {1 + 41 (0.05) 2 } n = 37 Vì vậy, quy mô mẫu được chọn là 37 doanh nghiệp FDI, khảo sát điều tra được tiến hành đối với 37 doanh nghiệp FDI đóng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa bằng cả hai hình thức thư điện tử và phỏng vấn trực tiếp. - Cán bộ chính quyền địa phương: với tổng thể điều tra của nghiên cứu là 100 cán bộ công chức ở các cơ quan quản lý nhà nước địa phương về FDI (N = 100), e = [...]... liệu: Sở kế hoạch & đầu tư tỉnh Thanh Hoá 4.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Thanh Hóa 4.2.1 Thống kê tầm quan trọng của các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Thanh Hóa 10 4.2.1.1 Nhóm nhân tố về sự ổn định chính trị và cơ chế chính sách (F1) Bảng 4.2 Mức độ quan trọng của nhóm nhân tố về sự ổn định chính trị và cơ chế... động tại Thanh Hóa giai đoạn 2001 – 2012 Việc điều tra, phỏng vấn các nhân viên làm việc trong các cơ quan nhà nước tỉnh Thanh Hóa được tiến hành như sau: Đầu tiên là phát phiếu điều tra tới nhân viên làm việc trong 12 Sở, ngành tỉnh Thanh Hóa liên quan đến quản lý hoạt động FDI, bao gồm: UBND tỉnh Thanh Hóa, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Công thương, Cục thuế Thanh Hóa, Sở Tài nguyên và Môi... thống kê tỉnh Thanh Hóa năm 2012 4.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Thanh Hoá 4.4.1 Kết quả nghiên cứu Bảng 4.11: Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đầu tư của doanh nghiệp FDI tại Thanh Hoá T Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đầu tư của Mức độ đánh giá của T doanh nghiệp FDI các doanh nghiệp FDI Tốt Không tốt (%) (%) X1 Thời gian cấp phép đầu tư 85... nhất ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thanh Hóa Trong 6 nhóm nhân tố thì tầm quan trọng của từng nhóm được nhà đầu tư nước ngoài đánh giá là rất khác nhau Cụ thể, nhóm nhân tố về kinh tế và thị trường và nhóm nhân tố về cơ sở hạ tầng được đánh giá là quan trọng nhất Hơn nữa, hai nhóm này tổng xếp hạng rất cao (với 641 và 631 tư ng ứng) - Sau hai nhóm nhân tố trên là các nhóm nhân. .. như sự ổn định chính trị và cơ chế chính sách, nhân tố về tài chính và nhân tố về tài nguyên Những nhóm nhân tố này cũng ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư nước ngoài Tuy nhiên, ở mức độ thấp hơn hai nhóm trên Chúng có tổng xếp hạng tư ng ứng là 623 và 617 - Nhóm nhân tố về môi trường văn hoá xã hội được đánh giá là ít quan trọng nhất đối việc ra quyết định của các nhà đầu tư Nhóm nhân tố này có... nhóm nhân tố cụ thể thì tầm quan trong của các nhân tố thành phần được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá ở các mức độ rất khác nhau khi họ quyết định Thanh Hoá làm địa điểm đầu tư Kết luận cụ thể cho từng nhóm nhân tố như sau: - Đối với nhóm nhân tố về sự ổn định chính trị và cơ chế chính sách: Có thể kết luận rằng những nhân tố thành phần sau có ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư nước ngoài, ... USD/năm FDI ở Thanh Hóa tập trung vào các lĩnh vực sản xuất và công nghiệp chế biến Hơn nữa, các doanh nghiệp FDI cũng tập trung chủ yếu ở các Khu công nghiệp và Khu kinh tế Nghi Sơn Thứ hai, về các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thanh Hóa Chúng tôi phát hiện ra rằng có hai nhóm nhân tố thuộc môi trường đầu tư của Thanh Hóa mà các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt... quá trình đầu tư của họ tại Thanh Hoá Theo các nhà đầu tư, thời gian cấp phép đầu tư là yếu tố thuận lợi nhất khi tiến hành tổ chức thực hiện đầu tư tại Thanh Hoá Tiếp theo yếu tố về thời gian cấp phép đâu tư thì các yếu tố như tính năng động của lãnh đạo tỉnh; Tính minh bạch và tiếp cận thông tin cũng là những yếu tố mà các nhà đầu tư đánh giá là có nhiều thuận lợi khi tổ chức đầu tư tại Thanh Hoá... ít ảnh hưởng nhất đến quyết định của các nhà đầu tư nước ngoài Tuy nhiên, những nhân tố thành phần như: Ngôn ngữ, sự giao tiếp 21 và Sự gần gủi văn hoá có ảnh hưởng lớn hơn đến quyết định của nhà đầu tư nước ngoài so với các nhân tố như Tôn giáo và Thái độ, niềm tin, các giá trị - Đối với nhóm nhân tố về tài chính: Nhóm nhân tố này có 4 nhân tố thành phần thì theo kết quả nghiên cứu ở chương 4 cho. .. trong việc xem xét ra quyết định của nhà đầu tư - Đối với nhóm nhân tố về cơ sở hạ tầng: Có thể nói đây là nhóm nhân tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến quyết định của các nhà đầu tư Cụ thể trong nhóm nhân tố này thì các nhân tố như chất lượng cơ sở hạ tầng (như đường xá, sân bay, bến cảng, thông tin liên lạc, ) và chi phí vận chuyển và dịch vụ hậu cần thấp có ảnh hưởng lớn đến quyết định của các nhà đầu tư . tế của tỉnh Thanh Hóa nói riêng và Việt Nam nói chung. Trên thực tế đó, " ;Nguyên nhân và ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài: Cơ sở cho việc điều chỉnh chính sách ở Thanh Hóa, Việt. ảnh hưởng của các nhân tố đến đầu tư trực tiếp nước ngoài? 4. Sự khác biệt về nhận thức của các nhà đầu tư nước ngoài về những nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào. Thu thập thông tin về đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nhà đầu tư nước ngoài và cơ quan quản lý nhà quản lý nhà nước liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thanh Hóa trong giai đoạn

Ngày đăng: 24/07/2014, 07:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan