1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận Một số mặt hạn chế của Phan Bội Châu trong những năm đầu thế kỷ XX (1900- 1917)

14 2,8K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 53,5 KB

Nội dung

Bài tập điều kiện Trần Thị Thu Hà – CLC – K54 - Lịch sử Trong lịch sử cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX, Phan Bội Châu được đánh giá “là bậc thiên sứ, đấng xả thân vì sự nghiệp cứu nước, được 20 triệu người dân Việt Nam đang quằn quại dưới ách thống trị nô lệ kính cẩn, tôn sùng”. Phong trào Phan Bội Châu đã đánh dấu một giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc, là cái gạch nối giữa hai giai đoạn cách mạng. Phan Bội Châu là một nhà chính trị nổi tiếng, đã vạch ra con đường phát triển cho dân tộc Việt Nam với những đóng góp tiến bộ về tư tưởng cứu nước và vận động cách mạng theo một khuynh hướng mới. Tuy nhiên bên cạnh đó là những hạn chế cần được nhìn nhân một cách khách quan. Người viết xin được phân tích một số mặt hạn chế của Phan Bội Châu trong những năm đầu thế kỷ XX (1900- 1917) 1. Hạn chế trong chủ trương làm cách mạng dân tộc dân chủ Khi thành lập Duy tân hội, Phan Bội Châu đề ra chủ trương đánh Pháp, khôi phục nước Việt Nam ngoài ra chưa có chủ nghĩa gì khác. Nghĩa là giữ chủ nghĩa quân chủ nhưng là quân chủ lập hiến mà quân chủ lập hiến thuộc phạm trù hệ tư tưởng tư sản. 1 Bài tập điều kiện Trần Thị Thu Hà – CLC – K54 - Lịch sử Giương cao lên ngọn cờ quân chủ, Phan Bội Châu và các đồng chí trong Duy tân hội muốn dựa vào Cường Để được tôn là “minh chủ” để dễ bề tập hợp lực lượng. Quan điểm của Phan Bội Châu khác hẳn với nhà Nho có tư tưởng cải cách duy tân sớm nhất ở nước ta là Nguyễn Trường Tộ, cho rằng: vua là gốc của nước, không có đạo vua thì không có thế gian. Phan Bội Châu cho rằng: chủ quyền là yếu tố hết sức quan trọng vì thực chất chủ quyền của một nước là sự độc lập, tự chủ. “Điều quan trọng của một nước là ở chủ quyền, điều quan trọng của chủ quyền là ở độc lập… Ý nghĩa chữ độc lập của Châu Âu là nói nước với nước, thì nước mình với nước ngoài không phải ỷ lại vào nhau, nước ngoài với nước mình không dám can thiệp lẫn nhau”. Muốn có độc lập dân tộc, có chủ quyền cho nhân dân thì phải làm cách mạng giải phóng dân tộc ra khỏi ách xâm lược, áp bức bóc lột của thực dân Pháp. Về vấn đề này, Phan Bội Châu đã tỏ ra không mệt mỏi, liên tục kêu gọi, tổ chức nhân dân cả nước đứng lên chống lại kẻ thù. Bản chất của chủ nghĩa thực dân được Phan Bội Châu vạch trần bằng 2 chữ “dương bác”, “âm toan”. 2 Bài tập điều kiện Trần Thị Thu Hà – CLC – K54 - Lịch sử Bọn thực dân Pháp cướp nước ta coi dân ta “như trâu như chó”, “như cỏ như rơm”, chứ chẳng có gì là khai hoá văn minh cả. Phan Bội Châu thẳng tay vạch trần chúng là giặc là quân ăn cướp đồng thời cũng chỉ cho mọi người thấy bộ mặt giả dối của cái gọi là văn minh khai hoá của chúng. Lập trường của Phan Bội Châu với thực dân Pháp hết sức rõ ràng, dứt khoát. Phan Bội Châu nhận thức “giặc là giặc” nước đã mất thì “dù có bầu máu nóng đến đâu đi nữa thì rồi cũng chẳng biết đem rưới vào đâu được nữa” Tư tưởng của Phan Bội Châu về nhiệm vụ chiến lược như vậy là đúng. Nhưng trong thời gian đầu, ông vẫn bị ảnh hưởng của quan điểm “dị chủng bất tương dung” nên sự tố cáo tội ác thực dân Pháp còn kém phân sâu sắc. Ông chưa thấy rõ thủ đoạn áp bức bóc lột có tính chất tư bản chủ nghĩa của chúng đối vớí một nước thuộc địa nửa phong kiến như ở nước ta, càng không thấy được tính chất giai cấp của sự bóc lột ấy. Ông cũng ít nhiều bị chi phối bởi học thuyết “cạnh tranh sinh tồn”, “ưu thắng liệt bại” của ĐácUyn vốn được lưu hành rộng rãi hồi đầu thế kỷ XX qua các “tân thư” cho nên khi nói về sự tồn tại của một nước, Phan nhấn 3 Bài tập điều kiện Trần Thị Thu Hà – CLC – K54 - Lịch sử mạnh: “Ở trong thì phải che chở được cho đồng bào, ở ngoài thì tranh hùng với các dị tộc làm cho dị tộc phải kinh sợ” và đi đến kết luận: “mạnh được yếu thua, thịt kẻ yếu là món ăn của kẻ mạnh. Anh không diệt được người thì người diệt anh”. Tư tưởng cực đoan ấy là sai lầm. Trước làn sòng cách mạng đang dâng lên ở Trung Quốc làm cho những người hoạt động cách mạng Việt Nam suy nghĩ: nếu không vứt bỏ lập trường quân chủ để theo dân chủ cộng hoà thì sẽ bị lạc lõng và cô lập. Hơn nữa tình hình trong nước có thay đổi: sau khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, cơ sở kinh tế và xã hội của Vịêt Nam có những thay đôit căn bản: bên cạnh nền kinh tế phong kiến đã có thêm nền kinh tế tư bản chủ nghĩa mang tính chất thuộc địa. Giai cấp tư sản Việt Nam trên con đường hình thành cũng mang những tâm lý và nguyện vọng khác hẳn với lớp người phong kiến. Các đại biểu trước kia ủng hộ chủ nghĩa quân chủ của Duy tân hội nay đã nhiệt liệt tán thành chủ nghĩa dân chủ. Bởi vì họ nhận thấy rõ hơn khả năng cách mạng của các tầng lớp nhân dân ta trong phong trào chống Pháp. 4 Bài tập điều kiện Trần Thị Thu Hà – CLC – K54 - Lịch sử Hoàn cảnh trong nước và ngoài nước như vậy đòi hỏi Phan phải dứt khoát đứng hẳn về lập trường dân chủ. Ngay trong bước ngoặt của sự chuyển biến này. Tư tưởng của Phan có chỗ chưa triệt để. Ví dụ khi ông nói: “bắt chước theo Tàu”, thì trong cương lĩnh chính trị của Đồng Minh hội do Tôn Trung Sơn đề ra trong cách mạng Tân Hợi là “đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập dân quốc, bình quân địa quyền” thế nhưng trong cương lĩnh Quang phục Hội của Phan Bội Châu chỉ nói: “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục Việt Nam, thành lập nước cộng hoà dân quốc” mà thiếu hằn một vế quan trọng là bình quân địa quyền. Phan Bội Châu do bị hạn chế bởi lập trường giai cấp xuất thân và điều kiện hoàn cảnh lịch sử đã không tiếp thu nổi tư tưởng quan trọng ấy của Tôn Trung Sơn, cho nên trong một thời gian khá dài, ông không ý thức được vai trò của nông dân trong đường lối cách mạng dân chủ tư sản của mình. Đó là chưa kể trong những năm đầu của Duy Tân hội, tư tưởng dân chủ tư sản của Phan Bội Châu lại hình thành trong điều 5 Bài tập điều kiện Trần Thị Thu Hà – CLC – K54 - Lịch sử kiện hệ tư tưởng Khổng Mạnh, không bị tuyên bố bác bỏ mà vẫn được thừa nhận. Do vẫn còn duyên nợ với Nho giáo nên trong chương trình “xây dựng một nước Việt Nam mới”, Phan Bội Châu nhấn mạnh thiên lệch về chức năng giáo hoá của các tổ chức bộ máy nhà nước, làm cho mọi người biết giữ cái đạo nhân chính, biết về công đức, chứ không cần gì phải hình pháp nhỏ nhen nữa. Xã hội mà Phan mơ ước đó thật chứa chan tinh thần nhân đạo chủ nghĩa. Vì nó nhằm thanh toàn mọi khổ đau trong nhân dân, nhằm cứu giúp những con người bất hạnh để cho các nước này đều sung sướng. Nhưng thực chất của cái xã hội với cách thức tổ chức bộ máy nhà nước và quan hệ giữa người với người như vậy cũng chỉ là xã hội tư sản được lý tưởng hoá mà thôi. Đã là xã hội tư sản thì nghị viện, chính phủ và quân đội chỉ là công cụ thống trị của giai cấp tư sản, còn Dân quyền, Tự do, Bình đẳng. Bác ái chỉ là bánh vẽ lừa bịp nhân dân. Phan Bội Châu chưa nhận thức được bản chất chế độ đại nghị là nền chuyên chính của giai cấp tư sản. Cả tầng lớp sĩ phu tư sản hoá đầu thế kỷ XX đều ảo tưởng về một xã hội như vậy. Thậm 6 Bài tập điều kiện Trần Thị Thu Hà – CLC – K54 - Lịch sử chí trong một thời gian dài các cụ còn rất mơ hồ về chế độ của “người anh cả da vàng” Nhật Bản. Đó chẳng qua là vì các cụ mới tiếp xúc với nó qua một số sách báo. Hơn nữa, sự “tư sản hoá” của Phan Bội Châu và các sĩ phu yêu nước lúc bấy giờ lại không bắt nguồn từ cơ sở hiện thực của xã hội Việt Nam. Việt Nam không có một giai cấp tư sản sớm ra đời để có những tư tưởng riêng của nó, mà người phát ngôn cho nó lúc bấy giờ là tầng lớp sĩ phu. Mâu thuẫn đó trong đời sống hiện thực chính là nguồn gốc xã hội qui định mâu thuẫn trong tư tưởng của Phan Bội Châu. 2. Vấn đề bạo động Tư tưởng cách mạng bạo động là hạt nhân đồng thời là nội dung cơ bản của tư tưởng Phan Bội Châu. Trong thời kì đầu, trong cuộc đời hoạt động cứu nước, tư tưởng này còn giản đơn và mang tính chất manh động. Lúc đầu, Phan Bội Châu mới nhận thức: “Cứ bạo đông may ra còn trông được có chỗ thành công”. Phan Bội Châu cực lực chống lại những người lấy con đường cải lương, coi đó là con đường duy nhất để mưu việc giải phóng dân tộc. Họ “chẳng qua chưa từng trải nhiều 7 Bài tập điều kiện Trần Thị Thu Hà – CLC – K54 - Lịch sử mà thôi”. Phan cho rằng: dưới chế độ thồng trị hà khắc của thực dân Pháp thì “không còn chỗ đất nào để reo rắc tuyên truyền”, cũng như “không thể ở trong tay người ta ràng buộc mà toan cất lơi ca, tiếng nói, bàn chuyện ái quốc, ái chủng đượ. Điều đó, khác nào như ngốc trước mặt đạo tặc mà bàn cách khu trừ đạo tặc”. Nhưng quan niệm bạo động của Phan Bội Châu lúc này chưa vượt qua quan niệm bạo động thời Cần Vương, vẫn còn dáng dâp của đám anh hùng hảo hán, của những người lục lâm giang hồ. Rõ ràng Phan Bội Châu đã thấy được sức mạnh của bạo lực là sức mạnh có vũ trang của nhiều người nhưng ngọn cờ mà cụ nêu: quân chủ lập hiến hay dân chủ lập hiến bấy giờ chưa thu phục và đoàn kết đựơc toàn dân vì chưa lay động được tuyệt đại đa số nhất là nông dân. Chưa có nông dân tham gia thì chưa thể có phong trào cách mạng thật sự nhân dân. Phan Bội Châu cũng chưa nhận thức được vai trò của đấu tranh chính trị và mối quan hệ giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, nhiều khi còn tuyệt đối hoá đấu tranh vũ trang bất kì điều kiện nào. Theo Phan Bội Châu bất kỳ hình thức bạo động 8 Bài tập điều kiện Trần Thị Thu Hà – CLC – K54 - Lịch sử nào hoặc bất cứ cuộc bạo động nào dù không thành công cũng là phương thức phát đông quần chúng tốt. Do đó trong thời gian hoạt động của Việt Nam Quang Phục Hội đã có những cuộc bạo động lẻ tẻ, cục bộ lại có cả những ám sát cá nhân. Những việc làm này đều không có một phong trào quần chúng ủng hộ, một cơ sở nhân dân làm hậu thuẫn nên sau đó kẻ thù đàn áp đẫm máu thì phong trào yêu nước vừa nhen nhóm lại bị tiêu diệt, tan vỡ. Nguyễn Ái Quốc khi viết tác phẩm “Đường Kách Mệnh” đã rút ra kết luận có tính chất phê phán: “Dân khổ quá hay làm bạo động như dân An Nam, ở Trung Kỳ kháng thuế, Hà Thành đầu độc, Nam Kỳ phá khám, không có chủ nghĩa, không có kế hoạch đến nỗi thất bại mãi”. Và “ám sát là làm liều và kết quả ít, và giết thằng này còn thằng khác giết sao cho hết. Cách mệnh thì phải đoàn kết dân chúng bị áp bức để đánh đổ cả các giai cấp áp bức mình, chứ không phải chỉ như 5, 7 người giết 2, 3 anh vua, 9, 10 anh em quan mà được”. Đó chính là những hạn chế của thủ đoạn bạo động. 3. Vấn đề đoàn kết dân tộc 9 Bài tập điều kiện Trần Thị Thu Hà – CLC – K54 - Lịch sử Phan Bội Châu rất chú ý đến vấn đề đoàn kết dân tộc. Tư tưởng đoàn kết của Phan có một lòng tin mãnh liệt. Trong “Hải ngoại huyết thư”, Phan đã chia ra thành 10 hạng người đồng tâm: hào phú, quan lại tại chức, con em các nhà quyền quý, các tín đồ thiên chúa giáo. thuỷ lục quân, thông ngôn, kí lục, bồi bếp, phụ nữ, con em các gia đình bị giết hại, đồ đảng, hội đảng và học sinh. Tuy nhiên trong vấn đề đoàn kết dân tộc còn những hạn chế. Phan Bội Châu nói đến nỗi khổ vì sưu thuế, vì phu dịch… Phan nói đến nỗi nhục của những người vì miếng cơm manh mà phải đi làm bồi, làm bếp, làm thông ký cho Pháp… Nhưng Phan không thấy được vai trò của nông dân, một lực lượng xã hội chiếm 90 % dân số trong cả nước. Có thể Phan Bội Châu rất hiểu, rất thông cảm với nông dân khi nói đến cứu vớt đồng bào thì đối tượng chính mà Phan nghĩ đến là nông dân. Thê nhưng ông vẫn chưa nhìn ra được nông dân là một lực lượng nhất thể, hùng hậu và có khả năng cách mạng rất lớn, là thế lực trung gian đáng sợ của bất cứ cuộc vận động cách mạng nào trong lịch sử. Việc quên mất nông dân làm cho Duy tân hội tách ra khỏi, không với tới được kho 10 [...]... hội và trục xuất những người Việt Nam ra khỏi đất Nhật, Phan Bội Châu “biết rõ công việc của mình không thể trông cậy vào Nhật Bản nên chuyển hướng cách mạng Trung Quốc và các dân tộc trên thế giới đồng bệnh cùng ta.” Có thể nói những hạn chế trên của Phan Bội Châu một phần nào do hoàn cảnh lịch sử tác động Đứng trên quan điểm phát triển của lịch sử thì đó là tất yếu xảy ra vì khi Phan Bội Chau ra hoạt... mà phải trả giá quá đắt Lợi dụng lòng tin cậy, bọn phản bội như: Phan Bá Ngọc, Lê Dư… đễ dàng bố trí bắt ông nộp cho giặc Pháp Sự mơ hồ của Phan trong việc xây dựng lực lượng làm cách mạng có thể phần nào được cảm thông Cái nhìn của Phan là cái nhìn của một nhà Nho, một kẻ sĩ đã tách khỏi vua chúa nhưng chưa hoà làm một với dân, là cái nhìn của một người không quan niệm 12 Bài tập điều kiện sử Trần... công cuộc cách mạng của xã hội Giữa nhận thức và việc làm của Phan Bội Châu về vai trò của quần chúng trong lịch sử có một 11 Bài tập điều kiện sử Trần Thị Thu Hà – CLC – K54 - Lịch khoảng cách khá xa: trong cuộc vận dộng cách mạng, ông chưa biết tổ chức quần chúng, chưa vượt khỏi phạm vi những cuộc âm mưu và chưa thể nào đạt đến tổ chức một phong trào quần chúng rộng rãi Vì thiếu một cái nhìn khoa học... bại: “hội buôn cũng là việc chui vào tổ kén mà thôi…” Phan Bội Châu rất quan tâm và đánh giá cao vai trò của phụ nữ, luôn luôn nhắc đến họ với tấm lòng trân trọng, tin rằng trong số họ người nào cũng có khả năng góp phần cứu nứơc nhưng vẫn chưa thấy được tình cảnh áp bức của giới phụ nữ và chưa đặt vấn đề giải phóng phụ nữ về mặt xã hội Phan Bội Châu chưa dứt khoát khẳng định và cũng không đạt đến chỗ... niệm được một xã hội theo quan niệm, trật tự mới Phan Bội Châu vẫn vướng vào quan điểm sĩ (kẻ sĩ) 4 Tranh thủ ngoại viện Sai lầm của Phan Bội Châu không phải ở thái độ ỷ lại, vọng ngoại mà là ở chỗ chưa hiểu được tham vọng đế quốc chủ nghĩa của nứơc đồng văn, đồng chủng Nhật Bản Phải đợi đến năm 1908, sau khi chính phủ Nhật ký với Pháp hiệp ước Pháp - Nhật, ra lệnh giải tán tổ chức Đông Du của Duy tân... người, kho của ở nông thôn mà ở đấy họ sẽ tuyển mộ được một đội ngũ đông đảo quân lính và quần chúng giác ngộ để phát động cuộc nổi dậy của quần chúng Phan Bội Châu cũng bỏ quên tầng lớp thương nhân sống ở thành thị Khi kêu gọi phát triển kinh doanh, trong thâm tâm Phan vẫn bị vướng mắc bởi các thành kiến cổ hủ chống lại thương nhân: tư lợi và vụ lợi Điều này giúp ta hiểu tâm trạng hối hận của Phan sau... tin của Phan Bội Châu trở nên ngây thơ đến mức cho rằng bọn việt gian: Nguyễn Thân, Hoàng Cao Khải “dù mất hết lương tâm, điên cuồng nhưng chưa hẳn quên nước Việt Nam, còn có thể có tinh thần chống Pháp Vì cụ cho rằng, sự lầm đường lạc lối của bọn này chỉ là tạm thời Cụ nói “chính tôi còn tin ở bọn ấy đấy Chính tôi còn trông mong ở bọn ấy đấy” (Việt Nam vong quốc sử) Trong đời hoạt động của mình, Phan. .. phong kiến vẫn còn ngự trị và nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đang hình thành Song đóng góp 13 Bài tập điều kiện sử Trần Thị Thu Hà – CLC – K54 - Lịch của Phan Bội Châu đối với lịch sử dân tộc hết sức lớn, có tác dộng chi phối cả một thời đại “thời đại Phan Bội Châu 14 . phân tích một số mặt hạn chế của Phan Bội Châu trong những năm đầu thế kỷ XX (1900- 1917) 1. Hạn chế trong chủ trương làm cách mạng dân tộc dân chủ Khi thành lập Duy tân hội, Phan Bội Châu đề. cả. Phan Bội Châu thẳng tay vạch trần chúng là giặc là quân ăn cướp đồng thời cũng chỉ cho mọi người thấy bộ mặt giả dối của cái gọi là văn minh khai hoá của chúng. Lập trường của Phan Bội Châu. Trung Sơn, cho nên trong một thời gian khá dài, ông không ý thức được vai trò của nông dân trong đường lối cách mạng dân chủ tư sản của mình. Đó là chưa kể trong những năm đầu của Duy Tân hội,

Ngày đăng: 23/04/2015, 11:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w