Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần I Trường Đại học Thăng Long 155 MỘT VÀI TRAO ĐỔI VỀ NGHIỆP VỤ THUÊ TÀI CHÍNH Ths. Đoàn Thị Hồng Nhung Ths. Vũ Thị Kim Lan Email: dhnhung2002@yahoo.com Email: lanvu78@yahoo.com Tóm tắt: Nghiệp vụ thuê tài chính là một nghiệp vụ phức tạp bởi tính chất nghiệp vụ và mối quan hệ của các bên tham gia vào nghiệp vụ này. Bên cho thuê là công ty cho thuê tài chính hoạt động theo chế độ kế toán của tổ chức tín dụng. Bên đi thuê là doanh nghiệp tuân thủ theo chế độ kế toán doanh nghiệp. Trong bài viết, tác giả tiếp cận các phương pháp hạch toán nghiệp vụ thuê tài chính theo chế độ hiện hành ở cả hai phía đi thuê và cho thuê để từ đó làm rõ những vấn đề bất cập cần xử lý: xác định nguyên giá tài sản thuê tài chính; kế toán thuế giá trị gia tăng phát sinh trong nghiệp vụ thuê tài chính; xác định giá tính khấu hao tài sản thuê tài chính. Từ khóa: Nghiệp vụ thuê tài chính. Thuê tài sản dưới hình thức thuê tài chính là một hoạt động diễn ra khá phổ biến trong nền kinh tế nước ta một vài năm trở lại đây. Tuy nhiên, hoạt động cho thuê tài chính tập trung ở một số các công ty cho thuê tài chính mà quy định về hạch toán của các công ty này phải tuân thủ theo Chế độ tài chính của các Tổ chức tín dụng. Mặt khác, đơn vị thuê tài sản lại có thể là các doanh nghiệp hạch toán theo Chế độ kế toán doanh nghiệp nên trong thực tế việc hạch toán đối với nghiệp vụ thuê tài chính vẫn còn nhiều điểm quy định chưa rõ ràng gây khó khăn cho kế toán trong công tác hạch toán tại cả đơn vị thuê tài sản lẫn đơn vị cho thuê tài sản. Theo chuẩn mực kế toán số 06 – Thuê tài sản ban hành theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002, thuê tài chính là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê. Một giao dịch cho thuê tài chính phải thỏa mãn một trong những điều kiện sau đây: Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được chuyển quyền sở hữu tài sản thuê hoặc được tiếp tục thuê theo sự thỏa thuận của hai bên; Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được quyền ưu tiên mua tài sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản thuê tại thời điểm mua lại; Thời hạn cho thuê một loại tài sản ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản thuê; Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng cho thuê tài chính, ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng Theo thông tư 105/2003/TT-BTC ngày 4 tháng 11 năm 2003, kế toán bên thuê tài sản sẽ ghi nhận giá trị tài sản thuê tài chính và nợ gốc phải trả về thuê tài chính với cùng một giá trị bằng với giá trị hợp lý của tài sản thuê. Nếu giá trị hợp lý của tài sản thuê cao hơn giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu thì ghi theo giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu. Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần I Trường Đại học Thăng Long 156 Khi tính giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu cho việc thuê tài sản, doanh nghiệp có thể sử dụng tỷ lệ lãi suất ngầm định hoặc tỷ lệ lãi suất được ghi trong hợp đồng thuê hoặc tỷ lệ lãi suất biên đi vay của bên thuê. Trường hợp trong hợp đồng thuê tài chính đã ghi rõ số nợ gốc phải trả bằng giá trị hợp lý tài sản thuê thì tài sản thuê và nợ phải trả về thuê tài chính được ghi theo cùng giá trị này. Theo chuẩn mực kế toán số 06 ban hành theo quyết định 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính quy định khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu là khoản thanh toán mà bên thuê phải trả cho bên cho thuê về việc thuê tài sản theo thời hạn trong hợp đồng (Không bao gồm các khoản chi phí dịch vụ và thuế do bên cho thuê đã trả mà bên thuê phải hoàn lại và tiền thuê phát sinh thêm), kèm theo bất cứ giá trị nào được bên thuê hoặc một bên liên quan đến bên thuê đảm bảo thanh toán. Trường hợp trong hợp đồng thuê bao gồm điều khoản bên thuê được quyền mua lại tài sản thuê với giá thấp hơn giá trị hợp lý vào ngày mua thì khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu (Đối với cả bên cho thuê và bên đi thuê) bao gồm tiền thuê tối thiểu ghi trong hợp đồng theo thời hạn thuê và khoản thanh toán cần thiết cho việc mua tài sản đó. Khoản thanh toán tiền thuê tài sản thuê tài chính phải được chia ra thành chi phí tài chính (số tiền lãi thuê tài chính) và khoản phải trả nợ gốc từng kỳ. Số tiền lãi thuê tài chính phải trả được hạch toán vào chi phí tài chính trong suốt thời hạn thuê.Số tiền lãi thuê tài chính ghi nhận vào chi phí tài chính từng kỳ được xác định bằng số dư nợ gốc còn lại nhân (x) với tỷ lệ lãi suất định kỳ cố định. Tuy nhiên, tại thông tư 45/2013/TT-BTC ban hành ngày 25 tháng 4 năm 2013 hướng dẫn ghi nhận nguyên giá TSCĐ thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê là giá trị của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản cộng (+) với các chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính. Như vậy thuật ngữ “giá trị”ở thông tư 45/2013/TT-BTC không nói rõ đây là giá trị hợp lý hay giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu. Điều này sẽ gây khó khăn cho đơn vị thuê tài sản trong việc xác định nguyên giá tài sản thuê tài chính. Theo quan điểm của chúng tôi, việc ghi nhận giá trị tài sản thuê tài chính cần phản ánh được giá trị nợ gốc tương ứng phải trả cho bên cho thuê. Như vậy, kế toán bên thuê sẽ ghi nhận tài sản thuê tài chính và thuế giá trị gia tăng theo giá trị tương ứng với tổng nợ gốc phải trả cho bên cho thuê trong đó phân chia thành nợ dài hạn và nợ dài hạn đến hạn trả. Ngược lại, kế toán bên cho thuê sẽ ghi nhận giá trị tín dụng cấp cho khách hàng tương ứng toàn bộ số nợ gốc mà họ phải thu hồi về như một khoản nợ phải thu Đối với phần thuế giá trị gia tăng phát sinh khi mua tài sản đã được bên cho thuê thanh toán với người bán tài sản sẽ được chuyển giao một lần toàn bộ số thuế giá trị gia tăng cho bên thuê. Trên hóa đơn dịch vụ của kỳ thanh toán đầu tiên, công ty cho thuê tài chính sẽ phải ghi rõ số tiền dịch vụ chưa thuế giá trị gia tăng, dòng thuế suất không ghi và gạch chéo, dòng tiền thuế sẽ ghi đúng số thuế giá trị gia tăng đầu vào của tài sản cho thuê tài chính Xét về mặt bản chất thì số thuế giá trị gia tăng mà bên cho thuê thanh toán khi mua tài sản để cho thuê cũng chính là một khoản nợ mà bên cho thuê cần phải thu hồi. Do đó, khoản mục này nên được gộp vào tổng nợ gốc cho thuê tài chính đối với bên cho thuê. Về phía đơn Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần I Trường Đại học Thăng Long 157 vị thuê tài sản thì số thuế giá trị gia tăng này sẽ được khấu trừ nên đơn vị không được hạch toán vào nguyên giá của tài sản mà sẽ hạch toán vào tài khoản phải thu khác, sau đó khi nhận được hóa đơn dịch vụ kỳ đầu tiên từ bên cho thuê kế toán sẽ chuyển số thuế này từ tài khoản phải thu khác sang tài khoản thuế giá trị gia tăng được khấu trừ để kê khai khấu trừ thuế toàn bộ, đồng thời bên thuê hạch toán nợ phải trả sẽ gồm cả thuế giá trị gia tăng Bên thuê: Ghi nhận tài sản thuê tài chính Nợ TK 212: Giá mua chưa thuế GTGT Nợ TK 138: Thuế GTGT đầu vào Có TK 315: Số nợ gốc trả kỳ này và toàn bộ thuếGTGT Có TK 342: Giá cả thuế GTGT – (Số nợ gốc trả kỳ này + toàn bộ thuế GTGT) Khi nhận được hóa đơn dịch vụ kỳ đầu, kế toán ghi chuyển thuế GTGT để kê khai khấu trừ: Nợ TK 133: Toàn bộ thuế GTGT được khấu trừ Có TK 138 Hạch toán trả nợ và lãi kỳ đầu : Nợ TK 635: Lãi kỳ đầu Nợ TK 315: Số nợ gốc trả kỳ này và toàn bộ thuế GTGT Có TK 112 Bên cho thuê: Khi mua tài sản cho thuê: Nợ TK 385: Giá trị cả thuế GTGT Có TK 4211 Khi chuyển giao tài sản cho thuê: Nợ TK 231: Giá trị cả thuế GTGT Có TK 385 Khi phát hành hóa đơn dịch vụ kỳ đầu: Nợ TK 4211: Có TK 231: Nợ gốc kỳ đầu và toàn bộ số thuế GTGT Có TK 705: Thu lãi cho thuê tài chính Cũng theo thông tư 45/2013/TT-BTC hướng dẫn thì doanh nghiệp thuê TSCĐ theo hình thức thuê tài chính phải trích khấu hao TSCĐ đi thuê như TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo quy định hiện hành. Trường hợp ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, doanh nghiệp thuê TSCĐ thuê tài chính cam kết không mua lại tài sản thuê trong hợp đồng thuê tài chính và thời gian thuê tài sản ngắn hơn thời gian hữu dụng của tài sản thì doanh nghiệp đi Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần I Trường Đại học Thăng Long 158 thuê được trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính theo thời hạn thuê trong hợp đồng. Tuy nhiên,câu hỏi đặt ra là khi tính khấu hao kế toán có cần xác định giá trị còn lại của tài sản khi kết thúc hợp đồng thuê không. Theo quan điểm của chúng tôi, nếu bên thuê quyết định không mua lại tài sản thuê khi kết thúc hợp đồng thuê tài chínhvà thời hạn thuê ngắn hơn thời gian hữu dụng của tài sản thì khi tính khấu hao tài sản này kế toán sẽ sử dụng giá tính khấu hao (= nguyên giá - giá trị còn lại của tài sản khi kết thúc hợp đồng) để tính khấu hao trên thời gian thuê tài sản bởi vì trong trường hợp nếu thuê với thời gian ngắn hơn thời gian hữu dụng của tài sản thì số tiền gốc mà bên thuê phải thanh toán trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng sẽ ít hơn so với tổng giá trị của tài sản cho thuê và phần chênh lệch chính là giá trị còn lại khi kết thúc hợp đồng mà hai bên cùng phải xác định khi bắt đầu ký kết hợp đồng Trên đây là một vài trao đổi về phương pháp hạch toán kế toán nghiệp vụ thuê tài chính đối với bên cho thuê và bên thuê. Chúng tôi hy vọng các kế toán viên sẽ giải quyết được những vướng mắc trong công tác hạch toán nghiệp vụ này. Tài liệu tham khảo: [1]. Chuẩn mực số 06 – Thuê tài sản ban hành theo Quyết định 165/2002/QĐ - BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 [2]. Thông tư 105/2003/TT-BTC ngày 4 tháng 11 năm 2003 hướng dẫn kế toán thực hiện sáu (06) chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính [3]. Thông tư 153/2010/TT-BTC ngày 28 tháng 09 năm 2010 hướng dẫn lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ đối với trường hợp cho thuê tài chính [4]. Thông tư 45/2013/TT - BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013 hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định [5]. Thông tư 03/1997/TT – NHNN ngày 14 tháng 7 năm 1997 hướng dẫn hạch toán nghiệp vụ cho thuê tài chính [6]. Nghị định 16/2001/NĐ - CP ngày 02 tháng 05 năm 2001 về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính [7]. Nghị định 65/2005/NĐ - CP ngày 19 tháng 5 năm 2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 16/2001/NĐ - CP ngày 02 tháng 05 năm 2001 về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính [8]. Nghị định 146/2005/NĐ - CP ngày 23 tháng 11 năm 2005 về chế độ tài chính đối với các tổ chức tín dụng [9]. Quyết định 479/2004/QĐ - NHNN ngày 29 tháng 4 năm 2004 của Thống đốc ngân hàng nhà nước về việc ban hành Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng A FEW COMMENTS ON FINANCE LEASE TRANSACTION Abstract: Leasing is a complex transaction by nature and relationship of the parties involved in this business. The lessorsare financial leasing companies operating under accounting regime of credit institutions. Lessees are businesses compliance with enterprise Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần I Trường Đại học Thăng Long 159 accounting regime. In the article, the author approaches the method of accounting of financial leasing under the current regime in both the lessee and the leasorfor identifying the issues that needs to be handled: Identifying cost of finance lease assets; Accounting for value added tax in finance lease transaction; Identifying depreciation cost of finance lease assets. Keywords: Finance lease transaction. . MỘT VÀI TRAO ĐỔI VỀ NGHIỆP VỤ THUÊ TÀI CHÍNH Ths. Đoàn Thị Hồng Nhung Ths. Vũ Thị Kim Lan Email: dhnhung2002@yahoo.com Email: lanvu78@yahoo.com Tóm tắt: Nghiệp vụ thuê tài chính là một nghiệp. khấu hao tài sản thuê tài chính. Từ khóa: Nghiệp vụ thuê tài chính. Thuê tài sản dưới hình thức thuê tài chính là một hoạt động diễn ra khá phổ biến trong nền kinh tế nước ta một vài năm trở. bên thuê tài sản sẽ ghi nhận giá trị tài sản thuê tài chính và nợ gốc phải trả về thuê tài chính với cùng một giá trị bằng với giá trị hợp lý của tài sản thuê. Nếu giá trị hợp lý của tài sản thuê