Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Lâm Đồng
Trang 1MỞ ĐẦU
I Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu:
Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là một quy luật khách quanvà tất yếu, nó là một cơ chế vận động của thị trường Kết quả của cạnhtranh sẽ làm cho một số doanh nghiệp bị thua cuộc và bị gạt ra khỏi thịtrường, trong khi một số doanh nghiệp khác vẫn tồn tại và phát triển hơnnữa Cũng chính nhờ sự cạnh tranh không ngừng mà nền kinh tế thị trườngvận động theo hướng ngày càng nâng cao năng suất lao động xã hội, đảmbảo sự thành công cho mỗi quốc gia trên con đường phát triển Mọi doanhnghiệp, mọi ngành nghề đều phải tự mình vận động để đứng được trong cơchế này Doanh nghiệp nào không thích nghi được sẽ phải phá sản và bịgạt ra khỏi thị trường thay vào đó thị trường lại mở đường cho các doanhnghiệp nào biết nắm thời cơ, biết phát huy tối đa những thế mạnh củamình, biết khắc phục những điểm yếu để giành thắng lợi trong cạnh tranh
Các doanh nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam nói chung và của LâmĐồng nói riêng cũng không nằm ngoài sự vận động liên tục của thị trường.Đặc biệt khi Việt Nam đã gia nhập WTO thì sự cạnh tranh thị trường ngàycàng gay gắt và khốc liệt hơn
Những năm gần đây ngành chế biến gỗ của Việt Nam nói chung đãcó những bước khởi sắc đáng kể, trở thành một trong những ngành dẫn đầuvề xuất khẩu Tuy nhiên ngành chế biến gỗ của ta vẫn còn rất sơ khai vànon yếu Đặc biệt là sự yếu kém của ngành chế biến gỗ Lâm Đồng, mộttrong những vùng có trữ lượng nguyên liệu lớn của cả nước ta
Trang 2Lâm Đồng với hơn 63% diện tích đất là rừng nhưng các doanhnghiệp chế biến gỗ của Lâm Đồng vẫn chưa khai thác hết tiềm năng sẵncó, chưa trở thành ngành kinh tế chủ lực của Lâm Đồng và cũng chưa cómột doanh nghiệp nào có tên tuổi trong ngành chế biến gỗ của cả nước.Trước thực trạng này, việc đề ra các giải pháp nhằm nâng cao sức cạnhtranh cho ngành chế biến gỗ Lâm Đồng là một yêu cầu khách quan và cấpthiết đối với sự phát triễn kinh tế, xã hội chung của tỉnh Lâm Đồng.
Là người hoạt động nhiều năm trong ngành chế biến,khai thác gỗvới biết bao trăn trở, những kinh nghiệm tích lũy được; Với mong muốnđược góp phần nào vào việc phân tích và giải quyết yêu cầu này, tạo thêm
cơ sở để ngành chế biến gỗ Lâm Đồng xác định được các giải pháp đểvượt qua thách thức, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành từ đó tạo ranhững thế lực vững chắc cho sự phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnhnhà, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Giải pháp nâng cao năng lực cạnhtranh cho các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Lâm Đồng” làm đề tài choluận văn Thạc sỹ của mình
II Mục tiêu nghiên cứu :
Trên cơ sở phân tích tình hình phát triển của các doanh nghiệp chếbiến gỗ Lâm Đồng trong thời gian qua, xác định, phân tích các yếu tố cấuthành và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanhnghiệp, từ đó đề ra những giải pháp hữu hiệu và những kiến nghị nhằmgóp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp chế biến gỗLâm đồng, đưa ngành chế biến gỗ Lâm Đồng đi lên, cạnh tranh được vớicác doanh nghiệp trong cả nước
Trang 3III Phạm vi, đối tượng nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu là những doanh nghiệp chế biến gỗ nhỏ và vừatrên phạm vi địa bàn tỉnh Lâm Đồng
IV Phương pháp nghiên cứu :
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là duy vật biện chứng, dựa vàoquan sát, phân tích, nhận định (thông qua các cơ quan chức năng, cácchuyên gia, các kết quả nghiên cứu đã công bố trước đây) về năng lựccạnh tranh của các doanh nghiệp ; thông qua khảo sát một số doanh nghiệpchế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Lâm đồng và dựa vào những kinh nghiệmthực tế mà người viết có được trong suốt thời gian hoạt động trong ngànhchế biến gỗ
V Kết cấu của đề tài:
Đề tài được chia làm 3 chương, nội dung của từng chương được thểhiện như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chếbiến gỗ tỉnh Lâm Đồng
Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanhnghiệp chế biến gỗ tỉnh Lâm Đồng
Trang 4CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1.Lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh
1.1.1.Khái niệm về cạnh tranh
Cạnh tranh ngày nay là một vấn đề rất được các doanh nghiệp quantâm Dù theo trường phái kinh tế nào đi nữa cũng đều thừa nhận rằng:
“ Cạnh tranh chỉ xuất hiện và tồn tại trong nền kinh tế thị trường, nơi màcung cầu và giá cả hàng hóa là những nhân tố cơ bản của thị trường, là đặctrưng cơ bản của cơ chế thị trường, cạnh tranh là linh hồn sống của thịtrường”
Cạnh tranh là hiện tượng kinh tế – xã hội phức tạp, do cách tiếp cậnkhác nhau nên được hiểu theo nhiều quan điểm khác nhau Theo Từ điểnBách Khoa của Việt Nam thì: “Cạnh tranh (trong kinh doanh )là hoạt độngganh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, cácnhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối bởi quan hệ cung cầunhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợinhất”.Theo cuốn kinh tế học của P.Samuelson thì cho rằng:”Cạnh tranh làsự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành kháchhàng, thị trường” Hoặc theo các tác giả của cuốn Các vấn đề pháp lý vàthể chế về chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh thì :
” Cạnh tranh có thể được hiểu là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trongviệc giành một số nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thếcủa mình trên thị trường, để đạt được mục tiêu kinh doanh cụ thể”.Ngoài
Trang 5ra còn có nhiều cách diễn đạt khác nhau về khái niệm cạnh tranh, songqua các khái niệm trên có thể tiếp cận cạnh tranh theo các hướng sau:
Thứ nhất ,khi nói đến cạnh tranh là nói đến sự ganh đua nhằm lấyphần thắng của nhiều chủ thể cùng tham dự
Thứ hai , mục đích của cạnh tranh là một đối tượng cụ thể nào đó màcác bên đều muốn giành giật, một loạt điều kiện có lợi với mục đích cuốicùng là kiếm được lợi nhuận cao
Thứ ba, cạnh tranh diễn ra trong một môi trường cụ thể, có các ràngbuộc chung mà các bên tham gia phải tuân thủ như đặc điểm sản phẩm, thịtrường, các điều kiện pháp lý, các thông lệ kinh doanh…
Thứ tư, trong quá trình cạnh tranh các chủ thể tham gia cạnh tranh cóthể sử dụng nhiều công cụ khác nhau: cạnh tranh bằng đặc tính và chấtlượng sản phẩm, cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm, cạnh tranh bằng nghệthuật tiêu thụ sản phẩm, cạnh tranh nhờ dịch vụ bán hàng tốt, cạnh tranhthông qua hình thức thanh toán…
Tóm lại , dù được hiểu theo nhiều quan điểm khác nhau nhưng suycho cùng cạnh tranh là động lực tạo ra sự phát triển bởi vì mục tiêu cuốicùng của cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích Đối với người sản xuất kinhdoanh đó là lợi nhuận, đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sựtiện lợi
Trang 61.1.2.Khái niệm về năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh là một khái niệm phức hợp được xem xét ởnhiều cấp độ khác nhau như năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp
Để hiểu rõ năng lực cạnh tranh cần phân biệt được năng lực cạnhtranh quốc gia hay năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Vì theo PaulKruguran không có quốc gia nào bị phá sản vì năng lực cạnh tranh kémnhưng doanh nghiệp có thể bị phá sản vì không cạnh tranh được theo thịtrường
Khái niệm về năng lực cạnh tranh quốc gia: Năng lực cạnh tranhquốc gia được xác định bởi các nhân tố : mức độ mở cửa nền kinh tế, vaitrò của chính phủ, tài chính, công nghệ, cơ sở hạ tầng, quản lý kinh doanh,thể chế pháp lý, giáo dục, khoa học và công nghệ Do đó năng lực cạnhtranh của quốc gia có thể được hiểu đó là năng lực của một nền kinh tế cóthể tạo ra tăng trưởng bền vững trong môi trường kinh tế đầy biến độngcủa thị trường thế giới
Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp : Phần lớn cácnhà kinh tế đều gắn năng lực cạnh tranh doanh nghiệp với ưu thế của sảnphẩm mà doanh nghiệp đưa ra thị trường hoặc gắn năng lực cạnh tranh với
vị trí của doanh nghiệp trên thị trường theo thị phần mà nó chiếm giữthông qua khả năng tổ chức, quản trị kinh doanh hướng vào đổi mới côngnghệ, giảm chi phí nhằm duy trì hay gia tăng lợi nhuận, bảo đảm sự tồn tại,phát triển bền vững của doanh nghiệp
Trang 7Khi nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần lưu ý tớibốn vấn đề cơ bản sau:
Một là, phải lấy yêu cầu của khách hàng là chuẩn mực đánh giánăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Hai là, yếu tố cơ bản tạo nên năng lực cạnh tranh phải là thực lựccủa doanh nghiệp.Thực lực này chủ yếu được tạo thành từ những yếu tốnội tại của doanh nghiệp
Ba là, muốn tạo nên năng lực cạnh tranh thực thụ phải tạo nên lợithế so sánh với các đối thủ cạnh tranh.Chính nhờ lợi thế này, doanh nghiệpcó thể giữ được khách hàng của mình và lôi kéo khách hàng của đối thủcạnh tranh
Bốn là, các biểu hiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có quanhệ ràng buộc nhau.Một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh mạnh khi nócó khả năng thỏa mãn đầy đủ nhất các yêu cầu của khách hàng, song khócó doanh nghiệp nào đạt được yêu cầu này Thường thì có thế mạnh vềmặt này lại có thế yếu về mặt khác , do đó việc đánh giá đúng đắn nhữngmặt mạnh , yếu của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm racác giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
Do đó có thể hiểu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiệnthực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với các đối thủ khác trong việcthỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ích ngày càng caocho doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong nước và ngoài nước
Tóm lại, cạnh tranh ngày nay không còn sự ganh đua đơn thuần,tranh giành thị phần giữa các doanh nghiệp với nhau mà nó đã tiến bộ lên
Trang 8rất nhiều, cạnh tranh để cùng nhau phát triển, cùng nhau đổi mới, một sựcạnh tranh lành mạnh Nếu doanh nghiệp nào bằng lòng với vị thế hiện tạicủa mình thì doanh nghiệp đó sẽ rơi vào tụt hậu, nhất là khi sự cạnh tranhtrên thị trường ngày càng khốc liệt Do đó các doanh nghiệp phải luôn biếnđộng và đổi mới để giữ vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của mìnhtrên thương trường.
Mục đích của các doanh nghiệp hiện nay là tìm cách nâng cao vị thếcạnh tranh của mình ở thị trường trong nước cũng như thị trường nướcngoài Muốn vậy các doanh nghiệp phải tìm cách xây dựng lợi thế cạnhtranh cho mình hơn là tìm cách xóa bỏ bất lợi thế Lợi thế cạnh tranh ngàynay được hiểu khác đi không còn là lợi thế đơn thuần về địa lý, tài nguyênthiên nhiên, con người … mà nó là lợi thế động của một quốc gia
Chỉ dựa vào sử dụng hoặc gia công tài nguyên thiên nhiên hiện cóthì chưa đủ điều kiện thực hiện sự phồn vinh kinh tế, mà đó chỉ đơn thuầnlà quá trình phân phối của cải giữa các tập đoàn lợi ích với nhau Nhưchúng ta đã biết lợi thế so sánh được quyết định bởi các yếu tố thiên nhiênnhư sức lao động, tài nguyên thiên nhiên, tư bản Nhưng khi quá trình toàncầu hóa kinh tế diễn ra nhanh chóng trên nhiều phương tiện, cả chiều rộnglẫn chiều sâu thì vai trò của các yếu tố thiên phú ngày càng giảm Muốntạo lập sức cạnh tranh các doanh nghiệp không thể dựa vào các yếu tốthiên phú này mãi được mà phải dựa vào thực lực của mình sử dụng hiệuquả các yếu tố sản xuất, tranh thủ cơ hội từ môi trường kinh doanh nhằmnâng cao sức cạnh tranh cho chính doanh nghiệp của mình
Trang 91.2.Các yếu tố ảnh hưởng và cấu thành năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ
1.2.1.Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.2.1.1.Môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô là một môi trường rộng lớn bao gồm các nhân tốảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Các nhân tốnày thường doanh nghiệp không thể kiểm soát được nhưng có thể tận dụngnhững thuận lợi và khó khăn do nó gây ra để có thể biến nó thành những
cơ hội kinh doanh riêng của mình Các nhân tố quan trọng trong môitrường vĩ mô ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chếbiến gỗ bao gồm:
-Các nhân tố thuộc về kinh tế: Đây là nhóm các nhân tố có ảnh hưởng
quan trọng đến đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Tốc độ tăngtrưởng kinh tế, lãi suất ngân hàng, tỷ giá hối đoái, lạm phát là những nhântố kinh tế thường xuyên tác động đến hoạt động của mọi tổ chức Riêngđối với các doanh nghiệp chế biến gỗ nhân tố tác động thường xuyên nhấtlà tốc độ tăng trưởng nền kinh tế và lãi suất ngân hàng
Nếu như tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cao sẽ làm cho thu nhậpcủa dân cư tăng, khả năng thanh toán của họ tăng, dẫn tới sức mua các loạihàng hoá tăng lên.Nếu doanh nghiệp nào nắm bắt được điều này và cókhả năng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng chắc chắn doanh nghiệpđó sẽ thành công và có năng lực cạnh tranh cao.Trái lại khi nền kinh tế suythoái các khoản thu nhập của dân chúng giảm sẽ kéo theo việc giảm chi
Trang 10tiêu, khi đó áp lực cạnh tranh gia tăng và tạo ra nhiều nguy cơ cho doanhnghiệp.
Lãi suất cho vay của các ngân hàng cũng ảnh hưởng rất lớn đếnnăng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhất là những doanh nghiệphoạt động trong tình trạng thiếu vốn Khi lãi suất cho vay của ngân hàngcao, chi phí của các doanh nghiệp sẽ tăng lên do phải trả lãi cao, khi đónăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ kém đi nhất là khi đối thủ cạnhtranh có tiềm lực lớn vế vốn
-Các nhân tố về chính trị, pháp luật: Một thể chế chính trị ,pháp luật rõ
ràng, rộng mở và ổn định sẽ là cơ sở đảm bảo sự thuận lợi ,bình đẳng chocác doanh nghiệp khi tham gia cạnh tranh và cạnh tranh có hiệu quả.Luậtthuế có ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện cạnh tranh,đảm bảo sự cạnh tranhbình đẳng giữa các doanh nghiệp, giữa các thành phần kinh tế ; chính sáchcủa Nhà nước về xuất nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu, khuyến khíchnhập khẩu, thuế xuất nhập khẩu… cũng sẽ ảnh hưởng đến năng lực cạnhtranh của các doanh nghiệp
-Các nhân tố về môi trường văn hoá, xã hội : Đây là nhóm yếu tố quan
trọng tạo lập nên nhân cách, sở thích, lối sống của con người Đặc biệt ởđây được hiểu là những người quản lý, nhân viên, người thợ có tinh thầnyêu nghề, sáng tạo trong lao động, sẽ góp phần tạo nên một môi trườnglàm việc trong sạch, có văn hoá tạo được lòng tin đối với Nhà nước, nhândân và đặc biệt là niềm tin đối với chính bản thân người lao động
-Các nhân tố về công nghệ: Đây là nhóm nhân tố quan trọng và có ý
nghĩa quyết định đến môi trường cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của
Trang 11doanh nghiệp Trình độ của khoa học công nghệ có ảnh hưởng trực tiếpđến hai yếu tố cạnh tranh cơ bản đó là giá bán và chất lượng Đối vớinhững sản phẩm thông thường ai cũng có thể sản xuất được cạnh tranh vềgiá bán là điều hiển nhiên Riêng đối với những sản phẩm cao cấp đòi hỏicông nghệ cao cạnh tranh về giá không còn là ưu thế mà chuyển sang cạnhtranh về chất lượng, cạnh tranh giữa các sản phẩm và dịch vụ có hàmlượng khoa học và công nghệ cao Kỹ thuật và công nghệ mới sẽ giúp chocác doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành…Đây làtiền đề để các doanh nghiệp ổn định và nâng cao năng lực cạnh tranh chomình.
1.2.1.2.Môi trường vi mô
Các nhân tố thuộc môi trường này tác động đến môi trường hoạtđộng của doanh nghiệp, vì vậy chúng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranhcủa doanh nghiệp.Đối với ngành chế biến gỗ bốn yếu tố cơ bản sau sẽ ảnhhưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, đó là :ảûnh hưởng củasản phẩm thay thế, ảnh hưởng của đối thủ cạnh tranh, ảnh hưởng của cácnhà cung cấp, ảnh hưởng của ngành công nghiệp hỗ trợ.Việc phân tích,đánh giá chính xác các yếu tố này sẽ giúp cho các doanh nghiệp nhận ramặt mạnh, mặt yếu, những cơ hội và nguy cơ mà doanh nghiệp mình đangphải đối diện
-Aûnh hưởng của sản phẩm thay thế : Sự xuất hiện các sản phẩm thay thế
tạo nên sức ép cạnh tranh lớn cho các doanh nghiệp, là mối đe dọa trựctiếp đến khả năng phát triển, khả năng cạnh tranh và mức lợi nhuận củadoanh nghiệp Thông thường người mua quan tâm đến giá bán, chất
Trang 12lượng,mẫu mã sản phẩm của doanh nghiệp Nếu một trong những yếu tốnày kém cạnh tranh hơn sản phẩm thay thế, họ sẽ quay sang sử dụng sảnphẩm thay thế, do đó làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ sản phẩm,doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp cũng sẽ giảm theo Đặc biệt cónhững sản phẩm có khả năng thay thế hoàn toàn sản phẩm của doanhnghiệp khi đó nguy cơ bị đe doạ đến sự tồn tại của doanh nghiệp là khôngtránh khỏi.
-Aûnh hưởng của đối thủ cạnh tranh : Đối thủ cạnh tranh ở đây là các
doanh nghiệp đã có đã có vị thế chắc chắn trên thị trường hoạt động trongcùng ngành kinh doanh.Thông thường cường độ cạnh tranh giữa các doanhnghiệp sẽ phụ thuộc vào số lượng các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh,tốc độ tăng trưởng của ngành Nếu trong ngành có những doanh nghiệp cóchi phí cố định lớn thường tăng mức độ cạnh tranh do áp lực thu hồi vốnnhanh Hơn nữa sự đa dạng của đối thủ cạnh tranh sẽ làm cho doanhnghiệp gặp khó khăn trong vấn đề dự báo, thương lượng…Để có thể thamgia cạnh tranh có hiệu quả doanh nghiệp cần phân tích, đánh giá chính xácđối thủ cạnh tranh, xác định được vị trí hiện tại của doanh nghiệp mình từđó định ra được hướng đi đúng đắn và phù hợp với doanh nghiệp mình
-Aûnh hưởng của nhà cung cấp : Nhà cung cấp là những cá nhân hay tổ
chức cung ứng các loại yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp như nguyên liệu,vật liệu, máy móc thiết bị, dịch vụ… Thông thường ảnh hưởng của nhà cungcấp thường thể hiện qua giá cả, chất lượng, thời gian giao hàng mà nhàcung cấp thực hiện đối với doanh nghiệp Aûnh hưởng của nhà cung cấp lớnhay nhỏ phụ thuộc vào mức độ quan trọng của các yếu tố đầu vào của
Trang 13doanh nghiệp mà họ cung cấp hay khi họ là nhà cung cấp độc quyền khiđó họ có thế lực đáng kể đối với doanh nghiệp.
-Aûnh hưởng của các ngành công nghiệp hỗ trợ : Ngành công nghiệp hỗ
trợ góp phần tạo nên sức mạnh cạnh tranh cho doanh nghiệp Ngành côngnghiệp này bao gồm ngành công nghiệp chế tạo máy, chế tạo vật liệu phụ,chế tạo sản phẩm thô…Nếu ngành công nghiệp hỗ trợ này tốt sẽ giúp chodoanh nghiệp giảm chi phí đầu vào, ổn định sản xuất
1.2.2.Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Xuất phát từ đặc điểm và nội dung hoạt động của các doanh nghiệpchế biến gỗ, có thể tổng hợp các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh củacác doanh nghiệp như sau:
-Nguồn nguyên liệu đầu vào : Nguồn nguyên liệu đầu vào ảnh hưởng trực
tiếp đến chất lượng và giá cả của sản phẩm.Riêng đối với ngành chế biếngỗ nguồn nguyên liệu đầu vào ảnh hưởng cực kỳ quan trọng đến hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vì nguồn nguyên liệu này ngàycàng khan hiếm, khả năng tái sinh chậm, luôn nằm trong tình trạng cungkhông đủ cầu Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến khả năng cạnh tranhcủa doanh nghiệp
-Chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào chất
lượng nguyên liệu Tuy nhiên vấn đề quản lý chất lượng tại doanh nghiệpcũng không thể xem nhẹ, cần phải được thực hiện một cách chặt chẽ, từngkhâu một nhằm đưa đến cho khách hàng những sản phẩm phù hợp với nhucầu và phù hợp với năng lực của doanh nghiệp
Trang 14-Giá cả của sản phẩm: Đây là yếu tố quan trọng tạo nên lợi thế cạnh
tranh cho doanh nghiệp Giá cả của sản phẩm phụ thuộc chủ yếu vào giánguyên liệu, giá vật liệu phụ, giá nhân công…ngoài ra những chi phí điệnnước, chi phí thuê mặt bằng, nhà xường, văn phòng cũng ảnh hưởng đếngiá thành của sản phẩm
-Thương hiệu của doanh nghiệp: Việc xây dựng và phát triển thương hiệu
là một nhu cầu bức bách của các doanh nghiệp nhất là trong bối cảnh hộinhập.Thương hiệu mạnh sẽ giúp các doanh nghiệp cũng cố vị trí và sứcmạnh cạnh tranh trên thị trường Để xây dựng và phát triển thương hiệucác doanh nghiệp cần tập trung vào các giải pháp sau:
Một là, doanh nghiệp phải phát triển sáng tạo nhãn hiệu.Nhãn hiệuphải có tính chuyên nghiệp và cá tính để cho người tiêu dùng ghi nhớ vànhận ra sản phẩm của mình
Hai là,thương hiệu phải khơi dậy cảm xúc của khách hàng
Ba là, doanh nghiệp phải coi thương hiệu như là công cụ bảo vệ lợiích của mình Do đó việc đăng ký bảo hộ thương hiệu là rất cần thiết, vàdoanh nghiệp cũng cần nâng cao nhận thức về bảo hộ nhãn hiệu hàng hoácủa mình, nhãn hiệu là tài sản của doanh nghiệp
-Nguồn lực của doanh nghiệp : Phân tích và đánh giá chính xác các
nguồn lực của doanh nghiệp ( nguồn nhân lực và nguồn lực vật chất) là cơsở quan trọng để các doanh nghiệp hiểu rõ nguồn lực tiềm tàng của mình,những điểm mạnh,điểm yếu so với đối thủ cạnh tranh để từ đó chủ độngthực hiện việc đào tạo, tái đào tạo cho nhân viên; ra các quyết định về đầu
tư, về sản xuất phù hợp với khả năng của doanh nghiệp mình
Trang 15-Chất lượng dịch vụ: Chất lượng dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong
việc tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.Chất lượng dịch vụ tốt sẽlàm cho khách hàng an tâm ,tin tưởng vào sản phẩm của doanh nghiệp vàdoanh nghiệp cũng đạt được mục đích là bán được hàng và xây dựng được
uy tín đối với khách hàng Do đó các doanh nghiệp cần tăng cường cáchoạt động dịch vụ trước, trong và sau bán hàng như dịch vụ chào hàng,dịch vụ cung ứng, dịch vụ hậu mãi…
Việc phân tích, đánh giá chính xác các yếu tố tạo nên năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp là cơ sở để các doanh nghiệp kịp thời nhìn nhậnnhững điểm mạnh, điểm yếu của mình so với đối thủ cạnh tranh để từ đóđưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp trong việc nâng cao sức cạnhtranh của mình
1.3 Đánh giá tình hình chung về ngành chế biến gỗ Việt nam
Ngành chế biến gỗ của Việt Nam trong những năm gần đây đã vươnlên thành một trong những ngành dẫn đầu về xuất khẩu Với tổng kinhngạch xuất khẩu về lâm sản tăng từ 61 triệu USD năm 1996 lên 1.034 triệuUSD năm 2004 và 1.570 triệu USD năm 2006
Thị trường xuất khẩu lớn nhất vẫn là thị trường Mỹ năm 2004 làkhoảng 360 triệu USD thì đến năm 2006 đã vào khoảng 550 triệu USD
Theo công bố tại quyết định số 1970/QĐ/BNN-KL-LN ngày 06tháng 7 năm 2006, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2005, diện tích rừngtoàn quốc là 12,61 triệu ha, trong đó 10,28 triệu ha rừng tự nhiên và 2,33triệu ha rừng trồng.Tổng trữ lượng gỗ 813,3 triệu m 3, rừng tự nhiên chiếm
94 %, rừng trồng 6%.Gỗ tập trung chủ yếu ở 3 vùng là Tây Nguyên chiếm
Trang 1633,8 %, Bắc trung bộ 23% và Nam trung bộ 17,4% tổng trữ lượng.Hàngnăm khai thác bình quân 300.000 m3 gỗ rừng tự nhiên Và con số này cũngsẽ được khống chế lại để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững Vớitrữ lượng này chỉ đủ để phục vụ cho nhu cầu xây dựng, sản xuất đồ gỗtrong nước Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng đang triển khaichương trình trồng mới 5 triệu ha rừng và đến năm 2010 Việt nam sẽ cóthêm 2 triệu ha rừng phòng hộ, và 3 triệu ha rừng sản xuất.
Như vậy rõ ràng Việt nam đang rất thiếu nguồn nguyên liệu Hàngnăm Việt nam phải nhập gỗ nguyên liệu khoảng 250.000 m3 đến 300.000
m3 gỗ các loại từ các nước lân cận như Malaysia (khoảng 60 triệu USD),Lào (khoảng 36 triệu USD), Campuchia (khoảng 29 triệu USD), Indonesia( khoảng 18 triệu USD)
Nhưng nguồn nguyên liệu nhập khẩu này cũng ngày càng hạn chế
do nguồn tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt và một trong những biệnpháp hữu hiệu để quản lý nguồn tài nguyên này là việc cấp chứng chỉ rừng(Forest certification) cho rừng trồng Việt nam cũng sẽ lựa chọn thị trườnggỗ nguyên liệu có chứng chỉ FSC Khi đó sản phẩm gỗ của Việt Nam mớicó thể tham gia vào các thị trường lớn hơn được
Chứng chỉ rừng (Forest certification) chính là sự xác nhận bằng vănbản rằng một đơn vị quản lý rừng được cấp chứng chỉ đã đáp ứng đầy đủnhững tiêu chuẩn về quản lý rừng bền vững Giấy chứng nhận này là thôngđiệp bảo đảm với người tiêu dùng và tất cả những ai quan tâm đến bảo vệrừng và môi trường rằng sản phẩm rừng của đơn vị được cấp chứng chỉ đãđược sản xuất trên cơ sở rừng được tái tạo lâu dài, không ảnh hưởng đến
Trang 17chức năng sinh thái của rừng, môi trường xung quanh và không làm suygiảm tính đa dạng sinh học.
Hiện nay ở Việt nam có công ty trồng rừng Quy Nhơn trở thành công
ty đầu tiên tại Việt nam nhận chứng chỉ rừng của Hội đồng quản trị rừngthế giới ( FSC)
Và một số các chủ rừng sau đang hướng tới việc cấp chứng chỉ rừng,đó là :
§ Công ty Lâm Nghiệp Sơ pai
§ Công ty Lâm Nghiệp Hà Nừng
§ Công ty Lâm Nghiệp Krông Bông
§ Công ty Lâm Nghiệp Bảo Lâm
§ Công ty Lâm Nghiệp Đakwil
Hiện nay, người tiêu dùng đã nhận thức được tầm quan trọng của cácsản phẩm đồ gỗ có chứng chỉ rừng, thậm chí họ còn tẩy chay việc sử dụngsản phẩm gỗ không có nguồn gốc xuất xứ Do đó tại Việt Nam đã thànhlập mạng lưới kinh doanh lâm sản Việt Nam VFTN( Viet nam Forest andtrade network) vào tháng 10 năm 2005 Đây là 1 trong 25 mạng lưới kinhdoanh lâm sản thuộc mạng lưới kinh doanh lâm sản toàn cầu GFTN(Global Forest anh trade network )hoạt động ở gần 30 quốc gia tiêu dùngvà sản xuất gỗ ở Châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ GFTN được thànhlập vào năm 1991 tại Anh và vào cuối thập kỷ 90 có mặt ở khắp châu Âu,Mỹ, Nhật bản, Brazil, Đông nam Á Mạng lưới kinh doanh lâm sản toàncầu tập trung vào 5 lĩnh vực chiến lược sau:
Trang 18- Hợp tác với các công ty phân đoạn chuỗi cung cấp nhằm loại bỏlâm sản bị buôn bán và khai thác trái phép.
- Xây dựng và quảng bá chứng chỉ FSC
- Xác định, giám sát và áp dụng phương pháp tiếp cận quản lý rừngcó trách nhiệm và thu mua lâm sản
- Tạo mối quan hệ hợp tác cùng có lợi giữa doanh nghiệp , tổ chứcphi chính phủ, nhà quản lý thương mại, nhà tài trợ … để huy động nguồnlực kỹ thuật, tài chính và nhân lực
- Tập trung vào các hoạt động mang lại lợi ích cho những khu rừngcó giá trị và đang bị đe dọa
Tại Việt Nam với hơn 1.200 công ty tham gia vào ngành chế biến gỗcần hơn 2 triệu m3 gỗ /năm , do đó lượng nhập khẩu gỗ nguyên liệu ngàycàng nhiều VFTN đã giúp cho các nhà sản xuất tìm kiếm nguồn gỗ hợppháp và bền vững quan trọng ở Việt Nam và cả vùng Đông Nam Á
Hiện nay Việt Nam đã có 4 thành viên đầu tiên tham gia vào VFTNđó là:
- Công ty Thanh Hòa ( Chuyên mua bán gỗ)
- Công ty ScanCom Việt Nam ( Chế biến gỗ và đồ gỗ)
- Công ty Trường Thành ( Chế biến gỗ và đồ gỗ)
- Công ty Đại thành ( Chế biến gỗ và đồ gỗ)
Qua những ghi nhận nêu trên cũng cho thấy rằng Việt Nam đang cốgắng nỗ lực để hòa mình vào luật chơi chung của thế giới, mặc dù khả
Trang 19năng cũng còn rất hạn chế Điều đó cho thấy rằng Việt Nam đang hướngđến sự tăng trưởng bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với việc nâng caokhả năng cạnh tranh, đặc biệt trong ngành chế biến gỗ còn rất sơ khai này.
Trang 20CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ TỈNH LÂM ĐỒNG
2.1 Tình hình sản xuất, chế biến của các doanh nghiệp chế biến gỗ Lâm Đồng
2.1.1 Nguyên liệu
Hòa vào sự phát triển chung của ngành chế biến gỗ Việt nam, ngànhchế biến gỗ Lâm Đồng cũng có những bước tiến bộ rõ rệt Trước nhữngnăm 1995 toàn bộ tỉnh Lâm Đồng chỉ có khoảng vài chục doanh nghiệpchế biến gỗ hoạt động Nguồn nguyên liệu mà các doanh nghiệp này sửdụng chủ yếu được khai thác từ rừng tự nhiên với khối lượng 100.000 m3 –150.000 m3 / năm Nguồn nguyên liệu này không được đưa vào sản xuấthết mà nó được bán ra ngoài tỉnh với trữ lượng lớn gỗ tròn nguyên liệu.Phần còn lại được các doanh nghiệp đưa vào chế biến dưới dạng cưa xẻthô, chủ yếu là các sản phẩm gỗ xây dựng cơ bản ( như cốt pha…)
Với khối lượng nguyên liệu khai thác tương đối lớn so với các doanhnghiệp lúc đó thì quả là rất lãng phí Trong khi khả năng sản xuất khôngcó, các doanh nghiệp phải bán gỗ tròn nguyên liệu ra khỏi tỉnh làm giảmnăng suất sản xuất và giảm giá trị sản phẩm mang lại cho tỉnh
Nhưng từ năm 1995 đến nay, số doanh nghiệp và các cơ sở chế biếnđã tăng lên rõ rệt Hiện nay toàn tỉnh đã có 47 doanh nghiệp chế biến gỗ,
251 cơ sở sản xuất hàng mộc gia dụng và thủ công mỹ nghệ Với số lượngdoanh nghiệp nhiều như vậy nhưng trữ lượng nguyên liệu ngày nay không
Trang 21còn nhiều như trước đây nữa Hàng năm gỗ nguyên liệu được khai thác từcác nguồn sau:
+ Gỗ khai thác chính từ rừng tự nhiên khoảng từ 15.000 m3 –
Theo số liệu điều tra của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôntỉnh Lâm Đồng thì nguồn nguyên liệu này được đưa vào chế biến hàngnăm khoảng 60%, còn 40% là được xuất thô ra khỏi tỉnh chủ yếu là gỗ lárộng và gỗ nguyên liệu giấy
Điều đó cho thấy rằng nguồn nguyên liệu được cung ứng từ địaphương ngày càng ít đi, và nó sẽ càng ít nếu như các doanh nghiệp chếbiến gỗ không tận dụng triệt để nguồn nguyên liệu ít ỏi này vào chế biếnmà bán gỗ tròn ra ngoài tỉnh làm giảm hiệu quả kinh tế – xã hội của tỉnhvà làm giàu cho các địa phương khác
2.1.2 Công nghệ
Trước tình hình thiếu hụt nguyên liệu, một số doanh nghiệp trongtỉnh cũng đã biết sử dụng máy móc thiết bị, công nghệ mới để sản xuất ranhững sản phẩm nhằm tiết kiệm hơn nguồn nguyên liệu ít ỏi này
Trang 22Trong 47 doanh nghiệp chế biến thì mới chỉ có 8 doanh nghiệp đi vào sảnxuất tinh chế , có đầu tư đổi mới thiết bị Nhưng nhìn chung công nghệ chếbiến của các doanh nghiệp vẫn còn rất lạc hậu.
Máy móc thiết bị dùng cho việc cưa xẻ gỗ chủ lực vẫn là máy CD 4và máy cưa đĩa
Máy móc thiết bị dùng cho sản xuất hàng tinh chế cũng dừng lại ởmức độ khiêm tốn, bao gồm máy bào 4 mặt, máy tubi, máy ghép dọc, máyghép ngang, máy chà nhám và hệ thống lò sấy hơi nước, lò sấy nhiệt…
Những máy móc thiết bị dùng trong sản xuất hàng mộc cũng chỉ mớidừng lại ở máy bào cuốn, các loại máy cầm tay, một số máy móc thiết bịđơn giản dùng để sản xuất các mặt hàng mộc chi tiết
2.1.3 Sản phẩm
Sản phẩm chủ yếu hiện nay của các doanh nghiệp cũng chỉ là gỗxây dựng ( ván , đà…) phôi gỗ; các doanh nghiệp đi vào sản xuất tinh chếthì có thêm sản phẩm ván ghép thanh, ván sàn, sản phẩm hàng mộc cũngchỉ dừng lại ở hàng trang trí nội thất, đồ dùng văn phòng… tiêu thụ trongnước, lượng hàng xuất khẩu rất ít, có chăng cũng chỉ là một lượng nhỏ vánsàn và một số sản phẩm mộc chi tiết
Sản phẩm của các doanh nghiệp gần như giống nhau, chưa có doanhnghiệp nào có sản phẩm riêng biệt nổi bật, do đó mặt bằng phát triển củacác doanh nghiệp gần như giống nhau, chưa có doanh nghiệp nào nổi bậtcó thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp chế biến gỗ của tỉnh khácnhư Hoàng Anh Gia Lai, gỗ Đức Thành của TP.HCM…
Trang 23Tóm lại :
Mặc dù đã có một số doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ tạo racác sản phẩm mới như ván ghép thanh, ván sàn, hàng trang trí nội thất…nhưng nhìn chung các sản phẩm này chưa đa dạng và sắc sảo, công nghệchế biến vẫn còn thấp so với mặt bằng công nghệ chung trong nước
Việc hình thành quá nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bànLâm Đồng đã gây ra tình trạng mất cân đối về cung cầu nguyên liệu mộtcách trầm trọng
Nhưng với những tiềm năng mà Lâm đồng đang có, những lợi thếđặc trưng của vùng phát triển kinh tế Lâm nghiệp thì vẫn phải coi đây làmột trong những ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh và cần phải đượcnghiên cứu, quan tâm giúp đỡ và tìm ra giải pháp để phát triển hơn nữanhằm đưa ngành chế biến gỗ Lâm Đồng cạnh tranh được với các doanhnghiệp chế biến gỗ trong cả nước
Bảng 2.1 Bảng tổng hợp số lượng doanh nghiệp và cơ sở chế biến gỗ
trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng qua các năm
Trong đó Năm Tổng số đơn vị
Số doanh nghiệp Số cơ sở
Trang 24Bảng 2.2 Tình hình sản xuất , chế biến, tiêu thụ của các doanh nghiệp qua các năm
Số lượng Giá trị 1000đ Số lượng Giá trị1000đ Số lượng Giá trị1000đ Số lượng Giá trị1000đ
Số lượng Giá trị 1000đ Số lượng Giá trị1000đ Số lượng Giá trị1000đ Số lượng Giá trị1000đ
Trang 25Năm 2004
NGUYÊN LIỆU ĐVT Số lượng Giá trị1000đ Số lượng Giá trị1000đ Số lượng Giá trị1000đ Số lượng Giá trị1000đ
Trang 26Năm 2006
NGUYÊN LIỆU ĐVT Số lượng Giá trị1000đ Số lượng Giá trị1000đ Số lượng Giá trị1000đ Số lượng Giá trị1000đ
THÀNH PHẨM ĐVT Số lượng Giá trị1000đ Số lượng Giá trị1000đ Số lượng Giá trị1000đ Số lượng Giá trị1000đ
Trang 27khu vực khác trong nước
2.2.1 Tiềm năng phát triển nguồn nguyên liệu
Lâm Đồng là một tỉnh miền núi với diện tích tự nhiên 976.479ha,trong đó diện tích rừng tự nhiên 617.000ha chiếm 63% diện tích tự nhiên,trữ lượng tương đương 50 triệu m3 trong đó diện tích rừng có khả năng kinhdoanh trên 330.000 ha với trữ lượng khoảng 30 triệu m3 gỗ và nhiều loạilâm sản khác
Là một tỉnh có diện tích đất rừng lớn đứng thứ 3 trong cả nước, LâmĐồng đang nỗ lực tạo ra vùng nguyên liệu tại chỗ ngày càng nhiều nhằmphục vụ cho nhu cầu sản xuất Khi đó việc cung ứng nguồn nguyên liệu sẽđược chủ động hơn, giảm được chi phí vận chuyển từ đó dẫn đến việc giảmgiá thành trong sản xuất
Rừng Lâm Đồng thuộc loại đa dạng sinh học, có trên 400 loài câygỗ, trong đó có một số loại gỗ quý như Pơmu xanh, cẩm lai, gỗ sao, thông
2 lá , thông 3 lá, dầu… Ngoài ra còn có nhiều loại lâm thổ sản khác ngoàigỗ
Sự đa dạng về chủng loại gỗ này tạo điều kiện cho ngành chế biếngỗ Lâm Đồng đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ ngàycàng cao và đa dạng của khách hàng
Đất đai và khí hậu Lâm Đồng thích hợp cho việc phát triển các loạicây lâm nghiệp Hiện nay Lâm Đồng có khoảng 255.407 ha đất nôngnghiệp và có khả năng nông nghiệp Đến năm 2010 có thể khai thác thêmtừ 30-35 ngàn ha đất để đưa vào sản xuất nông lâm kết hợp nhằm thựchiện các chương trình mục tiêu và các dự án kinh tế – xã hội của tỉnh,
Trang 28trong những mục tiêu chủ yếu của Lâm Đồng từ nay đến năm 2015.
Lâm Đồng có 20 loại đất khác nhau, trong đó có hơn 200 ngàn habazan, đây cũng là loại đất thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệpdài ngày và cây lâm nghiệp Nhiệt độ bình quân trong năm khoảng từ 17oC– 25oC, khí hậu quanh năm mát mẽ, độ ẩm trung bình từ 85% – 87%,lượng mưa nhiều thích hợp cho việc phát triển cây rừng, tốc độ tái sinh củacây rừng rất nhanh sau khai thác
Đây là một ưu thế nổi trội mà ít có địa phương nào trong nước ta cóthể sánh được
2.2.2.Tiềm năng trong việc phát triển giao lưu kinh tế
Lâm Đồng nằm trong vùng kinh tế Đông Nam Bộ, gắn với địa bànkinh tế trọng điểm Nam Trung Bộ là khu vực năng động, có tốc độ tăngtrưởng kinh tế cao và là thị trường tiềm năng to lớn Từ lâu Lâm Đồng đãcó mối quan hệ bền chặt về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái với cáctỉnh trong vùng
Thành phố Đà Lạt là trung tâm hành chính kinh tế – văn hóa – xãhội của tỉnh cách Thành phố Hồ Chí Minh 300 Km, Biên hòa 270 Km,Vũng Tàu 340 Km, Nha trang 210 Km Hệ thống quốc lộ 20,27,28 nối liềnLâm Đồng với các tỉnh ĐắkLắk, Bình Thuận, Ninh Thuận, Đồng Nai, vàThành phố Hồ Chí Minh ,các cảng biển ở miền Trung, miền Nam tạonhiều thuận lợi trong giao lưu kinh tế giữa Lâm Đồng với các tỉnh trongnước và quốc tế
Với vị trí địa lý như vậy hẳn đây là yếu tố thuận lợi cho Lâm Đồngtrong việc trao đổi mua bán hàng hóa nói chung, nguyên liệu và sản phẩm
Trang 29trong nước GiaLai-KonTum - Đắklắk - Lâm Đồng.
2.2.3.Tiềm năng về lao động
Tỉnh Lâm Đồng hiện có khoảng 1.200.000 người, trong đó số ngườitrong độ tuổi lao động chiếm khoảng 50% dân số Lao động trong ngànhnông lâm nghiệp chiếm 60% Điều này chứng tỏ rằng ngành lâm nghiệpLâm Đồng đang sở hữu một đội ngũ lao động dồi dào, dày dạn kinhnghiệm, cộng thêm tinh thần làm việc cần cù, chịu khó , sáng tạo Và mộtđiều rất quan trọng đó là tính truyền thống, gia truyền ảnh hưởng đếnnguồn lao động làm cho lực lượng lao động này có chất lượng cao hơnnhững lao động trong ngành khác
Bên cạnh những yếu tố thuận lợi về tài nguyên rừng, vị trí địa lý, khíhậu, đất đai, lao động thì việc quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chếbiến lâm sản Lâm Đồng đến năm 2010 là một trong những mục tiêu nằmtrong chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đọan 2006-2020 banhành kèm theo quyết định số 18-2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm
2007 của Thủ tướng chính phủ
Do đó việc quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến lâmsản Lâm Đồng rất được các cơ quan chức năng quan tâm Từ đó sẽ tạo ranhững thuận lợi như sự quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ các doanh nghiệp về vốn,công nghệ … tạo ra những hiệp hội, cơ chế thông thoáng tạo điều kiện chocác doanh nghiệp thực hiện mục tiêu của mình hướng đến mục tiêu chungcủa tỉnh
Trang 30Theo kết quả điều tra khảo sát các doanh nghiệp (phụ lục 1), hầuhết các doanh nghiệp chế biến gỗ Lâm Đồng sử dụng nguồn nguyên liệutại chỗ đó là nguồn gỗ từ rừng Lâm Đồng, chỉ một số ít các doanh nghiệpcó nhập khẩu gỗ từ nước ngoài (khoảng 3%), và khoảng 20% số doanhnghiệp được khảo sát nhập gỗ từ địa phương khác.
Như vậy nguồn nguyên liệu đầu vào này sẽ được mua vào một cáchnhanh chóng, giảm được chi phí vận chuyển, đáp ứng kịp thời cho sản xuấtvà chất lượng nguyên liệu được bảo đảm
Tuy nhiên số lượng nguyên liệu đầu vào của các doanh nghiệp tươngđối ít Năm 2006, toàn bộ các doanh nghiệp trong tỉnh chỉ nhập khoảng54.000 m3 gỗ các loại, trong khi nhu cầu nguyên liệu đầu vào của cácdoanh nghiệp chế biến gỗ trong tỉnh khoảng 170.000 m3/ năm, tổng nhucầu cả nước từ 2.7 triệu m3 – 2.8 triệu m3/năm
Từ đó cho thấy khả năng thu mua nguyên liệu của các doanh nghiệpchế biến gỗ Lâm Đồng tương đối yếu, dẫn đến thiếu nguyên liệu trong sảnxuất, không khai thác hết công suất của máy móc thiết bị, nhà xưởng, hiệu
Trang 31không đầu tư phát triển thêm nữa, đó là một trong những nguyên nhânchính dẫn đến trì trệ, chậm phát triển của các doanh nghiệp chế biến gỗLâm Đồng.
Cũng do thiếu chủ động trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu nênhầu hết các doanh nghiệp chỉ sản xuất sản phẩm nhằm tiêu thụ trong nướclà chính, nếu có xuất khẩu chỉ một số rất ít sản phẩm như ván ghép thanh,ván sàn, trục mành, một số sản phẩm mộc chi tiết … hoặc là ủy thác chomột doanh nghiệp khác xuất khẩu
Theo kết quả điều tra chỉ có 3.3% số doanh nghiệp trực tiếp xuấtkhẩu, số còn lại là tiêu thụ trong nước và ủy thác xuất khẩu
Cũng theo kết quả điều tra giá nguyên liệu trong nước hiện khá cao,nhất là vùng Lâm Đồng giá nguyên liệu có thể cao nhất trong cả nướctrong những năm gần đây Giá gỗ thông tròn lớn có giá từ 2.500.000 đồng– 2.800.000 đồng/m3 gỗ tại bãi, trong khi đó giá sản phẩm gỗ xây dựng từ3.000.000 đồng – 3.700.000 đồng /m3 tùy theo loại Mỗi một m3 gỗ trònnguyên liệu sẽ sản xuất ra được tối đa 0,7 m3 gỗ thành phẩm Như vậy giánguyên liệu đầu vào quá cao, các doanh nghiệp sản xuất khó có lãi
Riêng đối với gỗ nguyên liệu nhập khẩu, các doanh nghiệp LâmĐồng chủ yếu nhập từ Lào, Indonesia; giá của loại nguyên liệu nhập khẩunày tương đối thấp hơn trong nước nhưng chi phí vận chuyển cao, mỗi lầnnhập khẩu phải nhập với khối lượng lớn, các doanh nghiệp Lâm Đồnghiện không có đủ khả năng do nguồn lực có hạn vì hầu như các doanhnghiệp chế biến gỗ Lâm Đồng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên vấn đềthiếu vốn sản xuất kinh doanh là một vấn đề không thể tránh khỏi
Trang 32Nam chỉ mới có công ty lâm nghiệp Qui Nhơn có chứng chỉ FSC Như vậycác doanh nghiệp nếu muốn xuất khẩu phải mua được nguyên liệu cóchứng chỉ FSC Nguồn nguyên liệu này dĩ nhiên sẽ có giá rất cao do cầuđang vượt quá cung Một hiện tượng tăng giá mà chúng ta đã nhìn thấy bởitác động của những nguyên nhân sau:
- Nhu cầu sử dụng sản phẩm bằng gỗ ngày một tăng trong khi trênkhắp thế giới người ta đang quan tâm đến việc bảo vệ rừng bền vững,tránh phá rừng bất hợp lý
- Tốc độ trồng rừng chậm hơn nhiều so với tốc độ khai thác rừng Dođó nhu cầu sử dụng vượt xa khả năng cung cấp
- Nhiều nước sản xuất đồ gỗ lớn đã đẩy mạnh mạng lưới tiêu thụnguyên liệu, làm cho nhu cầu nguyên liệu tăng nhanh trong khi cungkhông thay đổi Đặc biệt trong những năm gần đây hai nước xuất khẩu đồgỗ lớn nhất là Trung Quốc và Hàn Quốc gia tăng nhập khẩu gỗ nguyênliệu
- Giá nhiêân liệu ngày một tăng dẫn đến chi phí khai thác,vận chuyểnsẽ tăng lên Nguồn nhiên liệu ngày càng khan hiếm, giá nhiêân liệu đangngày một leo thang, đây là yếu tố làm giảm tính cạnh tranh của các doanhnghiệp chế biến gỗ Việt Nam nói chung và của tỉnh Lâm Đồng nói riêng
2.3.1.2 Chất lượng sản phẩm sản xuất
Chất lượng sản phẩm gỗ của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vàochất lượng gỗ nguyên liệu Trước năm 2004 hầu như các doanh nghiệp chếbiến gỗ Lâm Đồng đều gặp khó khăn trong vấn đề chất lượng nguyên liệu.Gỗ nguyên liệu sau khi khai thác phải nghiệm thu, đóng búa, tiến hành
Trang 33mốc xanh, mối, mọt… làm giảm chất lượng nguyên liệu Trong thời gian đócác doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn từ nguồn nguyên liệu kém phẩmchất này Nguyên liệu mốc, mọt sản xuất ra sản phẩm tiêu thụ trong nướcđã khó, nên không thể xuất khẩu được Nguồn nguyên liệu kém phẩm chấtsẽ tạo ra những sản phẩm có giá trị thấp.
Từ năm 2004 trở về sau này UBND tỉnh Lâm Đồng đã có quyết địnhvề thời gian khai thác, duyệt giá… không quá dài, khai thác đến đâu tiếnhành nghiệm thu, đóng búa, duyệt giá đến đó để các doanh nghiệp có thểmua về chế biến kịp thời Từ đó chất lượng gỗ nguyên liệu được nâng cao
Theo đánh giá của giới tiêu thụ sản phẩm gỗ trong nước sản phẩmgỗ xây dựng của Lâm Đồng có chất lượng rất cao Cũng là một loại gỗthông nhưng gỗ thông Lâm Đồng được đánh giá chất lượng cao hơn gỗthông Gia Lai, gỗ thông Indonesia và họ sẵn sàng mua gỗ thông của LâmĐồng với giá cao hơn các nơi khác vì gỗ thông Lâm Đồng chắc hơn, nặnghơn,bền hơn ,không xốp và nhẹ như gỗ thông của các nơi khác
Riêng đối với các sản phẩm tinh chế và sản phẩm mộc, Lâm Đồngchưa thể tạo ra những sản phẩm hoàn hảo, khác biệt và có tính cạnh tranhcao
Sở dĩ các doanh nghiệp chế biến gỗ Lâm Đồng chưa tạo ra được sảnphẩm nổi trội là do vấn đề quản lý chất lượng của các doanh nghiệp chưađược thực hiện một cách chặt chẽ Chất lượng sản phẩm được hình thànhtừ các khâu riêng biệt của quá trình sản xuất, các khâu của quá trình sảnxuất bao gồm:
Trang 34kiểm tra chất lượng sẽ được đưa vào sấy, ra phôi Thường các doanhnghiệp ít quan tâm đến khâu sấy gỗ, nên thường không đạt được chấtlượng về độ ẩm của sản phẩm Theo quy định hiện nay sản phẩm đạt chấtlượng khi độ ẩm phải đạt dưới 12% đối với sản phẩm trong nhà và 17% đốivới sản phẩm ngoài trời Do đó kiểm tra độ ẩm gỗ ngay từ khi ra phôi làrất quan trọng, nếu độ ẩm không đạt yêu cầu sẽ dẫn đến tạo ra sản phẩmhỏng trong sản xuất hoặc sau khi đã hình thành sản phẩm nó sẽ biến dạng,giãn nở , hở keo… cho nên vấn đề này cần đặt biệt chú ý từ khi sấy gỗ.
- Khâu kiểm tra từng khâu trong quá trình sản xuất từng công đoạnmột Mỗi công đoạn sẽ phát hiện, khắc phục sai sót Một trong những khâuđơn giản nhưng không kém phần quan trọng đó là khâu lựa phôi Phảiphân loại từng loại phôi, từ đó mới tạo ra độ đồng màu cho sản phẩm Nếukhâu lựa chọn phôi không chính xác sẽ làm cho sản phẩm hỏng nhiều,giảm giá trị sản phẩm
- Khâu kiểm tra thành phẩm, đóng gói… Hầu hết các doanh nghiệpkhông quan tâm, chú ý đến khâu kiểm tra thành phẩm, đóng gói do đó khócó thể phát hiện sai sót Từ đó tung ra thị trường sản phẩm kém chất lượng,không đạt yêu cầu…
Thêm nữa việc đa dạng hóa mẫu mã của doanh nghiệp chưa có Cácdoanh nghiệp sản xuất hầu như tự phát, không có định hướng, chiến lượckinh doanh rõ ràng, khách hàng yêu cầu sản phẩm gì thì làm sản phẩm đó,
do đó các sản phẩm của các doanh nghiệp hầu như giống nhau, không cósự riêng biệt, nổi trội, chưa có một loại sản phẩm nào đi kèm với tên tuổicủa doanh nghiệp
Trang 35đang gặp phải Tuy nhiên theo kết quả điều tra thì đến 60% doanh nghiệpcho rằng chất lượng sản phẩm gỗ là một trong những lợi thế cạnh tranh củahọ.
2.3.1.3.Giá cả của sản phẩm
Có thể nói giá cả của sản phẩm là một yếu tố quan trọng trong việctạo nên lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp Giá cả của sản phẩmphụ thuộc rất lớn vào giá thành để sản xuất ra sản phẩm
Đối với những mặt hàng gỗ thông thường ai cũng có thể sản xuấtđược thì giá cả là một công cụ cạnh tranh chủ yếu Các yếu tố đầu vàoquyết định đến việc hình thành giá cả của sản phẩm bao gồm:
- Giá nguyên liệu đầu vào: Như đã phân tích ở trên giá nguyên liệuđầu vào hiện nay rất cao và sẽ còn cao hơn nữa một khi nhu cầu ngày càngcao trong khi cung không thay đổi Thêm vào đó là các chi phí liên quanđến nguyên liệu tăng như giá nhiên liệu tăng làm cho chi phí khai thác vàchi phí vận chuyển tăng
- Giá nhân công của doanh nghiệp : Nguồn lao động của Lâm Đồngtương đối rẻ so với các khu vực khác trong nước Đây là một lợi thế cạnhtranh cho các doanh nghiệp chế biến gỗ Lâm Đồng Hơn nữa nguồn laođộng này có tay nghề cao do ảnh hưởng của nghề chế biến lâm sản mangtính truyền thống của địa phương Vì thế thời gian và chi phí đào tạo khôngtốn kém Theo thống kê kinh phí dành cho đào tạo hàng năm của cácdoanh nghiệp dưới 20 triệu đồng chiếm 70% Lương bình quân của ngườilao động từ 0,5 đến dưới 1 triệu đồng / người / tháng chiếm 46%, từ 1 đếndưới 1,5 triệu đồng /người/tháng chiếm 21,33 %
Trang 36lượng rất cao như giá lại quá rẻ Trong khi Thành phố Hồ Chí Minh cómức lương trung bình trong ngành chế biến lâm sản từ 0.5 – 1 triệu đồng /người/tháng chiếm 17.5%, 1 – dưới 1,5 triệu đồng / người / tháng chiếm50.7% (theo kết quả khảo sát của lớp K42 Đại học ngoại thương cơ sở IIthực hiện trong đề tài mang tên :”Định hướng và giải pháp nhằm đẩymạnh xuất khẩu mặt hàng gỗ của Việt nam giai đọan mới 2005-2020”)
- Giá cả các vật liệu hỗ trợ tăng : Trong thời gian qua giá cả các vậtliệu phụ tăng đáng kể như nhiên liệu, các chất dùng trong khâu sơn phủ,keo dán gỗ … Những vật liệu phụ này tăng sẽ làm cho giá cả sản phẩmtăng lên tương ứng Đặc biệt trong sản xuất tinh chế sử dụng nhiều vật liệuphụ Các vật liệu phụ này sản xuất chủ yếu tại Thành phố Hồ Chí Minh, vìvậy giá cả của nó có tăng thêm so với thị trường Thành phố Hồ Chí Minh
do chi phí vận chuyển, chi phí mua hàng… nhưng mức tăng này cũng khôngchênh lệch lớn lắm, có thể chấp nhận được
Ngoài ra còn có các yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến giá thành nhưchi phí điện nước, điện thọai, mặt bằng nhà xưởng, văn phòng… Ởû LâmĐồng giá cả các yếu tố này vẫn thấp hơn Thành phố Hồ Chí Minh và BìnhDương
Tóm lại, xét các yếu tố cạnh tranh về mặt giá cả ảnh hưởng đến giácả sản phẩm thì Lâm Đồng chiếm ưu thế hơn Thành phố Hồ Chí Minh vàmột số tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai…
Do đó sản phẩm gỗ của Lâm Đồng dễ dàng tiêu thụ tại thị trườngThành phố Hồ Chí Minh , Bình Dương và một số tỉnh miền tây