Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp 1 Nguồn nguyên liệu đầu vào

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Lâm Đồng (Trang 30 - 32)

2.3.1.1. Nguồn nguyên liệu đầu vào

Nguồn nguyên liệu đầu vào là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng và giá cả của sản phẩm. Các doanh nghiệp sản xuất nào muốn tồn tại và phát triển trước hết đều phải quan tâm đến nguồn nguyên liệu đầu vào. Đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ nguồn nguyên liệu đầu vào ở đây chủ yếu là gỗ các loại.

Theo kết quả điều tra khảo sát các doanh nghiệp (phụ lục 1), hầu hết các doanh nghiệp chế biến gỗ Lâm Đồng sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ đĩ là nguồn gỗ từ rừng Lâm Đồng, chỉ một số ít các doanh nghiệp cĩ nhập khẩu gỗ từ nước ngồi (khoảng 3%), và khoảng 20% số doanh nghiệp được khảo sát nhập gỗ từ địa phương khác.

Như vậy nguồn nguyên liệu đầu vào này sẽ được mua vào một cách nhanh chĩng, giảm được chi phí vận chuyển, đáp ứng kịp thời cho sản xuất và chất lượng nguyên liệu được bảo đảm.

Tuy nhiên số lượng nguyên liệu đầu vào của các doanh nghiệp tương đối ít. Năm 2006, tồn bộ các doanh nghiệp trong tỉnh chỉ nhập khoảng 54.000 m3 gỗ các loại, trong khi nhu cầu nguyên liệu đầu vào của các doanh nghiệp chế biến gỗ trong tỉnh khoảng 170.000 m3/ năm, tổng nhu cầu cả nước từ 2.7 triệu m3 – 2.8 triệu m3/năm.

Từ đĩ cho thấy khả năng thu mua nguyên liệu của các doanh nghiệp chế biến gỗ Lâm Đồng tương đối yếu, dẫn đến thiếu nguyên liệu trong sản xuất, khơng khai thác hết cơng suất của máy mĩc thiết bị, nhà xưởng, hiệu

khơng đầu tư phát triển thêm nữa, đĩ là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến trì trệ, chậm phát triển của các doanh nghiệp chế biến gỗ Lâm Đồng.

Cũng do thiếu chủ động trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu nên hầu hết các doanh nghiệp chỉ sản xuất sản phẩm nhằm tiêu thụ trong nước là chính, nếu cĩ xuất khẩu chỉ một số rất ít sản phẩm như ván ghép thanh, ván sàn, trục mành, một số sản phẩm mộc chi tiết … hoặc là ủy thác cho một doanh nghiệp khác xuất khẩu.

Theo kết quả điều tra chỉ cĩ 3.3% số doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu, số cịn lại là tiêu thụ trong nước và ủy thác xuất khẩu.

Cũng theo kết quả điều tra giá nguyên liệu trong nước hiện khá cao, nhất là vùng Lâm Đồng giá nguyên liệu cĩ thể cao nhất trong cả nước trong những năm gần đây. Giá gỗ thơng trịn lớn cĩ giá từ 2.500.000 đồng – 2.800.000 đồng/m3 gỗ tại bãi, trong khi đĩ giá sản phẩm gỗ xây dựng từ 3.000.000 đồng – 3.700.000 đồng /m3 tùy theo loại. Mỗi một m3 gỗ trịn nguyên liệu sẽ sản xuất ra được tối đa 0,7 m3 gỗ thành phẩm. Như vậy giá nguyên liệu đầu vào quá cao, các doanh nghiệp sản xuất khĩ cĩ lãi.

Riêng đối với gỗ nguyên liệu nhập khẩu, các doanh nghiệp Lâm Đồng chủ yếu nhập từ Lào, Indonesia; giá của loại nguyên liệu nhập khẩu này tương đối thấp hơn trong nước nhưng chi phí vận chuyển cao, mỗi lần nhập khẩu phải nhập với khối lượng lớn, các doanh nghiệp Lâm Đồng hiện khơng cĩ đủ khả năng do nguồn lực cĩ hạn vì hầu như các doanh nghiệp chế biến gỗ Lâm Đồng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên vấn đề thiếu vốn sản xuất kinh doanh là một vấn đề khơng thể tránh khỏi.

Nam chỉ mới cĩ cơng ty lâm nghiệp Qui Nhơn cĩ chứng chỉ FSC. Như vậy các doanh nghiệp nếu muốn xuất khẩu phải mua được nguyên liệu cĩ chứng chỉ FSC. Nguồn nguyên liệu này dĩ nhiên sẽ cĩ giá rất cao do cầu đang vượt quá cung. Một hiện tượng tăng giá mà chúng ta đã nhìn thấy bởi tác động của những nguyên nhân sau:

- Nhu cầu sử dụng sản phẩm bằng gỗ ngày một tăng trong khi trên khắp thế giới người ta đang quan tâm đến việc bảo vệ rừng bền vững, tránh phá rừng bất hợp lý.

- Tốc độ trồng rừng chậm hơn nhiều so với tốc độ khai thác rừng. Do đĩ nhu cầu sử dụng vượt xa khả năng cung cấp.

- Nhiều nước sản xuất đồ gỗ lớn đã đẩy mạnh mạng lưới tiêu thụ nguyên liệu, làm cho nhu cầu nguyên liệu tăng nhanh trong khi cung khơng thay đổi. Đặc biệt trong những năm gần đây hai nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất là Trung Quốc và Hàn Quốc gia tăng nhập khẩu gỗ nguyên liệu.

- Giá nhiêân liệu ngày một tăng dẫn đến chi phí khai thác,vận chuyển sẽ tăng lên. Nguồn nhiên liệu ngày càng khan hiếm, giá nhiêân liệu đang ngày một leo thang, đây là yếu tố làm giảm tính cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam nĩi chung và của tỉnh Lâm Đồng nĩi riêng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Lâm Đồng (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)