Thực trạng công tác quản trị nhân lực tại công ty Honda

19 10.2K 79
Thực trạng công tác quản trị nhân lực tại công ty Honda

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường Đại học Thương Mại Học phần Quản trị nhân lực căn bản MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, trước sự biến động mạnh mẽ của môi trường kinh doanh, tính chất khốc liệt của sự cạnh tranh và nhu cầu đòi hỏi đáp ứng ngày càng cao của nhân viên, tất cả những vấn đề này đã và đang là sức ép lớn đối với doanh nghiệp, trong đó vấn đề quản trị nguồn lực là một trong các yếu tố mang tính sống còn của doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để quản trị nhân lực một cách có hiệu quả ? Để có thể quản trị nguồn nhân lực của mình một cách hiệu quả thì các nhà quản trị cấp cao cần vạch ra sơ đồ và nêu rõ công tác tổ chức bộ máy của doanh nghiệp để triển khai thực hiện quá trình quản trị nhân lực bao gồm: tuyển mộ, tuyển dụng nhân lực, tổ chức và định mức lao động, tổ chức và bố trí sử dụng nhân lực, tổ chức đào tạo và phát triển nhân lực, tổ chức đánh giá nhân lực, tổ chức trả công lao động. Qua cấu trúc tổ chức bộ máy này doanh nghiệp có thể kiểm soát, và quản lý đội ngũ nhân viên một cách hiệu quả, chính các đến từng bộ phận. Đồng thời làm tăng doanh thu cho công ty, hiệu suất làm việc của nhân viên. Để có thể hiểu sâu hơn về bộ máy quản trị nhân lực của một doanh nghiệp nhóm 6 đã tiến hành nghiên cứu cấu trúc tổ chức bộ máy quản trị nhân lực của công ty Honda Việt Nam và tìm hiểu thực trạng quản trị nhân lực của công ty. Thông qua đó, nhóm đề xuất các giải pháp để hoàn thiện bộ máy nhân lực của công ty Honda Việt Nam. Lớp 1467CEMG0111 – Nhóm 006 1 Trường Đại học Thương Mại Học phần Quản trị nhân lực căn bản 1. LÝ THUYẾT 1.1. Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản trị nhân lực  Chức năng: Bộ phận quản trị nhân lực có chức năng tham mưu, giúp việc cho ban giám đốc trong công tác tổ chức cán bộ, quản trị nhân lực của tổ chức.  Nhiệm vụ: - Nghiên cứu, đề xuất cấu trúc tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trong tổ chức phù hợp với tình hình phát triển của tổ chức theo từng giai đoạn. - Xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực phù hợp với chiến lược phát triển và kế hoạch sản xuất kinh doanh của tổ chức. - Tham mưu ban hành, xây dựng các văn bản (quy định, hướng dẫn) giúp ban giám đốc quản lý công tác tuyển dụng; bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, miễn nhiệm, đào tạo, thi đua, khen thưởng, đánh giá nhân lực, trả công nhân lực. - Lập và triển khai các kế hoạch tuyển dụng nhằm đáp ứng yêu cầu nhân lực của các bộ phận trong tổ chức. - Tham mưu cho ban giám đốc trong việc bố trí, sắp xếp, sử dụng cán bộ; thực hiện các thủ tục bổ nhiệm, tái bổ nhiệm cán bộ trong tổ chức. - Xây dựng, triển khai đánh giá nhân lực trong từng giai đoạn. - Thực hiện công tác lập kế hoạch đơn giá tiền lương, phân bổ và quyết toán quỹ tiền lương, kiểm tra việc chi phí trả tiền lương và phân phối thu thập cho người lao động theo quy chế; thực hiện các thủ tục giải quyết chế độ phụ cấp, hưu trí và các chế độ chính sách khác cho người lao động. - Tổng hợp và lập kế hoạch về bảo hộ lao động và triển khai thực hiện. Lớp 1467CEMG0111 – Nhóm 006 2 Trường Đại học Thương Mại Học phần Quản trị nhân lực căn bản - Tổ chức công tác bảo quản, cập nhật hồ sơ người lao động của doanh nghiệp. - Thực hiện các nhiệm vụ khác được ban giám đốc giao theo đúng chức năng của bộ phận quản trị nhân lực . 1.2. Các hình thức tổ chức quản trị bộ máy nhân lực 1.2.1 Cấu trúc giản đơn: - Công việc mà nhân viên nhân lực thực hiện trong cấu trúc này thường là công việc tổng hợp, đòi hỏi mức độ bao phủ các mảng hoạt động của quản trị nhân lực, bao gồm: tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, chế độ chính sách, bảo hiểm xã hội, hợp đồng lao động, Nhân viên nhân lực thường thực hiện các công việc hành chính về nhân lực là chú yếu cùng với việc thực hiện chức năng hành chính. - Trên thực tế cấu trúc bộ máy cũng xảy ra các chức năng khác như: kế toán, hành chính, IT, pháp chế được ghép với các được ghép với chức năng quản trị nhân lực và được đạt trong một bộ phận. Nhưng trong cấu trúc này, trưởng bộ phân thường không chịu trách nhiệm về chức năng quản trị nhân lực mà còn phải chịu trách nhiệm về một số chức năng khác như hành chính, quản trị tài sản, pháp chế, công nghệ thông tin - Cấu trúc này phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, số lượng lao động dưới 100 người. 1.2.2 Cấu trúc theo chức năng quản trị nhân lực: Lớp 1467CEMG0111 – Nhóm 006 Giám đốc Trưởng phòng Kế toán Nhân viên hành chính nhân lực Giám đốc Trưởng phòng kĩ thuật Trưởng phòng nhân lực Trưởng phòng KTTC Trưởng phòng kinh doanh Trưởng phòng hành chính 3 Trường Đại học Thương Mại Học phần Quản trị nhân lực căn bản - Đặc điểm cơ bản của cấu trúc này là bộ máy tổ chức quản trị nhân lực được chia thành các mảng chức năng chuyên sâu khác nhau, một nhân viên chuyên trách có thể thực hiện một hoặc một số mảng chuyên sâu trong chức năng quản trị nhân lực. - Trách nhiệm quản trị nhân lực được giao cho người đứng đầu bộ phận quản trị nhân lực. Tính tập trung của cấu trúc này cao, người đứng đầu bộ phận có toàn quyền giải quyết mọi vấn đề liên quan đến mảng quản trị nhân lực do vậy sự đầu tư toàn tâm toàn ý trong công việc sẽ tốt hơn. - Thực tế đây cũng là mô hình được khá nhiều doanh nghiệp sử dụng khi số lượng người lao động trong doanh nghiệp đủ lớn để cần thiết phân chia quản lý theo các mảng chức năng khác nhau của quản trị nhân lực. 1.2.3 Cấu trúc hỗn hợp: Lớp 1467CEMG0111 – Nhóm 006 Nhân viên tiền lương Nhân viên bảo hiểm xã hội Nhân viên tuyển dụng-đào tạo Tổng giám đốc Giám đốc kĩ thuật Giám đốc kinh doanh Giám đốc xí nghiệp Giám đốc nguồn nhân lực Giám đốc Tài chính Giám đốc XN1 NV nhân lực Nhân viên quản lí hồ sơ Nhân viên chế độ chính sách Nhân viên tuyển dụng- đào tạo Giám đốc XN2 NV nhân lực Giám đốc khu vực 3 Giám đốc khu vực 2 Giám đốc khu vực 1 Nhân viên nhân lực 4 Trường Đại học Thương Mại Học phần Quản trị nhân lực căn bản - Công việc chủ yếu của người làm nhân lực ở đơn vị trực thuộc chủ yếu làm các công việc hành chính về nhân lực; chấm công, thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, tính lương hoặc chuyển dữ liệu để bộ phận quản trị nhân lực tại tổng công ty thực hiện hoạt động này. - Mô hình cơ cấu tổ chức này chủ yếu áp dụng đối với những doanh nghiệp có quy mô lớn, số lượng lao động nhiều, đòi hỏi có sự phân cấp trong quản lý nhân lực. 1.2.4. Cấu trúc tổ chức bộ máy nhân lực HRBP: nhân sự - đối tác chiến lược kinh doanh: Mô hình HRBP phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô lớn , hoạt động đa ngành nghề, lĩnh vực, khu vực địa lý và những doanh nghiệp có trình độ quản lý cao. Thực tế mô hình này ngày càng được nhiều tập đoàn, công ty lớn trên Thế giới và Việt Nam áp dụng. Lớp 1467CEMG0111 – Nhóm 006 Hoạch định NNL Phát triển lãnh đạo Tuyển dụng Đào tạo và phát triển Đãi ngộ NL Quan hệ lao động Thay đổi đa dạng hóa Phòng ban/ đơn vị Phòng ban/ đơn vị Phòng ban/ đơn vị Phòng ban/ đơn vị Trung tâm dịch vụ (Shared services) 5 Trường Đại học Thương Mại Học phần Quản trị nhân lực căn bản 1.3. Lựa chọn bộ máy tổ chức quản trị nhân lực - Cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp: Với mỗi cấu trúc tổ chức doanh nghiệp khác nhau sẽ có ảnh hưởng đến việc lựa chọn bộ máy quản trị nhân lực. Nếu doanh nghiệp có cấu trúc giản đơn mô hình tổ chức nhân lực được chọn có thể là cấu trúc giản đơn. Nếu doanh nghiệp sử dụng cấu trúc chức năng, thì mô hình cấu trúc tổ chức nhân lực cũng có thể là cấu trúc chức năng. Nếu cấu trúc doanh nghiệp là mô hình cấu trúc phân nhánh theo ngành hàng, mặt hàng kinh doanh hoặc phân nhánh theo khu vực địa lý thì cấu trúc tổ chức doanh nghiệp có thể lựa chọn cấu trúc giản đơn hoặc chức năng hoặc cấu trúc hỗn hợp. - Quy mô doanh nghiệp: Quy mô doanh nghiệp được biểu hiện thông qua vốn điều lệ, sô lượng lao động thường xuyên của doanh nghiệp, doanh số, Ở đây, bộ máy quản trị nhân lực của doanh nghiệp cần căn cứ vào quy mô thể hiện chủ yếu ở sô lượng lao động thường xuyên của doanh nghiệp. - Các cấp độ quản trị nhân lực được sử dụng trong doanh nghiệp. Có 3 cấp độ quản trị nhân lực trong doanh nghiệp mà các nhà quản trị có thể lựa chọn. Điều này phụ thuộc vào tư tưởng, tư duy của người quản lí. - Tầm hạn quản trị. Đây cũng là yếu tố có ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình tổ chức quản trị nhân lực cho phù hợp. Tầm hạn quản trị được thể hiện ở số lượng nhân viên mà một nhà quản trị có thể quản lí trực tiếp. - Trình độ nhân lực. Tùy thuộc trình độ nhân lực của nhân lực của doanh nghiệp để lựa chọn quy mô và cơ cấu tổ chức. 2. GIỚI THIỆU CÔNG TY HONDA VIỆT NAM VÀ LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 2.1. Công ty Honda Việt Nam • Sự thành lập: Công ty Honda Việt Nam là công ty liên doanh giữa Công ty Honda Motor (Nhật Bản), Công ty Asian Honda Motor (Thái Lan) và Tổng Công ty Máy Động Lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam. • Giấy phép đầu tư: Số 1521/ GP ngày 22 tháng 3 năm 1996: Sản xuất lắp ráp xe máy. Đến ngày 15 tháng 3 năm 2005, Công ty Honda Việt Nam nhận được Giấy phép đầu tư điều chỉnh số 1521/GPĐC, bổ sung chức năng sản xuất lắp ráp ô tô. • Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất và lắp ráp xe máy và phụ tùng xe máy nhãn hiệu Honda; Sản xuất và lắp ráp ô tô dưới 9 chỗ ngồi. • Vốn pháp định: 62.900.000 USD (theo Giấy phép Đầu tư) • Vốn đầu tư: 209.252.000 USD (theo Giấy phép Đầu tư) Lớp 1467CEMG0111 – Nhóm 006 6 Trường Đại học Thương Mại Học phần Quản trị nhân lực căn bản • Diện tích: 219.000 m2 • Lao động: 5.500 người (tính đến năm 2014). 2.2. Lĩnh vực hoạt đông Trong khi đầu tư các nhà máy sản xuất các loại xe hơi ở các nước thì ở Việt Nam, do nhu cầu sử dụng xe gắn máy vẫn rất cao nên Honda VN đã quyết định đầu tư xây dựng thêm một nhà máy chuyên sản xuất các loại xe motor, từ cao cấp như SH, Dylan, @ đến các xe bậc trung như Wave α, wave RSX vừa túi tiền lại tiết kiệm xăng, đáp ứng được nhiều tiêu chí của người dân Việt Nam khi chọn mua môt chiếc xe máy. Hơn thế nữa, Honda Việt Nam đã liên tục đầu tư trang thiết bị, công nghệ tối tân nhất của Honda vào việc sản xuất các mẫu xe máy tại thị trường Việt Nam. Tại nhà máy xe máy thứ Nhất, tháng 11 năm 2006, Công ty đã đồng bộ hiện đại hóa, nâng cấp và đưa vào nhiều loại máy móc mới đáp ứng cho việc tăng công suất sản xuất từ 800.000 xe/năm lên 1 triệu xe/năm. Tiếp theo, đến tháng 7 năm 2007, Honda Việt Nam chính thức công bố mở rộng đầu tư, xây dựng thêm nhà máy xe máy thứ 2 tại Việt Nam, tập trung vào việc sản xuất xe tay ga và xe số cao cấp. Thực hiện những dự án này, Honda VN luôn mong muốn được đầu tư lâu dài và bền vững tại thị trường Việt Nam. Ngày 29 tháng 8 năm 2008, tại Vĩnh Phúc, Cty Honda VN đã tổ chức lễ khánh thành nhà máy xe máy thứ hai có diện tích 300.000m2. Với số vốn đầu tư 65 triệu USD, công suất 500.000 xe/năm, sản xuất xe ga và xe số cao cấp, nhà máy sẽ tạo thêm việc làm cho 1.400 lao động. Đặc biệt, nhà máy này áp dụng công nghệ tiên tiến nhất của Honda - là nhà máy rất thân thiện với môi trường, kết hợp hài hoà 3 yếu tố "gió- ánh sáng - nước". Như vậy, cộng với công suất của nhà máy hiện tại là 1 triệu chiếc/năm, công suất của Honda tại VN sẽ lên tới 1,5 triệu chiếc xe máy/năm. Tổng kết lại, việc Honda đang ngày càng chiếm vị thế dẫn đầu trên thị trường xe máy của VN là điều không thể phủ nhận được, bởi tính từ ngày 13 tháng 8 năm 2008, Công ty Honda Việt Nam đã nâng tỉ lệ nội địa hoá lên 81% nhằm đáp ứng nhu cầu của người Việt Nam. Số lượng sản phẩm xuất khẩu trong quý II/2008 sang các nước Philippines, Cambodia, Lào là 40.900 xe, nâng tổng số xe xuất khẩu ra thị trường nước ngoài là 97.285 xe. Riêng lĩnh vực sản xuất và kinh doanh ô tô thì trong quý II, công ty đã sản xuất được 2070 xe và tiêu thụ được 2081 xe nâng tổng sản phẩm bán ra trong 6 tháng đầu năm là 3.606 xe, hiện tại công ty đang sản xuất các mẫu xe như Honda Civic 1.8AT, 1.8 MT, 2.0 AT, tỷ lệ nội địa hoá là 27%. Lớp 1467CEMG0111 – Nhóm 006 7 Trường Đại học Thương Mại Học phần Quản trị nhân lực căn bản 3. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN TRỊ NHÂN LỰC VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY HONDA VIỆT NAM 3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy và mô tả sơ đồ Sơ đồ tổ chức: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Honda Việt Nam theo kiểu trực tuyến chức năng đảm bảo tính năng động, tự chủ, sáng tạo trong sự thống nhất phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận với nhau. Cơ cấu Công ty bao gồm 1 tổng giám đốc, 4 phó tổng giám đốc, ban trợ lý và các phòng ban như: Lớp 1467CEMG0111 – Nhóm 006 8 Trường Đại học Thương Mại Học phần Quản trị nhân lực căn bản Lớp 1467CEMG0111 – Nhóm 006 9 Trường Đại học Thương Mại Học phần Quản trị nhân lực căn bản Sơ đồ tổ chức bộ máy quản trị nhân lực công ty Honda Việt Nam: - Phòng tuyển dụng đào tạo: phòng có chức năng và nhiệm vụ tuyển mộ và tuyển dụng lực lượng nhân lực mới có chất lượng cho doanh nghiệp sau đó tiến hành đào tạo, nâng cao chất lượng chuyên môn để làm việc và cống hiến với mục đích phát triển doanh nghiệp. - Phòng bảo hiểm xã hội: có chức năng tham mưu cho ban giám đốc nhân sự giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội cho nhân, chịu trách nhiệm bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động trong công ty Honda Việt Nam khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH. - Phòng chế độ chính sách: Phòng Chế độ, chính sách có chức năng giúp Giám đốc nhân sự quản lý toàn bộ các chế độ Bảo hiểm xã hội và tổ chức thực hiện 3 chế độ bảo hiểm xã hội: Hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp trong công ty Honda Việt Nam đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyên theo quy định của pháp luật. Lớp 1467CEMG0111 – Nhóm 006 10 [...]... lương, thưởng, phụ cấp, trợ cấp cho nhân viên trong toàn công ty Các phòng ban trong bộ máy quản trị nhân lực hoạt động thống nhất, khoa học giúp công ty vận hành bộ máy quản trị cũng như hoạt động sản xuất hiệu quả, phát triển công ty bền vững 3.2 Thực trạng công tác quản trị nhân lực của công ty Honda Việt Nam Honda đã xây dựng được một đội ngũ nhân lực có chất lượng Hầu hết các cán bộ chuyên trách được... chức bộ máy quản trị nhân lực là khâu quan trọng trong quản trị nhân lực Chính vì vậy mỗi doanh nghiệp cần phải hình thành bộ máy quản trị nhân lực của doanh nghiệp mình để có thể tiến hành các hoạt động về quản trị nhân lực bao gồm: tổ chức tuyển dụng nhân lực, tổ chức và định mức lao động, tổ chức và bố tri sử dụng nhân lực, tổ chức và đào tạo phát triển nhân lực, tổ chức đánh giá nhân lực, tổ chức... CHO CÔNG TY HONDA 4.1 Điều chỉnh bộ máy 4.1.1 Ban kiểm soát: Là Ban đứng đầu trong công ty nên để điều hành và kiểm soát được tất cả các hoạt động của công ty thì nên quản lý trực tiếp tất cả các ban quan trọng cấp dưới khác, để có thể nắm bắt thông tin một cách chính xác nhất chứ không thông qua nó gián tiếp qua các ban dưới Vì công ty Honda Việt Nam là công ty liên doanh ba công ty lớn: công ty Hon... công ty Honda luôn tuyển được nhân lực chất lượng cao giúp công ty ngày càng phát triển mạnh mẽ − Với tiềm lực phát triền của công ty về quy mô và sự biến đổi không ngừng của thị trường, việc sử dụng con người vào quản lý, khiến Honda không thể bao quát toàn bộ hoạt động quản lí: tuyển dụng, trả lương, thưởng, lập kế hoạch nhân lực .Những lỗi ban đầu là kiểm soát việc chấm công, tính lương Có thể công. .. năm, công ty còn phát 2 lần tiền thưởng và nhiều mặt hàng Lớp 1467CEMG0111 – Nhóm 006 12 Trường Đại học Thương Mại Học phần Quản trị nhân lực căn bản - phúc lợi cho nhân viên Cán bộ, công nhân viên trên 70% có xe máy và ô tô do công ty sản xuất  Thành công của hoạt động quản trị nhân lực. .. doanh Công ty Honda Việt Nam là một công ty với bộ máy hoàn hoàn thiện, đội ngũ nhân viên chất lượng, có thể đảm nhiệm công việc một cách hiệu quả, các chính sách đãi ngộ hợp lý phù hợp với mong muốn và nhu cầu cảu nhân viên, điều đặc biệt tạo nên thành công của Công ty Honda Việt Nam là tôn trọng nhân viên, cổ vũ năng lực tư duy sáng tạo của nhân viên Tạo ra môi trường làm việc thoải mái và các nhân. .. , công ty Asian Honda Motor Thái Lan và công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam Chính vì thế mà công ty đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ và chính xác của ban kiểm soát để có thể nắm bắt được tình hình hoạt động, sản xuất một cách tổng quan nhất, phục vụ tốt nhất cho quá trình phát triển của công ty Cụ thể là Ban kiểm soát sẽ trực tiếp kiểm soát các ban sau: Hội đồng quản trị, Đại diện các công ty. .. Học phần Quản trị nhân lực căn bản - + Kiểm kê định kì, báo cáo định kì, xây dựng báo cáo tài chính + Thực hiện công tác tài chính tín dụng - Phòng hành chính nhân sự: Giúp ban kiểm soát của công ty trong quá trình sắp xếp, cái tiến tổ chức sản xuất, quản lí, tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng đối với cán bộ công nhân viên của công ty Thống nhất... hàng của công ty + Liên hệ với các phòng ban khác trong công ty để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ sản xuất kình doanh + Tổ chức quá trình quảng cáo hình ảnh, xúc tiến cho công ty Honda, đưa hình ảnh xe đến với người tiêu dùng 4.2 Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ Đào tạo là quá trình bồi dưỡng những kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho công nhân viên trong công ty để họ có thể đảm nhiệm công. .. quá trình sản xuất xe thì công ty cần có những buổi đào cho nhân viên công ty + Đào tạo tại chỗ: Công ty có thể mở các lớp về nghiên cứu thị trường nhằm mở rộng sự hiểu biết thị trường cho cán bộ công ty Thường mở các lớp hội thảo và mời các chuyên gia về các lĩnh vực này về để trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm Truyền thêm kinh nghiệm cho cán bộ quản lí + Đào tạo ngoài công ty: Đối với các cán bộ trẻ . 006 7 Trường Đại học Thương Mại Học phần Quản trị nhân lực căn bản 3. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN TRỊ NHÂN LỰC VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY HONDA VIỆT NAM 3.1. Sơ đồ tổ chức. THIỆU CÔNG TY HONDA VIỆT NAM VÀ LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 2.1. Công ty Honda Việt Nam • Sự thành lập: Công ty Honda Việt Nam là công ty liên doanh giữa Công ty Honda Motor (Nhật Bản), Công ty. trị nhân lực của công ty Honda Việt Nam và tìm hiểu thực trạng quản trị nhân lực của công ty. Thông qua đó, nhóm đề xuất các giải pháp để hoàn thiện bộ máy nhân lực của công ty Honda Việt Nam.

Ngày đăng: 22/04/2015, 20:15

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • 1. LÝ THUYẾT

    • 1.1. Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản trị nhân lực

    • 1.2. Các hình thức tổ chức quản trị bộ máy nhân lực

    • 1.3. Lựa chọn bộ máy tổ chức quản trị nhân lực

    • 2. GIỚI THIỆU CÔNG TY HONDA VIỆT NAM VÀ LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY

      • 2.1. Công ty Honda Việt Nam

      • 2.2. Lĩnh vực hoạt đông

      • 3. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN TRỊ NHÂN LỰC VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY HONDA VIỆT NAM

        • 3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy và mô tả sơ đồ

        • Sơ đồ tổ chức bộ máy quản trị nhân lực công ty Honda Việt Nam:

        • Phòng tuyển dụng đào tạo: phòng có chức năng và nhiệm vụ tuyển mộ và tuyển dụng lực lượng nhân lực mới có chất lượng cho doanh nghiệp sau đó tiến hành đào tạo, nâng cao chất lượng chuyên môn để làm việc và cống hiến với mục đích phát triển doanh nghiệp.

        • Phòng bảo hiểm xã hội: có chức năng tham mưu cho ban giám đốc nhân sự giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội cho nhân, chịu trách nhiệm bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động trong công ty Honda Việt Nam khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH.

        • Phòng chế độ chính sách: Phòng Chế độ, chính sách có chức năng giúp Giám đốc nhân sự quản lý toàn bộ các chế độ Bảo hiểm xã hội và tổ chức thực hiện 3 chế độ bảo hiểm xã hội: Hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp trong công ty Honda Việt Nam đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyên theo quy định của pháp luật.

        • Phòng quản lý hồ sơ: chịu trách nhiệm lưu trữ, phân loại khoa học, hợp lý để quản lý, khai thác, sử dụng hồ sơ được hiệu quả và đem lại lợi ích thiết thực cho công ty Honda Việt Nam.

        • Phòng tiền lương: phòng có chức năng quản lý, phân loại, chi trả các mức tiền lương, thưởng, phụ cấp, trợ cấp cho nhân viên trong toàn công ty.

        • Các phòng ban trong bộ máy quản trị nhân lực hoạt động thống nhất, khoa học giúp công ty vận hành bộ máy quản trị cũng như hoạt động sản xuất hiệu quả, phát triển công ty bền vững.

        • 3.2 . Thực trạng công tác quản trị nhân lực của công ty Honda Việt Nam

        • 4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC BỘ MÁY CHO CÔNG TY HONDA

          • 4.1. Điều chỉnh bộ máy

            • 4.1.1. Ban kiểm soát:

            • 4.1.2. Các phòng ban điều hành

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan