Từ những thực tế ở lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi tôi đang phụ trách, việccho trẻ vui chơi từ các đồ dùng, đồ chơi tôi nhận thấy được rằng thực hiện hoạtđộng vui chơi không phải để cho trẻ chơ
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
2 Mục đích nghiên cứu
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
4 Phương pháp ngiên cứu
I Vai trò của hoạt động vui chơi
II Biện pháp thực hiện III Giải pháp
D HIỆU QUẢ
KẾT LUẬN
Trang 2“Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan…”
Trong trường mầm non, vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ và đồ chơi làphương tiện giúp trẻ thực hiện hoạt động đó, đồng thời chơi cũng chính là cáchgiúp trẻ tiếp thu kiến thức cô truyền đạt một cách sinh động, nhiệt tình hơn
Chơi là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu đối với cuộc sống của trẻ Để thoả mãnhoạt động vui chơi của trẻ chúng ta có thể tự làm lấy đồ chơi cho trẻ Ở trườngmầm non muốn trẻ phát triển tốt thì cô giáo phải là người thể hiện tốt nhiệm vụgiáo dục của mình luôn linh động sáng tạo giúp trẻ thông qua chơi mà học, bằngcách thông qua “hoạt động vui chơi” Trong quá trình giáo dục trẻ nói chung, tổchức cho trẻ chơi nói riêng Giáo viên cần phải biết dạy cho trẻ chơi cái gì? Chơinhư thế nào để đem lại kiến thức phục vụ cho hoạt động học, phục vụ cho sự pháttriển tư duy của trẻ
Đồ chơi càng phong phú bao nhiêu thì càng kích thích sự hứng thú và tạo
sự ham muốn được khám phá mở mang kiến thức về thế giới xung quanh ở trẻbấy nhiêu Từ những thực tế ở lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi tôi đang phụ trách, việccho trẻ vui chơi từ các đồ dùng, đồ chơi tôi nhận thấy được rằng thực hiện hoạtđộng vui chơi không phải để cho trẻ chơi không mà còn giúp trẻ phát triển toàndiện trong các lĩnh vực ngôn ngữ, thẩm mỹ, thể chất, nhận thức và tình cảm xãhội, hay nói một cách khác đây là mắc xích gắn kết hỗ trợ lẫn nhau
Trang 3Chính vì tầm quan trọng muốn giúp cho sự hứng thú chơi trong trẻ ngày
càng nhiều hơn, mở mang kiến thức sâu rộng hơn nên tôi đã chọn đề tài “Một vài biện pháp tổ chức tốt Hoạt Động Vui Chơi cho trẻ”
Thông qua giờ hoạt động vui chơi giúp trẻ rèn luyện trí nhớ, khả năng quansát, kỹ năng phân biệt, so sánh… Nhằm giúp trẻ khắc sâu kiến thức, trẻ hiểuthêm về nội dung bài học, phát triển trí tuệ ở trẻ một cách toàn diện
3 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Tìm hiểu cách sử dụng đồ chơi phục vụ chương trình giảng dạy ở trường
Theo dõi quá trình trẻ chơi với đồ chơi, nhiệm vụ chơi, cách chơi
Hình thành cho trẻ hành vi, thói quen, nhân cách tốt
Giúp các cháu làm quen với công việc của người lớn thông qua các trò chơi, đồchơi
Giúp các cháu hiểu ý nghĩa và biết giữ gìn những đồ dùng đồ chơi…
4 Phương pháp nghiên cứu:
Để nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Phương pháp quan sát và thu nhập thông tin
- Phương pháp tổ chức hoạt động
- Phương pháp tổng kết, thống kê số liệu
5 Phạm vi nghiên cứu:
Trang 4Việc làm và sử dụng đồ dùng đồ chơi ở lớp.
Ý thức, hành vi, thái độ của trẻ thể hiện khi chơi
Quan hệ, tình cảm, trao đổi, liên kết giữa các góc chơi
6 Đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động vui chơi ở trẻ 5 tuổi thực hiện theo chương trình đổi mới
7 Khẳng định tính mới:
Thông qua trò chơi, trẻ có thể bộc lộ rõ tính cách, hành vi Trẻ trở về vớibản chất thật của mình, qua đó ta có thể theo dõi, uốn nắn kịp thời nhân cách chotrẻ
Bản thân tôi là giáo viên trực tiếp chăm sóc – giáo dục, gần gũi trẻ hằngngày, đây là cơ hội tốt để tôi hướng trẻ đến ý thức tốt, tham gia vui chơi tích cực
và giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách, đó chính là lý do để tôi chọn đề tài
“Một vài biện pháp tổ chức tốt Hoạt Động Vui Chơi cho trẻ”
NỘI DUNG
Trang 5Giáo dục mầm non hiện nay đã và đang tiếp tục tìm ra những phương phápmới để giảng dạy trong đó có nhu cầu về vui chơi hay còn gọi là hoạt động góccũng rất quan trọng và được phân bổ như một hoạt động chính trong ngày, thôngqua giờ hoạt động vui chơi giúp trẻ rèn luyện trí nhớ, tính quan sát, kỹ năng phânbiệt, so sánh, … nhằm giúp trẻ khắc sâu kiến thức, trẻ hiểu thêm về nội dung bàihọc, phát triển trí tuệ ở trẻ một cách toàn diện Thông qua đồ chơi tự tạo ở hoạtđộng vui chơi còn giúp trẻ hiểu được nội dung của công việc thật mà trẻ chưa hềthực hiện được Giáo dục Mầm non là một khoa học và là một nghệ thuật Khoahọc này dạy trẻ không ngừng phát triển Do vậy đòi hỏi làm công tác chăm sócgiáo dục trẻ phải có năng lực toàn diện, có những phẩm chất cần thiết mới hoànthành được nhiệm vụ giao phó, nhiệm vụ đó là đào tạo cho thế hệ trẻ dưới 06 tuổiphát triển một cách toàn diện.
Để chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào thời đại của nền văn minh trí tuệ, thời đạicủa công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, và mục đích chung của của Giáodục mầm non là phát triển tất cả các khả năng của trẻ, hình thành cho trẻ những
cơ sở ban đầu của nhân cách con người, một mặt đáp ứng các nhu cầu phát triểntổng thể hài hoà của trẻ về các mặt: thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỷ, tìnhcảm - xã hội Mặt khác chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ vào lớp 01
Trang 6Việc sử dụng đồ chơi ở hoạt động vui chơi thông qua các trò chơi giúp trẻphát triển sự giao lưu qua lời nói, làm giàu vốn từ cho trẻ, giúp trẻ thể hiện tìnhcảm, giáo dục nhân cách cho trẻ, tình cảm của trẻ được hình thành qua mối quan
hệ tốt giữa người với người, mối quan hệ giữa con người với lao động, giữa trẻvới gia đình, tình cảm đó được thể hiện một cánh chân thành qua các trò chơinhư: Gia đình, Bán hàng, Xây dựng, …
Chơi với đồ chơi trong hoạt động vui chơi còn giúp trẻ phát triển tình cảm tậpthể, là trung tâm tập hợp trẻ cùng chơi với nhau theo nhóm, thể hiện sự đoàn kếtgiúp đỡ lẫn nhau trong các nhóm chơi của trẻ Bên cạnh đó giúp trẻ có lòng dũngcảm, cương quyết, có tính phấn khởi, vui mừng Khi chơi xong trẻ tích cực họctập mang lại những giá trị tinh thần tốt cho sức khoẻ Khi chơi trẻ được thực hiệnnhững động tác tự nhiên với đồ dùng, đồ chơi và có ý thức giữ gìn đồ chơi ở cácgóc Trẻ nhận ra được cái đẹp cái xấu của nội dung trò chơi, giúp trẻ phát triển ócthầm mỹ, khuyến khích trẻ sáng tạo ra nhiều cái đẹp
2 Cơ Sở Thực Tiễn
Việc thường xuyên quan sát và tổ chức giúp cho giáo viên nhìn nhận chínhxác được về tình trạng thực tiễn của lớp mình từ đó đưa ra các hoạt động điềuchỉnh đến từng cá nhân trẻ bởi vì mỗi trẻ có khả năng sử dụng đồ dùng, đồ chơimột cách khác nhau
Có trẻ vào nhóm chơi ôm đồ chơi nhưng rất nhanh lại chán không tập trung ởgóc mình chơi, chơi với đồ chơi mình đã chọn mà hay đi dạo đến nhiều góc chơikhác
Việc sắp xếp, phân bố góc chơi, đồ dùng, đồ chơi ở các góc chưa tách bạch rõràng, chưa sắp xếp đồ chơi khoa học, trang trí đẹp làm bắt mắt trẻ
Nội dung chơi còn chung chung nên dẫn đến sử dụng đồ dùng đồ chơi trongcác vai chơi của trẻ không thể hiện, rất ít có mối quan hệ với nhau, làm nội dungchơi bị hạn chế Việc quan sát trẻ sử dụng đồ chơi được theo dõi thường xuyênvào các giờ hoạt động sau để ghi lại thật cụ thể những trẻ nào thích chơi ở nhữnggóc nào, với đồ chơi gì, trẻ nào không thích chơi, nguyên nhân vì sao? Mặt khác, việc tuyên truyền với các bậc phụ huynh học sinh chưa sâu sát,chặt chẽ từ đó dẫn đến tình trạng phụ huynh chưa quan tâm đồng đều, còn lại một
Trang 7số phụ huynh chưa hiểu hết ý nghĩa quan trọng của việc trẻ sử dụng đồ chơi nênkhông ủng hộ chưa nhiệt tình cho giáo viên việc mua sắm trang thiết bị đồ dùng,
đồ chơi và hỗ trợ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương
Từ những tình trạng thực tế đã giúp tôi tìm ra một số biện pháp tốt để giúp trẻđiều chỉnh, cung cấp đồ chơi cho trẻ hoạt động nhằm giúp trẻ, lôi cuốn trẻ thamgia chơi tốt, làm tăng chất lượng việc tổ chức hoạt động vui chơi và giúp trẻ pháttriển toàn diện hết khả năng của mình
Căn cứ vào nhu cầu và khả năng phát triển của trẻ: Tuổi 5 - 6, đây là lứa tuổi
kỳ diệu, trẻ rất hiếu động tò mò, muốn học hỏi, tìm hiểu thế giới tự nhiên và xãhội Trong các hoạt động của tuổi mẫu giáo: chơi giữ vai trò hoạt động chủ đạo,giữa hoạt động vui chơi và hoạt động học tập chưa có ranh giới rõ ràng Khác vớingười lớn trẻ em thật sự học trong khi chơi, trẻ lĩnh hội các tri thức tiền khoa họctrong trường mầm non theo phương châm “chơi mà học, học mà chơi”
Trẻ chơi chủ yếu do mâu thuẫn nhu cầu và khả năng của trẻ, nhu cầu muốnbắt chước, muốn làm người lớn, nhưng khả năng và sức lực của trẻ chưa đủ đểlàm người lớn do đó trẻ giải toả mâu thuẫn đó dưới một hình thức cực kì độc đáo
đó là hoạt động vui chơi; Nghĩa là chúng tham gia vào xã hội người lớn theo cáchriêng của mình Chúng tưởng tượng mình là người lớn và cũng đóng một cương
vị xã hội như họ Ví dụ: Người mẹ, cô giáo, chú công nhân, bác sỹ… Với vai tròchúng tái tạo lại cuộc sống của người lớn một cách tổng quát trong hoàn cảnhtưởng tượng Hoạt động Góc có một đặc trưng rất riêng vì chơi của trẻ khôngphải là thật mà là giả vờ, nhưng sự giả vờ ấy mang tính chất rất thật
Với những ý nghĩa rất quan trọng như trên hoạt động vui chơi có giá trị rấtlớn trong việc phát triển toàn diện nhân cách của trẻ mẫu giáo và đã trở thànhphương tiện để giáo dục trẻ em có giá trị không nhỏ, nó quyết định sự thành côngtrong việc phát triển Tình cảm xã hội – phát triển thẩm mỹ - phát triển thể chất –phát triển ngôn ngữ - phát triển nhận thức Hay nói cách khác nó là phương tiệngiáo dục không thể thiếu nhằm phát triển toàn diện nhân cách và trí tuệ cho trẻ ởtrường Mầm Non
B THỰC TRẠNG:
Trang 8Đầu năm học 2012 – 2013 tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp Lá 1với sĩ số 43 cháu (trong đó có 19 cháu nam và 24 cháu nữ)
1 Thuận lợi:
Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, Ban Giám Hiệu nhà trường nhiệttình, luôn quan tâm và tạo điều kiện giúp đỡ, giải quyết nhu cầu, khó khăn củagiáo viên
Trường có nhiều chị em đã công tác nhiều năm, đúc kết nhiều kinh nghiệm,luôn giúp đỡ, chỉ dạy tôi Từ đó tôi đã học hỏi, rút ra cho mình một số kinhnghiệm cần thiết cho bản thân và luôn uốn nắn hành vi sư phạm của mình
Bản thân tôi đã có trình độ chuyên môn vững và trực tiếp giảng dạy, tổ chứccho trẻ chơi
Đa số các cháu đã qua lớp chồi nên các cháu đã quen nề nếp, các cháu khỏemạnh, ngoan ngoãn và biết vâng lời cô
Cơ sở vật chất của trường tương đối tốt và đầy đủ
Trang 9I VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI:
Thông qua hoạt động vui chơi nhằm phát triển về mặt tình cảm và quan
hệ xã hội:
Cung cấp cho trẻ một số hiểu biết về hiện tượng xã hội xung quanh từ đó hìnhthành ở trẻ tình cảm thái độ tích cực đối với cộng đồng và môi trường xungquanh
Giáo dục ở trẻ sự tự tin vào khả năng và năng lực của bản thân, phát triển ở trẻtính tự lực, biết sáng tạo theo năng lực của bản thân, biết chịu trách nhiệm vềviệc mình làm thông qua trò chơi, qua đó hình thành ở trẻ nếp sống và hành vivăn minh biết gần gũi yêu thương và biết bảo vệ thành quả lao động của mình vàngười khác
Qua hoạt động vui chơi phát triển cho trẻ về mặt nhận thức:
Nhằm cung cấp cho trẻ hiểu biết về thế giới xung quanh biết về hành động hợp
lý trong môi trường chơi
Hình thành và phát triển về năng lực và trí tuệ cho trẻ (quan sát, phân tích, sosánh, phân loại ) trẻ hiểu được một số quan hệ nhân quả trong môi trường gầngũi với trẻ Qua việc học tập như: thơ, truyện phát triển ở trẻ tính tò mò và hamhiểu biết, phát triển khả năng chú ý tưởng tượng, tư duy sáng tạo khả năng làmviệc độc lập được hình thành
Thông qua hoạt động học tập và vui chơi nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ:
Rèn luyện cho trẻ kỹ năng nghe nói cần thiết để giao tiếp với mọi người xungquanh, giúp trẻ biết cách diễn đạt ý nghĩa, mong muốn và thề hiện yêu cầu tìnhcảm - cảm xúc của mình một cách rõ ràng dễ hiểu đối với mọi người xung quanh.Cho trẻ làm quen kỷ năng đọc viết phát triển ở trẻ hứng thú sự say mê đọcsách truyện
Thông qua hoạt động vui chơi nhằm phát triển cho trẻ về mặt thể chất:
Giúp bảo vệ và rèn luyện sức khoẻ cho trẻ, cung cấp cho trẻ hiểu biết về một
số kỹ năng giữ gìn vệ sinh cơ thể, vệ sinh môi trường và tự phục vụ hàng ngày
Trang 10Rèn luyện phát triển kỹ năng vận động (thô - tinh) và các tố chất thể lực nhanhnhẹn, dẻo dai, linh hoạt Phát triển năng lực của các giác quan, thông qua đó trẻđược phát triển một cách hài hoà, được tiếp xúc với cuộc sống thực của mình vànăng lực hiểu biết của bản thân.
II.BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1 Chuẩn bị nguyên vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi ở các góc:
Muốn cho trẻ hoạt động tốt hoạt động vui chơi, thì ngay từ đầu phải lên kếhoạch cho việc làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ ở các góc, không lên một cáchchung chung mà vạch ra rõ ràng cụ thể cho việc làm đồ dùng, đồ chơi
Rà soát lại các đồ dùng, đồ chơi trong lớp, những đồ dùng nào có thể muasắm, đồ dùng nào cần làm, bổ sung từ từ theo từng chủ đề, đồ chơi nào cần phải
bổ sung trước…
Tận dụng các nguyên vật liệu để làm đồ chơi cho trẻ Ngoài những đồ dùng,
đồ chơi có sẵn cần tận dụng những nguyên vật liệu ở dạng phế liệu có ở địaphương như: Thùng catton, đĩa CD cũ, giấy báo, trang bìa quảng cáo, chai nhựa,
vỏ hộp sữa chua, hộp đựng cơm, vải vụn, vỏ ốc, vỏ sò, ống chỉ, khối gỗ,… tất cảnhững nguyên vật liệu cần đảm bảo an toàn cho trẻ, không gây độc hại, khôngsắc nhọn, không quá sức đối với trẻ Từ những nguyên vật liệu làm ra được nhiều
đồ chơi ở các góc cho trẻ
Ví dụ: Dùng đĩa CD cũ cắt hình rẽ quạt, hình thoi, trang trí giấy decan cho trẻxếp hình con cá hoặc dùng bình nhựa làm ra một số đồ dùng trong gia đình như:Nồi cơm điện dùng con ốc xếp hình, giấy bìa báo vò nhỏ làm núi, làm cây, làm
lá, vỏ sò làm vỏ quả mãng cầu, vỏ thuốc bắc làm quả , ống hút làm xe đạp, nhà,ghế…
Cũng từ những nguyên vật liệu đó, trẻ sử dụng trong giờ hoạt động vui chơi vàtrẻ làm ra nhiều sản phẩm như: Trẻ dùng nắp chai nước C2, trà xanh để xây hàngrào, thùng giấy làm xe kéo hàng, làm hoa bằng vỏ kẹo…
Đặc biệt việc chuẩn bị đồ dùng cần phải phù hợp với nội dung chủ đề chủđiểm
Trang 11Ví dụ: Chủ điểm Tết – Mùa xuân thì cô giáo cần chuẩn bị đồ dùng như: Lonnước yến, hộp giấy hình vuông, lá chuối, cành cây khô, giấy màu, hồ dán, tranhảnh về ngày tết, bài hát, bài thơ về mùa xuân,… khi trẻ chơi ở các góc trẻ có đủ
đồ dùng để thực hiện một số nội dung như: dán hoa ngày tết, hát múa về ngày tết,mùa xuân, xem tranh ảnh về ngày tết, mùa xuân; Tận dụng khối xốp để làm bánhsinh nhật để tổ chức sinh nhật cho những trẻ có ngày sinh trong mùa xuân; Tậndụng những cái quạt hư đem dán giấy lại để làm quạt cho những lúc chơi đóngkịch, cũng từ những chiếc quạt đó có thể hát múa sử dụng bằng quạt trong giờhoạt động chung trẻ rất thích
Từ những nội dung đó, nhằm hỗ trợ cho giờ hoạt động chung giúp trẻ sáng tạohơn trong việc thực hiện một số hoạt động và giúp trẻ khắc sâu kiến thức hơn
2 Lựa chọn nội dung, làm và sử dụng đồ chơi ở các góc
Muốn cho trẻ thực hiện hoạt động vui chơi ở các góc một cách rõ ràng, cụ thể
và mang tính chặt chẽ thì một việc rất quan trọng đó là: Chọn nội dung chơi ởcác góc, nhu cầu sử dụng đồ chơi của trẻ như thế nào hoặc góc chơi này nó liênkết với góc chơi kia bằng cách nào, thông qua việc sử dụng đồ chơi như thế nào
để phát triển nội dung chơi? Vì vậy, muốn trẻ chơi tốt thì cũng cần phải hiểuđược ý nghĩa của từng trò chơi để chuẩn bị đồ chơi cho phù hợp Nắm được khảnăng trẻ ở lớp mình và những kiến thức, kỹ năng gì cần được phát triển cho trẻ
Ví dụ: Khi chọn trò chơi xây dựng thì cô phải hiểu được ý nghĩa của trò chơixây dựng đối với trẻ là loại trò chơi biểu hiện khả năng tạo hình của trẻ: Đồ chơi
từ những khối gỗ, khối nhựa, hộp giấy hay chai nước… với những dạng kíchthước khác nhau trẻ có thể xếp sát cạnh nhau, xếp cách nhau hay xếp chồng lênnhau… để xây dựng nên những công trình như công viên, vườn hoa, trang trại,…hoặc từ những vật liệu thiên nhiên như vỏ sò, vỏ ốc, đá, sỏi,… trẻ xếp thành hàngrào, vườn trường, vườn cây,… trong những công trình đó sáng kiến của trẻ đượcbộc lộ rõ nét Tuỳ theo hoàn cảnh sống, vốn sống và khả năng tưởng tượng mỗitrẻ điều có những khả năng riêng biệt và được biểu hiện trong các công trình củamình Qua vui chơi thoả mãn nhu cầu tìm hiểu về đặc điểm, tính chất của thế giớixung quanh, đặc biệt là đồ vật xung quanh trẻ
Trang 12Trong trò chơi việc cho trẻ sử dụng đồ chơi để tạo nên mối liên kết giữa cácgóc chơi là việc rất cần thiết Khi chơi xây dựng trang trại, ngoài xây hàng ràoxung quanh, cô giáo có thể gợi ý cho trẻ mở rộng liên kết với các góc khác bằngnhững đường nối từ góc này sang góc kia, như từ khu chợ đến góc gia đình, từkhu vui chơi đến cửa hàng, lúc này góc xây dựng làm nhiệm vụ trung tâm nối cácgóc lại với nhau, muốn đi chợ phải đi băng qua góc xây dựng
Muốn có nguồn nguyên vật liệu dồi dào ngoài việc kết hợp với phụ huynh, tôicòn liên hệ vận động những đồ dùng thủ công mà học sinh tiểu học đã làm Tìmkiếm các loại tranh ảnh, tờ lịch có tranh liên quan đến trò chơi Luôn quan sátquá trình chơi và ghi chép lại những nguyên vật liệu, đồ chơi mà trẻ thích đểcung cấp kịp thời cho nhu cầu của trẻ
Muốn trẻ sử sụng tốt đồ dùng ở hoạt động vui chơi cần:
Mỗi đồ dùng đồ chơi phải phù hợp với độ tuổi và mục đích giáo dục trẻ theotừng chủ điểm, kích thích trẻ phát triển các lĩnh vực vận động, nhận thức, ngônngữ, tình cảm và mối quan hệ xã hội
Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu trong từng góc được sắp xếp phải dễ thấy,
dễ lấy, dễ lựa chọn
Ví dụ: Những thiết bị đồ chơi nặng đặt ở dưới, những đồ chơi có nhiều bộphận phải đặt theo bộ
Màu sắc, hình dáng đồ dùng đồ chơi đẹp, hấp dẫn trẻ, đảm bảo an toàn
Thường xuyên vệ sinh các giá và đồ dùng, đồ chơi sạch sẽ
Các loại đồ dùng của trẻ có nhãn hoặc ký hiệu bằng chữ cái, số nhằm pháttriển ngôn ngữ cho trẻ, giúp trẻ tự lấy đồ dùng mà không cần sự trợ giúp của cô,trẻ có thể tự bảo quản đồ dùng cá nhân của mình
Ví dụ: Chuẩn bị bì đựng hồ sơ trong để trẻ để tất cả đồ dùng như: Sách cácloại, bút, sáp màu và ghi ký hiệu ngoài bìa, đến giờ học trẻ chỉ tự lấy tự mở bì hồ
sơ lấy sách cần học và tự cất gọn gàng, sạch sẽ
Làm đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên phù hợp với từng chủ đề nhưng cóthể sử dụng cho nhiều hoạt động khác nhau
Ví dụ: Làm chiếc thuyền bằng vỏ cam, vỏ bưởi có thể cho trẻ học đếm, cũng
có thể cho trẻ chơi xây dựng, cũng có thể cho trẻ chơi thả vật chìm, nổi…
Trang 13Cô giáo chuẩn bị đồ chơi cho trẻ rất công phu và vất vả nhưng nếu chúng takhông quan tâm việc sử dụng đồ chơi cho trẻ như thế nào thì sẽ giảm tác dụnggiáo dục của đồ chơi với trẻ.
Ở từng chủ đề, ngoài những đồ dùng đồ chơi làm mới tôi vẫn tiếp tục lưạ chọn
đồ dùng đồ chơi trẻ đã chơi nhưng làm mới bằng cách ít sử dụng ở góc chơi cũ
mà di chuyển sang góc mới với kỹ năng chơi khác
Ví dụ: Ở chủ đề “Gia đình” góc chơi với “Em bé”, đồ chơi chén, muỗng, ly…trẻ cho búp bê ăn bột, uống.nước Sang chủ đề “Những con vật đáng yêu” gócchơi “Bác sĩ khám bệnh” đồ chơi chén, muỗng, ly… cũng được trẻ sử dụng chocác con vật ăn và cho các con vật uống thuốc Song sang chủ đề nghề thì dùngchén muỗng để chơi bán hàng…
3 Tạo môi trường hoạt động vui chơi:
Chia diện tích phòng nhóm thành các góc hoặc các khu vực chơi khác nhau
Bố trí góc chơi yên tĩnh (tạo hình, sách) xa các góc ồn ào (xây dựng, gia đình,bán hàng)
Các góc có khoảng rộng, cách nhau hợp lý để bảo đảm an toàn và vận độngcủa trẻ
Tạo ranh giới giữa các góc hoạt động
Ví dụ: Sử dụng giá dựng đồ chơi quay lại tạo thành ranh giới cho góc chơi.Ranh giới ở các góc không che tầm nhìn của trẻ và không cản việc quan sát củagiáo viên
Thay đổi vị trí các góc sau mỗi chủ đề để tạo cảm giác mới lạ, kích thích hứngthú của trẻ
Đặt tên các góc phải đơn giản, dễ hiểu và phù hợp với nội dung từng chủ đềđang thực hiện
Có góc cố định (góc tạo hình, gia đình, sách), có góc di động hoặc thay đổi tuỳtheo chủ đề chính của lớp trong thời gian đó
Có ranh giới riêng giữa các góc (sử dụng mảng tường, các giá, tủ để ngăncách)
Có lối đi lại giữa các góc, đủ rộng cho trẻ di chuyển
Trang 14Đồ chơi, học liệu để mở, vừa tầm với của trẻ.
Sau mỗi chủ đề cần thay đổi cách bố trí và hoạt động ở các góc để tạo cảmgiác mới lạ và hấp dẫn đối với trẻ
Cho phép trẻ tham gia tổ chức góc chơi của mình
Xây dựng các góc hoạt động, vui chơi khác nhau trong lớp tạo điều kiện chotrẻ hoạt động cá nhân, theo nhóm nhỏ được nhiều hơn, hình thức hoạt độngphong phú, đa dạng hơn Giúp trẻ tìm hiểu và khám phá cái mới, hoạt động với
Nhánh1: Cây xanh và mội trường sống
Nhánh 2: Một số loại rau quả
Nhánh 3: Một số loại hoa
Nhánh 4: Một số loại cây lương thực
Mỗi tuần phải trang trí 1 nhánh với hình ảnh phù hợp (Có thể là sản phẩm củatrẻ)
Hình ảnh sưu tầm phải rõ ràng, màu sắc đẹp, có thể dán tên gọi ở mỗi bứctranh để tích hợp chữ viết vào Khuyến khích sản phẩm của trẻ tự tạo sản phẩm.Hình ảnh dán phải vừa tầm mắt của trẻ: Không quá cao, không quá thấp
Trang trí góc chơi phải linh hoạt, hấp dẫn và thay đổi nội dung theo từng chủ
đề, không dán cố định
Ví dụ: Góc học tập dán những ô bìa để gắn chữ cái, chữ số thay đổi theo chủ
đề (Chủ đề nào học đến chữ cái nào thì gắn chữ cái đó kết hợp với tranh có từ)hay ở góc sách học đến bài thơ nào thì dán bài thơ đó lên
Không dán khít các mảng tường mà phải để dành khoảng trống để trẻ dán sảnphẩm của mình theo chủ đề
5 Hướng dẫn trẻ hoạt động.