Các gải pháp thực hiện: Một số kinh nghiệm trong việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho học sinh THPT trong môn Ngữ văn.. Trong quá trình dạy học, tôi đã tìm tòi và áp dụng một số biện pháp
Trang 1MỤC LỤC
I
Đặt vấn đề
III Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2-3
II
Giải quyết vấn đề
C Các gải pháp thực hiện: Một số kinh
nghiệm trong việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt
cho học sinh THPT trong môn Ngữ văn
5
1.Bước 1: Chỉ ra những lỗi sai cơ bản cần
tránh trong diễn đạt
6
2.Bước 2: Hướng dẫn học sinh một số cách
diễn đạt hay, hiệu quả
7
3.Bước 3: Hướng dẫn học sinh viết đoạn văn,
trong đó chủ yếu là các đoạn văn
10
III
Kết luận
Trang 2PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I.Lí do chọn đề tài:
1.1.Văn học là nghệ thuật ngôn từ Người đọc cảm nhận cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học trước hết là qua cách diễn đạt của nhà văn Những người yêu văn chương ai mà chẳng một lần rung động trước những ngôn từ đẹp, giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm, ai mà chẳng muốn thuộc lòng những câu văn hay, những bài thơ đặc sắc Thậm chí có người còn cất giữ chúng như thứ tài sản quý báu của mình Tâm lý đọc văn và học văn của học sinh THPT không nằm ngoài quy luật đó
1.2 Tuy nhiên, trong quá trình học môn Ngữ văn, học sinh (HS) thường gặp trở ngại trong khâu diễn đạt Các em cho rằng: Ngữ văn là môn học rất hay nhưng rất khó chinh phục Nguyên nhân một phần là do nhiều em lĩnh hội được kiến thức, phát hiện ra vấn đề nhưng lại không biết cách diễn đạt hoặc trình bày vấn đề rất vụng về, lộn xộn Quá trình để khắc phục hạn chế này lại rất lâu dài Điều này dễ dẫn đến tâm lý chán nản, bỏ cuộc đối với người học
1.3 Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, HS có nhiều cơ hội thuận lợi để phát triển ngôn ngữ Bên cạnh đó, các em cũng tiếp xúc và bị ảnh hưởng không ít bởi thứ ngôn ngữ “lệch chuẩn” đang phổ biến trong học đường hiện nay Một bộ phận không nhỏ học sinh tỏ ra rất hào hứng với thứ ngôn ngữ này Các em không
hề băn khoăn khi viết sai chính tả, cố tình phát âm méo mó hoặc sử dụng những từ ngữ kém văn minh, lịch sự và mặc nhiên coi đó là ngôn ngữ “hiện đại”, “hợp mốt” Thậm chí nhiều HS còn có tâm lý xem thường, hoặc thờ ơ, chống đối với ngôn ngữ học đường chính thống
Làm thế nào để khắc phục những bất cập nói trên? Trong quá trình dạy học, tôi đã tìm tòi và áp dụng một số biện pháp rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho học sinh với tinh thần coi đây là một khâu then chốt tháo gỡ khó khăn cơ bản đầu tiên đối với các em trong quá trình học môn Ngữ văn
Trang 3II.Mục đích nghiên cứu:
- Tổng hợp lại những kinh nghiệm cá nhân để tiếp tục áp dụng trong thực tiễn dạy học
- Gợi ra một vấn đề về phương pháp để cùng trao đổi, đánh giá với bạn bè, đồng nghiệp
- Đem đến cho học sinh một số cách thức rèn luyện khả năng diễn đạt trong môn Ngữ văn
III Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
1 Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh thuộc các khối lớp mà tôi được phân công giảng dạy từ năm 2007, cụ thể như sau:
+ Lớp 10A1, 11A5, 11A7, 11A8 năm học 2007 – 2008
+ Lớp 11A9, 12A2, 12A5, 12A7 năm học 2008 – 2009
+ Các lớp A1, A2, A3, B2 ở các năm học: 2010 – 2011 và 2011- 2012
2 Phạm vi nghiên cứu:
- Chương trình SGK Ngữ văn 10, 11,12 hiện hành
IV Thời gian nghiên cứu:
- Từ tháng 9/2007 đến tháng 3/2012
V Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thực nghiệm (thông qua thực tế dạy học, giao bài tập cho học sinh, hướng dẫn học sinh luyện tập và kiểm tra, đánh giá)
VI Bố cục:
Phần I: Mở đầu
Phần II: Nội dung
A Cơ sở lí luận
B Thực trạng của vấn đề
Trang 4C Các giải pháp thực hiện: Một số kinh nghiệm trong việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho học sinh THPT trong môn Ngữ văn
Phần III Kết luận
Trang 5PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
A Cơ sở lí luận:
Phát triển ngôn ngữ trước hết là phát triển tư duy Ngôn ngữ phong phú tạo điều kiện thuận lợi để biểu lộ tư duy một cách rành mạch, thấu đáo Dạy học Ngữ văn không thể coi nhẹ việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho học sinh (HS) Điều này vừa giúp cho các em có thể giải mã được ý nghĩa sâu xa của ngôn từ nghệ thuật vừa học hỏi cách diễn đạt trong văn chương để biểu đạt chính xác, thấu đáo và hấp dẫn ý tưởng của mình Khi bị lôi cuốn bởi sức hấp dẫn của ngôn từ nghệ thuật, HS dễ dàng đồng sáng tạo với tác giả văn học hoặc có nhu cầu sáng tạo độc lập
B Thực trạng của vấn đề:
1 Về phía học sinh:
Trong thời đại mở rộng giao lưu quan hệ quốc tế như hiện nay, phát triển ngôn ngữ cho học sinh có vai trò đặc biệt quan trọng Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp trong đời sống mà còn là công cụ đắc lực cho các em trong quá trình tìm kiếm cơ hội việc làm trong tương lai, là một trong những bí quyết đem đến thành công cho những người năng động
Qua thực tế dạy học, tôi nhận thấy có thể tạm phân loại khả năng diễn đạt của học sinh theo một số đối tượng như sau:
- Đối tượng thứ nhất là những học sinh có khả năng tiếp thu tốt, ngôn ngữ nói rất thành thạo nhưng ngôn ngữ viết lại hạn chế Số học sinh này chiếm đa số ở các trường THPT hiện nay
- Đối tượng thứ hai là những học sinh có khả năng tư duy tốt, ngôn ngữ viết khá hoàn thiện nhưng ngôn ngữ nói lại hạn chế Điều này quả là bất lợi cho các em trong học tập và giao tiếp
- Đối tượng thứ ba là những học sinh còn nói tiếng địa phương, phát âm sai dẫn đến viết sai
2 Về phía giáo viên:
Trang 6Ở nhiều trường THPT hiện nay, có thể nhận thấy một xu thế dạy học mang tính thực dụng đang phổ biến: dạy để thi Nhiều giáo viên chỉ chú ý tới việc cung cấp kiến thức, ôn luyện các dạng đề mà coi nhẹ khâu rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho học sinh Nhiều giáo viên chỉ chăm chút cho những học sinh khá, giỏi mà thờ ơ với những đối tượng còn lại Việc dạy học như vậy không phải không có hiệu quả nhưng “ăn xổi ở thì”, chưa tạo được gốc rễ lâu bền cho người học
Trên đây những cơ sở then chốt giúp tôi phát triển đề tài này và áp dụng vào quá trình dạy học
C.Các giải pháp thực hiện:
Một số kinh nghiệm trong việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho học sinh THPT
trong môn Ngữ văn.
Rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho học sinh là một quá trình khổ luyện của cả thầy và trò Trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ xin trình bày ngắn gọn một số cách rèn luyện ngôn ngữ nói và viết cho học sinh từ kinh nghiệm cá nhân
I.Rèn luyện ngôn ngữ nói:
Để rèn luyện ngôn ngữ nói cho học sinh, tôi thường phân loại đối tượng để có cách hướng dẫn phù hợp
1 Đối với những học sinh có thiên bẩm về ngôn ngữ, có khả năng trình bày tốt hoặc có giọng đọc hay, tôi thường áp dụng các biện pháp sau:
- Gọi HS đọc bài và nhận xét, điều chỉnh
Trang 7- Gọi HS trả lời những câu hỏi hóc búa, cần đến khả năng tư duy tốt và diễn đạt phù hợp
- Giao cho các em nhiệm vụ phát biểu trong những sinh hoạt tập thể của lớp hoặc nhà trường
- Đôi khi, tôi yêu cầu các HS này đưa ra những cách diễn đạt khác nhau trước một vấn đề để các HS khác tham khảo
2 Đối với những học sinh nói tiếng địa phương hoặc còn nhút nhát, lúng túng khi nói, tôi thường áp dụng các biện pháp sau:
- Gọi HS đọc bài và uốn nắn những cách phát âm chưa chuẩn
- Gọi những HS nhút nhát phát biểu thường xuyên Số lần phát biểu tăng dần theo mức độ, câu hỏi cũng tăng dần về độ khó Nếu HS lúng túng, chưa tìm được từ để diễn đạt, tôi có thể gợi dẫn bằng một vài từ ngữ để các em trình bày
- Giao bài tập về nhà hoặc những phần kiến thức cụ thể cho những học sinh này tìm hiểu trước và yêu cầu các em trình bày lại trên lớp Biện pháp này, tôi thường áp dụng trong các giờ ôn tập hoặc tự chọn
- Tranh thủ trong những giờ ra chơi, tôi thường gọi những học sinh này lên hỏi han, trò chuyện để tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra một vài lời khuyên cho các em trong cách diễn đạt
II.Rèn luyện ngôn ngữ viết:
Việc rèn luyện ngôn ngữ viết cho học sinh, xét đến cùng là việc rèn giũa cách dùng từ, đặt câu, triển khai đoạn văn Trong quá trình dạy học, để làm tốt các khâu này, tôi thường hướng dẫn học sinh theo các bước sau:
Bước 1: Chỉ ra những lỗi sai cơ bản cần tránh trong diễn đạt.
Bước 2: Hướng dẫn học sinh một số cách diễn đạt hay, hiệu quả.
Bước 3: Hướng dẫn học sinh viết đoạn văn, trong đó chủ yếu là các đoạn văn thường gặp như: đoạn diễn dịch, đoạn quy nạp, đoạn tổng phân hợp.
Trang 8Thời gian áp dụng chủ yếu là các tiết tự chọn, các buổi dạy phụ đạo Cụ thể như sau:
1 Bước 1 Hướng dẫn học sinh phát hiện lỗi sai cơ bản trong diễn đạt, tìm ra nguyên nhân và cách sửa.
- Tôi thường đưa ra một số lỗi sai cơ bản của học sinh trong quá trình viết bài, phân tích và sửa mẫu cho học sinh, sau đó ra bài tập tương tự để các em thực hành và chấm điểm
a Lỗi dùng từ:
- Dùng từ thiếu chính xác do không hiểu nghĩa từ hoặc đặt từ sai văn cảnh, dùng sai thuật ngữ chuyên ngành.
Ví dụ 1: Bài thơ “Trao duyên” của Nguyễn Du
- Lỗi sai: dùng sai từ bài thơ do không hiểu thuật ngữ chuyên ngành.
- Sửa lại: đoạn trích.
Ví dụ 2: Tình yêu thiên nhiên của Nguyễn Trãi thật là nồng hậu
- Lỗi sai: dùng từ nồng hậu sai văn cảnh, từ này thường chỉ dùng để chỉ tình cảm
giữa con người với con người
- Sửa lại: nồng nàn hoặc tha thiết.
- Lỗi lặp từ, thừa từ:
Ví dụ: Trong các tác phẩm hay của nhà thơ Huy Cận, có rất nhiều tác phẩm nổi bật
và được bạn đọc yêu thích hơn cả là tác phẩm “Tràng giang”
- Lỗi sai: lặp từ tác phẩm, các từ thừa, rườm rà: hay, nổi bật
- Sửa lại: Trong những bài thơ hay của Huy Cận,“Tràng giang” được bạn đọc yêu thích hơn cả.
b Lỗi ngữ pháp:
- Viết câu thiếu thành phần chính.
Trang 9Ví dụ: Chiếc áo mà mẹ tôi mới may.
- Lỗi sai: thiếu vị ngữ
- Sửa lại: Chiếc áo mà mẹ tôi mới may rất đẹp.
- Lỗi về liên kết câu.
Ví dụ: Nguyễn Trãi là một nhà chính trị tài ba Thơ của ông rất đặc sắc.
- Lỗi sai: thiếu liên kết về ý, câu đầu đang giới thiệu về tài chính trị của Nguyễn Trãi Câu sau lại bàn về giá trị thơ Nguyễn Trãi
- Sửa lại: Nguyễn Trãi không chỉ là một nhà chính trị tài ba mà còn là một nhà thơ xuất sắc với nhiều tác phẩm để đời.
c Lỗi chính tả:
- Viết hoa tuỳ tiện, viết tắt, viết số không đúng quy định, nhầm lẫn phụ âm: s, x, d,
r, gi, ch, tr
Ví dụ: 2 câu thơ đầu là những rai điệu chầm bổng Làm say Đắm lòng người
- Lỗi sai: viết số (2), viết hoa tuỳ tiện (Làm, Đắm), nhầm lẫn các phụ âm (r, ch)
- Sửa lại: Hai câu thơ đầu là những giai điệu trầm bổng làm say đắm lòng người.
d Lạm dụng văn nói trong bài làm văn.
Ví dụ: Ôi! Trái tim nhà thơ thật tuyệt! Nó trao gửi yêu thương qua những lời thơ mới hấp dẫn làm sao!
- Sửa lại: Nhà thơ trao gửi yêu thương qua những vần thơ đẹp
+ Họ tập dượt quân sự ở đâu, lúc nào ta không cần biết làm gì, chỉ cần biết là khi ra trận họ đã chiến đấu hết chê
- Sửa lại: Không rõ họ đã tập luyện từ khi nào, nhưng khi ra trận, họ đã chiến đấu như những người lính thực thụ
2 Bước 2 Hướng dẫn học sinh một số cách diễn đạt hay, hiệu quả.
Trang 10Để rèn luyện cho học sinh kỹ năng này, tôi thường đưa ra một số ví dụ điển hình, phân tích để các em học tập Yêu cầu ban đầu sẽ dừng lại ở mức bắt chước sau đó nâng dần mức độ, đòi hỏi học sinh phải có cách diễn đạt sáng tạo, hấp dẫn
a Dùng từ chính xác, có hình ảnh và phong phú, linh hoạt:
Ví dụ:
- Từ trong lãng quên sâu như vực thẳm, nổi lên hình bóng cô gái Ba Lan kiêu kỳ.
- Đức giám mục Mirien đem đến cho Giăng Vangiăng một bình minh đạo hạnh, còn Coset đem đến cho ông một bình minh trìu mến.
- Những người nông dân ấy đã phải sống quằn quại trong lòng chảo bỏng rát của
xã hội xấu xa
- Văn Nguyên Hồng bao giờ cũng lấp lánh sự sống Những dòng chữ đầy chi tiết
cứ cựa quậy, phập phồng Một thứ văn bám riết lấy cuộc đời, quấn quýt lấy con người.
Đối với trường hợp này tôi thường hướng dẫn học sinh cách huy động các từ đồng nghĩa, gần nghĩa khi diễn đạt để có thể lựa chọn từ ngữ thích hợp, ưng ý
Ví dụ:
- Thay vì quên, có thể dùng quên lãng, chôn vùi, tro tàn nguội lạnh, thay vì cuộc tranh luận quyết liệt hãy dùng: cuộc tranh luận toé lửa.
- Dùng một từ có ý nghĩa chờ đợi, có thể huy động một loạt các từ ngữ cùng trường nghĩa như: mong, chờ, hy vọng gặp, đợi mỏi mòn, trông ngóng
- kỷ niệm có lúc dùng: hoài niệm, ký ức, khung trời xưa cũ
b Sử dụng lối liên tưởng, so sánh để tăng hiệu quả diễn đạt:
Ví dụ:
Trang 11+ Tsêkhôp là con chim linh điểu của buổi tịch dương trên đồng cỏ vĩ đại nước Nga Ông là cái sáo diều vĩ đại trên đôi cánh âm vang tiếng nói của hiện thực và nhịp
thơ của lãng mạn
+ V.Huygô là cây sồi già với tán lá xanh ngắt và cảm hứng nghệ thuật không bao giờ vơi cạn.
+ Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng có một cái gì rất gần gũi với thần thoại,
cổ tích, truyện Tàu, lại giông giống như thế giới bão giông của những trường ca, những thiên truyện ngắn lãng mạn, của M.Gorki hay tiểu thuyết của Huygô, trong
đó có sự đối lập dữ dội giữa ánh sáng và bóng tối, giữa bão táp và nắng vàng, giữa quỷ dữ và thiên thần, giữa địa ngục và lò lửa
c Viết câu văn biến hoá, linh hoạt, kết hợp nhiều kiểu câu:
Ví dụ: Con đò mồ côi trong bài thơ "Bến đò xuân đầu trại" (Ức Trai thi tập) để lại
trong lòng ta nhiều ám ảnh Giữa ngày mưa xuân, cả một vùng quê sắc cỏ mượt mà
"xanh như khói" Dòng sông nước dâng đầy, gió thổi, "sóng vỗ trời" Cả một không
gian bao la êm đềm tĩnh lặng, không một bóng người lại qua Chỉ có con đò mồ côi gối đầu lên bãi cát nằm nghỉ:
"Quạnh quẽ đường đồng thưa vắng khách, Con đò gối bãi suốt ngày ngơi".
Mưa buồn, cảnh buồn, con đò mồ côi buồn Một tâm hồn thanh cao đang trải qua những ngày mưa buồn Đời Nguyễn Trãi trải qua nhiều mưa, thơ ông thấm đầy mưa
- Để học sinh có thể học hỏi kiểu diễn đạt này, tôi gợi ý cho các em qua một hệ thống câu hỏi:
Trang 12+ Trong đoạn văn trên, người viết đã sử dụng những kiểu câu nào?
+ Tác dụng của việc đan xen những kiểu câu đó là gì?
Từ đó các em có thể nắm bắt quy luật của hiện tượng để vận dụng
d Sử dụng kiểu câu trùng điệp:
Ví dụ:
Tình yêu th ươ ng đ ọng lại trong đ ôi mắt xanh ngời của thiếu phụ v ư ợt cạn giữa nạn đ ói ("Một con ng ư ời ra đ ời"- M Gorki) , trong c ơ n hấp hối t ư ởng đ ã cạn lời của ng
ư ời cha bao dung (Gi ă ng Vangi ă ng trong "Những ng ư ời khốn khổ" - V Huygô) :
"Trên đ ời chỉ có một đ iều ấy thôi Đ ó là th ươ ng yêu nhau" , trong sự ă n n ă n chân
thành của một lão nông vì " đ ã trót lừa một con chó" (Lão Hạc - Nam Cao) , trong bát cháo hành xoàng xĩnh của cô gái xấu nh ư ma chê quỷ hờn mà lòng đầy trắc ẩn
(Thị Nở trong "Chí Phèo" - Nam Cao) Nẻo về yêu thương có muôn ngàn lối rẽ
nhưng đó là con đường rộng mở nhất, đã đi là sẽ đến Nó không phải không có chông gai, nhọc nhằn nhưng ở đó, con người có thể vượt lên lên sự bon chen phù phiếm, đến với nhau bởi hai tiếng chân tình
Đây là kiểu câu tương đối khó, để viết thành công học sinh cần phải có kiến thức
và vốn từ phong phú, khả năng tư duy mạch lạc, nếu không dễ rơi vào chỗ luẩn quẩn Để hướng dẫn học sinh, tôi thường sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở:
Câu hỏi 1 Theo em, phần bổ ngữ của câu văn trên được tạo thành bởi mấy vế ? Câu hỏi 2 Cách sắp xếp các vế có gì đặc biệt(theo thứ tự tăng dần)? Nếu đảo vế cuối lên vế đầu có được không?(không tương ứng về cách sắp xếp kiến thức, hai nhân vật người mẹ và Giăng Vangiăng là kiến thức văn học thế giới)
Từ đó, học sinh có thể hiểu cách tạo câu này và học hỏi
e Sử dụng các câu văn biểu cảm để thể hiện cảm xúc:
Trang 13Ví dụ: Cảnh cũ, người xưa quen thuộc quá! Trái tim đứa con xa xứ nay trở về bỗng thắt lại! Có cái gì vừa quen thuộc, thân thương, nồng ấm, xúc động vì được bao bọc
và chở che, được chào đón trong vòng tay giang rộng lại như có cái gì hối lỗi, ân hận, xót xa, ngậm ngùi vì đã lâu lắm không về thăm quê mẹ
h Sử dụng các thành ngữ, quán ngữ, đề ngữ:
Ví dụ 1: Một không khí buồn đến nhức xương được gợi lên từ thân phận một con người sống thì như trâu, như chó, chết thì như con giun, con dế ở một xó vườn
hoang (Văn - Bồi dưỡng HS giỏi – Nguyễn Đăng Mạnh – Đỗ Ngọc Thống - tập1).
Ví dụ 2: Như một bản tình ca bất tận, bài thơ gieo vào lòng người đọc những cảm xúc nồng nàn, say đắm về tình yêu đôi lứa
i Tạo giọng điệu riêng và biến đổi linh hoạt theo từng đối tượng cụ thể:
Người học văn bao giờ cũng mong muốn thể hiện được cá tính qua cách diễn đạt Tôi thường định hướng cho học sinh tạo cho mình một giọng văn riêng, tuỳ theo cá tính và khả năng diễn đạt của mỗi em, có thể đó là giọng nghiêm trang, có thể là giọng văn dí dỏm, có thể là giọng văn thiết tha, hoặc giọng sôi nổi… Tuy nhiên, tuỳ theo mỗi đối tượng mà điều chỉnh cho phù hợp, học sinh có thể mô phỏng, bắt chước lối diễn đạt của một tác giả, tác phẩm nào đó khi phân tích
Chẳng hạn, khi viết về Vũ Trọng Phụng nên tạo chất giọng hài hước, mỉa mai; khi viết về Thạch Lam, nên tạo chất giọng điềm tĩnh, nhỏ nhẹ, thủ thỉ, tâm tình; viết về thơ Tản Đà nên có chất giọng phóng túng pha chút kiêu bạc; viết về thơ Tố Hữu nên có giọng sôi nổi, thiết tha, thương mến…
* * *