1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀ CƯƠNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

11 1,3K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 74,5 KB

Nội dung

ĐỀ CƯƠNG PHÁT TRIỂN, CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO



1 Chương trình đào tạo là gì? Thế nào là phát triển chương trình đào tạo?

2 Phân biệt các hướng tiếp cận khi xây dựng CTĐT: chương trình theo hướng tiếp cận mục tiêu, tiếp cận nội dung, tiếp cận phát triển

3 Tổng quan hệ thống dạy nghề ở Việt Nam

4 Thế nào là đào tạo theo năng lực thực hiện? Đặc điểm của đào tạo theo năng lực thực hiện

5 Giải thích sự khác biệt giữa môn học và modul, giữa CTĐT theo môn học

và CTĐT theo modul

6 Phân tích nghề là gì? Hãy trình bày các phương pháp phân tích nghề

7 Hãy trình bày quy trình phát triển CTĐT

8 Làm thế nào để xây dựng một modul từ bảng phân tích nghề?

9 Nêu cách xây dựng một đơn nguyên trong modul Mục tiêu đơn nguyên lấy

từ đâu?

10 Phân tích công việc là gì?

11 Xây dựng modul khác xây dựng môn học như thế nào?

Trang 2

Câu 1:

Chương trình đào tạo là bản thiết kế về hoạt động dạy học trong đó phản ánh các

yếu tồ mục đích dạy học, nội dung và phương pháp dạy học cùng các kết quả dạy

học Hay như Wentling( 1993) cho rằng: “Chương trình đào tạo là một bảng thiết

kết tổng thể cho một hoạt động đào tạo Chương trình đào tạo là một hệ thống

nhiều cấp độ bao gồm chương trình dạy học của 1 quốc gia, một ngành, một bậc,

cấp học, lớp học……

Phát triển chương trình đào tạo là một quá trình thiết kế, điều chỉnh, sửa đổi dựa

trên việc đánh giá thường xuyên và liên tục Để có được sự thay đổi mang tính tích

cực mang lại sự phát triển cần phải:

- Thay đổi nhằm đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp, phù hợp với phát triển khoa

học

- Thay đổi phải có kế hoạch bao gồm một loại các bước có trình tự và hệ

thống

- Thay đổi mang lại sự tiến bộ hơn

Câu 2:

Định nghĩa

Hướng

tiếp cận

Khái niệm Ưu điểm Khuyết điểm

Tiếp cận nội dung Cách tiếp cận này hướng

đến nội dung kiến thức

mà người học cần phải lĩnh hội được Câu hỏi đặt ra cho cách tiếp cận này là người học học cái gì? Đây là một trong những cách tiếp cận kinh điển nhất Người học chủ

- Người học được trang bị một khối lượng kiến thức chuyên môn vững chắc

- Nội dung kiến thức rất hàn lâm, khoa học và cụ thể

- Người học có khả năng biết được nhiều về thế giới khoa học, hiểu rõ bản chất

- Người học được trang

bị quá nhiều lý thuyết

mà bỏ qua các kỹ năng cốt lõi và kỹ năng mềm

- Người học trong trạng thái bị nhồi nhét về kiến thức, nội dung quá tải, học nhiều nhưng ít ứng dụng

Trang 3

yếu nghe theo người dạy một chiều Phương pháp tiếp cận này nhằm mục tiêu phải truyền thụ được càng nhiều kiến thức càng tốt

của nhiều vấn đề khoa học

và thực tiễn

- Người học chỉ được tiếp thu một chiều, thiếu sự linh hoạt và ứng biến tốt trong nhiều tình huống khác nhau…

Tiếp cận mục tiêu Thực chất cách tiếp cận

này là dựa trên mục tiêu đào tạo để xây dựng chương trình dạy học

Theo hướng tiếp cận này người học được trang bị kiến thức cùng kỹ năng

và cả thái độ Câu hỏi đặt

ra là đầu vào và đầu ra của QTDH là gì? Mục tiêu dạy học là chuẩn để đánh giá kết quả học tập

- Mục tiêu dạy học cụ thể

và chi tiết

- Người dạy và người học biết rõ phải dạy và học như thế nào để đạt được mục tiêu

- Được trang bị vừa kiến thức với kỹ năng và thái độ

- Người học đôi khi được đào tạo không bài bản, chặt chẽ

Tiếp cận phát triển Là hướng tiếp cận nhân

văn, trong đó chú trọng phát huy tối đa tiềm năng của người học, chú trọng nhu cầu và sở thích của người học Người học tự

do quyết định số phận của mình thông qua tự quyết định giải quyết vấn

đề, tự quyết định việc học Người thầy chỉ đóng

- Vai trò của người học được đề cao

- Sở thích và nhu cầu của người học được coi trọng

- Coi trọng nhân cách người học nên còn gọi là tiếp cận nhân văn

- Khó thực hiện được

do nhu cầu và sở thích của mỗi cá nhân thay đổi một cách liên tục

- Quá chú trọng đến nhu cầu và sở thích người học mà chưa chú trọng đến những lợi ích

từ phía xã hội

Trang 4

vai trò tư vấn giúp đỡ và

hỗ trợ cho người học tìm kiếm thông tin và xử lí chúng

Câu 3:

Hệ thống dạy nghề ở Việt Nan được chia thành 2 khối do 2 bộ khác nhau quản lí

đó là: Trung cấp chuyên nghiệp ( Bộ GD& ĐT quản lí) và Dạy nghề ( Bộ LĐTB

&XH quản lí) Trong đó

- Trung cấp chuyên nghiệp: có khoảng 250 nghề và thường tuyển sinh cho các thí sinh ít khi tốt nghiệp cấp 2 Nếu tốt nghiệp THCS thì thời gian đào tạo thường là 2.5 năm ( học song song văn hóa với chương trình dạy nghề) Nếu tốt nghiệp THPT thì thời gian đào tạo là 1.5 tương ứng 18 tháng

- Dạy nghề: được chia thành: sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề

+ Sơ cấp nghề: Trang bị cho người học một số kiến thức cơ bản trong nghề, và một số khả năng làm việc đơn giản Dành cho người trên hoặc dưới lớp 9

+ Trung cấp nghề: dành cho học viên tốt nghiệp THCS trở lên, trang bị cho người học một số kiến thức chuyên môn trong nghề, một số kỹ năng thao tác cơ bản của nghề

+ Cao đẳng nghề: Dành cho học viên tốt nghiệp THPT trở lên, trang bị cho người học những kiến thức cơ bản lẩn chuyên môn trong nghề, những kỹ năng cần thiết

và khả năng làm việc một cách độc lập trong nghề

Câu 4:

Đào tạo theo năng lực thực hiện ( Competency Based Training) chủ yếu dựa vào những tiêu chuẩn quy định cho một nghề và đào tạo theo các tiêu chuẩn đó Trong đào tạo theo NLTH thì các tiêu chuẩn theo kết quả hay đầu ra luôn được sử dụng làm cơ sở lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá quá trình cũng như kết quả học tập Đặc điểm của đào tạo theo năng lực thực hiện:

Trang 5

- Định hướng đầu ra được chú trọng Người học được chú trọng đến việc có thể làm được cái gì sau khi hoàn thành khóa học Một người có NLTH được hiểu là người: Có thể làm được cái gì đó; làm được những cái đó tốt như mong đợi

- Chương trình được xây dựng dựa trên kết quả phân tích nghề: Một nghề cần được phân tích rõ, gồm những nhiệm vụ và công việc gì có trong nghề Người lao động cần có kiến thức, kỹ năng, thái độ nào để thực hiện công việc đó

- Công trình phải được trình bày dưới dạng công việc thực hành mà người lao động phải hành nghề trong thực tế hoặc trình bày dưới dạng hành vi nhận thức hoặc thái độ

- Dạy học kết hợp giữa lí thuyết và thực hành trong đó chú trong việc rèn luyện các kỹ năng thực hành, lý thuyết chỉ làm sáng tỏ cho thực hành

- Nội dung chương trình kết cấu dưới dạng các modun năng lực thực hiện Trong các modun thì lại có các đơn nguyên học tập nhằm giúp người học giải quyết 1 công việc có trong nghề

Câu 5:

Môn học: là hệ thống tri thức của một lĩnh vực khoa học nhất định được sắp xếp theo yêu cầu sư phạm nhằm truyền đặt đến cho người học Nó kết hợp với logic nhận thức và logic khoa học Môn học được sắp xếp chặt chẽ nội dung phong phú Modun:là đơn vị học tập được tích hợp giữa kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp một cách hoàn chỉnh nhằm giúp cho người học nghề có năng lực thực hành trọn vẹn một công việc của một nghề

CTĐT theo môn học: chương trình đào tạo theo môn học là cách thiết kế cổ điển nhất Chương trình bao gồm nhiều môn học kết hợp lại với nhau thành một kế hoạch CTĐT theo môn học tuân theo logic tuyến tính ( theo một hệ thống chương bài chặt chẽ)

CTĐT theo Modun: gồm nhiều modun được sấp xếp thành một hệ thống logic Là một trong những cách thiết kế hiện đại và phổ biến trong dạy học hiện nay, nhất là

Trang 6

lĩnh vực đào tạo nghề nghiệp Các đặc điểm của CTĐT theo modun là: các modun vừa có tính độc lập vừa có tính chặt chẽ; kích cỡ của modun phụ thuộc vào khối lượng kiến thức hoặc kỹ năng trong modun đó; Modun được kết nối qua mang không gian hoặc theo logic tuyến tính; Mỗi modun được đánh giá riêng và độc lập; học viên có thể chủ động chọn lựa các modun trong chương trình đào tạo sao cho phù hợp với khả năng và trình độ của mình; cho phép học viên có khả năng học song hành các modun trong chương trình

Câu 6:

Phân tích nghề là chia tách công việc của một người lao động đang làm việc trong nghề nào đó để tìm ra những nhiệm vụ công việc, động tác kèm theo, hay nói cách khác : Phân tích nghề là mô tả nghề, xác định các kỹ năng của nghề thông qua việc xác định các nhiệm vụ và công việc của nghề

Các phương pháp phân tích nghề:

- Phân tích theo truyền thống ( tại chỗ làm): điều tra tại nơi làm, các công ty

xí nghiệp nơi các công nhân làm việc Phỏng vấn lấy ý kiến từ các công nhân về điều kiện làm việc, công việc nhiệm vụ phải làm ……Kết quả của việc phân tích nghề thường kéo dài 1 đến 2 năm

- Phân tích nghề theo DACUM ( Develop A Curriculum) là phương pháp phân tích nghề thông qua tiểu bang DACUM gồm những người thợ lành nghề hoặc những chuyên gia trong nghề đó, thông qua một số buổi hội thảo với sự điều khiển của thông hoạt viên( không phải người trong nghề nhằm tránh gây nhiễu) Phương pháp trên thích hợp cho những nghề đơn giản và

ít tốn kém chi phí lẫn thời gian ( 1 2 buổi) Kết quả là hình thành sơ đồ DACUM Lưu ý là chỉ mời những thợ lành nghề hoặc những người làm việc lâu năm thành lập tiểu bang DACUM chứ không mời các giảng viên dạy nghề

Trang 7

Câu 7:

Quy trình phát triển chương trình đào tạo nghề:

Phát triển chương trình đào tạo nói chung có thể được xem như một quá trình hòa quyện vào quá trình đào tạo, bao gồm 7 bước như trên, trong đó được chia thành 2 giai đoạn chủ yếu đó là giai đoạn chuẩn bị ( bao gồm phân tích tình huống, phân tích nghề, phân tích công việc, xác định chuẩn nghề/ cấp trình độ) và giai đoạn thiết kế đánh giá ( bao gồm thiết kế chương trình, thực nghiệm, đánh giá điều chỉnh)

Phân tích tình huống: Mục đích của phân tích tình huống là xác định nhu cầu đào tạo Đây là công việc hết sức cần thiết để cho thấy được việc đào tạo nghề gấn liền với nhu cầu của thị trường lao động Việc xác định nhu cầu đào tạo vô cùng phức tạp vì trong xã hội cần rất nhiều nghề tuy nhiên không phải nghề nào cũng cần đào tạo và có thể đào tạo được Công việc cần làm là phát phiếu khảo sát và tính toán

dữ liệu xem nghề đó có cần thiết và phù hợp với thị trường hay không

Phân tích nghề: Có nhiều cách phân tích nghề như phân tích tại nơi làm hoặc phân tích theo phương pháp DACUM Phân tích nghề bao gồm 4 bước: mô tả nghề, xác

Trang 8

định danh mục các lĩnh vực nhiệm vụ và các công việc tương ứng, phân tích các công việc, xác định chuẩn kỹ năng

Phân tích công việc: là bước tiếp theo sau phân tích nghề, phân tích công việc là xác định:

- Các bước thực hiện của từng công việc trong sơ đồ DACUM

- Các tiêu chuẩn thực hiện của từng bước công việc( theo tiêu chuẩn hành nghề trong thực tiễn)

- Các dụng cụ, trang bị, vật liệu cần thiết để thực hiện từng bước công việc

- Các kiến thức, kỹ năng, thái độ cần có của HS

- Các vấn đề an toàn trong từng bước

- Các lỗi và khắc phục lỗi trong từng bước

Đây là bước vô cùng quan trọng vì nó quyết định nội dung và thời gian đào tạo hợp lí, việc làm này cần một nhóm các nhà phân tích, chuyên gia tham gia Kết quả là các phiếu phân tích công việc, dựa trên các phiếu đó sẽ làm cơ sở cho việc thiết kế nội dung các đơn nguyên học tập để hình thành kỹ năng

Xây dựng tiêu chuẩn nghề/ cấp trình độ: Đây là một bước nhằm định hướng cho công việc kiểm tra đánh giá từ đó điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu thị trường Thiết kế chương trình tổng thể: từ kết quả của giai đoạn chuẩn bị, người thiết kế chương trình tiếp tục thiết kế chương trình tổng thể Các công việc cần làm bao gồm: xây dựng chuẩn đầu ra, mục tiêu đào tạo của nghề, xác định các yêu cầu về văn bằng, lựa chọn các nhiệm vụ và công việc trong sơ đồ phân tích nghề để đưa vào chương trình đào tạo, hệ thống kiến thức thức khoa học cần thiết, hệ thống các nhóm kiến thức theo logic khoa học và logic nhận thức, hệ thống các nhóm kỹ năng hành nghề thành các modun, xác định thời gian để dạy các modun,…… Thiết kế chương trình chi tiết: sau khi thiết kế chương trình tổng thể, người thiết

kế tiếp tục thiết kế chương trình chi tiết cho từng modun trong chương trình đào

Trang 9

tạo Trong đó bao gồm: viết mục tiêu, nội dung thời lương của modun, xác định các yêu cầu và công cụ đánh giá kết quả học tập, xác định các nguồn lực cần thiết

để dạy, xác định số lượng nội dung thời lượng cho một đơn nguyên

Thiết kế đơn nguyên: là đi xác định các mục tiêu của một bài dạy trong modun hoặc một chương……

Thực nghiệm chương trình: là áp dụng thử chương trình đào tạo vừa phát triển, từ

đó rút ra được những điều đạt được và những điều chưa đạt được để từ đó có thể tiếp tục hoàn thiện chương trình đào tạo sao cho phù hợp với nhu cầu thị trường Đánh giá điều chỉnh: là bước cuối cùng nhằm đánh giá tổng quan chương trình đào tạo nghề và điều chỉnh nghề theo hướng phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội

Câu 8:

Muốn xây dựng một modun từ bảng phân tích nghề thì có nhiều cách Trong đó có thể:

- Cách xây dựng 1 modul từ kết quả phân tích nghề: từ kết quả phân tích nghề DACUM ta xem xét và lựa chọn kĩ lưỡng từng công việc hoặc kết hợp 1 số c.việc lại hoặc lấy các c.việc từ những nh.vụ cụ thể thao bảng phân tích nghề or chuyển trực tiếp 1 số n.vụ thành 1 modul dựa theo logic nghề nghiệp sao cho modul đó hướng đến cho người học khả năng thực hiện 1 nhiệm vụ cụ thể nào đó của nghề

- Cách xây dựng 1 môn học từ kết quả phân tích nghề: từ bảng phân tích nghề DACUM và phiếu phân tích công việc để xác định nội dung kiến thức, an toàn lao động, kỹ năng thực hiện, thái độ Cung cấp nhiều kiến thức cơ bản căn cứ vào logic khoa học, logic nhận thức dựa trên cơ sở phân tích nghề DACUM

=> Từ kết quả phân tích nghề: lựa chọn các c.việc, nhiệm vụ theo định hướng nhu cầu XH, định hướng hoạt động nghề nghiệp, định hướng khoa học & được thiết kế

hệ thống để tạo thành môn học/ modul

Câu 9:

- Cách xây dựng 1 đơn nguyên học tập:

Trang 10

• Sau khi đã phân tích nghề để xác định các công việc của nghề cũng như các bước của từng c.việc chúng ta có thể tiến hành xây dựng các đơn nguyên học tập

• Mỗi modul đc chia thành nhiều phần, mỗi phần gồm nhiều đơn nguyên, các đơn nguyên thường có liên quan với nhau

• Đơn nguyên có thể đc chuyển từ 1 c.việc ở bảng phân tích c.việc ra or từ 1 tình huống công việc nào đó

• Khi x.định đơn nguyên thì k đc trùng lặp ; có thể dùng cho hiều nghề & mỗi đơn nguyên học tập trình bày 1 v.đề chuyên biệt về kiến thức, kĩ năng of nghề nào đó và có thể dùng cho cả người dạy lẫn người học

• Đơn nguyên trang bị cho người học khả năng thực hiện 1 c.việc trong sơ đồ DACUM or tình huống công việc

Câu 10:

Phân tích công việc là quá trình tiếp theo sau khi phân tích nghề Phân tích công việc là xác định:

- Các bước thực hiện của từng công việc trong sơ đồ DACUM

- Các tiêu chuẩn thực hiện của từng bước công việc

- Các dụng cụ, trang bị, vật liệu cần thiết để thực hiện từng bước công việc

- Các kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết để thực hiện từng bước công việc

- Các vấn đề an toàn trong từng bước

- Các lỗi thường gặp và cách khắc phục

Sản phẩm là các phiếu phân tích công việc Đây là một việc làm rất phức tạp, tốn nhiều thời gian và công sức nhưng là bước quan trọng vì nó quyết định nội dung

và thời gian đào tạo hợp lí để hình thành kỹ năng Việc phân tích cần có sự tham gia của một nhóm chuyên gia, thợ lành nghề và phải có phương pháp phân tích khoa học để loại trừ các thao tác dư thừa, không hợp lí hoặc thiếu logic

Câu 11

Xây dựng chương trình môn học Xây dựng chương trình Modun

Ngày đăng: 22/04/2015, 12:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w