Hoàn thiện chính sách sản phẩm

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh doanh ở Công ty Giầy Thăng Long thực trạng và giải pháp (Trang 71 - 74)

II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY

2.Hoàn thiện chính sách sản phẩm

Để thực hiện hệ thống các mục tiêu kinh tế xã hội đã định, trong quá trình sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp phải xác định được cơ cấu sản phẩm hợp lý, đó là cơ cấu sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường, trên cơ sở khả năng của doanh nghiệp cho phép tối đa hoá lợi nhuận.

Trong điều kiện nhu cầu thị trường rất đa dạng và thường xuyên biến động, tiến bộ khoa học công nghiệp phát triển mạnh mẽ, cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp phải được coi là cơ cấu động, nghĩa là phải liên tục hoàn thiện và đổi mới. Đó là một trong những điều kiện bảo đảm doanh nghiệp thích ứng với môi trường kinh doanh để tồn tại và phát triển. Đổi mới cơ cấu sản phẩm được thực hiện theo nhiều hướng khác nhau như:

- Thu hẹp danh mục sản phẩm bằng cách loại bỏ những sản phẩm lỗi thời, những sản phẩm có sức cạnh tranh kém và những sản phẩm không có khả năng tạo ra lợi nhuận.

- Giữ nguyên chủng loại sản phẩm đang sản xuất nhưng cải tiến, hoàn thiện về hình thức, hoàn thiện về nội dung, tạo ra nhiều kiểu dáng.

- Bổ sung thêm vào danh mục những sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước và xu hướng phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới.

Ngoài ra ngành sản xuất giày dép có đặc thù là nó chứa đựng trong đó tính thời trang nên đòi hỏi mẫu mã sản phẩm phải đa dạng và phong phú. Thị hiếu của người tiêu dùng lại luôn luôn thay đổi tùy theo tuổi tác, nghề nghiệp, thói quen… Vì vậy việc đa dạng hoá sản phẩm giày dép là hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp giày.

Phòng kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ thiết kế và chế tạo sản phẩm mới, phối hợp chặt chẽ với bộ phận điều tra nghiên cứu thị trường để nắm bắt kịp thời đầy đủ các thông tin về nhu cầu thị hiếu về mẫu mốt của người tiêu dùng.

Mẫu mã sản phẩm phải phù hợp với thói quen, phong tục tập quán, văn hoá, thẩm mỹ, điều kiện khí hậu, thời tiết, sử dụng của từng vùng từng nước. Người thiết kế mẫu mốt phải có trình độ cao và được tham quan khảo sát ở nhiều nơi.

Chúng ta có thể thấy rõ điều đó thông qua một ví dụ sau:

Với thị trường trong nước, và sản phẩm là giầy thể thao thì đâu sẽ là nhóm khách hàng mục tiêu của công ty? Để trả lời câu hỏi đó chúng ta cần chia khách hàng ra thành các nhóm theo độ tuổi để phân tích.

+ Từ 3 - 15: Vì đây không phải là người mua trực tiếp, nhưng lại là người tiêu dùng cuối cùng. Họ chưa có thu nhập, nên sản phẩm phần lớn được mua dưới hình thức cho, quà tặng… Chính vì vậy người mua ít khi quan tâm tới giá cả mà chủ yếu họ để ý tới mẫu mã của sản phẩm là chủ yếu. Trong khi đó trên thị trường Việt Nam hiện nay sản phẩm giày thể thao giành cho lứa tuổi này đã có nhiều công ty tham gia như Bitis, Bitas, các sản phẩm nhập ngoại… với đủ chủng loại, kiểu dáng, mẫu mã, giá cả vô cùng phong phú. Muốn thâm nhập vào thị trường này rõ ràng là một thách thức không nhỏ đối với công ty, nên câu trả lời trong một tương lai gần thì lứa tuổi này không phải là nhóm khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.

+ Từ 15-22: Đây là lứa tuổi thanh niên, phần lớn vẫn chưa có thu nhập thường vẫn sống nhờ vào gia đình.Tuy nhiên lứa tuổi này có một đặc điểm tâm lý khác với nhóm trên đó là thích đua đòi, a dua, thích những gam màu nóng, trẻ trung, sành điệu… Và đây không phải là mặt mạnh của công ty giày Thăng Long, vì rõ ràng sản phẩm của công ty rất khó cạnh tranh về mẫu

mã với các sản phẩm được nhập từ các nước tư bản, về giá thì khó cạnh tranh với hàng của Trung Quốc.

+ Từ 23 - 45: Đây là những người có thu nhập, hầu hết đã có việc làm, là công chức trong các tổ chức kinh tế - xã hội nên tần suất sử dụng giầy thể thao rất thấp. Thường họ chỉ sử dụng sản phẩm này vào những lúc đi picnic hoặc trong khi chơi thể thao. Với những đối tượng có điều kiện tham gia các hoạt động này thì cũng là những người có khả năng để tiêu dùng các sản phẩm cao cấp, tên tuổi như: Adidass, Nike, puma…

Nói tóm lại thì lứa tuổi từ 23 - 45 cũng không phải là nhóm khách hàng mục tiêu của công ty.

+ Từ 46 trở lên: Đây là lứa tuổi bắt đầu ít để ý tới thời trang, đặc biệt là những người có thu nhập thấp. Với họ đôi giày hoàn toàn chỉ là 1 sản phẩm để bảo vệ đôi chân thuần tuý nên yêu cầu tiên quyết mà họ đặt ra với sản phẩm này là chất lượng và giá cả. Điều này thì Công ty giày Thăng Long hoàn toàn có thể đáp ứng.

Qua phân tích chúng ta có thể thấy một điều là đối với sản phẩm giày thể thao và cho thị trường trong nước thì công ty nên nhằm vào nhóm khách hàng mục tiêu lứa tuổi từ 46 trở nên, và những người cho thu nhập thấp.

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh doanh ở Công ty Giầy Thăng Long thực trạng và giải pháp (Trang 71 - 74)