Nâng cao chất lượng sản phẩm

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh doanh ở Công ty Giầy Thăng Long thực trạng và giải pháp (Trang 74 - 77)

II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY

3.Nâng cao chất lượng sản phẩm

3.1. Chất lượng sản phẩm

Trong nền kinh tế thị trường, chất lượng sản phẩm là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh, giá cả của sản phẩm và tốc độ tiêu thụ của các doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm là một chỉ tiêu định tính, nên nó phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Một sản

phẩm hôm nay được coi là có chất lượng và phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng nhưng không có gì đảm bảo rằng ngày mai nó vẫn được coi là có chất lượng cao và phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng nữa hay không. Do đó để duy trì và đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, công ty phải luôn luôn nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng.

Chất lượng của sản phẩm giầy dép không chỉ giới hạn ở độ bền của sản phẩm mà còn phải giữ dáng ban đầu tốt trong quá trình sử dụng, mềm mại, vừa chân, độ thấm thoát mồi hôi tốt, chống được mưa nắng….

Phần lớn sản phẩm của công ty đều tiêu thụ ở nước ngoài có yêu cầu chất lượng rất khắt khe. Do đó khâu bảo đảm và kiểm tra chất lượng sản phẩm là rất quan trọng để bảo đảm chữ tín với khách hàng.

Nâng cao chất lượng sản phẩm là biện pháp hữu hiệu kết hợp thống nhất các loại lợi ích của doanh nghiệp, người tiêu dùng, xã hội và người lao động. Nhờ đó tạo ra động lực mạnh mẽ cho phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.

Tăng chất lượng sản phẩm tương đương với tăng năng suất lao động xã hội. Nhờ tăng chất lượng sản phẩm dẫn đến tăng giá trị sử dụng và lợi ích kinh tế xã hội trên một đơn vị chi phí đầu vào, giảm lượng nguyên vật liệu sử dụng, tiết kiệm tài nguyên, giảm những vấn đề về ô nhiễm môi trường.

Nâng cao chất lượng sẽ goảm chi phí do giảm phế phẩm, công việc phải sửa lại sử dụng tốt hơn nguyên liệu, máy móc thiết bị, nâng cao năng suất, mở rộng thị trường, nhờ chất lượng cao hơn và giá thành thấp hơn, phát triển sản xuất bảo đảm việc tăng thu nhập cho người lao động.

Tình hình chất lượng sản phẩm hiện tại được thể hiện qua biểu sau: Bảng 11: Chất lượng sản phẩm năm 2005 VT Đ Chính phẩm Thứ phẩmTỷ lệPhế phẩm Tổng Đôi 4503231 4610 101402 4609243 % 97,7 0,1 2,2 100

Qua biểu trên ta thấy, giầy phế phẩm và thứ phẩm của công ty còn chiếm tỷ lệ khá lớn (2,3% - năm 2005)

Sau khi xem xét toàn bộ các công đoạn sản xuất, chúng ta thấy nguyên nhân chủ yếu dẫn đến số lượng giày phế phẩm của công ty còn cao do các lỗi thường gặp sau:

+ Vào khuôn + Cắt da + May + Dán ép

Công ty có thể sử dụng các công cụ thống kê trong quản trị chất lượng để có những biện pháp hữu hiệu trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm.

Khái niệm: Biểu đồ Pareto là một đồ thị hình cột được sắp xếp từ cao xuống thấp mà mỗi cột biểu diễn có một dạng khuyết tật hoặc hư hỏng hay một nguyên nhân gây ra trục trặc. Chiều cao của mỗi cột biểu diễn mức độ trục trặc theo tỷ lệ % hoặc giá trị bằng tiền.

Tác dụng:

+ Nhận biết các dạng trục trặc trong quá trình sản xuất và sắp xếp chúng theo những thứ tự nhất định.

Nó cho phép biết cách tập trung giải quyết những nguồn lực là quan trọng là thiết yếu.

+ Cho biết thứ tự ưu tiên để giải quyết các vấn đề. Cách xây dựng

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh doanh ở Công ty Giầy Thăng Long thực trạng và giải pháp (Trang 74 - 77)