Hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh phan chu trinh buôn ma thuột

69 140 0
Hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh phan chu trinh buôn ma thuột

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Tên chữ viết tắt Ý nghĩa 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 CBCNV CL DNTN DS DV ĐVT GD Hộ gđ KHTS KH NHNo PH NQH RRTD SL TG TN TSCĐ TK TT&NQ TW VCD VNĐ Cán bộ công nhân viên Chênh lệch Doanh nghiệp tư nhân Doanh số Dịch vụ Đơn vị tính Giao dịch Hộ gia đình Khấu hao tài sản Kì hạn Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Phát hành Nợ quá hạn Rủi ro tín dụng Số lượng Tiền gởi Thu nhập Tài sản cố định Tiết kiệm Thanh toán và ngân quỹ Trung ương Vốn chuyên dùng Việt Nam đồng DANH MỤC BẢNG BIỂU 1 STT Tên bảng Trang 1 Bảng số 3.1: Tình hình lạo động của chi nhánh qua 3 năm 28 2 Bảng số 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 30 3 Bảng số 4.1: Cơ cấu nguồn vốn 33 4 Bảng số 4.2: Tình hình huy động vốn 35 5 Bảng số 4.3: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng 39 6 Bảng số 4.4: Doanh số cho vay theo ngành 41 7 Bảng số 4.5: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế 42 8 Bảng số 4.6: Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng 44 9 Bảng số 4.7: Doanh số thu nợ theo ngành 45 10 Bảng số 4.8: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế 46 11 Bảng số 4.9: Hệ số thu nợ 48 12 Bảng số 4.10: Dư nợ theo thời hạn tín dụng 48 13 Bảng số 4.11: Dư nợ theo ngành 49 14 Bảng số 4.12: Dư nợ theo thành phần kinh tế 50 15 Bảng số 4.13: Nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng 52 16 Bảng số 4.14: Nợ quá hạn theo ngành 54 17 Bảng số 4.15: Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế 55 18 Bảng số 4.16: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ 56 19 Bảng số 4.17: Tình hình lãi suất qua 3 năm 56 STT Tên biểu đồ Trang 1 Biểu đồ 3.1: Tăng trưởng lợi nhuận qua 3 năm 29 2 Biểu đồ 4.1: Cơ cấu nguồn vốn 33 3 Biểu đồ 4.2: Vốn huy động qua 3 năm 34 4 Biểu đồ 4.3: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng 39 5 Biểu đồ 4.4: Doanh số cho vay theo ngành 41 6 Biểu đồ 4.5: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế 42 7 Biểu đồ 4.6: Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng 44 8 Biểu đồ 4.7: Doanh số thu nợ theo ngành 45 9 Biểu đồ 4.8: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế 46 10 Biểu đồ 4.9: Dư nợ theo thời hạn tín dụng 48 11 Biểu đồ 4.10: Dư nợ theo ngành 49 12 Biểu đồ 4.11: Dư nợ theo thành phần kinh tế 50 13 Biểu đồ 4.12: Nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng 52 14 Biểu đồ 4.13: Nợ quá hạn theo ngành 54 15 Biểu đồ 4.14: Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế 56 16 Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của NHNo Phan Chu Trinh 23 2 MỤC LỤC PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU Trang 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1 Mục tiêu chung 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3 PHẦN THỨ HAI: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận 4 2.1.1 Khái niệm và chức năng của ngân hàng thương mại 4 2.1.2 Khái niệm về tín dụng 5 2.1.3 Các hình thức của tín dụng 6 2.1.4 Chức năng và vai trò của tín dụng 11 2.1.5 Các phương thức cho vay 14 2.1.6 Đảm bảo tín dụng 16 2.1.7 Rủi ro tín dụng 17 2.1.8 Một số chỉ tiêu dùng để nghiên cứu trong đề tài này 18 2.2 Cơ sở thực tiễn 18 PHẦN THỨ BA: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Khái quát đặc điểm NHNo Phan Chu Trinh 21 3.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển NHNo Phan Chu Trinh 21 3.1.2 Chức năng hoạt động kinh doanh của NHNo Phan Chu Trinh 22 3 3.1.3 Cơ cấu tổ chức NHNo Phan Chu Trinh 23 3.1.4 Đối tượng của hoạt động tín dụng của NHNo Phan Chu Trinh 25 3.1.5 Các hình thức tín dụng tại NHNo Phan Chu Trinh 26 3.1.6 Tình hình hoạt động của NHNo Phan Chu Trinh 26 3.2 Phương pháp nghiên cứu 30 3.2.1 Phương pháp chung 30 3.2.2 Phương pháp cụ thể 30 PHẦN THỨ TƯ: KẾT QỦA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thực trạng hoạt động tín dụng NHNo Phan Chu Trinh 32 4.1.1 Tình hình huy động vốn tại chi nhánh 32 4.1.2 Tình hình cho vay 36 4.1.3 Tình hình thu nợ 43 4.1.4 Dư nợ 48 4.1.5 Nợ quá hạn 51 4.1.6 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ 55 4.2 Đánh giá hoạt động tín dụng tại NHNo Phan Chu Trinh 56 4.3 Giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động tín dụng 58 4.3.1 Một số biện pháp về huy động vốn 58 4.3.2 Về công tác đào tạo 59 4.3.3 Giải pháp hạn chế nợ quá hạn 60 4.3.4 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khác 62 PHẦN THỨ NĂM: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1.1 Kết luận 64 5.1.2 Kiến nghị 65 4 PHẦN THỨ NHẤT MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, vận hành theo cơ chế thị trường. Từng bước xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại nên chúng ta phải tập trung đầu tư cho các ngành kinh tế phát triển nhanh chóng và bền vững. Trong điều kiện đó vấn đề quan trọng là sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn trong nước và khai thác tối đa nguồn vốn nước ngoài. Tín dụng là phương pháp huy động vốn quan trọng nhất của nền kinh tế thị trường. Vì vậy nếu sử dụng có hiệu quả phương pháp này sẽ góp phần giải quyết nhu cầu vốn đang là vấn đề cấp thiết cho sản xuất và đầu tư phát triển. Trong nền kinh tế thị trường ngân hàng là một trong các chủ thể tham gia trong quan hệ tín dụng và hệ thống các ngân hàng hiện nay đang phát triển mạnh mẽ và có mặt ở khắp mọi nơi. Thông qua ngân hàng các tổ chức, cá nhân và các thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân được thoả mãn nhu cầu về vốn. Ngân hàng đáp ứng không chỉ nhu cầu vốn ngắn hạn để dự trữ vật tư hàng hoá, trang trải các chi phí sản xuất, thanh toán các khoản nợ mà nó còn tham gia cấp vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản, xây dựng cơ sở hạ tầng, cải tiến đổi mới kĩ thuật đồng thời đáp ứng một phần đáng kể nhu cầu tiêu dùng của cá nhân. Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn là ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất Việt Nam với số vốn điều lệ 5.190 tỷ đồng, thực hiện hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan với mục tiêu lợi nhuận góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà Nước. NHNo đã thiết lập hệ thống thanh toán chuyển tiền điện tử, máy rút tiền tự động trong toàn hệ thống. Tiến hành đổi mới toàn diện mô hình tổ chức, mạng lưới kinh doanh theo hướng tinh giảm trung gian, tăng năng lực cho các đơn vị. Đổi mới công tác quản trị điều hành, qui trình nghiệp vụ theo hướng đơn giản hoá các thủ tục tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng. Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kì đổi mới đóng góp tích cực và rất có hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước, sự nghiệp CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn. Chủ tịch nước XHCN Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kì đổi 5 mới cho NHNo Việt Nam. NHNo được khẳng định là ngân hàng chủ đạo, chủ lực trong thị trường tài chính nông thôn đồng thời là ngân hàng thương mại đa năng giữ vị trí hàng đầu trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. NHNo Phan Chu Trinh là một trong các chi nhánh loại IV cấp II của NHNo tỉnh ĐắkLắk. Sau hơn 10 năm hoạt động NHNo Phan Chu Trinh đã góp phần giải quyết nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh cho dân cư trên địa bàn tỉnh. Trong đó hoạt động tín dụng giữ vai trò rất quan trọng đối với ngân hàng, vì vậy vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động trên cơ sở tìm hiểu thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng là rất cần thiết. Xuất phát từ lý do trên tôi chọn đề tài ”Hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Phan Chu Trinh - Buôn Ma Thuột - ĐắkLắk”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở tìm hiểu hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Phan Chu Trinh để từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng tại ngân hàng. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu lý luận về tín dụng trong hoạt động ngân hàng. - Phản ánh thực trạng tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Phan Chu Trinh, ĐắkLắk. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa hoạt động tín dụng tại NHNo chi nhánh Phan Chu Trinh, ĐắkLắk. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Do hoạt động của NHNo nhánh Phan Chu Trinh rất đa dạng và phong phú và thời gian nghiên cứu có hạn nên tôi chỉ đi sâu nghiên cứu hoạt động tín dụng tại đơn vị. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: Đề tài này tôi nghiên cứu hoạt động cấp tín dụng tại NHNo chi nhánh Phan Chu Trinh, thành phố Buôn Ma Thuột, ĐắkLắk. 6 PHẦN THỨ HAI TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận về tín dụng 2.1.1 Khái niệm, chức năng của Ngân hàng thương mại 2.1.1.1 Khái niệm ngân hàng thưong mại Theo pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho rằng ” Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”.[1] 2.1.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại Bản chất của ngân hàng thương mại thể hiện qua các chức năng sau: - Ngân hàng thương mại là tổ chức trung gian gian tài chính. Ngân hàng thương mại đã khắc phục những hạn chế giữa chủ thể có tiền chưa sử dụng và chủ thể có nhu cầu về tiền. Ngân hàng tập trung tiền nhàn rỗi trong xã hội bao gồm doanh nghiệp, cá nhân, Nhà nước để cung cấp cho những người có nhu cầu vốn. Ngân hàng vừa là người cho vay vừa là người đi vay. Trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa phát triển chức năng trung gian tín dụng của ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Đối với các doanh nghiệp nguồn vốn tín dụng do ngân hàng cung cấp trở nên phổ biến và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong kết cấu tài sản nợ của doanh nghiệp. Bên cạnh hoạt động tín dụng, ngân hàng thương mại còn thực hiện các dịch vụ tài chính khác như bảo lãnh… - Ngân hàng thương mại là thủ quỹ của các doanh nghiệp. Ngân hàng thực hiện thanh toán các khoản chi phí về hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp bằng cách doanh nghiệp mở tài khoản tiền gửi ở ngân hàng và trên cơ sở đó ra lệnh cho ngân hàng thực hiện các khoản chi trả đồng thời ủy nhiệm cho ngân hàng thu nhận các khoản tiền. Điều này thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa và tiết kiệm chi phí lưu thông do đó ngân hàng trở thành thủ quỹ của doanh nghiệp. - Ngân hàng thương mại tạo ra” bút tệ” 7 Khi ngân hàng ra đời việc cho vay không nhất thiết phải là tiền hay vàng, bạc mà họ nhận được từ người gởi. Trong quá trình kinh doanh tiền tệ các chủ ngân hàng đã phát kiến ra các giấy chứng nhận tiền gởi - tiền giấy - được khách hàng sử dụng để chi trả các khoản nợ và vì thế tiền giấy được chuyển đổi ra vàng, được các ngân hàng đưa vào lưu thông qua nghiệp vụ tín dụng thay thế cho tiền vàng, bạc. Các ngân hàng không hoạt động riêng lẻ mà tạo thành một hệ thống trong đó ngân hàng phát hành độc quyền đóng vai trò là ngân hàng của ngân hàng , còn các ngân hàng thương mại chuyên kinh doanh tiền tệ trong mối quan hệ với nhau và với các doanh nghiệp, cá nhân. Nhờ hoạt động trong hệ thống mà các ngân hàng thương mại tạo ra bút tệ. 2.1.2 Khái niệm về tín dụng Tín dụng (credit) có nguồn gốc từ tiếng La tinh (Creditum) tức là sự tin tưởng hoặc tín nhiệm hoặc vay mượn sự tin tưởng hoặc tín nhiệm đó để thực hiện các quan hệ vay mượn một lượng giá trị vật chất hoặc tiền tệ trong một thời gian. Tín dụng bao giờ cũng biểu hiện ra bên ngoài như là sự vận động đơn phương của giá trị thuộc hai quá trình ngược chiều nhau, trong một kì hạn cụ thể nào đó. Nó biểu hiện như sau: Người cho vay giá trị (hàng hóa hoặc tiền tệ) Người vay Người cho vay giá trị (hàng hóa hoặc tiền tệ) Người vay Niềm tin mà người cho vay đặt ở chính mình và ở người vay đó là sự hoàn trả đúng hạn của giá trị tín dụng. Niềm tin đó chỉ thực hiện trọn vẹn khi quá trình vận động ngược chiều một giá trị tiền tệ từ người cho vay trở về người cho vay, tức là thực sự quay về điểm xuất phát ban đầu của nó. Trong trường hợp đó người cho vay thu hồi cả vốn lẫn lãi. Từ đó ta có khái niệm về tín dụng: Tín dụng là sự vận động đơn phương của giá trị từ người cho vay sang người đi vay và sẽ quay về người cho vay (hoặc với người mà được người cho vay chỉ định) cả vốn và lãi trong một kì hạn xác định nào đó. Các đặc điểm của tín dụng: - Khoản cho vay sẽ quay về với người cho vay (trong trường hợp tín dụng hai cực: người cho vay và người đi vay ). 8 - Khoản cho vay sẽ được trả cho một người thụ hưởng nào đó mà người cho vay chỉ định (trong trường hợp tín dụng ba cực: người cho vay, người đi vay và người hoàn trả). - Giá trị cho vay có thể dưới hình thức tiền tệ (như thẻ tín dụng ngân hàng) hoặc dưới hình thái vật chất (như tín dụng thương mại). - Tín dụng không chỉ là tín dụng tiền tệ hoặc vật chất mà còn là sự vay mượn uy tín của người khác dưới hình thức bảo lãnh được gọi là tín dụng bằng chữ kí. 2.1.3 Các hình thức của tín dụng Trong nền kinh tế thị trường tín dụng hoạt động rất đa dạng và phong phú. Trong quản lý tín dụng các nhà kinh tế thường dựa vào các tiêu thức sau đây để phân loại 2.1.3.1 Căn cứ vào thời hạn của tín dụng - Tín dụng ngắn hạn: Tín dụng ngắn hạn là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm và thường sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và vốn lưu thông của các doanh nghiệp và cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt của cá nhân. - Tín dụng trung hạn: Tín dụng trung hạn là loại tín dụng ở giữa hai kì dài hạn và ngắn hạn, loại tín dụng này được cung cấp để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kĩ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh. - Tín dụng dài hạn: Tín dụng dài hạn là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm. Tín dụng dài hạn được sử dụng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, như đầu tư xây dựng xí nghiệp mới, các công trình thuộc cơ sở hạ tầng (đường xá, bến cảng, sân bay …) cải tiến và mở rộng sản xuất có qui mô lớn. Tín dụng trung và dài hạn được đầu tư để hình thành vốn cố định và một phần tối thiểu cho hoạt động sản xuất. 2.1.3.2 Căn cứ vào đối tượng tín dụng - Tín dụng vốn lưu động: Là loại tín dụng được cấp phát để hình thành vốn lưu động (và vốn lưu thông) của các tổ chức kinh tế như cho vay để dự trữ hàng hóa đối với công ty thương mại, cho vay để mua phân bón, giống, thuốc trừ sâu đối với các hộ sản xuất nông nghiệp. Tín dụng vốn (và vốn lưu thông ) lưu động thường được sử dụng để cho vay bù đắp mức vốn lưu động (và vốn lưu thông) thiếu hụt tạm thời. Loại tín dụng này thường được chia ra làm các loại sau: 9 + Cho vay dự trữ hàng hóa + Cho vay chi phí sản xuất + Cho vay để thanh toán các khoản nợ dưới hình thức chiết khấu thương phiếu. - Tín dụng vốn cố định: Tín dụng vốn cố định là loại tín dụng được cấp phát để hình thành tài sản cố định. Loại tín dụng này thường được đầu tư để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kĩ thuật, mở rộng sản xuất, xây dựng các xí nghiệp và công trình mới, thời hạn cho vay đối với loại tín dụng này là trung hạn và dài hạn. 2.1.3.3 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn tín dụng được chia ra làm hai loại: - Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: Tín dụng sản xuất là loại cấp phát tín dụng cho các nhà doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh khác để tiến hành sản xuất hàng hóa và lưu thông hàng hóa. - Tín dụng tiêu dùng: Tín dụng tiêu dùng là hình thức cấp phát tín dụng cho cá nhân để đáp ứng yêu cầu tiêu dùng. Tín dụng tiêu dùng thường được cấp phát để mua sắm nhà cửa, xe cộ, các hàng hóa bền chắc như tủ lạnh, máy giặt, và cả nhu cầu bình thường hàng ngày. Tín dụng tiêu dùng được cấp phát dưới hình thức bằng tiền hoặc dưới hình thức bán chịu hàng hóa. Việc cấp tín dụng bằng tiền thường do các ngân hàng , các quỹ tiết kiệm, hợp tác xã tín dụng và các tổ chức tín dụng khác cung cấp. Bên cạnh hình thức tín dụng bằng tiền, còn hình thức tín dụng được biểu hiện dưới hình thức bán hàng trả góp do các công ty, các cửa hàng thực hiện. 2.1.3.4 Căn cứ vào chủ thể trong quan hệ tín dụng Dựa vào căn cứ này thì tín dụng chia ra làm 3 loại sau: - Tín dụng thương mại Khái niệm: Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp, được biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa. Nguyên nhân của tín dụng thương mại là do sự cách biệt giữa sản xuất và tiêu thụ, đặc điểm thời vụ trong sản xuất và mua hoặc bán sản phẩm, vì vậy xảy ra hiện tượng có một số nhà doanh nghiệp có hàng hóa muốn bán, trong lúc đó có một số doanh nghiệp khác muốn mua, nhưng không có tiền. Trong trường hợp này nhà doanh nghiệp với tư 10 [...]... chẽ, bổ sung và hỗ trợ cho nhau Hoạt động tín dụng thương mại sẽ tạo cơ sở để cung cấp tín dụng ngân hàng, điều này được thể hiện thông qua việc cấp vốn tín dụng ngân hàng trên cơ sở tín dụng chi t khấu hối phiếu Ngược lại tín dụng ngân hàng đã góp phần khắc phục các mặt hạn chế của tín dụng thương mại, tạo điều kiện cho tín dụng thương mại phát triển Các loại tín dụng ngân hàng: *Căn cứ vào thời hạn... lập chi nhánh NHNo Phan Chu Trinh trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh ĐắkLắk Qua thời gian hoạt động có hiệu quả đến 2001 Hội đồng quản trị NHNo Việt Nam ban hành quyết định số 440/QĐ-HĐQT-TCCB ngày 22/01/2001 nâng cấp thành chi nhánh loại IV, là một trong 24 chi nhánh cấp II trực thuộc NHNo tỉnh ĐắkLắk Tên giao dịch: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Phan Chu Trinh Tên viết tắt : NHNo Phan. .. tựu đáng khích lệ qua đó đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất nước PHẦN THỨ BA ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22 3.1 Khái quát đặc điểm NHNo chi nhánh Phan Chu Trinh 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển * Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam: Ngày 26/03/1988, hội đồng... chức tín dụng Nhà nước: gồm 6 ngân hàng như sau ngân hàng ngoại thương Việt Nam, ngân hàng công thương Việt Nam, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam + Các ngân hàng thương mại cổ phần đô thị bao gồm 31 ngân hàng : Á Châu, Đông Á, Đông Nam Á, Đại Dương, Đệ Nhất,... hồi vốn nhanh Ngân hàng chưa thực hiện tín dụng dài hạn vì rủi ro cao và chưa huy động được nguồn vốn dài hạn - Căn cứ vào đối tượng tín dụng gồm có tín dụng vốn lưu động và tín dụng vốn cố định: + Tín dụng vốn lưu động: là loại tín dụng cấp phát để hình thành vốn lưu động của các công ty, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế vay để mua hàng hóa kinh doanh tạp phẩm, kinh doanh nông sản … + Tín dụng vốn cố định... Phương pháp chuyên gia: đây là phương pháp xin ý kiến, kinh nghiệm của các chuyên gia, cán bộ tín dụng của NHNo Phan Chu Trinh, của thầy cô PHẦN THỨ TƯ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thực trạng hoạt động tín dụng tại NHNo chi nhánh Phan Chu Trinh 4.1.1 Tình hình huy động vốn tại chi nhánh Vốn là một yếu tố rất quan trọng đối với bất cứ một tổ chức kinh doanh Trong quá trình hoạt động ngân hàng là... thành lập lại và đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Hơn 19 năm qua từ một ngân hàng nhỏ với tổng tài sản có chưa tới đến 1000 tỷ VND; hoạt động tín dụng thuần túy, cơ sở vật chất, công cụ làm việc hạn chế lạc hậu NHNo Việt Nam đã phát triển thành Ngân hàng thương mại kinh doanh đa năng có vị thế trong khu vực và uy tín trên thế giới với... tập trung qua ngân hàng và từ đó đáp ứng nhu cầu bổ sung cho các doanh nghiệp và cá nhân Tín dụng ngân hàng không chỉ đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn để dự trữ vật tư hàng hóa, trang trải chi phí sản xuất và thanh toán các khoản nợ mà còn tham gia cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản Ngoài ra tín dụng ngân hàng còn đáp ứng một phần đáng kể nhu cầu tín dụng của cá nhân Tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại... Tín dụng bất động sản:là khoản tín dụng được bảo đảm bằng bất động sản bao gồm: - Tín dụng ngắn hạn: cho xây dựng và mở rộng đất đai - Tín dụng dài hạn: để mua đất đai, nhà cửa, căn hộ, cơ sở dịch vụ, trang trại… + Tín dụng công thương nghiệp: là khoản tín dụng cấp cho các doanh nghiệp để trang trải các chi phí như mua nguyên vật liệu, trả thuế, chi lương… + Tín dụng nông nghiệp: là khoản tín dụng. .. VND, tổng dư nợ cho vay và đầu tư đến hơn 180.000 tỷ VND, cơ sở vật chất công nghệ khá hoàn chỉnh đóng góp to lớn vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn * Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh NHNo Phan Chu Trinh: Chi nhánh NHNo Phan Chu Trinh hiện nay là ngân hàng thương mại quốc doanh, chi nhánh cấp II trực thuộc . tiêu chung Trên cơ sở tìm hiểu hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Phan Chu Trinh để từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng tại ngân. hàng là rất cần thiết. Xuất phát từ lý do trên tôi chọn đề tài Hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Phan Chu Trinh - Buôn Ma Thuột - ĐắkLắk”. 1.2 Mục tiêu. ngân hàng. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu lý luận về tín dụng trong hoạt động ngân hàng. - Phản ánh thực trạng tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi

Ngày đăng: 22/04/2015, 11:27

Mục lục

  • Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

    • PHẦN THỨ BA: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

      • PHẦN THỨ NHẤT

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan