Giáo trình bảo vệ và nuôi dưỡng rừng mđ05 bảo tồn, trồng và làm giàu rừng tự nhiên

170 799 0
Giáo trình bảo vệ và nuôi dưỡng rừng   mđ05  bảo tồn, trồng và làm giàu rừng tự nhiên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO VỆ VÀ NUÔI DƢỠNG RỪNG MÃ SỐ: MĐ 05 NGHỀ: BẢO TỒN TRỒNG VÀ LÀM GIÀU RỪNG TỰ NHIÊN Trình độ: Sơ cấp nghề 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 05 2 LỜI GIỚI THIỆU Nhằm đáp ứng yêu cầu giảng dạy chương trình đào tạo nghề Bảo tồn, trồng và làm giàu rừng tự nhiên trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn, chúng tôi đã tiến hành biên soạn giáo trình Bảo vệ và làm giàurừng. Nội dung chính của giáo trình này là cung cấp những kiến thức, kỹ năng cơ bản về kỹ thuật luỗng phát, bài cây, chặt nuôi dưỡng, phòng chữa cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại, ngăn chặn người và gia súc phá hại rừng. Giáo trình gồm 06 bài, trong mỗi bài cung cấp kiến thức và kỹ năng liên quan và có cấu trúc thống nhất phù hợp với phương pháp giảng dạy tích hợp. Giáo trình không những phục vụ cho đào tạo nghề Bảo tồn trồng và làm giàu rừng tự nhiên trình độ sơ cấp mà còn dùng để biên soạn tài liệu giảng dạy cho các lớp tập huấn theo từng nội dung phù hợp. Để biên soạn giáo trình này chúng tôi đã được tập huấn phương pháp biên soạn giáo trình do Dự án Voctech và Tổng cục Dạy nghề tổ chức. Đồng thời tham khảo nhiều tài liệu, lấy ý kiến của nhiều chuyên gia là các nhà nghiên cứu, các cơ sở sản xuất kinh doanh, giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy trong và ngoài trường. Vì thời gian có hạn, tuy đã có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong được bạn đọc góp Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Ông Phan Thanh Minh 2. Ông Trần Đức Thưởng 3 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG Lời giới thiệu 02 Mục lục 03 Bài 1: Phòng cháy rừng 5 Bài 2: Chữa cháy rừng 23 Bài 3: Phòng trừ sâu hại 33 Bài 4: Phòng trừ bệnh hại 41 Bài 5: Tuyên truyền nhân nhân bảo vệ rừng 48 Bài 6: Tu bổ rừng 59 Hướng dẫn giảng dạy mô đun 71 Tài liệu tham khảo 81 4 MÔ ĐUN BẢO VỆ VÀ NUÔI DƢỠNG RỪNG Mã mô đun: MĐ 05 Giới thiệu mô đun: Bảo vệ và làm giàurừng cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ năng liên quan đến phòng chống cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại rừng, phòng chống người và gia súc phá hại, kỹ thuật làm giàurừng. Nôi dung mô đun gồm 6 bài. Để học tập đạt kết quả cao người học và người dạy cần tập trung vào rèn luyện kỹ năng, học tập theo nhóm. 5 Bài 1: PHÒNG CHÁY RỪNG Mục tiêu: Sau khi học xong bài học này, người học có khả năng: - Trình bày được nguyên nhân, tác hại và các yêu tố ảnh hưởng đến cháy rừng - Thực hiện được các biện pháp phòng cháy rừng A. Nội dung: 1. Nguyên nhân và tác hại của cháy rừng 1.1. Nguyên nhân của cháy rừng Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cháy rừng là do các hoạt động thiếu ý thức của con người gây ra như: - Đốt nương làm rẫy Hình 5.1 – Đốt nương làm rẫy gây cháy rừng 6 - Dọn vườn, dọn nhà, sản xuất lâm nghiệp - Đun nấu, sưởi ấm, đốt cỏm đốt ong trong rừng - Dọn đường giao thông Ngoài ra cháy rừng còn do các hiện tượng tư nhiên gây ra như: sấm sét, núi lửa Ở Việt Nam cháy rừng do các nguyên nhân tự nhiên rất ít. 1.2. Tác hại của cháy rừng Tác hại của cháy rừng đến thảm thực vật rừng: - Hủy diệt thảm tươi, thảm khô, thảm mục và mùn. - Hủy diệt các loài cây bụi, cây tái sinh và cây gỗ non đôi khi cả cây gỗ ở tuổi trung niên và già. Hình 5.2 – Cháy rừng hủy diệt thảm thực vật - Làm xuất hiện các loài cây ưa sáng kém giá trị kinh tế. 7 - Làm thay đổi thành phần loài cây ảnh hưởng đến diễn thế và cấu trúc rừng. - Cháy rừng còn ảnh hưởng đến tình trạng vệ sinh rừng, gây chấn thương cho nhiều cây rừng. Do đó cây rừng sẽ dễ dàng bị đổ gẫy và sâu bệnh hại. Do vậy cháy rừng làm cho cây rừng bị chết nhiều hoặc sinh trưởng kém. - Khi có cháy mạnh nhiệt độ cao thì tất cả các loài thực vật bậc cao sẽ bị hủy diết và chỉ còn lại đống tro tàn. - Cháy rừng còn làm thay đổi cảnh quan lớp thực vật màu xanh chuyển sang màu vàng xám. Tác hại cháy rừng đến động vật rừng: - Cháy rừng làm thay đổi số lượng và thành phần các loài động vật hoang dã, chim, các loài côn trùng, tôm cá… Hình 5.3 – Động vật rừng bị chết do cháy rừng - Hủy diệt các động vật có ích: Giun, kiến, ong - Cháy rừng làm cho nguồn thức ăn của động vật bị mất đi hoặc bị giảm xuống, đồng thời môi trường sống của chúng bị thay đổi rất lớn từ đó ảnh hưởng đến đời sống động vật. Tác hại của cháy rừng đến đất: - Làm tăng lượng chất khoáng, độ pH của đất và sự biến đổi các chất hoá học trong đất. 8 - Làm tăng lượng phốt pho, lượng muối hoà tan và các ion trao đổi như Ca++, K+, Mg++ sau đó làm tăng độ pH của đất. - Làm tăng lượng chất dinh dưỡng dễ tiêu ở mặt đất (trừ nitơ) nhưng do mất lớp thảm mục rừng nên sau cháy rừng một thời gian đất sẽ xấu đi. Do vậy cần phủ xanh đất bị cháy bằng cách trồng các loài cây thích hợp mọc nhanh. Hình 5.4 – Đất rừng sau cháy bị phơi - Làm thay đổi thành phần khoáng của đất, đất sẽ có thêm các chất khoáng mica, canxit, caolinit… - Khi cháy lớp thảm mục, mùn và thực vật rừng sẽ hình thành một lượng khá lớn nitơ ở dạng khó tiêu. Để sử dụng được chúng phải biến đổi thành thành dạng NO 3 - , hoặc NH 4 + . - Cháy rừng làm giảm lượng chất hữu cơ và nitơ ở lớp đất có độ sâu 20 – 30 cm, làm tăng độ chặt lớp đất mặt do đó làm giảm khả năng thấm nước của đất. Tác hại của cháy rừng đến khí quyển: - Cháy rừng là một trong những nguồn gốc gây ô nhiễm khí quyển vì khi cháy rừng tức là cháy các chất hữu cơ sẽ thải vào khí quyển các chất khí như: N 2 , CO, CO 2 , NO 2 , HNO 3 , tro bụi, than bồ hóng… 9 Hình 5.5 – Khói bụi cháy rừng vào khí quyển - Cháy rừng làm thay đổi bề mặt che phủ dẫn đến thay đổi các tính chất vật lý, sinh học như: Nhiệt độ đất tăng, chu trình dinh dưỡng bị mất đi … tất cả những thay đổi đó cũng ảnh hưởng không tốt đến môi trường sinh thái và tài nguyên rừng. - Do mất rừng làm cho lượng khí CO 2 tăng lên vì mất bộ máy quang hợp là cây xanh. Tác hại của cháy rừng đến nƣớc: - Làm cho đất bị khô, bị thiếu nước; do cháy rừng làm tăng tốc độ gió và nhiệt độ mặt đất làm cho tốc độ bốc hơi nước từ mặt đất tăng lên nhiều hơn so với lượng nước được bù lại từ mưa. - Cháy rừng làm giảm lượng nước thấm xuống đất; gây ra xói mòn rửa trôi do đó làm tăng lượng bồi lắp lòng sông, lòng hồi,… từ đó ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng nước. - Cháy rừng làm thay đổi thành phần hóa học của nước. - Cháy rừng còn làm tăng nhiệt độ nước do thực vật bị mất, vì lòng sông và lòng hồ bị phơi ra. - Cháy rừng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thủy văn, đến sự cân bằng nước và đến tính chất lý hóa học của đất, do đó ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng nước. Cháy rừng còn ảnh hưởng đến thành phần không khí, làm ô nhiễm bầu khí quyển bởi các khí độc, khói bụi … khi gặp mưa rơi xuống đất, xuống sông hồ, ao sẽ gây ô nhiễm môi trường nước. [...]... loại rừng tự nhiên và rừng trồng có độ rộng tối thiểu từ 8 – 20 m và nên trồng cây xanh - Đối với rừng trồng ở trạng thái rừng sào thì bề rộng đường băng phải lớn hơn chiều cao của cây rừng Các loại đƣờng băng cản lửa: - Đường băng trắng: Là những giải trống đã được chặt trắng thu dọn hết cây, cỏ, thảm mục và được cuốc hay cày lật đất Chỉ xây dựng đường băng trắng khi kết hợp làm đường vận chuyển và. .. đổi cháy nhỏ thành cháy lớn Vật liệu cháy: Ở trong rừng vật liệu cháy là nhân tố có ảnh hưởng đến mức độ, nguy cơ cháy rừng và quá trình cháy Cường độ cháy rừng thường phụ thuộc vào tình trạng và số lượng vật liệu cháy trong khu rừng đó 11 Hình 5.6 – Rừng không được vệ sinh tốt chứa nhiều VLC Độ dốc: Độ dốc của lửa rừng có ảnh hưởng đến quá trình cháy rừng, đặc biệt là ảnh hưởng đến tốc độ cháy lan của... phải tổ chức theo dõi phát hiện lửa rừng như: Tổ chức lực lượng phòng cháy, tổ chức lực lượng kiểm lâm, lập các tổ quần chúng làm nhiệm vụ phòng và chữa cháy rừng, tuyên truyền nhân dân về việc phòng và chữa cháy rừng 21 3.4 Dự báo lửa rừng: Xây dựng và cập nhật cấp dự báo cháy rừng vào mùa khô: Hình 5.13 – Bảng cấp dự báo cháy rừng Cập nhật các thông tin dự báo cháy rừng trên các phương tiện thông tin... 15 5 Trồng cây làm băng xanh - Loài cây trồng làm băng xanh đáp ứng đúng nguyên tắc chọn - Cây làm băng xanh được trồng đúng kỹ thuật Những điểm chú ý khi thiết kế và thi công các đƣờng băng cản lửa: - Khi thiết kế các đường băng cản lửa cần phải lợi dụng những chướng ngại tự nhiên như: Sông suối, hồ nước … Những công trình nhân tạo như: Đường sắt, đường giao thông, đường vận xuất vận chuyển … để làm. ..  Trình bày được khái niệm và các hình thức cháy rừng  Thực hiện được các biện pháp chữa cháy rừng bằng dụng cụ thủ công A Nội dung: 1 Khái niệm cháy rừng Cháy rừng là sự lan truyền không định hướng của ngọn lửa trong rừng gây tổn thất cho rừng và môi trường 2 Các hình thức cháy rừng 2.1 Cháy dƣới tán Ngọn lửa cháy lan trên lớp thảm mục, mùn, cỏ khô thảm tươi, cây bụi, cây tái sinh Cháy xém vỏ và. .. cháy tán và cháy mặt đất mạnh Nó thường áp dụng khi cháy rừng trồng từ trung niên trở lên hoặc những rừng tự nhiên có địa hình phức tạp, khối lượng vật liệu cháy nhiều, nhân lực và phương đầy đủ Biện pháp này được gọi là biện pháp đốt ngược chiều với đám cháy Cụ thể ở một vị trí cách xa phía trước đám cháy người ta làm một băng trắng gọi là băng tựa Chiều rộng của băng và khoảng cách giữa băng tựa với... sâu hại rừng 1.1 Nguyên nhân - Do gặp điều kiện thuận lợi (khí hậu; loài thiên địch ít … ) làm cho số lượng côn trùng tăng lên nhiều và trở thành sâu hại - Do thiết kế trồng rừng không hợp lý: Thiết kế trồng rừng thuần loài 1.2 Tác hại Khi sâu hại phát dịch gây ra tác hại rất lớn đối với rừng như: Rừng sinh trưởng kém; năng suất giảm … có khi làm chết hàng loạt, ảnh hưởng đến kinh tế môi trường và xã... một cách thận trọng 3.2.2 Vệ sinh rừng Mục đích vệ sinh rừng là làm giảm vật liệu cháy trong mùa khô Hàng năm trước mùa khô ở những khu rừng dễ cháy, đặc biệt là những khu rừng xung quanh nơi dân cư, khu du lịch, các đơn vị cơ quan bộ đội, các nông trường, cần kết hợp việc chặt nuôi dưỡng, tỉa cành với việc thu dọn các vật liệu rơi rụng ở các băng trắng băng xanh Những khu rừng sau khai thác phải kết... vành đai cây xanh cản lửa - Đối với rừng công viên, danh lam thắng cảnh … không cần thiết kế đường băng trắng làm như vậy mất tính thẩm mỹ và nên sử dụng hệ thồng đường mòn, lối đi làm nhiệm vụ đó - Đối với rừng có độ dốc > 250 thì không được làm đường băng trắng mà phải trồng ngay cây xanh - Nếu rừng có độ dốc nhỏ hơn 250 thì chỉ được xây dựng đường băng trắng 1 – 2 năm đầu khi chưa đủ điều kiện trồng. .. biệt vào mùa khô) nhằm phát hiện nguy cơ cháy, điểm cháy rừng kịp thời và thông tin nhanh cho Ban tổ chức phòng cháy chữa cháy rừng biết để có biện pháp chữa cháy 22 Hình 5.14 – Lực lượng tuần tra rừng B Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Thực hành theo nhóm nhỏ (10 người/nhóm): Làm băng cản lửa C Ghi nhớ: - Nguyên nhân tác hại của cháy rừng - Các biện pháp phòng cháy rừng 23 Bài 2: CHỮA CHÁY RỪNG . trình đào tạo nghề Bảo tồn, trồng và làm giàu rừng tự nhiên trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn, chúng tôi đã tiến hành biên soạn giáo trình Bảo vệ và làm giàurừng BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO VỆ VÀ NUÔI DƢỠNG RỪNG MÃ SỐ: MĐ 05 NGHỀ: BẢO TỒN TRỒNG VÀ LÀM GIÀU RỪNG TỰ NHIÊN Trình độ: Sơ cấp nghề . MÔ ĐUN BẢO VỆ VÀ NUÔI DƢỠNG RỪNG Mã mô đun: MĐ 05 Giới thiệu mô đun: Bảo vệ và làm giàurừng cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ năng liên quan đến phòng chống cháy rừng, phòng

Ngày đăng: 22/04/2015, 10:50

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Làm giàu rừng là giải pháp kỹ thuật lâm sinh tác động vào rừng từ khi rừng khép tán đến lúc rừng thành thục, nhằm loại trừ mọi cạnh tranh đối với cây nuôi dưỡng, để cải thiện năng suất, chất lượng rừng và dẫn dắt rừng phát triển theo hướng đã...

    • LUẬT BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG

    • CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

      • Nguyễn Văn An

      • LUẬT ĐA DẠNG SINH HỌC

        • CHƯƠNG I

        • NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

        • Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

        • Luật này quy định về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học.

        • Điều 2. Đối tượng áp dụng

        • Điều 3. Giải thích từ ngữ

        • 20. Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ là loài hoang dã, giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, có giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường hoặc văn hóa - lịch sử mà số lượng còn ít ...

        • 22. Nguồn gen bao gồm các loài sinh vật, các mẫu vật di truyền trong khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, cơ sở nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và trong tự nhiên.

        • 1. Bảo tồn đa dạng sinh học là trách nhiệm của Nhà nước và mọi tổ chức, cá nhân.

        • 2. Kết hợp hài hòa giữa bảo tồn với khai thác, sử dụng hợp lý đa dạng sinh học; giữa bảo tồn, khai thác, sử dụng hợp lý đa dạng sinh học với việc xóa đói, giảm nghèo.

        • 3. Bảo tồn tại chỗ là chính, kết hợp bảo tồn tại chỗ với bảo tồn chuyển chỗ.

        • 4. Tổ chức, cá nhân hưởng lợi từ việc khai thác, sử dụng đa dạng sinh học phải chia sẻ lợi ích với các bên có liên quan; bảo đảm hài hoà giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của tổ chức, cá nhân.

        • Điều 5. Chính sách của Nhà nước về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học

        • 1. Ưu tiên bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh thái, bảo tồn loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; bảo đảm kiểm soát việc tiếp cận nguồn gen.

        • 2. Bảo đảm kinh phí cho hoạt động điều tra cơ bản, quan trắc, thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học và quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học; đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật cho khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học của Nhà nước; ...

        • 3. Khuyến khích và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, tri thức truyền thống vào việc bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học.

        • 4. Phát triển du lịch sinh thái gắn với việc xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm ổn định cuộc sống của hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn; phát triển bền vững vùng đệm của khu bảo tồn.

        • 5. Phát huy nguồn lực trong nước, ngoài nước để bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan