Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 4.1 Bài 1: Phòng cháy rừng

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo vệ và nuôi dưỡng rừng mđ05 bảo tồn, trồng và làm giàu rừng tự nhiên (Trang 58)

4.1. Bài 1: Phòng cháy rừng

Bài tập 1: Làm đường băng cản lửa - Nguồn lực thực hiện:

+ Địa bàn cầm tay: 1 cái + Dao phát: mỗi người 1 cái + Cào, chổi quét: 5 người 1 cái + Bật lửa: 2 cái

+ Bản đồ địa hình + Cây giống

+ Bảo hộ lao động theo quy định: quần, áo, mũ, khẩu trang, găng tay mỗi người 1 bộ.

- Cách tổ chức thực hiện: Chia nhóm (10 học viên/nhóm) - Thời gian thực hiện: 06 giờ

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát quá trình thực hiện của học viên và đánh giá theo phiếu hướng dẫn thực hiện kỹ năng làm băng cản lửa.

- Kết quả sản phẩm cần đạt được: Mỗi nhóm làm một đường băng trắng rộng 12m, dài 200m; và một băng xanh rộng 15m dài 200m

4.2. Bài 2: Chữa cháy rừng

Bài tập 1: Dập lửa trực tiếp bằng dụng cụ thủ công

- Nguồn lực thực hiện:

+ Vật liệu cháy: cành khô, lá rụng + Dao phát: mỗi người 4 cái + Cào, cuốc, xẻng: 3 cái/ loại + Bật lửa: 2 cái

+ Bảo hộ lao động theo quy định: quần, áo, mũ, khẩu trang, găng tay mỗi người 1 bộ.

- Cách tổ chức thực hiện: Thực hành theo nhóm nhỏ (8 người/nhóm) - Thời gian thực hiện: 04 giờ

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát quá trình thực hiện của học viên và đánh giá theo phiếu hướng dẫn thực hiện kỹ năng chữa cháy rừng.

- Kết quả sản phẩm cần đạt được:

 Mỗi nhóm làm một đám cháy đường kính 2 m, vật liệu cháy chất cao 0,5 m  Dập lửa bằng dụng cụ thủ công

4.3. Bài 3: Phòng trừ sâu hại

Bài tập 1: Phòng trừ sâu hại vƣờn ƣơm

- Nguồn lực thực hiện: + Vườn ươm

+ Giấy, bút

+ Thuốc hóa học

+ Bảo hộ lao động theo quy định: quần, áo, mũ, khẩu trang, găng tay mỗi người 1 bộ.

- Cách tổ chức thực hiện: Thực hành theo nhóm nhỏ (8 người/nhóm) - Thời gian thực hiện: 12 giờ

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát quá trình thực hiện của học viên và đánh giá theo phiếu hướng dẫn thực hiện kỹ năng phòng trừ sâu hại vườn ươm. - Kết quả sản phẩm cần đạt được:

 Mỗi nhóm điều tra 10 luống gieo ươm  Xác định loài sâu hại vườn ươm

 Thực hiện phòng trừ sâu hại

4.4. Bài 4: Phòng trừ bệnh hại

Bài tập 1: Phòng trừ bệnh hại vườn ươm - Nguồn lực thực hiện:

+ Vườn ươm + Giấy, bút

+ Bình phun thuốc + Thuốc hóa học

+ Bảo hộ lao động theo quy định: quần, áo, mũ, khẩu trang, găng tay mỗi người 1 bộ.

- Cách tổ chức thực hiện: Bài thực hành theo nhóm nhỏ (8 người/nhóm) - Thời gian thực hiện: 10 giờ

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát quá trình thực hiện của học viên và đánh giá theo phiếu hướng dẫn thực hiện kỹ năng phòng trừ bệnh hại vườn ươm.

- Kết quả sản phẩm cần đạt được:

 Mỗi nhóm điều tra 10 luống gieo ươm  Xác định loài bệnh hại vườn ươm  Thực hiện phòng trừ bệnh hại

4.5. Bài 5: Làm giàu rừng

- Nguồn lực thực hiện: + Dao phát + Bản đồ + Cuốc + Xẻng + Giấy, bút + Bảo hộ lao động

- Cách tổ chức thực hiện: Thực hành theo nhóm nhỏ (8 người/nhóm) - Thời gian thực hiện: 10 giờ

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát quá trình thực hiện của học viên và đánh giá theo phiếu hướng dẫn thực hiện kỹ năng làm giàu rừng

- Kết quả sản phẩm cần đạt được:

 Lập ô để làm giàu rừng

 Mỗi nhóm thực hiện kết quả làm giàu rừng cho 1000 m2 rừng

4.6. Bài 6. Tu bổ rừng

Bài tập 1: Mỗi học viên thiết kế 2 băng và luỗng phát 01 băng rừng tự nhiên rộng 10 m dài 100 m thực hiện trong thời gian 08 giờ. Yêu cầu phát đúng kỹ thuật và bảo đảm an toàn?

- Nguồn lực:

 Khu rừng tự nhiên sau phục hồi;  Dao phát luỗng 30 con

 Đá mài thô 10 cục, đá mài tinh 10 cục.  Thước dây 50 m 10 cái.

 Thức ăn, nước uống cho mỗi người.

 Bảo hộ lao động (bao gồm quần áo dày, gang tay) 30 bộ - Cách tổ chức thực hiện: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). - Thời gian hoàn thành: 2 giờ/ nhóm

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên giao hiện trường thực tập cho học viên, và phiếu hướng dẫn thực hiện công việc cho học viên thực hiện.

 Đo được chiều rộng và chiều dài băng phát,

 Tính được diện tích thiết kế băng phát, băng chừa. đúng theo yêu cầu.  Luỗng phát xong đảm bảo phát sạch, không bỏ sót dây leo, cây bụi, đủ

diện tích quy định.

 Không chặt vào cây tái sinh có giá trị kinh tế cao.  An toàn cho người và công cụ.

Bài tập 2: Mỗi tổ lựa chọn 100 cành nhánh chèn ép cây mục đích và đánh dấu sơn vào điểm cần cắt, sau đó lựa chọn công cụ phù hợp và cắt các cành nhánh trên đảm bảo an toàn.

- Nguồn lực:

 Rừng tự nhiên cần cắt tỉa cành nhánh ;  Dao tông để chặt 30 con;

 Cưa thủ công các loại phù hợp;  Sào có gắn cưa cắt các cành cao;

 Bảo hộ lao động (bao gồm quần áo dày, gang tay) 30 bộ  Nước uống thức ăn trưa đủ cho 30 người.

- Cách thức: Các tổ nhận hiện trường và các dụng cụ phù hợp để thực hiện công việc.

- Thời gian hoàn thành: 06 giờ.

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát vào kết quả thực tế của học viên để đánh giá.

- Kết quả sản phẩm cần đạt được:

 Chọn đúng các cành nhánh cần cắt tỉa.

 Điểm cắt tỉa cành nhánh, phù hợp, đúng đối tượng.

 Cắt cành nhánh, phù hợp, không bị nứt toác, không bị kẹt cưa;

 Nhánh chặt, là những cành ,nhánh đang chèn ép cây mục đích, cây sâu bệnh.

Bài tập 3: Mỗi nhóm 03 người chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, máy cưa xăng , nhiên liệu để chặt hạ 20 cây gỗ trong khu rừng đã thiết kế tỉa thưa để chặt hạ, đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn . Thời gian 4 giờ.

 Rừng tự nhiên đã thiết kế chặt tỉa thưa 01 khoảng 2ha.  Máy cưa xăng chặt hạ gỗ 10 máy;

 Nhiên liệu đủ cho mười máy cua hoạt động;

 Bảo hộ lao động (bao gồm quần áo dày, gang tay) 30 bộ  Các công cụ phụ trợ.

- Cách thức: Cho học viên nhận hiện trường, nhận máy móc, dụng cụ. - Thời gian hoàn thành: 4 giờ/ học viên.

- Phương pháp : Giáo viên giao hiện trường và công cụ máy cưa xăng cho các nhóm học viên, và kèm phiếu quy trình chặt hạ gỗ để các nhóm thực hiện. - Kết quả sản phẩm cần đạt được:

 Thực hiện đúng trình tự các bước sử dụng cưa xăng chặt hạ gỗ.  Xác định được hướng đổ chính xác,

 Dọn đường tránh đảm bảo,  Mở miệng đúng kỹ thuật,  Cắt gáy đúng kỹ thuật,  Cây ngã đúng hướng,

 Chặt tỉa thưa phải đúng cây bài chặt,

 Phải tuyệt đối đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong quá trình lao động.

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo vệ và nuôi dưỡng rừng mđ05 bảo tồn, trồng và làm giàu rừng tự nhiên (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)