3. Các biện pháp chữa cháy rừng
3.2. Kỹ thuật chữa cháy rừng
3.2.1. Biện pháp gián tiếp
Biện pháp gián tiếp là biện pháp dùng lực lượng và phương tiện để giới hạn đám cháy. Nó thường áp dụng cho đám cháy lớn diện tích trên 1 ha và diện tích khu rừng còn lại rất lớn.
Giới hạn đám cháy bằng băng trắng ngăn lửa:
- Băng trắng ngăn lửa thường làm ở phía trước đám cháy
- Chiều dài và khoảng cách giữa băng ngăn lửa với đám cháy tùy thuộc vào tốc độ lan tràn của đám cháy nhưng phải đảm bảo sao cho khi thi công xong đám cháy mới tiến đến gần băng.
- Khi thiết kế băng phải biết lợi dụng địa hình như sông, suối, sườn dông, đường giao thông hoặc các đường băng đã được thiết kế trước đây để vạch hướng đường băng ngăn lửa đảm bảo thi công nhanh hiệu quả cao.
- Khi đám cháy nằm ở trên sườn dốc cao thì hướng lan tràn của nó không chỉ phụ thuộc vào hướng dốc mà còn phụ thuộc vào tốc độ gió nên đường băng tốt nhất là bên kia đường dông.
- Băng trắng ngăn lửa thường có chiều rộng 15 – 20 m, nếu tốc độ gió lớn, đám cháy lan tràn quá nhanh thì chiều rộng của băng có thể tăng lên từ 20 – 30 m.
- Trên băng được tiến hành chặt trắng toàn bộ cây, dọn sạch cành nhánh cỏ và vật liệu cháy khác, nếu có điều kiện thì cuốc lật hoặc dùng máy cày lật đất toàn bộ
- Băng trắng có thể thi công bằng thủ công kết hợp cơ giới. Khi thi công tiến hành từ chính giữa đám cháy dần dần sang hai bên, làm đến đâu sạch đến đó.
- Dụng cụ thi công ngoài dụng cụ thủ công có thể dùng cưa xăng để hạ cây cắt khúc, dùng máy ủi và máy cày bánh xích để dọn cành nhánh và cày đất.
Hình 5.2.4 – Thi công băng trắng trước đám cháy
Giới hạn đám cháy bằng các băng đốt trƣớc:
Dùng các băng đốt trước để giới hạn đám cháy cóa nghĩa là dùng lửa dập lửa. Biện pháp này có hiệu quả cao khi dập lửa của những đám cháy tán và cháy mặt đất mạnh. Nó thường áp dụng khi cháy rừng trồng từ trung niên trở lên hoặc những rừng tự nhiên có địa hình phức tạp, khối lượng vật liệu cháy nhiều, nhân lực và phương đầy đủ.
Biện pháp này được gọi là biện pháp đốt ngược chiều với đám cháy. Cụ thể ở một vị trí cách xa phía trước đám cháy người ta làm một băng trắng gọi là băng tựa. Chiều rộng của băng và khoảng cách giữa băng tựa với đám cháy phụ thuộc vào loại cháy, tốc độ gió và tốc độ lan tràn của đám cháy.
Khoảng cách giữa băng tựa và đám cháy rộng từ 10 – 15 m đối với đám cháy mặt đất và từ 100 – 200 m đối với đám cháy tán.
Về chiều rộng của băng tựa, nếu phía trước của đám cháy có sông suối, đường giao thông hoặc băng trắng đã thiết kế trước đây có thể lợi dụng được thì băng tựa chỉ cần dọn thêm với chiều rộng từ 0,5 – 1 m về phía đám cháy. Nếu không có điều kiện địa hình trên thì băng tựa có chiều rộng lớn hơn 10 m và lớn hơn chiều rộng của ngọn lửa.
Ở những băng tựa người ta dọn sạch vật liệu cháy như thi công với băng trắng cản lửa. Sau đó dùng đuốc đốt vật liệu cháy dọc theo băng tựa về phía
đám cháy. Tốc độ cháy lan tuyến lửa đốt ngược chiều thường thấp hơn tốc độ của đám cháy từ 3 – 20 lần.
Giới hạn đám cháy bằng rãnh ngăn lửa:
Đối với rừng tràm ở Nam Bộ và rừng phân bố trên núi cáo có lớp thảm mục dày từ 0,5 m trở lên thường xảy ra cháy ngầm. Trong trường hợp này khi chữa cháy ngoài việc làm băng ngăn lửa còn phải đào rãnh để ngăn cháy ngầm.
Việc làm băng ngăn lửa cũng như băng trắng, nhưng phải sâu và sạch hơn. Băng ngăn lửa trong trường hợp này có tác dụng ngăn chặn từ cháy lan mặt đất dẫn đến cháy ngầm, nó thường áp dụng cho các vùng núi cao có tầng thảm mục không dày lắm, việc vận chuyển đi phương tiện làm rãnh gặp nhiều khó khăn.
Đối với rừng tràm hay rừng trên núi cao khi cháy ngầm nhất thiết phải đào rãnh ngăn lửa xung quanh đám cháy. Rãnh phải đào sâu hơn lớp than bùn từ 20 – 50 cm rộng 6 – 10 m.
Thảm mục và than bùn được đổ về phía ngoài đám cháy, còn đất thì đổ về phía trong đám cháy để ngăn lửa khi lan đến rãnh.
Cháy ngầm có tốc độ lan chậm và cả bốn phía ít khói nên khó phát hiện. Do đó, trước khi thiết kế rãnh ngăn lửa phải thăm rò cẩn thận phạm vi đám cháy.
Cự li giữa rãnh và đám cháy phụ thuộc vào tốc độ thi công nếu thi công bằng dụng cụ thủ công thì cự li xa hơn còn thi công bằng cơ giới thì cự li có thể gần hơn.
Hiện nay để đào rãnh cản lửa người ta thường dùng loại máy ủi. Khi thi công tuyệt đối không để cho người chữa cháy đi vào gần đám cháy để tránh trường hợp tụt xuống hố lửa.
3.2.2. Biện pháp chữa cháy trực tiếp:
Biện pháp chữa cháy trực tiếp là sử dụng tất cả các phương tiện từ thủ công đế cơ giới hiện đại như máy phun nước và hóa chất tác động trực tiếp vào đám cháy để dập tắt lửa. Nó có tác dụng tốt đối với đám cháy nhỏ có diện tích cháy dưới 1 ha và thường áp dụng với các đám cháy mặt đất hay cháy ngầm.
Chữa cháy trực tiếp có thể tiến hành theo nhiều cách khác nhau:
Dập lửa bằng các dụng cụ thô sơ:
Mục đích của biện pháp này là dùng các dụng cụ thô sơ để phân tán tách lửa khỏi vật liệu cháy.
Khi ngọn lửa lan chậm và có xu hướng cháy về cả hai phía trái và phải, chiều cao của ngọn lửa thấp, diện tích đám cháy còn nhỏ thì đội hình nên bố trí thành từng tiểu đội từ 8 – 10 người dùng cành cây tươi từ 1,5 – 2m hay bao tải ướt đập thẳng vào đám lửa.
Ngoài ra cũng có thể làm một băng ngăn lửa ngay phía trước ngọn lửa chiều rộng của băng là 3 m. Trên băng bố trí từng tiểu đội người nọ cách người kia khoảng 3 m dùng cào, cuốc kéo vật liệu cháy ra ngoài hoặc đẩy vào đám cháy. Từng tiểu đội cứ làm như vậy hết đoạn này đến đoạn khác đến khi dập tắt hết lửa.
Hình 5.2.5 – Chữa cháy bằng dụng cụ thủ công
Công việc: Chữa cháy rừng trực tiếp bằng dụng cụ thủ công
Các bƣớc thực
hiện công việc Tiêu chuẩn thực hiện
Những lỗi thƣờng gặp
1. Tạo hiện trường đám cháy
- Hiện trường đám cháy được tạo bởi các đống vật liệu cháy là cành khô lá rụng
Vật liệu quá ẩm quá trình cháy yếu 2. Phân công người chỉ huy trong tổ chữa cháy
4. Nhận dụng cụ cho nhóm
Người chỉ huy nhận dụng cụ chữa cháy cho các thành viên
5. Dập lửa bằng dụng cụ thủ công
Đội hình chữa cháy thực hiện dập triệt để lửa bằng các dụng cụ thủ công
Dập lửa bằng chất hóa học kết hợp với phƣơng tiện cơ giới:
Các chất hóa học có tác dụng:
Ngăn không cho vật liệu cháy tiếp xúc với vật liệu cháy. Làm nguội vật liệu cháy xuống dưới nhiệt độ tự bốc cháy. Dập lửa bằng chất hóa học kết hợp với phương tiện cơ giới bao gồm:
- Dập lửa bằng đất cát: Dùng cát và đất vụn phủ lên bề mặt vật liệu cháy có tác dụng cách li vật liệu cháy với lửa và không khí.
- Dập lửa bằng nước
Nước được dùng phổ biến để chữa cháy rừng. Người ta lấy nước từ các sông, suối hồ, bể chứa nước ở gần đó hoặc dùng ô tô chở từ các vùng khác đến. Về dụng cụ tưới nước người ta có thể dùng các dụng cụ đơn giản như: Thùng gầu tưới nước đến các loại máy bơm như bơm tay, máy phun đặt trên ô tô chữa cháy…
Hình 5.2.6 – Dập cháy rừng bằng nước
3.2.3. Kỹ thuật an toàn khi chữa cháy:
Nắm vững đặc điểm vùng rừng dễ cháy:
- Cán bộ kiểm lâm phụ trách từng khu rừng phải nắm vững tình hình rừng thảm tươi cây bụi, đường mòn, đường suối, tình hình dân sinh kinh tế, lực lượng sản xuất nghề rừng tại địa phương.
- Khi cháy rừng phải nắm được tọa độ đám cháy, mức độ qui mô của đám cháy để huy động lực lượng phương tiện chính xác, tránh lãng phí.
- Nếu cường độ đám cháy rất cao (400 m/h) thì việc chữa cháy phải tiến hành vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối.
- Mọi người tham gia chữa cháy cần phải hiểu rõ luật phòng chống cháy và kỹ thuật an toàn khi chữa cháy, không để người bệnh tật, yếu sức khỏe đi chữa cháy.
An toàn lao động khi sử dụng dụng cụ phƣơng tiện chữa cháy:
- Trước mùa cháy phải chuẩn bị dụng cụ phương tiện đầy đủ đảm bảo sử dụng tốt.
- Các công cụ thủ công phải được mài, rũa, chêm chắc chắn và sắp xếp thứ tự.
- Các máy móc phải được lau chùi sửa chữa đảm bảo vận hành tốt. Khi sử dụng máy móc hóa chất phải thực hiện nghiêm chỉnh qui trình kỹ thuật.
- Lực lượng chữa cháy phải được phân chia thành tổ nhóm có người chỉ huy thống nhất. Khi đi chữa cháy phải chuẩn bị đầy đủ nước uống từ 5 – 6 lít một người, lương khô ít nhất một ngày.
- Quần áo chữa cháy phải bền chắc, vận động dễ dàng vừa bảo vệ tốt cho cơ thể khỏi các tia bức xạ nhiệt vừa đủ ấp để qua đêm ở trong rừng. Phải đi giày kín kiểu ủng, có mũ cừng che đầu, vải mềm che mũi để tránh hít thở các khí độc và cành cây rơi đổ vào đầu.
- Chẩun bị đầy đủ thuốc men nhất là thuốc bỏng, băng bông cấp cứu. Nếu công việc chữa cháy kéo dài, việc ăn sau đó phải được cơ quan cung cấp và những người chữa cháy phải được thay ca để nghỉ ngơi.
- Nơi tập kết những người chữa cháy phải ở cách xa phía sau đám cháy cự li 100 m xung quanh khu tập thể phải làm băng trắng ngăn lửa lan đến.
- Khi chữa cháy trong trường hợp cháy ngầm hay dùng phương pháp đốt trước người chữa cháy không được đi lại trong vùng giữa băng cản lửa với đám cháy, để tránh bị cháy hay sụp xuống hố lửa.
- Khi dập lửa ở sườn dốc trên 200 không được đi lại ở phía cao hơn ngọn lửa đang cháy đề đề phòng trượt chân ngã xuống đám cháy …
- Những trường hợp bị thương phải sơ cứu kịp thời rồi đưa ngay về tuyến sau để cấp cứu.
- Khi người chửa cháy bị thương nặng hay chết đều phải lập biên bản tại chỗ
để sau này tiện việc xét giải quyết chế độ chính sách cho người chữa cháy.