2.1. Biện pháp kiểm dịch thực vật
Kiểm dịch thực vật là một trong những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn sự lây lan bệnh hại nguy hiểm từ nơi này đến nơi khác. Nội dung của kiểm dịch thực vật bao gồm:
- Cấm mang các cây hoặc các sản phẩm có bệnh nguy hiểm từ vùng này đến vùng khác, từ nước này đến nước khác.
- Khoanh vùng bệnh nguy hiểm phát sinh ở một khu vực nhỏ không cho chúng lây lan rộng và tích cực áp dụng các biện pháp tiêu diệt ngay.
- Khi bệnh lây lan đến khu vực mới thì cần áp dụng các biện pháp khẩn cấp để tiêu diệt.
2.2. Biện pháp kỹ thuật lâm nghiệp
Là áp dụng các biện pháp kinh doanh rừng chính xác và phù hợp nhằm làm cho môi trường thích nghi với sinh trưởng của cây con hoặc cây rừng mà bất lợi cho sự phát sinh, phát triển bệnh hại.
- Phương pháp này tác động toàn diện vào cả 3 nhân tố: vật gây bệnh - cây chủ - môi trường. Nó không những làm giảm chi phí phòng trừ mà còn cải thiện được hệ sinh thái, bảo vệ rừng (không phải sử dụng biện pháp hoá học) một việc làm mang lại nhiều lợi ích. Đối với cây con cần chú ý:
- Không làm vườn ươm ở nơi đất ẩm thấp, bí chặt. Nên dùng đất cát pha, thịt nhẹ dễ thoát nước, làm vườn ươm phải lập xa nơi rừng trồng cây cùng loài.
- Luân canh cây trồng để tránh sự tích luỹ vật gây bệnh.
- Diệt nguồn xâm nhiễm: Thu dọn xác cây bệnh đốt đi. Ví dụ: luân canh phòng trừ được bệnh sùi gốc, thối cổ rễ do tuyến trùng.
- Khử trùng đất trước khi gieo ươm nếu phải liên canh
2.3. Biện pháp phòng bệnh trong kỹ thuật trồng rừng
- Là chọn đất trồng cây phù hợp để nâng cao tính chống chịu bệnh của cây rừng và chọn loại hình trồng rừng hỗn giao hợp lý.
- Phòng bệnh trong chăm sóc rừng:
- Phải phát hiện kịp thời, tiêu diệt bệnh ký sinh trước khi chúng gây bệnh, diệt nguồn xâm nhiễm.
- Nghiêm cấm việc chăn thả gia súc, tăng cường kiểm tra việc sử dụng lửa trong rừng, việc chặt phá rừng bừa bãi dẫn đến các vết thương cho cây, chính nó là cửa xâm nhập của vật gây bệnh vào cây.
- Chọn và chăm sóc giống cây chống chịu bệnh:
2.4. Biện pháp phòng trừ sinh vật học
- Là lợi dụng các sinh vật để phòng trừ bệnh cây bao gồm:
- Lợi dụng tác dụng ký sinh bậc II để phòng trừ, ví dụ như sử dụng nấm ký sinh lên dây tơ hồng; sử dụng vi khuẩn hòa tan nấm gây bệnh thối cổ rễ.
- Sử dụng nấm không gây độc hoặc ít độc để lấn át những nấm có độ độc cao, ví dụ như nấm gây bệnh loét thân cây sồi có độ độc rất mạnh. Người ta lấy nấm Endothia parasitica ít gây độc tiêm vào thân cây bị loét dẫn đến hạn chế được bệnh loét thân cây sồi.
- Sử dụng vi sinh vật này ức chế vi sinh vật khác, ví dụ như dùng nấm Da trải lấn át nấm mục trắng rễ cây thông, vì nấm mục trắng rễ cây thông ưa xâm nhập vào gỗ mới chặt sau đó mới xâm nhiễm vào tế bào sống.
- Lợi dụng nấm cộng sinh rễ cây để phòng trừ các nấm bệnh mục rễ, thối cổ rễ...
2.5. Biện pháp vật lý cơ giới
- Là dùng nhiệt, nhiệt điện và các công cụ máy móc đơn giản để tiêu diệt vật gây bệnh, các biện pháp được áp dụng như:
- Dùng sức nóng để khử trùng đất: 50 - 700C trong 10 phút để tiêu diệt vật gây bệnh tồn tại trong đất nhất là virus.
- Cày phơi ải đất.
- Xử lý hạt bằng nước nóng.
- Tiêu trừ cây bệnh, lá cây bệnh, thể quả nấm mục.
- Rửa hạt bằng dòng nước mạnh áp suất lớn 2 atm các bào tử nấm Fusarium không còn bám trên vỏ hạt giống.
- Nạo vết bệnh rồi quét thuốc bảo vệ lên, quét lên vết thương.
2.6. Biện pháp phòng trừ bằng hoá học
- Là dùng chế phẩm hoá chất để phòng trừ bệnh cây, có các dạng bao gồm thuốc trừ, thuốc bảo vệ và thuốc điều trị. Đây là biện pháp nhanh nhất, tích cực nhất để tiêu diệt nguồn bệnh, nhất là khi bệnh hại đã phát sinh có nguy cơ phát dịch, tuy nhiên phương pháp này cũng có nhiều nhược điểm như:
- Gây ô nhiễm môi trường tiêu diệt cả sinh vật có ích. - Chịu ảnh hưởng của thời tiết.
- Dễ gây ra tính quen thuốc đối với vật gây bệnh.
- Phải có thời gian cách ly bảo đảm an toàn nhất là rau màu, cây ăn quả.
- Giá thành cao: Chi phí thuốc, phương tiện, con người sử dụng phải có trình độ kỹ thuật và trình độ quản lý
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài tập 1: Bài thực hành theo nhóm nhỏ (8 người/nhóm): Phòng trừ bệnh hại vườn ươm
C. Ghi nhớ:
- Các biện pháp phòng trừ bệnh hại rừng
BÀI 5: LÀM GIÀU RỪNG Mục tiêu: Mục tiêu:
Sau khi học xong bài học này, người học có khả năng:
Trình bày được khái niệm, ý nghĩa của việc làm giàu rừng Trình bày được mục đích và đặc điểm đối tượng làm giàu rừng Thực hiện các giải pháp kỹ thuật làm giàu rừng
Có ý thức bảo vệ rừng.
Rèn luyện tính cẩn thận khi làm việc trong rừng tự nhiên