Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 114 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
114
Dung lượng
642 KB
Nội dung
MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Phát triển toàn diện nông thôn hiện nay đang được nhiều nước, trong đó có Việt Nam quan tâm sâu sắc. Khu vực phi nông nghiệp ở nông thôn, trong đó có công nghiệp nông thôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong khu vực nông thôn mà còn có ý nghĩa cả với khu vực đô thị và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Đối với nước ta, là một nước nông nghiệp thì việc thực hiện công nghiệp hóa là một tất yếu khách quan. Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, công nghiệp hóa nông thôn và phát triển toàn diện kinh tế nông thôn có một vai trò đặc biệt quan trọng. Đảng ta khẳng định: “ Sự phát triển nông nghiệp (bao gồm cả lâm, ngư nghiệp và diêm nghiệp) và kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa có vai trò cực kỳ quan trọng cả trước mắt và lâu dài, làm cơ sở để ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa” [12, tr.46]. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn được coi là vấn đề cốt lõi của toàn bộ quá trình công nghiệp hóa nước ta trong giai đoạn hiện nay; đối với việc thực hiện quá trình này thì phát triển công nghiệp nông thôn đóng vai trò quan trọng và là một nội dung cơ bản. Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng, khóa IX khẳng định: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh tỉ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỉ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp” [14, tr. 93,94]. Nhìn lại quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, trực tiếp là việc phát triển công nghiệp nông thôn trong thời gian qua, bên cạnh những thành tựu đạt được, sự phát triển công nghiệp nông thôn vẫn còn nhiều hạn chế. Công nghiệp nông thôn phát triển chậm, 1 qui mô nhỏ, còn mang tính tự phát… chưa thúc đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn. Trong Văn kiện Hội nghị lần thứ VII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã nêu: “Công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề phát triển chậm, chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn…nông thôn phát triển thiếu qui hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội còn yếu kém, môi trường ngày càng ô nhiễm”[16, tr.122]. Mặt khác, quá trình phát triển công nghiệp nông thôn trong thời gian qua cũng bộc lộ nhiều vấn đề như phát triển công nghiệp nông thôn ra sao? Ngành nào? Lĩnh vực nào? Chủ trương, cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước như thế nào để hỗ trợ sự phát triển của công nghiệp nông thôn…, cần được nghiên cứu, triển khai một cách cụ thể tùy thuộc vào đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng giai đoạn và mỗi địa phương. Sau khi tách tỉnh, Quảng Nam có những thay đổi mạnh mẽ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong đó có liên quan đến phát triển công nghiệp nông thôn. Với những chủ trương, chính sách phù hợp, công nghiệp nông thôn mà cụ thể là các ngành nghề phi nông nghiệp trong tỉnh đã có những thành tựu đáng khích lệ: góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập, nhiều sản phẩm hàng hóa từ công nghiệp nông thôn của địa phương đã có mặt tại nhiều thị trường trong nước và nước ngoài… Tuy vậy, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của công nghiệp nông thôn ở Quảng Nam cũng còn bộc lộ nhiều mặt hạn chế yếu kém như: phát triển công nghiệp nông thôn diễn ra không đều, công nghiệp chế biến các loại hàng hóa, nhất là công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy hải sản chưa đủ mạnh, chất lượng thấp, thiếu vốn, thị trường tiêu thụ chưa ổn định và gặp nhiều khó khăn, nguồn nhân lực trình độ thấp, giá trị gia tăng không cao… Chính vì những hạn chế trên mà trong thời gian qua công nghiệp nông thôn của tỉnh Quảng Nam vẫn trong tình trạng chậm phát triển, chất lượng sản phẩm chưa cao, khả năng cạnh tranh trên thị trường hạn chế, tỉ trọng của công 2 nghiệp nông thôn trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn vẫn còn thấp, ít thay đổi, tình trạng ô nhiễm môi trường từ sản xuất và công nghệ lạc hậu ngày càng nghiêm trọng,… Nhằm phát triển công nghiệp nông thôn ở Quảng Nam để góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, một trong những vấn đề cần phải làm là đánh giá đúng, đầy đủ thực trạng công nghiệp nông thôn tại địa phương, rút ra những nhận xét, tìm ra những nguyên nhân làm cơ sở định hướng và đề xuất các giải pháp phù hợp phát triển công nghiệp nông thôn của tỉnh trong thời gian tới. Xuất phát từ những lý do đó, tôi chọn vấn đề “Phát triển công nghiệp nông thôn ở Quảng Nam hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế phát triển. 2. Tình hình nghiên cứu Đến nay ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu và viết về công nghiệp nông thôn. Trong đó phải kể đến một số công trình khoa học sau: + Công nghiệp nông thôn Việt Nam- thực trạng và giải pháp phát triển (2004), TS. Nguyễn Văn Phúc, Nxb CTQG, Hà Nội. + Phát triển công nghiệp nông thôn ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ- thực trạng và giải pháp (2008), đề tài cấp bộ của TS. Trần Thị Bích Hạnh. + Phát triển công nghiệp nông thôn ở đồng bằng sông Hồng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta (1999), Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị của Vũ Thị Thoa. + Phát triển công nghiệp nông thôn ở đồng bằng sông Cửu Long (1999), luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị của Phạm Châu Long. + Phát triển công nghiệp nông thôn ở ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh (2000), luận án tiến sĩ của Hà Văn Ánh chuyên ngành Kinh tế chính trị. + Phát triển công nghiệp nông thôn ở huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa(2000), Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Văn Tám chuyên ngành Kinh tế chính trị. 3 + Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề ở nông thôn thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (số 10/ 2002), Lê Điền, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. + Chế biến nông, lâm sản với công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn (số 5,/2002), Quốc Toàn, Tạp chí Con số và Sự kiện. + Phát triển công nghiệp nông thôn trước tiến trình hội nhập (số 11/2002), TS. Lưu Văn Nghiêm, Tạp chí Kinh tế và Dự báo. + Cần có chính sách đồng bộ của Nhà nước cho phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn (số 90/ 2003), Nguyễn Anh Ngà, Tạp chí Nông thôn mới. + Phát triển công nghiệp nông thôn- khâu mấu chốt trong chiến lược phát triển nhanh và bền vững nông nghiệp, nông thôn (số 17/2003), Nguyễn Đình Bích, Tạp chí Cộng sản. + Thực trạng và những giải pháp cơ bản phát triển công nghiệp nông thôn Việt Nam (số 11/2004), GS,TS. Nguyễn Đình Phan, Tạp chí Kinh tế và phát triển. + Nhân tố ảnh hưởng đến công nghiệp nông thôn Trung Quốc và Việt Nam từ cách nhìn của các nhà nghiên cứu phương Tây (số 2/2005), Tạp chí Khoa học- Công nghệ- Môi trường. + Phát triển cụm công nghiệp làng nghề trong quá trình hội nhập (số 02/2005), GS.TS. Nguyễn Đình Phan, Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam. + Tác động của cụm công nghiệp làng nghề đối với đổi mới công nghệ của các cơ sở sản xuất trong cụm (02/2005) TS. Nguyễn Văn Phúc. Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam. + Chủ trương, chính sách phát triển công nghiệp nông thôn của Đảng và Nhà nước- thành tựu và những vấn đề đặt ra (10/2005), TS. Vũ Thị Thoa, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn. + Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam- một số vấn đề đặt ra và hướng giải quyết (số 11/2007), Trần Đắc Hiến, Tạp 4 chí Triết học. + Phát triển công nghiệp nông thôn thời hội nhập, Nguyễn Quang Minh (số 28+29/2007), Tạp chí Kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương. + Công nghiệp nông thôn với yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn (9/2007), ThS. Phan Ánh Hè, Tạp chí Thông tin và Dự báo Kinh tế- xã hội. + Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong tình hình mới (số 786/ 2008), GS, TS. Hồ Văn Vĩnh, Tạp chí Cộng sản. + Điện Bàn chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phấn đấu thành huyện công nghiệp vào năm 2010 (8/2008), Thân Văn Lào, Tạp chí Cộng sản. + Đào tạo nhân lực chế biến nông lâm thủy sản (15/11/2008), Xuân Kỳ, Báo Nhân dân. + Giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các làng nghề (19/12/2008), Hoàng Hiển- Hoàng Hùng, Báo Nhân dân. Các công trình trên đã khái quát được sự cần thiết phải phát triển công nghiệp nông thôn; vai trò của công nghiệp nông thôn; các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp nông thôn, quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước, các giải pháp để phát triển công nghiệp nông thôn nhưng trên phạm vi cả nước hoặc của một vùng, tuy vậy cho đến nay với Quảng Nam chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu về phát triển công nghiệp nông thôn dưới góc độ kinh tế học phát triển. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn. 3.1. Mục đích: Trên cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp nông thôn ở Quảng Nam thời gian qua, tác giả luận văn đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu để phát triển công nghiệp nông thôn ở tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ: - Hệ thống hóa những cơ sở lý luận về công nghiệp nông thôn, nội 5 dung phát triển công nghiệp nông thôn và các tiêu chí đánh giá. - Đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp nông thôn ở tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua. - Đề xuất một số phương hướng và các giải pháp chủ yếu để phát triển công nghiệp nông thôn ở tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các hoạt động sản xuất công nghiệp ở nông thôn đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2000 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. 5.1. Cơ sở lý luận. Luận văn dựa trên các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước và của địa phương về phát triển công nghiệp nông thôn. 5.2. Phương pháp nghiên cứu. Ngoài phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, tác giả luận văn còn sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, chuyên gia, kế thừa có chọn lọc những kết quả khoa học trong các công trình nghiên cứu đã được công bố. 6. Những đóng góp của luận văn: Tìm ra những điều kiện mang tính đặc thù trong phát triển công nghiệp nông thôn ở tỉnh Quảng Nam. Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình phát triển công nghiệp nông thôn ở tỉnh Quảng Nam trong những năm tới. Những đóng góp trên của luận văn có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo cho những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy, những cán bộ làm công tác quản lý và chỉ đạo thực tiễn cùng những ai quan tâm đến vấn đề này. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được bố cục gồm 3 chương, 9 tiết. 6 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN 1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò công nghiệp nông thôn và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp nông thôn. 1.1.1. Khái niệm công nghiệp nông thôn Hiện nay, phát triển công nghiệp nông thôn đã trở thành mối quan tâm chung của các nước đang phát triển trên thế giới và cả ở nước ta. Nhưng do được tiếp cận ở nhiều giác độ khác nhau nên có nhiều cách hiểu khác nhau về công nghiệp nông thôn, theo đó mỗi nước có cách thức phát triển công nghiệp nông thôn riêng cho mình, vì vậy kết quả thu được giữa các nước cũng rất khác nhau. Với cách tiếp cận từ giác độ kinh tế lãnh thổ thì công nghiệp nông thôn được xem như một bộ phận của kinh tế lãnh thổ, công nghiệp nông thôn là công nghiệp được phân bố ở nông thôn [26, tr.15]. Cách tiếp cận này thường được các cán bộ thực tiễn ở các địa phương và cán bộ quản lý kinh tế theo lãnh thổ sử dụng. Bởi vì nó phù hợp với lợi ích của các cơ quan quản lý nhà nước trên các vùng lãnh thổ. Nhưng nếu chỉ tiếp cận theo quan điểm này là không bảo đảm tính toàn diện, tính hệ thống và không chú ý đúng mức tới các quan hệ kinh tế- kỹ thuật của khu vực kinh tế này, nhưng rõ ràng đây là một cách đặt vấn đề không thể bỏ qua vì trong mọi trường hợp, các cơ quan quản lý lãnh thổ có ảnh hưởng cực kỳ quan trọng và ảnh hưởng to lớn tới sự phát triển của công nghiệp nông thôn trên vùng lãnh thổ do họ quản lý, tới sự thành bại, tới khả năng triển khai bất kỳ dự án hay chương trình phát triển công nghiệp nông thôn nào. Với cách tiếp cận từ giác độ kinh tế ngành thì công nghiệp nông thôn được xem như một bộ phận của toàn bộ công nghiệp, có đặc điểm là phân bố ở nông thôn, gắn bó với các đơn vị sản xuất kinh doanh khác trong ngành bởi 7 những quan hệ kinh tế- kỹ thuật, việc phát triển nó phải được đặt trong chương trình phát triển công nghiệp nói chung, là một nội dung của công nghiệp hóa. Theo cách tiếp cận này, phát triển công nghiệp nông thôn được xem như một nội dung của phân bố địa lý công nghiệp và phát triển công nghiệp toàn quốc cũng như từng khu vực theo những bước đi khác nhau, theo phương thức tuần tự từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ phân tán đến tập trung [26, tr.16]. Với cách tiếp cận từ khía cạnh kinh tế- xã hội, công nghiệp nông thôn được xem là toàn bộ những hoạt động sản xuất có tính công nghiệp ở nông thôn, là những biện pháp góp phần phát triển kinh tế- xã hội nông thôn và giải quyết những nhiệm vụ kinh tế- xã hội ở nông thôn nói chung và mỗi vùng nông thôn cụ thể nói riêng [26, tr.19]. Ở Việt Nam cũng đã có nhiều quan niệm khác nhau về công nghiệp nông thôn như sau: Theo GS. Nguyễn Điền “công nghiệp nông thôn là một hệ thống các hoạt động kinh tế công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, bên cạnh các hoạt động kinh tế nông nghiệp”[8]. Theo TS. Nguyễn Văn Phúc “công nghiệp nông thôn là một bộ phận của công nghiệp, có những trình độ phát triển khác nhau, phân bố ở nông thôn và gắn bó chặt chẽ với sự phát triển kinh tế- xã hội ở nông thôn bao gồm những đơn vị sản xuất công nghiệp và có tính chất công nghiệp chuyên nghiệp hoặc không chuyên nghiệp với nhiều hình thức tổ chức, nhiều hình thức pháp lý, sản xuất của chúng đang tách ra khỏi nông nghiệp, tiếp tục phát triển, phục vụ nông nghiệp và gắn bó với nông nghiệp ở trình độ cao hơn” [26, tr.23]. Theo GS,TS. Nguyễn Đình Phan, “công nghiệp nông thôn là một bộ phận của công nghiệp cả nước, được phân bố ở nông thôn và có quan hệ mật thiết với sự phát triển kinh tế- xã hội ở nông thôn, bao gồm các hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ kinh tế gia đình, các doanh nghiệp thuộc các 8 thành phần kinh tế khác nhau, sản xuất kinh doanh trên cơ sở khai thác các nguồn lực ở địa phương, phục vụ thị trường địa phương, trong nước và nước ngoài” [24, tr.6]. Dưới góc độ pháp lý và quản lý nhà nước, theo Nghị định 134/2004/NĐ-CP ngày 9 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ thì cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn là các tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư, sản xuất công nghiệp tại huyện, thị xã, thị trấn và xã bao gồm: Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước; Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; Hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã; Hộ kinh doanh cá thể theo Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2000 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh. Hoạt động trong các lĩnh vực: Công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản; Sản xuất sản phẩm sử dụng nguyên liệu tại chỗ, sử dụng nhiều lao động; Sản xuất sản phẩm mới, hàng thay thế hàng nhập khẩu, hàng xuất khẩu sử dụng chủ yếu nguyên liệu trong nước; Sản xuất sản phẩm, phụ tùng, lắp ráp và sửa chữa máy cơ khí nông nghiệp; Thủy điện nhỏ, điện sử dụng năng lượng mới hoặc năng lượng tái tạo có công suất lắp đặt dưới 10.000 kW để cung cấp điện cho nông thôn, vùng sâu, vùng xa; Sản xuất, gia công chi tiết, bán thành phẩm và dịch vụ cho các cơ sở sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh; Đầu tư vốn xây dựng kết cấu hạ tầng cho cụm, điểm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và làng nghề [4, tr.1]. Như vậy, từ những quan niệm khác nhau về công nghiệp nông thôn và từ thực tiễn nước ta, theo chúng tôi khái niệm về công nghiệp nông thôn có thể được hiểu như sau: Công nghiệp nông thôn là một bộ phận của công nghiệp cả nước được phân bố ở nông thôn, bao gồm các cơ sở sản xuất công nghiệp với quy mô vừa và nhỏ là chủ yếu thuộc nhiều thành phần kinh tế có nhiều hình thức tổ chức và trình độ phát triển khác nhau, hoạt động gắn bó chặt chẽ với sự phát triển kinh tế- xã hội ở nông thôn do địa phương quản lý về mặt nhà nước. 9 Khái niệm này đã thể hiện đầy đủ các cách tiếp cận từ các giác độ. Nó xác định được quan hệ kinh tế- kỹ thuật, quan hệ kinh tế- xã hội và quan hệ sản xuất của công nghiệp nông thôn. Đồng thời đã chỉ ra được hình thức tổ chức, quy mô, trình độ, mục tiêu của sự phát triển công nghiệp nông thôn. Như vậy theo khái niệm này chỉ những cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn có những tiêu chí sau đây mới thuộc khái niệm công nghiệp nông thôn: - Tạo nhiều việc làm mới, đẩy mạnh phát triển phân công lao động xã hội, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống dân cư ở nông thôn. - Thu hút lao động từ nông nghiệp chuyển sang công nghiệp và dịch vụ ngay trên địa bàn nông thôn. - Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn từ thuần nông sang cơ cấu nông- công nghiệp và dịch vụ. - Tạo điều kiện thúc đẩy xã hội nông thôn phát triển văn minh, hiện đại. - Phát triển phù hợp với chương trình kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội ở địa bàn nông thôn và do chính quyền cấp huyện, xã quản lý về mặt nhà nước. Các cơ sở công nghiệp nằm trong khu chế xuất, khu công nghiệp lớn hoặc ngoài khu công nghiệp do thành phố hay trung ương quản lý tuy ở trên địa bàn nông thôn nhưng không thuộc vào khái niệm công nghiệp nông thôn. Với khái niệm công nghiệp nông thôn nêu trên có thể thấy cơ cấu của công nghiệp nông thôn như sau: - Về ngành nghề, công nghiệp nông thôn bao gồm các ngành chính: + Chế biến nông, lâm, thủy sản tại nông thôn. + Khai thác sản xuất vật liệu xây dựng ở quy mô nhỏ và vừa. + Cơ khí chế tạo, sửa chữa nông cụ, hóa chất. + Sản xuất tư liệu tiêu dùng, gia dụng, mỹ nghệ. - Về cơ cấu loại hình tổ chức sản xuất: có các hình thức tổ chức chủ yếu sau: 10 [...]... của phát triển công nghiệp nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn Phát triển các làng nghề đồng nghĩa với phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn, nhờ vậy sẽ nâng tỉ trọng của công nghiệp trong cơ cấu kinh tế ở nông thôn và tăng tốc độ phát triển kinh tế nông thôn Đồng thời với thúc đẩy phát triển công nghiệp, phát triển các làng nghề sẽ kéo theo phát triển nông. .. kết cấu hạ tầng, cho nên phát triển công nghiệp nông thôn đã góp phần nâng cao kết cấu hạ tầng ở nông thôn, phục vụ tốt cho kinh tế xã hội nông thôn, làm xuất hiện nhiều trung tâm kinh tế ở nông thôn và đẩy mạnh được quá trình đô thị hóa ở nông thôn Thứ sáu, phát triển công nghiệp nông thôn góp phần giải quyết các vấn đề văn hóa, xã hội ở nông thôn Phát triển công nghiệp nông thôn thu hút con người vào... có phát triển thì chỉ những cơ sở công nghiệp nông thôn có sản phẩm chất lượng cao, mới đủ sức cạnh tranh với sản phẩm của công nghiệp đô thị Mở rộng ra, nếu thị trường trong nước kém phát triển thì các cơ sở sản xuất lớn cũng khó phát triển, dễ thu hẹp sản xuất dẫn đến các cơ sở công nghiệp nông thôn nhận gia công cũng không phát triển được 1.1.3.2 Trình độ phát triển nông nghiệp Công nghiệp nông thôn. .. với kinh tế- xã hội nông thôn, trong đó nó gắn rất chặt với trình độ phát triển nông nghiệp Vì vậy, sự phát triển của công nghiệp nông thôn chịu tác động mạnh của trình độ phát triển nông nghiệp Sự tác động đó được thể hiện ở chỗ: - Khi nông nghiệp phát triển dẫn đến thu nhập của các hộ nông dân tăng theo, cho nên các cơ sở công nghiệp nông thôn sản xuất hàng tiêu dùng có cơ hội phát triển để đáp ứng... công nghiệp nông thôn Chính vì vậy, mở rộng qui mô, nâng cao trình độ phát triển công nghiệp nông thôn là một trong những nội dung cơ bản ở nước ta hiện nay, không chỉ đáp ứng yêu cầu phát triển của bản thân công nghiệp nông thôn mà còn đáp ứng đòi hỏi đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Nhìn trên tổng thể, công nghiệp nông thôn. .. năng phát triển của kinh tế nông nghiệp và nông thôn ở trình độ thuần nông, mức độ hiện đại hóa, tập trung hóa thấp Tuy vậy cũng phải nhấn mạnh rằng, thực hiện vai trò đó, công nghiệp nông thôn phải không ngừng hoàn thiện mình để hỗ trợ cho kinh tế nông nghiệp, nông thôn nhanh chóng phát triển và đạt hiệu quả ở mức cao hơn Thứ năm, phát triển công nghiệp nông thôn có yêu cầu rất lớn đối với việc phát triển. .. kinh tế nông thôn mạnh mẽ hơn, hình thành cơ cấu kinh tế nông nghiệp – công nghiệp - dịch vụ; trên cơ sở đó chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo ra sự phân công lao động xã hội mới trong đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn Thứ ba, phát triển công nghiệp nông thôn còn là phát triển tiểu thủ công nghiệp, hình thành các làng nghề công nghiệp nông thôn Làng nghề là lực lượng chủ yếu của công nghiệp nông thôn. .. nông thôn Ở nước ta, hiện nay kinh tế nông thôn nhiều vùng miền, nhiều địa phương, nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế nông thôn; lao 28 động nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu lao động của nông thôn Chính vì vậy, phát triển công nghiệp nông thôn, nhất là các ngành nghề trực tiếp phục vụ kinh tế nông nghiệp và nông thôn là nội dung quan trọng trong phát triển công nghiệp. .. trở thành cơ sở cho công nghiệp nông thôn phát triển cả bề rộng và bề sâu và hiện nay nó đã trở thành xu thế phát triển trong công nghiệp nông thôn của tỉnh Hải Dương 1.3.2 Kinh nghiệm của các huyện ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh Thứ nhất, phát triển công nghiệp nông thôn phải vừa bám chắc vào các mục tiêu kinh tế- xã hội trên mỗi địa bàn nông thôn, phải vừa phù hợp với mục tiêu phát triển công nghiệp. .. bàn nông thôn trên cơ sở phát huy tiềm năng và lợi thế của từng vùng, miền, địa phương Trên tinh thần này, phát triển công nghiệp nông thôn ở nước ta được xác định trên những nội dung cơ bản sau đây: Thứ nhất, phát triển công nghiệp nông thôn cả qui mô và trình độ 27 Về có bản, công nghiệp nông thôn nước ta hiện nay còn nhiều hạn chế cả về qui mô và trình độ phát triển Qui mô công nghiệp nông thôn nhìn . để phát triển công nghiệp nông thôn ở tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ: - Hệ thống hóa những cơ sở lý luận về công nghiệp nông thôn, nội 5 dung phát triển công nghiệp nông thôn. dân. Các công trình trên đã khái quát được sự cần thiết phải phát triển công nghiệp nông thôn; vai trò của công nghiệp nông thôn; các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp nông thôn, quan. thực trạng phát triển công nghiệp nông thôn ở tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua. - Đề xuất một số phương hướng và các giải pháp chủ yếu để phát triển công nghiệp nông thôn ở tỉnh Quảng Nam trong