Tiêu chí phát triển giao thông nông thôn là một tiêu chí rất quan trọng trong 19 tiêu chí phải đạt theo tiêu chuẩn xây dựng xã nông thôn mới 2; đặc biệt đối với Bình Thuận, một tỉnh duyê
Trang 1PHẦN I: GIỚI THIỆU
I Lý do chọn đề tài tiểu luận
Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn Tuy nhiên, nhiều thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế: Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chuyển giao khoa học – công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế Nông nghiệp, nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng như giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y
tế, cấp nước…còn yếu kém, môi trường ngày càng ô nhiễm Đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị còn lớn, phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc Vì vậy, phải tiến hành xây dựng nông thôn mới
Chương trình xây dựng nông thôn mới là một trong những chương trình mục tiêu quan trọng đã được xác định tại Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X và đã được Chính phủ cụ thể hóa thành Chương trình mục tiêu quốc gia triển khai thực hiện trên phạm vi cả nước (1) Tại Bình Thuận, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 11 đã ban hành Chương trình hành động số 20-NQ/TU nhằm triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI; bên cạnh đó Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010 - 2015 cũng xác định đây là 1 trong 6 nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung lãnh đạo trong nhiệm kỳ
Tiêu chí phát triển giao thông nông thôn là một tiêu chí rất quan trọng trong
19 tiêu chí phải đạt theo tiêu chuẩn xây dựng xã nông thôn mới (2); đặc biệt đối với Bình Thuận, một tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ với diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ 86,71% tổng diện tích của tỉnh và có 10 huyện, thị, thành phố với 96 xã nông thôn trên tổng số 127 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh (chiếm tỷ lệ 76.6%) (3)
Thực tế cho thấy phát triển giao thông nông thôn là yêu cầu cấp thiết nhằm xây dựng nông thôn mới, tạo tiền đề, làm động lực phát triển kinh tế xã hội, phục
vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận Để cụ thể hóa các mục tiêu đặt ra, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh
1() Theo Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP, ngày 28/10/2008 của Chính phủ.
2() 19 tiêu chí được ban hành theo Quyết định số 491/QĐ-TTg, ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
3() Theo Niêm giám thống kê năm 2013 của Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận.
Trang 2và Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết về đẩy mạnh phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2011 – 2015 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận (4); đồng thời
Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Đán phát triển đường giao thông nông thôn giai đoạn 2011 – 2015 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận (5), theo đó đã đưa ra nhiều chính sách, giải pháp triển khai đầu tư xây dựng Tuy nhiên, trong quá trình triển khai đầu tư phát triển giao thông nông thôn chưa có được sự đồng bộ giữa các ngành,
quá trình thực hiện ở các địa phương còn lúng túng, thiếu chặt chẽ (trong lập danh
mục kế hoạch vốn, khảo sát, lập, thẩm định phê duyệt hồ sơ báo cáo kinh tế kỹ thuật, thủ tục thanh quyết toán công trình, ); cách làm và phương án huy động
chưa linh hoạt, chưa huy động được nhiều nguồn lực của xã hội; thiếu sự gắn kết với quy hoạch, với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới trên từng khu vực, địa bàn nên hiệu quả đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn chưa cao, tiến độ thực hiện chậm so với kế hoạch đặt ra
Trước những hạn chế, bất cập trong đầu tư xây dựng giao thông nông thôn như hiện nay, việc đưa ra các giải pháp có cơ sở khoa học nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển giao thông nông thôn là thách thức cho các nhà hoạch định chính
sách của địa phương Do đó, tôi chọn đề tài tiểu luận là: Nâng cao hiệu quả đầu
tư phát triển giao thông nông thôn ở tỉnh Bình Thuận, để nghiên cứu và làm
tiểu luận cá nhân của môn học
II Mục tiêu của tiểu luận
Đánh giá những khó khăn, tồn tại và hạn chế trong quá trình triển khai đầu tư phát triển đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận trong thời gian qua Từ đó kiến nghị một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển giao thông nông thôn theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương và sớm hoàn thành các yêu cầu của tiêu chí giao thông theo Chương trình xây dựng nông thôn mới
Dựa trên kết quả nghiên cứu và các gợi ý chính sách, giúp các nhà hoạch định chính sách của địa phương tham khảo, áp dụng trong quá trình triển khai thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn theo tiêu chí nông thôn mới
III Câu hỏi nghiên cứu
Vấn đề đặt ra là tại sao Nhà nước phải can thiệp vào quá trình đầu tư xây dựng giao thông nông thôn?
4() Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 16/3/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XII) và Nghị quyết số
104/2011/NQ-HĐND ngày 18/3/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh
5() Quyết định số 931 /QĐ-UBND, ngày 19/4/2011 của UBND tỉnh Bình Thuận
Trang 3Nhà nước đóng vai trò như thế nào và thực hiện những giải pháp gì để đạt được hiệu quả cao trong đầu tư phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
IV Cấu trúc của tiểu luận
- Phần 1: Giới thiệu
Trình bày lý do lựa chọn đề tài tiểu luận, nêu rõ mục tiêu, ý nghĩa của tiểu luận
- Phần 2: Tổng quan
Trình bày về cơ sở lý thuyết và các khái niệm, quy chuẩn, quy định liên quan phát triển giao thông nông thôn
- Phần 3: Đối tượng, phương pháp và dữ liệu.
Trình bày đối tượng, phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu nghiên cứu
- Phần 4: Kết quả nghiên cứu
Đánh giá kết quả thực hiện việc đầu tư phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- Phần 5: Kết luận và kiến nghị.
Đề xuất những giải pháp để thực hiện hiệu quả việc đầu tư xây dựng, phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận Đánh giá những vấn đề còn hạn chế của tiểu luận
-PHẦN II: TỔNG QUAN
I Cơ sở lý thuyết
Nhà nước với vai trò của mình phải đảm bảo nền kinh tế được vận hành một cách hiệu quả, giải quyết tốt việc đánh đổi tối ưu giữa hiệu quả và công bằng, nhằm tối đa hóa phúc lợi của kinh tế - xã hội và hướng đến việc kích thích tăng trưởng kinh tế nhanh song song với xóa đói giảm nghèo một cách tích cực cho khu vực nông thôn Để đạt được những mục tiêu này đòi hỏi Nhà nước phải thực hiện nhiều công cụ chính sách: Cung cấp các dịch vụ và hàng hóa công, việc mà thị trường tự do không đảm đương được; sử dụng các chính sách để đẩy mạnh phát triển nông thôn xóa đói giảm nghèo, ví dụ như: chính sách xây dựng nông thôn mới, chính sách giá, thương mại, tạo ra công ăn việc làm,
Trang 4Can thiệp của Nhà nước đối với tiến trình chuyển đổi nông thôn nhằm đạt được nhiều mục tiêu khác nhau như: Chuyển đổi mạnh mẽ nông nghiệp, nông thôn
để rút trích được nguồn lực từ nông nghiệp phục vụ cho các khu vực kinh tế khác; phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn nhằm xóa khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn, cải thiện phúc lợi cho người nghèo; phát triển nông thôn cũng tạo
ra cơ hội tăng trưởng sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cây lương thực, từ đó tăng cường khả năng đảm bảo an ninh lương thực cho cả khu vực nông thôn và thành thị; mở rộng quyền lực nhà nước và ổn định hóa chính trị ở khu vực nông thôn Vấn đề quan trọng là mức độ can thiệp của Nhà nước vào quá trình chuyển đổi nông thôn có thể đạt hoặc không đạt hiệu quả, nếu không đạt hiệu quả sẽ dẫn đến triệt tiêu thị trường hoặc làm mất vai trò điều tiết quan trọng của thị trường
Do đó, việc can thiệp của Nhà nước thực sự đòi hỏi phải phân tích cẩn thận giữa chi phí và lợi ích Đến nay các nhà khoa học thuộc các trường phái kinh tế khác nhau vẫn tranh luận về vai trò và mức độ can thiệp của Nhà nước vào quá trình phát triển nông thôn Tuy nhiên, các nhà khoa học thường đạt được sự đồng thuận khoa học về các can thiệp của Nhà nước đối với những lĩnh vực như: Nghiên cứu nông nghiệp; khuyến nông; xây dựng cơ sở hạ tầng; xây dựng cơ sở hạ tầng tiếp thị
Từ cơ sở lý thuyết nêu trên, có thể thấy việc Nhà nước can thiệp vào quá trình chuyển đổi nông thôn thông qua chính sách về xây dựng cơ sở hạ tầng nói chung
và đầu tư phát triển giao thông nói riêng là phù hợp Tuy nhiên, cần phải phân tích chính sách ở nhiều mặt khác nhau gắn với các tiêu chí, mục tiêu cụ thể để quá trình triển khai thực hiện đạt được hiệu quả cao nhất
II Các khái niệm, quy chuẩn về phát triển giao thông nông thôn
1 Các khái niệm
- Mạng lưới đường giao thông nông thôn là bộ phận giao thông địa phương nối tiếp với hệ thống đường quốc gia nhằm phục vụ sản xuất Nông- Lâm- Ngư nghiệp và phục vụ giao lưu Kinh tế - Văn hóa - Xã hội của các làng xã, thôn xóm Mạng lưới này nhằm đảm bảo các phương tiện cơ giới loại trung, nhẹ và xe thô sơ qua lại
- Đường giao thông nông thôn là đường cấp huyện trở xuống, bao gồm đường huyện, đường liên xã, đường trục xã, đường liên thôn, đường trong thôn xóm, đường nội đồng và đường hẽm ở các khu dân cư
Trang 52 Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về Quy hoạch xây dựng nông thôn (QCVN 14 :2009/BXD, Hà Nội 2009)
Quy hoạch mạng lưới đường giao thông điểm dân cư nông thôn phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Phù hợp với các quy hoạch chung của địa phương (huyện, tỉnh), kế thừa và phát triển mạng lưới đường hiện có cho phù hợp với nhu cầu giao thông vận tải trước mắt và tương lai, kết nối liên hoàn với hệ thống đường quốc gia, đường tỉnh
và đường huyện
- Kết hợp với mạng lưới quy hoạch thuỷ nông, quy hoạch dân cư và các công trình xây dựng hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn
- Phù hợp với các loại phương tiện vận chuyển trước mắt cũng như trong tương lai
- Đảm bảo liên hệ thuận tiện với hệ thống đường huyện, đường tỉnh tạo thành mạng lưới đường hoàn chỉnh
- Đảm bảo liên hệ trực tiếp thuận lợi giữa khu trung tâm với khu dân cư, nối liền khu dân cư với khu sản xuất và giữa các điểm dân cư với nhau
- Tận dụng tối đa hiện trạng, phù hợp với địa hình, giảm thiểu đền bù giải phóng mặt bằng, khối lượng đào đắp và các công trình phải xây dựng trên tuyến
- Kết cấu và bề rộng mặt đường phải phù hợp với điều kiện cụ thể của từng
xã và yêu cầu kỹ thuật đường nông thôn, đáp ứng nhu cầu trước mắt cũng như yêu cầu phát triển trong tương lai
- Tận dụng tối đa hệ thống sông ngòi, kênh rạch tổ chức mạng lưới đường thuỷ phục vụ vận chuyển hàng hoá và hành khách
Tiêu chí giao thông nông thôn theo tiêu chuẩn nông thôn mới:
- Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hoá hoặc bê tông hoá đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT Chỉ tiêu: 100%
- Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hoá đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT Chỉ tiêu: 75%
- Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa Chỉ tiêu 100% (70% cứng hoá)
- Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hoá, xe cơ giới đi lại phải thuận tiện Chỉ tiêu: 70%
Trang 6PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU
I Đối tượng nghiên cứu
Tình hình thực hiện đầu tư xây dựng, phát triển giao thông nông thôn
II Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- Phạm vi thời gian: Từ năm 2011 đến nay
III Phương pháp nghiên cứu
1 Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu, dữ liệu từ các báo cáo tổng kết của Ủy ban nhân dân tỉnh,
Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Thuận; báo cáo tổng kết chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Bình Thuận năm 2009- 2011 của Tỉnh ủy; Nghị quyết Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Hội đồng nhân dân tỉnh về đẩy mạnh phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2011 – 2015; Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận từ năm 2011 - 2015
- Phỏng vấn trao đổi với các chuyên gia đang công tác tại các cơ quan quản
lý nhà nước như Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Giao thông vận tải
- Nguồn thông tin thứ cấp từ sách, báo internet, niên giám thống kê, các báo cáo nội bộ ngành, các luận văn có nội dung liên quan đến tiểu luận
2 Phương pháp phân tích số liệu
So sánh số liệu thu thập từ các báo cáo đánh giá kết quả qua quá trình triển khai, rút ra những nhận định, khẳng định và bài học kinh nghiệm
3 Phương pháp tổng hợp
Tổng hợp số liệu có hệ thống, trên cơ sở phân tích, đánh giá, xây dựng các giải pháp thực hiện mục tiêu mà đề tài đã đề ra
IV Dữ liệu
Dữ liệu được tổng hợp từ Báo cáo Sơ kết 3 năm (2010 - 2012) thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và nhiệm vụ 3 năm (2013 - 2015) của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo cáo Tình hình thực hiện Nghị quyết số 104/2011/NQ-HĐND ngày 18/3/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh
về phát triển giao thông nông trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011-2015
Trang 7PHẦN 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I Thực trạng đầu tư phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
1 Công tác chỉ đạo
Cấp tỉnh, huyện đã thành lập Ban chỉ đạo và tổ công tác giúp việc cho Ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên và các Sở ngành liên quan theo dõi trực tiếp và chỉ đạo Ban quản lý xã triển khai thực hiện các nội dung của chương trình xây dựng nông thôn mới, đảm bảo kịp tiến độ theo tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương
Kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn xã tiến hành sơ, tổng kết định kỳ 6 tháng và hàng năm, nhằm đánh giá kết quả thực hiện, đề ra phương hướng, giải pháp tháo
gỡ khó khăn đảm bảo thực hiện mô hình theo tiến độ đề ra
2 Công tác quản lý đầu tư xây dựng
Sở Giao thông vận tải đã tham mưu ban hành các văn bản hướng dẫn về lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công các tuyến đường giao thông nông thôn Phân cấp quản lý từ tỉnh đến huyện và xã Lập hồ sơ thiết kế mẫu các tuyến đường thôn, xóm Lập đề án phát triển đường giao thông nông thôn phục vụ chương trình xây dựng nông thôn mới cho toàn tỉnh đến năm 2015 Tập huấn cho các địa phương về lựa chọn quy mô kỹ thuật các tiêu chuẩn thiết kế, quy trình quản lý chất lượng kỹ thuật, quản lý bảo trì đối với hệ thống đường giao thông nông thôn
3 Nguồn vốn đầu tư xây dựng từ 2011 - 2015
Kinh phí đầu tư 867 km đường giao thông nông thôn được kiên cố hóa và một số tuyến đường bức xúc khác từ 2011 - 2015: 546.000 triệu đồng, trong đó:
- Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa không quá 352.000 triệu đồng; phân ra: + Ngân sách tỉnh hỗ trợ tối đa không quá 270.000 triệu đồng
+ Ngân sách cấp huyện hỗ trợ tối đa không quá 82.000 triệu đồng
- Nguồn đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong xã hội tối thiểu 194.000 triệu đồng
Theo đó Số km đường thực hiện kiên cố hóa bình quân 01 năm đạt ít nhất 174
Trang 8km; kinh phí đầu tư bình quân 01 năm: 109.200 triệu đồng Trong đó:
- Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa bình quân 01 năm không quá 70.400 triệu đồng, trong đó:
+ Ngân sách tỉnh hỗ trợ tối đa bình quân 01 năm không quá 54.000 triệu đồng
+ Ngân sách cấp huyện hỗ trợ tối đa bình quân 01 năm không quá 16.400 triệu đồng
- Nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong xã hội bình quân 01 năm tối thiểu 38.800 triệu đồng.
b) Kết quả đầu tư phát triển giao thông nông thôn
Kết quả thực hiện đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn giai đoạn
2011 - 2014 (tính từ năm 2011 đến ngày 30/6/2014) trên toàn tỉnh đã đầu tư xây dựng mới được 434,4 km/1.678 tuyến đường bê tông xi măng với tổng kinh phí thực hiện là 407.400 triệu đồng (trong đó: tỉnh hỗ trợ 207.003 triệu đồng ; huyện
hỗ trợ 61.492 triệu đồng; đóng góp của nhân dân, doanh nghiệp, tổ chức từ thiện 138.905 triệu đồng), cụ thể:
- Khối lượng thực hiện là 434,4 km / 867 km, đạt 50,1 % kế hoạch của đề án;
- Kinh phí hỗ trợ của tỉnh đã là 207.003 triệu đồng trên tổng kinh phí tỉnh dự kiến hỗ trợ theo đề án 270.000 triệu đồng (chiếm tỷ lệ 76.77 %)
- Tổng kinh phí thực hiện 434,4 km là 407.400 triệu đồng trên tổng kinh phí
dự kiến của đề án 546.000 triệu đồng (chiếm tỷ lệ 74,6 %)
Ảnh minh họa: Giao thông nông thôn ở xã Đức Hạnh, huyện Đức Linh
Trang 9TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG THỰC HIỆN GIAI ĐỌAN 2011 – 2014
-Đơn vị tính: Triệu đồng
xã, Thành phố
Khối lượng thực hiện giai đoạn 2011-2014 (tính đến ngày 30/6/2014)
Kết quả giải ngân vốn hỗ trợ của tỉnh giai đoạn 2011-2014 (tính đến ngày 30/6/2014)
Số tuyến đường
Số Km đường
Tổng kinh phí
Trong đó:
Ngân sách tỉnh hỗ
trợ
Ngân sách huyện hỗ trợ
Đóng góp của nhân dân
Trang 10II Phân tích, đánh giá việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
Qua bảng số liệu thống kê do Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Thuận cung cấp trên cho thấy:
- Khối lượng thực hiện là 434,4 km / 867 km, chỉ mới đạt 50,1 % kế hoạch của
đề án; khối lượng thực hiện còn lại theo kế hoạch đề án là 432,6 km
- Tuy mới thực hiện thực hiện được 434,4 km / 867 km, chỉ đạt 50,1 % kế hoạch nhưng tổng kinh phí thực hiện 434,4 km là 407.400 triệu đồng trên tổng kinh phí dự kiến của đề án 546.000 triệu đồng (chiếm tỷ lệ 74,6 %), trong đó kinh phí hỗ trợ của tỉnh đã là 207.003 triệu đồng trên tổng kinh phí tỉnh dự kiến hỗ trợ theo đề
án 270.000 triệu đồng (chiếm tỷ lệ 76.77 %)
Từ phân tích số liệu trên cho thấy việc đầu tư phát triển giao thông nông thôn rất chậm so với kế hoạch và mục tiêu đặt ra Với nguồn kinh phí do nhà nước hỗ trợ còn lại theo dự kiến của đề án dự báo sẽ không hoàn thành đề án phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2011 - 2015
Dựa vào các báo cáo, tài liệu thu thập, phỏng vấn trao đổi với các cán bộ, chuyên viên đang công tác tại các cơ quan quản lý nhà nước như Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng và Văn phòng UBND tỉnh có thể đưa ra các nhóm nguyên nhân dẫn đến đầu tư phát triển giao thông nông thôn trong thời gian qua còn chậm là:
- Các cơ quan chức năng từ cấp xã đến cấp tỉnh chưa nhận định đúng mức tầm quan trọng của phát triển giao thông nông thôn; cũng như chưa xác định được tầm ảnh hưởng của việc đầu tư xây dựng các tuyến đường này đến phát triển kinh tế
xã hội của địa phương và sự thành bại của công cuộc xây dựng nông thôn mới
- Quy hoạch giao thông nông thôn cho từng xã một cách có hệ thống vẫn chưa được chú trọng, theo số liệu do Sở Xây dựng Bình Thuận cung cấp thì đến nay trên địa bàn tỉnh có 1/3 số xã có đồ án quy hoạch chung xây dựng nông thôn, 2/3 số xã chưa có đồ án quy hoạch chung xây dựng nông thôn Các xã có đồ án quy hoạch chung được duyệt thì chất lượng đồ án chưa cao, chưa có sự cập nhật trao đổi thông tin một cách liên tục giữa đơn vị tư vấn và chính quyền địa phương Việc khảo sát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương chưa được đầu tư đúng mức, nên các tuyến đường giao thông nông thôn theo định hướng quy hoạch khi đi vào thi