Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển văn hóa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (LA tiến sĩ)Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển văn hóa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (LA tiến sĩ)Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển văn hóa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (LA tiến sĩ)Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển văn hóa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (LA tiến sĩ)Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển văn hóa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (LA tiến sĩ)Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển văn hóa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (LA tiến sĩ)Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển văn hóa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (LA tiến sĩ)Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển văn hóa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (LA tiến sĩ)Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển văn hóa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (LA tiến sĩ)Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển văn hóa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (LA tiến sĩ)Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển văn hóa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (LA tiến sĩ)Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển văn hóa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (LA tiến sĩ)Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển văn hóa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (LA tiến sĩ)
Trang 1CAO CHU SƠN
NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI, 2016
Trang 2CAO CHU SƠN
NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
Chuyên ngành : Kinh tế phát triển
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
1 PGS.TS Thái Bá Cẩn
2 TS Nguyễn Bá Ân
HÀ NỘI, 2016
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập củariêng tôi Các số liệu và kết quả trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõràng Các kết quả nghiên cứu của luận án đã được tác giả công bố trên tạp chíkhông trùng với bất kỳ công trình nào khác.
Người cam đoan
Cao Chu Sơn
Trang 4Trong quá trình thực hiện luận án, tôi đã nhận được rất nhiều sự quantâm, động viên và giúp đỡ của tập thể giáo viên hướng dẫn, đồng nghiệp, giađình và bạn bè Để đạt được kết quả này, tôi xin cảm ơn PGS.TS Thái Bá Cẩn
và TS Nguyễn Bá Ân - những người thầy hướng dẫn đầy tâm huyết và nhiệttình
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, Viện Chiến lược phát triển đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, triển khainghiên cứu đề tài này
Tôi xin bày tỏ niềm xúc động lớn lao trước sự giúp đỡ tận tình, độngviên kịp thời của Viện Chiến lược phát triển; các thầy cô Trưởng, Phó cácKhoa, Phòng ban, các thầy cô giáo và các bạn nghiên cứu sinh cùng khóa
Tôi xin được cảm ơn và chia sẻ niềm vui này với gia đình, bạn bè cácbạn nghiên cứu sinh cùng khóa – những người đã luôn ở bên động viên, giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thiện đề tài nghiên cứu này
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng, song luận án không thể tránh khỏinhững sai sót và hạn chế Kính mong nhận được sự chia sẻ và ý kiến đónggóp của các thầy cô giáo, các học giả, nhà nghiên cứu và các bạn độc giả vềnội dung của đề tài nghiên cứu được hoàn thiện
Xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả
Cao Chu Sơn
Trang 6ADSL (Asymmetric Digital Subscriber Line): Đường dây thuê bao số bất đối xứng
AFD (Agence Francaise Developpermen): Cơ quan Phát triển của Pháp
ASEAN (Association of Southeast Asian Nations): Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
Aus AID (Australian Agency for International Development): Cơ quan Hợp tác
quốc tế Australia
AVG: Truyền hình An Viên
BTS (Base Transceiver Station): Trạm thu phát sóng di động
FDI (Foreign Direct Investment): Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FESTIVAL: Ngày hội
FM (Frequency modulation): Sóng điều tần
GDP (Gross Domestic Product): Tổng sản phẩm nội địa (hay tổng sản phẩm quốc
nội)
HDI (Human Development Index): Chỉ số phát triển con người
ICOR (Incremental Capital - Output Rate): Hệ số sử dụng vốn đầu tư
JICA (The Japan International Cooperation Agency): Cơ quan Hợp tác quốc tế
Nhật Bản
TCN: Trước Công nguyên
UBND: Ủy ban nhân dân
UNESCO (United Nations Educational Scientific and Cultural Organization): Tổ
chức khoa học, văn hoá, giáo dục thế giới
WIPO (World Intellectual Property Organization): Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới WMF (World Monuments Fund): Quỹ Di sản thế giới
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
Trang 7Bảng 3.2: Tốc độ tăng bình quân GDP qua các năm của tỉnh Phú Thọ
Bảng 3.3: Chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế tỉnh Phú Thọ
Bảng 3.4: GDP/Người của tỉnh Phú Thọ
Bảng 3.5: Đầu tư phát triển theo ngành của tỉnh Phú Thọ
Bảng 3.6: Cơ cấu đầu tư theo ngành của tỉnh Phú Thọ
Bảng 3.7: Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn đầu tư của tỉnh Phú Thọ
Bảng 3.8: Cơ cấu đầu tư của khu vực văn hóa ở Phú Thọ
Bảng 3.9: Danh sách lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh
Phú Thọ giai đoạn 2000 - 2012
Bảng 3.10: Tổng hợp vốn đầu tư thiết chế văn hóa thông tin cấp xã, phường, thị
trấn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2003 - 2014 Bảng 3.11: Thực trạng hoạt động Biểu diễn nghệ thuật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Bảng 3.12: Bảng tổng hợp kết quả công nhận gia định văn hóa, khu dân cư
văn hóa giai đoạn 2005 - 2011 Bảng 3.13: Tốc độ tăng vốn đầu tư theo ngành và lĩnh vực của Phú Thọ
Bảng 3.14: Chỉ số ICOR trung bình thời kỳ của Phú Thọ
Bảng 3.15: Tổng hợp kết quả tăng trưởng kinh tế (GDP) của tỉnh Phú Thọ Bảng 3.16: Lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân của Phú Thọ
qua các năm Bảng 3.17: Năng suất lao động theo ngành và lĩnh vực của Phú Thọ
Cơ cấu đầu tư của khu vực văn hóa ở Phú Thọ Bảng 3.18: Tỷ lệ vốn trở thành tài sản của khu vực văn hóa và của cả tỉnh Phú
Thọ Bảng 4.1: Dự báo vốn đầu tư cho lĩnh vực văn hóa ở Phú Thọ thời kỳ 2013-
2020 (theo giá 2010) Bảng 4.2: Dự báo phân bổ đầu tư của khu vực văn hóa giai đoạn 2013-2020 Bảng 4.3: Dự báo hiệu quả đầu tư phát triển văn hóa ở tỉnh Phú Thọ
Trang 8Biểu đồ 3.1: Di tích phân loại theo loại hình
Biểu đồ 3.2: Số lượng di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnhBiểu đồ 3.3: Cơ cấu cán bộ phân theo trình độ đào tạo
Trang 9Sơ đồ 1.2: Cấu trúc văn hóa xét về bình diện triết học
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tổng quát về các hình thái đầu tư
Sơ đồ 2.1: Sự vận động của nguồn vốn đầu tư phát triển văn hóa
Sơ đồ 2.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển văn hóa
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch Phú Thọ
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử đấu tranh dựng nước vàgiữ nước để bảo vệ toàn vẹn biên cương lãnh thổ cũng như nền văn hóa củadân tộc Việt Ngày nay, trên con đường xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xãhội trong bối cảnh toàn cầu hóa thì việc bảo vệ và phát huy những giá trị bảnsắc của nền văn hóa truyền thống, văn hóa tinh thần là một vấn đề cấp bách vàcần thiết đặt ra cho lãnh đạo Đảng và Nhà nước Nhiệm vụ phát triển văn hóa
đã được xác định trong Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 là “Tạo
bước phát triển mạnh mẽ về văn hóa - xã hội Tăng đầu tư của nhà nước, đồng thời đẩy mạnh huy động các nguồn lực của xã hội để phát triển văn hóa, xã hội”, “phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, vừa phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc, vừa tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xử lý tốt mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa để văn hóa thực sự
là nền tảng tinh thần của xã hội, là một động lực phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế Tập trung xây dựng đời sống, lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh, coi trọng văn hóa trong lãnh đạo, đạo lý, văn hóa trong kinh doanh và văn hóa trong ứng xử Chú trọng xây dựng nhân cách con người Việt Nam về lý tưởng, trí tuệ, đạo đức, lối sống, thể chất, lòng tự tôn dân tộc, trách nhiệm xã hội, ý thức chấp hành pháp luật, nhất là trong thế hệ trẻ Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc Thực hiện tốt bình đẳng giới, sự tiến bộ của phụ nữ, chăm sóc, giáo dục và bảo vệ quyền trẻ em Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân theo quy định của pháp luật Khuyến khích tự do sáng tạo trong hoạt động văn hóa, văn học nghệ thuật để tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao, có sức lan tỏa lớn, xứng đáng với tầm vóc của dân tộc Xây dựng và
Trang 11nâng cấp đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao Coi trọng bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc Nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân” [39]
Quán triệt sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, các cơ quan lãnh đạo củatỉnh Phú Thọ cũng đã có chủ trương phát triển và phát huy các giá trị văn hóacủa tỉnh Điều này thể hiện rõ trong Nghị quyết của Tỉnh ủy, đề án Quy hoạchphát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phêduyệt Tuy nhiên thực tiễn cho thấy phát triển văn hóa và đầu tư phát triển vănhóa ở nước ta nói chung và ở tỉnh Phú Thọ nói riêng đang gặp nhiều khó khăn
và thành tựu thu được trong lĩnh vực phát triển văn hóa còn rất hạn chế Thực
tế đã chỉ ra rằng, văn hóa không chỉ là nền tảng tinh thần của công cuộc pháttriển đất nước mà còn thực sự là yếu tố vật chất cho quá trình phát triển kinh
tế và tăng trưởng kinh tế đối với một quốc gia cũng như đối với một tỉnh ởViệt Nam Song thực tiễn cũng cho thấy, còn nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn
về đầu tư phát triển nói chung và đầu tư phát triển văn hóa nói riêng chưađược làm rõ Việc đầu tư phát triển văn hóa đang gặp nhiều lúng túng, nhất là
ở cấp địa phương
Tỉnh Phú Thọ được biết đến như vùng đất cội nguồn dân tộc Việt Nam,nơi Hùng Vương dựng nước, có nền văn hoá Phùng Nguyên, Sơn Vi, GòMun, Đồng Đậu nổi tiếng và văn hoá Fonclo phát triển rực rỡ Trải qua hàngnghìn năm lịch sử, mảnh đất này là một nơi dày đặc di tích lịch sử văn hóatruyền thống dân tộc đặc biệt là các di tích gắn với thời đại Hùng Vương.Trong xu thế phát triển hiện nay, việc quan tâm đầu tư phát triển văn hóa trênđịa bàn tỉnh là một yêu cầu cấp thiết nhất là khi hai di sản “Hát Xoan PhúThọ” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” được Tổ chức khoahọc, văn hoá, giáo dục thế giới (United Nations Educational Scientific andCultural Organization - UNESCO) công nhận là di sản văn hóa thế giới
Trang 12Trong quá trình hình thành và phát triển của tỉnh Phú Thọ, sự nghiệpvăn hoá đã trở thành một bộ phận không thể tách rời của tỉnh, văn hóa trởthành bộ phận quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và làm cho nơiđây trở thành mảnh đất tâm linh có kinh tế phát triển thịnh vượng của ViệtNam Phú Thọ là một trong những tỉnh có tiềm năng lớn về di sản văn hóa vàphát triển du lịch nhưng những năm vừa qua việc phát triển văn hóa, đầu tưphát triển văn hóa gắn với phát triển du lịch góp phần gia tăng kinh tế và cảithiện đời sống nhân dân chưa được nhiều, thậm chí có thể nói còn ít so tiềmnăng Do đó, việc đầu tư phát triển văn hóa và gắn phát triển văn hóa với pháttriển du lịch để thực hiện thành công định hướng làm giàu cho tỉnh Phú Thọđang là vấn đề cấp bách Muốn phát triển văn hóa đúng và đầu tư phát triểnvăn hóa có hiệu quả đòi hỏi phải có những công trình nghiên cứu khoa họcnghiêm túc và hữu ích.
Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào về vấn đềđầu tư phát triển văn hóa ở tỉnh Phú Thọ với tư cách như một đề tài khoa họchay một luận án tiến sĩ Nhiều ý kiến cho rằng, việc phát triển văn hóa cũngnhư việc phát huy giá trị văn hóa để phát triển kinh tế của tỉnh Phú Thọ cònrất hạn chế, bộc lộ nhiều điểm chưa hợp lý Muốn phát triển kinh tế, xã hộicủa tỉnh Phú Thọ phải đi liền với phát triển văn hóa, phát huy các giá trị vănhóa để hưng thịnh kinh tế của tỉnh Phú Thọ Tuy nhiên, hiện nay cơ sở vậtchất của ngành văn hóa Phú Thọ chưa tương xứng với tầm vóc, vị trí của tỉnh
Vì vậy, làm sao đầu tư cho ngành văn hóa một cách hiệu quả nhằm thúc đẩyvăn hóa của tỉnh phát triển nhanh, bền vững đang là một bài toán đặt ra chocác cấp lãnh đạo của tỉnh nói chung và của cơ quan nhà nước trực tiếp quản lýlĩnh vực văn hóa nói riêng
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, tác giả đã lựa chọn vấn đề “Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển văn hóa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” làm đề tài
luận án tiến sĩ của mình
Trang 132 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ hơn những vấn đề lý luận chủ yếu tạo cơ sở để nghiên cứu đầu
tư phát triển văn hóa trên địa bàn một tỉnh ở Việt Nam, trong đó đặc biệt làquan niệm mới về hiệu quả đầu tư phát triển văn hóa, các yếu tố ảnh hưởngtới hiệu quả đầu tư phát triển văn hóa và đề xuất bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu quảđầu tư phát triển văn hóa;
- Làm rõ thực trạng đầu tư phát triển văn hóa, hiệu quả đầu tư phát triểnvăn hoá ở Phú Thọ; xác định mặt được, mặt chưa được, nguyên nhân củanhững yếu kém đối với việc đầu tư phát triển văn hóa trên địa bàn tỉnh PhúThọ trong những năm qua;
- Đề xuất định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triểnvăn hóa ở tỉnh Phú Thọ trong thời gian sắp tới
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là hiệu quả đầu tư phát triển văn hóa trên quanđiểm đổi mới và có tính tới quan hệ với đầu tư phát triển chung ở tỉnh Phú Thọ
- Các hoạt động trực tiếp và gián tiếp liên quan tới phát triển văn hóatrên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Trang 144 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp luận nghiên cứu
Việc nghiên cứu đầu tư phát triển văn hóa ở luận án này được soi sáng từtri thức của các lý thuyết hệ thống, lý thuyết điều khiển, lý thuyết quản lý cũngnhư nguyên lý duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Luận án quan niệm đầu
tư phát triển văn hóa là một hệ thống các hoạt động, tồn tại một cách kháchquan, chúng được thực thi tùy thuộc các điều kiện phát triển của từng giai đoạnphát triển kinh tế - xã hội, chúng được quản lý, được điều khiển, phát triển từthấp đến cao, có quan hệ mật thiết với các hoạt động kinh tế - xã hội trong địabàn nghiên cứu Việc nghiên cứu đầu tư phát triển văn hóa không thể là hiệntượng tự thân, nó được nghiên cứu trong tổng thể đầu tư phát triển trong địabàn Hiệu quả đầu tư phát triển văn hóa là bộ phận của hiệu quả đầu tư chungtrên địa bàn nghiên cứu tỉnh Phú Thọ Hoạt động đầu tư phát triển văn hóa làtoàn bộ công việc, nó bắt đầu tư ban hành chủ trương, đường lối đầu tư pháttriển văn hóa đến việc kế hoạch hóa việc đầu tư ấy và tổ chức thực hiện việcđầu tư phát triển văn hóa với quyết tâm cao Đầu tư phát triển văn hóa liênquan đến rất nhiều người, từ người ra quyết định chủ trương đến nhà đầu tưcũng như đến những người hưởng lợi, những lĩnh vực liên quan và nhữngngười dân trực tiếp tham gia vào các hoạt động văn hóa
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận án đã sử dụng tổng hợp các phương pháp sau:
4.2.1 Phương pháp phân tích hệ thống
Được sử dụng để phân tích các yếu tố tác động đến đầu tư phát triển vănhóa, hệ thống các hoạt động thuộc về đầu tư phát triển văn hóa, xem xét mốiquan hệ giữa đầu tư phát triển văn hóa với các hoạt động đầu tư phát triển côngnghiệp, nông, lâm nghiệp cũng như đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và đầu tưphát triển nhân lực trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Trang 154.2.2 Phương pháp phân tích thống kê
Phương pháp này được sử dụng để phân tích hiện trạng phát triển vănhóa, đầu tư phát triển văn hóa trong mối quan hệ với hiện trạng phát triển kinh
tế của tỉnh Đồng thời, được sử dụng bổ sung để liệt kê và đánh giá chính sáchđầu tư phát triển văn hóa trong những năm qua ở tỉnh Phú Thọ
4.2.3 Phương pháp dự báo
Phương pháp này được sử dụng để dự báo nhu cầu đầu tư phát triển vănhóa, dự báo các kết quả và hiệu quả của việc đầu tư phát triển văn hóa Đồngthời, để dự báo các điều kiện để đảm bảo việc đầu tư phát triển có hiệu quả,trong đó có việc lượng định có tính định hướng về đầu tư phát triển văn hóacũng như những việc sẽ phải làm của chính quyền tỉnh Phú Thọ
4.2.4 Phương pháp so sánh
Được sử dụng để so sánh các vấn đề nghiên cứu giữa các năm, các giaiđoạn cũng như so sánh với các đối tượng nghiên cứu khác, từ đó mà có nhậnthức chính xác về đối tượng nghiên cứu Chẳng hạn so sánh hiệu quả đầu tưphát triển văn hóa với phát triển các lĩnh vực khác hay so sánh hiệu quả đầu
tư phát triển văn hóa qua các năm
4.2.5 Phương pháp chuyên gia (hay phương pháp sử dụng chuyên gia)
Được sử dụng để lấy thêm thông tin trong quá trình nghiên cứu luận áncũng như để thẩm định các nhận xét, các đề xuất của tác giả trong luận án.Trong quá trình triển khai nghiên cứu tác giả trực tiếp trao đổi với các nhàkhoa học, các nhà quản lý để có thêm thông tin phục vụ việc nghiên cứu củamình và trao đổi với các chuyên gia để thăm dò ý kiến của họ để khẳng địnhnhững đề xuất của mình
Trang 164.2.6 Phương pháp sơ đồ, biểu bảng, đồ thị
Tác giả sử dụng để minh họa ý tưởng, hay chứng minh cho những nhậnđịnh trong quá trình phân tích và viết báo cáo luận án
5 Nguồn tư liệu, số liệu được sử dụng trong đề tài
Để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu luận án, tác giả sử dụng các nguồntài liệu và số liệu chính sau đây:
5.1 Về tài liệu
- Các tài liệu giáo trình của các trường đại học của Việt Nam
- Các ấn phẩm khoa học của nước ngoài
- Các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học của Việt Nam
- Các báo cáo quy hoạch, kế hoạch của các cơ quan của tỉnh Phú Thọ
và của các cơ quan Trung ương
- Luận văn tiến sĩ, thạc sĩ của các tác giả trong nước nghiên cứu về vănhóa, đầu tư phát triển nói chung và đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Phú Thọnói riêng
- Tham khảo tư liệu từ các trang thông tin điện tử (các trang website)
5.2 Nguồn số liệu
- Các số liệu thống kê của các cơ quan thuộc tỉnh Phú Thọ, của các tỉnhxung quanh và của cả nước
- Kết quả nghiên cứu của các đề án, dự án có liên quan đã được công bố
6 Những đóng góp mới của luận án
- Về lý luận: Luận án làm rõ thêm quan niệm về đầu tư phát triển văn
hóa một cách đầy đủ, toàn diện và có tính hệ thống; các yếu tố ảnh hưởng tớihiệu quả đầu tư phát triển văn hóa; đề xuất bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu
Trang 17tư phát triển văn hóa để vận dụng vào việc nghiên cứu đầu tư phát triển vănhóa ở tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh đổi mới
- Về thực tiễn: Vận dụng những vấn đề lý luận đã đề xuất, tác giả tiến
hành đánh giá thực trạng đầu tư phát triển văn hóa của tỉnh Phú Thọ trongnhững năm qua, từ đó kiến nghị có căn cứ khoa học định hướng đầu tư pháttriển văn hóa và những giải pháp để nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển vănhóa ở tỉnh Phú Thọ trong những năm tiếp theo Ngoài ra, luận án còn có thể
sử dụng làm tài liệu tham khảo bổ ích cho các cơ sở đào tạo và cơ quannghiên cứu khoa học ở Việt Nam
7 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận án được trình bày thành 4 chương:Chương I: Tổng quan về văn hóa và đầu tư phát triển
Chương II: Những vấn đề lý luận về đầu tư phát triển văn hóa và hiệuquả đầu tư phát triển văn hoá
Chương III: Hiện trạng hiệu quả đầu tư phát triển văn hóa tỉnh Phú ThọChương IV: Giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển vănhóa tỉnh Phú Thọ
Trang 18CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ VĂN HOÂ VĂ ĐẦU TƯ PHÂT TRIỂN
1.1 Tổng quan về văn hóa
1.1.1 Khâi niệm về văn hóa
Từ “văn hóa” có thể được hiểu theo nhiều bình diện khâc nhau, bởi bảnthđn nó mang một nội hăm rộng lớn lă sự sâng tạo của con người từ câi nhỏnhất đến câi lớn nhất trín mọi lĩnh vực sinh tồn
Từ ngăn xưa, ở phương Tđy cũng như ở phương Đông, người ta đê đềcập, thậm chí tranh cêi nhiều về vai trò của văn hóa Ở Trung Hoa, Khổng Tử,nhă triết học - luđn lý ở thời Xuđn Thu (thế kỷ VI TCN) nói đến “văn” mă saunăy môn đệ của ông lă Tuđn Tử (khoảng thế kỳ III) giải thích “văn” lă câi
“ngụy” (câi do người lăm nín, không tự nhiín mă có) Tuđn Tử có một thuyếtthường được biết đến lă “tính người lă âc; thiện lă do người lăm ra” Theo ông
“Tính lă tăi chất còn nguyín; ngụy lă văn lễ hay tốt Không tính thì không có
gì để lăm thím Không lăm thím, thì tính không thể tự thănh tốt” [36]
Ở phương Tđy, sự phât triển của quan niệm về văn hóa cũng khâ sớm.Văo thế kỷ III, nhóm tri thức tập hợp xung quanh gia đình Scipion, một giađình qúy tộc nổi tiếng ở La Mê, đê dùng từ “cultura” như lă đồng nghĩa của
“văn chương” hoặc đồng nghĩa của “nhđn văn” Mă cultura vă cultus thì đượcngười La Mê dùng để chỉ việc gieo trồng; gieo trồng ruộng đất thì lăagricultura hoặc cultus Như thế nín Ciceron, nhă biện thuyết hùng hồn văobậc nhất của La Mê cổ đại, định nghĩa triết học lă sự “gieo trồng tinh thần” vẵng khẳng định triết học trước hết nhằm văo việc giâo dục con người trongphụng thờ câc vị thần
Trang 19Sau này văn chương tôn giáo thời Trung Cổ dùng từ “gieo trồng” thaycho “sự thờ phượng”, với ý nghĩa là gieo trồng Thượng đế (đạo lý) vào linh hồnmình Nhà nhân bản và cũng là nhà văn xuôi đầu tiên lớn nhất của Ý làBoccaccio (1313 - 1375) viết:
“Cõi tự nhiên nơi người sống
Dù hiện ra đẹp lắm
Sự gieo trồng vẫn tô điểm thêm”
Ý nghĩa của từ Cultura được mở mang như thế mãi đến thế kỷ XVI XVII Nhà triết học duy vật Anh Francis Bancon (1561 - 1626) hiểu sự “gieotrồng các linh hồn” (cultura animi) của thời cổ điển là sự “tiến bộ và nảy nở trithức”; còn Thomas Hobbes (1588 - 1679), bạn của F Bacon và cũng là người
-kế thừa và hoàn thiện triết học duy vật của F Bacon, thì nói “lao động dành chođất gọi là sự gieo trồng và sự dạy dỗ trẻ em gọi là sự gieo trồng tinh thần”
Trên cơ sở những diễn giải như trên về “cultura”, sự đối lập giữa tựnhiên, kể cả cái tự nhiên trong con người với cái “gieo trồng”, hoặc so sánhthuật ngữ trên với chữ “ngụy” của Tuân Tử, bộc lộ rõ rệt dần và làm nền choVoltaire (1694 - 1778) nhà văn và nhà tư tưởng xuất sắc của phong trào Khaisáng ở Pháp, cũng như Johan von Herder (1774 - 1803) nhà triết học và sử
học Khai sáng Đức, đã xác lập nguyên lý của văn hóa Herder nói “Người,
trên dòng lịch sử của mình, xuất phát tự nhiên, tiến bước tự do trên con đường của văn hóa” Mà văn hóa thì là một hệ thống những kiến thức và
những phẩm chất đạo đức sâu sắc đối lập với cách thô bạo và nông cạn củanhững người buông mình cho tự nhiên thống trị Ở Anh, nhà thơ, nhà phê
bình Martheu Arnold trong cuốn Văn hóa và tình trạng hỗn loạn cho rằng văn
hóa như một sự đi tìm cái hoàn thiện toàn phần của con người bằng cách hiểubiết cái đã được nghĩ và đã được nói tốt đẹp nhất ở đời và bằng sự phát triểnđược tiến hành như thế ở mọi phương diện của loài người
Trang 20Đến thời hiện đại, ý nghĩa của từ văn hóa vẫn còn giữ nguyên giá trịđược đặt ra từ thủa ban đầu Nhà triết học và sư phạm Mỹ John Dewey (1859
- 1952) nhận thức văn hóa là kết quả của tương tác giữa con người với môitrường của nó (bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội) Các nhàtriết hiện sinh thì nhấn mạnh khả năng sáng tạo của văn hóa là vượt lên trênnhững quy định tự nhiên
Tuy nhiên, văn hóa chỉ trở thành đối tượng khoa học vào thế kỷ XIX.Người đầu tiên khảo cứu văn hóa với tư cách một đối tượng khoa học làEdward Burnett Tylor, nhà nhân học nổi tiếng người Anh (1832 – 1917) với
cuốn Primitive Culture (Văn hóa nguyên thủy) xuất bản năm 1871 ở Luân Đôn,
trong đó ông xác định dân tộc học là sự khảo cứu về “văn hóa hoặc văn minh”,
và ông miêu tả “văn hóa hoặc văn minh” như sau:
“Một toàn thể phức hợp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, luân
lý, luật pháp, phong tục và tất thảy những năng lực khác và những tập quán khác mà con người hoạch định với tư cách là thành viên của xã hội”[54]
Miêu tả trên đây có thể coi như một định nghĩa “văn hóa” theo cách dântộc chí và nó đã được các nhà nghiên cứu văn hóa của nhiều thế hệ lấy làm điểmxuất phát để tán thành, thêm bớt hoặc không tán thành Có thể xem đó là địnhnghĩa đầu tiên về văn hóa, mặc dầu người ta nhận thấy: một là E.B.Tylor đãđồng nhất văn hóa với văn minh, thứ nữa là đường biên của văn hóa có phầnchưa chính xác lắm khiến người ta có thể cho rằng tất thảy những gì được biểuthị trong đời sống một dân tộc đều là văn hóa Tuy nhiên đó chỉ là những nhậnxét khá lâu về sau, khi khoa học về văn hóa phát triển, nhưng định nghĩa vănhóa của E.B.Tylor vẫn được xem là cổ điển
Từ thế kỷ XX khái niệm về văn hóa có một số thay đổi về cách tiếp cận
và quan điểm nhìn nhận cũng như đánh giá về vai trò của văn hóa Nhà
Trang 21nghiên cứu văn hóa người Pháp F Boa cho rằng” văn hóa được quy định ở
khung giải thích riêng chứ không hoàn toàn có nguồn gốc từ “trí lực” Vì vậy
sự khác nhau về văn hóa của từng tộc người hay quốc gia không phải sự khác
nhau về “trí lực” và văn hóa cũng không được đưa ra xét ở mức độ cao, thấp
mà phải xét ở góc độ khác biệt Chính sự khác biệt này là bản sắc văn hóa củamỗi quốc gia, mỗi tộc người
Từ văn hóa ở Việt Nam xuất hiện muộn hơn: Từ khoảng đầu thế kỷ
XX Còn trước đây chỉ sử dụng từ “văn hiến” từ này cũng tương ứng với từ
văn hóa Văn hóa theo cách hiểu của người Việt đó là:
Ví dụ: Các công cụ bằng đá thời tiền sử Người Việt cổ tạo tác để sử
dụng vào hoạt động kiếm sống để tồn tại đó là giá trị kinh tế - hay còn gọi làgiá trị ích dụng Song bên cạnh đó, có những công cụ bằng đá còn chứngminh cho cách tạo tác và sử dụng công cụ của con người ở thời đại đồ đá tức
là công cụ lao động của con người thời tiền sử ở Việt Nam…khi đó nhữngcông cụ này lại mang giá trị văn hoá
Từ ví dụ trên khẳng định rằng văn hóa không phải là một vật và một vậtbản thân nó đều chứa đựng hai giá trị:
+ Giá trị đích thực - giá trị đích thực là kinh tế - hay còn gọi là giá trịích dụng
+ Giá trị biểu tượng - giá trị biểu tượng là văn hóa
Nhưng xung quanh ta, tạo hóa cũng ban tặng con người nhiều giá trịthiên nhiên (danh lam thắng cảnh) khi con người khai thác đặt cho nó nhữnggiá trị mang tính xã hội thì nó trở thành những giá trị văn hóa như vịnh Hạ
Trang 22Long, Phong Nha Kẻ Bàng.
Văn hóa được đề cập đến trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu như: dân tộchọc, nhân học, văn hóa học, xã hội học… và trong mỗi lĩnh vực nghiên cứucác nhà nghiên cứu đều đưa ra những định nghĩa về văn hóa khác nhau:
+ Quan điểm các nhà xã hội học: Văn hóa là hình thế chung những ứng
xử đã học được và những kết quả của chúng với các yếu tố được thừa nhậnđược di truyền bởi các thành viên của một xã hội nhất định
+ Quan điểm của các nhà nghiên cứu tâm lý - xã hội học: văn hóa làtoàn thể những kiến thức và tư tưởng cho phép các cá nhân trong một xã hội
ý thức được tình trạng của họ và cung cấp cho họ những phương tiện cải tạotình trạng
+ Khi bàn về văn hóa và nghiên cứu nền văn hóa dân tộc, Trường
Chinh viết trong cuốn “Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam”: Văn hóa là
một vấn đề rất lớn bao gồm cả văn học nghệ thuật, khoa học, triết học, phongtục, tôn giáo…Có người cho văn hóa với văn minh là một Nhưng trong lịch
sử có nhiều dân tộc chưa có văn minh song đã có văn hóa Văn hóa súc tích,phát triển tới mức nào đó mới thành văn minh [47]
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh khi bàn về văn hóa đã nói: Vì lẽ sinh tồn cũngnhư mục đích cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ,chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, nhữngcông cụ sinh hoạt hàng ngày về ăn mặc, ở và các phương thức sử dụng Toàn
bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp củamọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người sản sinh
ra nhằm thích ứng với yêu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn
+ Theo quan điểm nhà Nhân loại học người Anh - Edward Burnett
Trang 23Tylor (1832 - 1917) thì văn hoá được định nghĩa theo những gì mà nó bao
hàm: “Văn hoá hay văn minh hiểu theo nghĩa rộng trong dân tộc học là một
tổng thể phức hợp gồm kiến trúc, đức tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và bất cứ những khả năng, tập quán nào mà con người thu nhận được với tư cách là một thành viên của xã hội.
+ William Isaac Thomas (1863 - 1947) cho rằng văn hoá là các giá trị
vật chất và xã hội của bất kỳ nhóm người nào (các thiết chế, tập tục, phản
ứng cư xử,…).
+ William Graham Sumner (1840 - 1910) định nghĩa về tâm lý họcnhấn mạnh vào quá trình thích nghi với môi trường, quá trình học hỏi, hình
thành thói quen, lối ứng xử của con người: “Tổng thể những thích nghi của
con người với các điều kiện sinh sống của họ chính là văn hoá hay văn minh…Những sự thích nghi này được đảm bảo bằng con đường kết hợp với những thủ thuật như biến đổi, chọn lọc và truyền đạt bằng kế thừa”.
Năm 2002, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp
quốc (UNESCO) đã đưa ra định nghĩa về văn hoá như sau: “Văn hoá nên
được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và
nó chứa đựng, ngoài văn học hay nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin” [19].
PGS.TS Trần Ngọc Thêm đã đưa ra định nghĩa văn hóa dựa trên cơ sở
4 đặc trưng cơ bản của văn hóa (tính hệ thống, tính giá trị, tính nhân sinh, tính
lịch sử) như sau: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh
thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” [41]
Trang 24Khái niệm đó được khái quát bằng hệ thống sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Xác định khái niệm "văn hóa" [41]
Tóm lại, tác giả đồng tình với nhiều nhà nghiên cứu và cho rằng “Văn
hóa là toàn bộ những giá trị vật chất cũng như tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình hoạt động sống của mình và là một tập hợp các hệ thống biểu trưng qui định thế ứng xử của con người và làm cho số đông có thể giao tiếp với nhau, liên kết họ thành một cộng đồng riêng biệt”.
Như vậy, văn hoá bao gồm cả cái cụ thể lẫn cái trừu tượng, cả giá trịvật chất và giá trị tinh thần được kết tinh trong lịch sử cũng như những giá trịmới được hình thành; từ những tri thức khoa học về tự nhiên, xã hội và tư duyđến những thói quen, khả năng, hoạt động bình thường của con người trongcuộc sống hàng ngày Nghiên cứu này xem xét văn hoá theo 4 khía cạnh (1)Lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật; (2) Các giá trị truyền thống; (3) Di sản văn hoá
và (4) Thiết chế văn hoá
Trang 25Như vậy, nền văn hoá của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc luôn chứa đựngnhững biểu tượng, những giá trị, tiêu chuẩn đã được kế thừa qua nhiều thế hệ.Những nét riêng đó là đặc trưng văn hoá truyền thống của mỗi cộng đồng.Ngày nay, văn hoá là yếu tố không thể thiếu trong hội nhập quốc tế, là yếu tốcần gìn giữ, là yếu tố để giao lưu, cũng là yếu tố chính quan trọng thu hút bạn
bè trên thế giới đến và cảm nhận về một đất nước, một dân tộc, chính là cảmnhận về một nền văn hoá
1.1.2 Bản chất của văn hóa
Bản chất của văn hóa là hoạt động nhằm sáng tạo ra các sản phẩm vănhóa hữu thể và vô thể, văn hóa là một tổng thể của rất nhiều hoạt động, cáchoạt động ấy hướng đến cái chân, cái thiện, cái mỹ Bởi vậy, văn hóa khôngchỉ nằm ngoài kinh tế và chính trị, nhưng chính nó lại có đời sống riêng củamình, cũng như quy luật hoạt động riêng Mục tiêu cao cả nhất của hoạt độngvăn hóa là vì con người, vì sự phát triển và hoàn thiện con người
Văn hóa thường được chia thành văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể
- Văn hóa vật thể: là toàn bộ những giá trị sáng tạo của con người đượcthể hiện trong các của cải vật chất do xã hội tạo ra, kể từ các tư liệu sản xuấtcho đến các tư liệu tiêu dùng của xã hội
Trong các giai đoạn phát triển khác nhau của sự phát triển xã hội thì sảnphẩm do xã hội tạo ra cũng khác nhau, đó chính là sự phản ánh các giai đoạnphát triển khác nhau của văn hóa
- Văn hóa phi vật thể: là toàn bộ những giá trị của đời sống tinh thầnbao gồm khoa học và mức độ áp dụng những thành tựu khoa học vào sản xuất
và sinh hoạt, trình độ học vấn, tình trạng giáo dục, y tế, nghệ thuật, chuẩnmực đạo đức trong hành vi của các thành viên xã hội, trình độ phát triển nhucầu của con người Văn hóa tinh thần còn bao gồm cả những phong tục, tậpquán, những phương thức giao tiếp và ngôn ngữ
Trang 26Ngày nay nền văn hóa nhân loại với tất cả tầm vóc của nó gợi cho conngười điều tự hào cao cả và tinh thần trách nhiệm, bên cạnh đó con ngườikhông thể không lo lắng và thậm chí cả sợ hãi trước vô số những vấn đề củathế giới hiện đại.
1.1.3 Cấu trúc của văn hóa
Cấu trúc văn hóa là hệ thống các yếu tố cấu thành văn hóa và các mốiliên hệ giữa chúng với nhau, nhưng những mối liên hệ này phụ thuộc vào cácquan niệm nền văn hóa của mỗi quốc gia, mỗi giai đoạn lịch sử hay một thể chếchính trị
Triết học xem xét cấu trúc văn hóa và mối liên hệ của văn hóa ở mức
độ rộng nhất Nó mang tính bao trùm lên mọi vấn đề về mối quan hệ của conngười
Các nhà sinh thái học xem xét mối liên hệ của văn hóa và cấu trúc củavăn hóa trong mối liên hệ của con người Tức là những tác động của văn hóađến con người và sự phát triển của xã hội loài người và mối liên hệ giữa conngười với tự nhiên
Các nhà quản lý văn hóa xem xét văn hóa một cách khoa học nhất, đặcbiệt là khi nghiên cứu về cấu trúc của văn hóa và từ đó đề ra biện pháp, cácchính sách quản lý văn hóa Do vậy họ chia cấu trúc văn hóa thành hai cấu trúc:
+ Văn hóa cá nhân đó là toàn bộ những giá trị người đó tích góp được.+ Văn hoá là giá trị xã hội
Từ quan niệm trên đây ta thấy các quan niệm về cấu trúc của văn hóađược xem xét cụ thể dưới bình diện của các nhà nghiên cứu về văn hóa nhưsau:
* Cấu trúc văn hóa xét về bình diện triết học.
Văn hóa được hiểu đó là những giá trị vật chất (văn hóa vật thể) và
Trang 27những giá trị tinh thần (văn hóa phi vật thể).
Trang 28Cách hiểu trên được biểu diễn theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.2 Cấu trúc văn hóa xét về bình diện triết học
(Nguồn: Internet)
- Khi nghiên cứu về văn hóa vật thể: người ta xem xét các công cụ để
sản xuất ra vật chất, xem xét sự phân phối sản phẩm vật chất người ta làm ratrong quá trình lao động và sản phẩm đố được tiêu dùng như thế nào?
Ví dụ 1: Khi sản xuất ra lương thực (cây lúa) phải cần những công cụ
gì? yếu tố tự nhiên nào để tạo ra hạt lúa và khi thu hoạch phân phối những hạtlúa đó như thế nào? và được tiêu dùng như thế nào? dùng để nuôi sống conngười, con người phải ăn như thế nào?
Ví dụ 2: Khi xây dựng một ngôi chùa thì cần những công cụ gì để xây
dựng, xây dựng xong để làm gì? tức là các sản phẩm tạo ra (tức là các sảnphẩm văn hóa) ảnh hưởng đến chính đời sống của họ ra sao
Văn hóa tiêu dùng vật chất
Hệ thống các giá trị
Hệ thống các chuẩn mực
Chất lượng tiêu dùng
Phương thức tiêu dùng
Văn hóa
Trang 29- Khi nghiên cứu về văn hóa phi vật thể người ta xem xét hai vấn đề:
+ Hệ thống các giá trị
+ Hệ thống các chuẩn mực
Hệ thống các giá trị bao gồm cả những giá trị của cá nhân và giá trị của
xã hội Các chuẩn mực cũng là những chuẩn mực của cá nhân và chuẩn mực
mà cả xã hội thừa nhận
* Cấu trúc văn hóa xét từ bình diện sinh thái học
Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên gồm hai yếu tố:
+ Thích ứng với môi trường tự nhiên
+ Cải tạo - sử dụng môi trường tự nhiên
Thích ứng với môi trường tự nhiên: ở đây muốn nói đến quan hệ giữacon người với tự nhiên Con người thích nghi với tự nhiên và phát triển xã hộiloài người - phát triển văn hóa - cải tạo trinh phục môi trường tự nhiên Conngười biết sử dụng những gì của tự nhiên để phục vụ cho cuộc sống tồn tại vàphát triển Trong tiến trình phát triển xã hội loài người vượt qua hai chặngđường: thích nghi với môi trường tự nhiên; cải tạo và làm biến đổi tự nhiên làquy luật bất biến Do vậy, không nên bắt tự nhiên khiên cưỡng theo quy luậtcủa xã hội loài người Tức là không nên lạm dụng quá khả năng của mìnhtrong lĩnh vực chinh phục cải tạo tự nhiên dưới góc độ văn hóa học Khi xétvăn hóa trong quan hệ - liên hệ giữa văn hóa với con người và giữa con ngườivới văn hóa để phát triển phải chấp nhận những yếu tố xã hội vốn có và cảnhững điều kiện tự nhiên đã có
*Cấu trúc văn hóa xét từ bình diện của các nhà nghiên cứu văn hóa
và quản lý văn hóa.
Cấu trúc văn hóa bao gồm:
+ Văn hóa cá nhân, bao gồm toàn bộ những giá trị mà con người đó tíchcóp được trong quá trình hoạt động sống của mình được xã hội thừa nhận
Trang 30+ Văn hóa xã hội là hệ giá trị xã hội mà cộng đồng ấy thừa nhận và tựnguyện chấp hành.
Từ cấu trúc trên ta thấy văn hóa là toàn bộ hiểu biết của con người tíchlũy được trong quá trình lao động thực tiễn xã hội, toàn bộ hiểu biết ấy đượcđúc kết thành hệ giá trị chuẩn mực xã hội Văn hóa được biểu thị qua vốn disản văn hóa và hệ ứng xử văn hóa (lối sống) của xã hội
Hệ giá trị và chuẩn mực xã hội là yếu tố cốt lõi làm nên bản sắc văn
hóa của một cộng đồng xã hội Văn hóa có khả năng chi phối và điều tiết hoạtđộng của các thành viên trong cộng đồng xã hội
Để nhận diện văn hóa từ cấu trúc văn hóa trên chúng ta hãy tìm hiểu vềthuật ngữ giá trị, giá trị xã hội và chuẩn mực xã hội
Trước hết ta tìm hiểu về thuật ngữ giá trị được sử dụng trong nhiều họcthuật như: Toán học, kinh tế học, ngôn ngữ học Ở những lĩnh vực này thuậtngữ giá trị được hiểu khác với trong lĩnh vực triết học, đạo đức, mỹ học, xã hộihọc, văn hóa học giống như tính đa nghĩa của từ văn hóa Thuật ngữ giá trị từxưa đến nay đã không ít các nhà nghiên cứu đã đưa ra định nghĩa về giá trị:
Nhà triết học Đức E Căng (1724 – 1804) cho rằng vật nào có thể đem
trao đổi được đều có một giá trị, duy có một số vật không có gì thay thế đượcthì có một giá trị
Ví dụ: Chiếc đồng hồ có một giá, còn tình bạn, tình yêu, lòng yêu nước,tinh thần hy sinh vì đại nghĩa, kiệt tác nghệ thuật, tín ngưỡng, thần linh… lànhững cái vô giá tức đó là những giá trị xã hội
Nhà nghiên cứu học người Pháp định nghĩa giá trị như sau: “ Giá trị là ý
tưởng hướng về cái mục đích hay các đối tượng của một cá thể hay được chia
sẻ trong một nhóm hoặc toàn bộ xã hội, được cá thể, nhóm, xã hội mong ước
và coi cái có ý nghĩa; Đó là những phẩm chất cơ bản cần phải có để duy trì lốisống, là các chuẩn mực tối cao có vai trò chỉ đạo mọi hoàn cảnh thực tiễn”
Trang 31Nhà nghiên cứu Clyele Klackhorn nhà nhân chủng học người Mỹ cho
rằng: “Người ta nhận thấy ở các giá trị những quan niệm thầm kín hoặc bộc
lộ những ao ước riêng của một cá nhận hay của một nhóm Những quan niệm
ấy chi phối sự lựa chọn trong các phương thức, phương tiện và mục đích khả thi của hành động”.
Để hiểu những giá trị phải gắn nó với nhu cầu Chính nhu cầu tạo nênđộng cơ hành động ở mỗi con người Nói cách khác đằng sau mỗi hành động
ẩn chứa một giá trị và đằng sau mỗi giá trị ẩn chứa một nhu cầu
Trong đời sống xã hội rất cần đến nhiều nhu cầu, trong đó có cái chính,cái phụ và cái phát sinh Tương ứng với nhiều nhu cầu cũng cần đến nhiềugiá trị vì thế mới gọi là hệ giá trị xã hội Trong hệ giá trị xã hội không phảimọi yếu tố đều ngang nhau, mà giữa chúng cũng phân ra cái chính, cái phụ,cái phát sinh Do đó bảng giá trị xã hội còn được gọi là thang giá trị xã hội
Giá trị chính tức là giá trị chủ đạo đóng vai trò như ngọn cờ tập hợpmọi người kết thành khối cộng đồng vững chắc, như chiếc hoa tiêu hướng dẫnkhối cộng đồng ấy thống nhất hành động theo mục tiêu đã được lựa chọn
Có rất nhiều cách phân chia các thang giá trị xã hội:
- Theo truyền thống Hy Lạp: ở Châu Âu nửa sau thế kỷ XIX người ta
quy giá trị vào ba phạm trù là : Chân - Thiện - Mỹ (đúng - tốt - đẹp).
- Theo truyền thống Trung Quốc quan điểm của Nho giáo: thang giá trị
được xếp theo tôn ti trật tự trong quan hệ xã hội Do vậy, Nho giáo suy tôn 4
chữ: Trung - Hiếu - Tiết - Nghĩa đó là xét theo trật tự xã hội Còn xếp theo nhu cầu về hạnh phúc gia đình thì có ngũ phúc: Phú - Quý - Thọ - Khang - Ninh
Đó là những giá trị phổ biến của khu vực văn hóa Nho giáo ở vùngĐông Nam Á
- Nhà giáo dục của Nhật Bản ông Makiguchi đã sáng lập: “Hội giáo
dục sáng tạo giá trị của Nhật” (hội này có 102 nước tham gia) đã lựa chọn
Trang 32các giá trị nhân cách cần xây dựng ở mỗi con người, làm thành hệ thống ba
giá trị và sắp xếp thang giá trị từ trên xuống là: Thiện Ích Mỹ (đạo đức
-lợi ích kinh tế - cái đẹp) Makiguchi nhận xét : Cuộc sống là sự mưu cầu hạnh
phúc của con người cho rằng: mục tiêu của giáo dục phải trùng hợp với mục tiêu của cuộc sống Theo ông, khi xem xét mục tiêu cuộc sống theo quan điểm kinh tế học người ta nhận thấy ngay cái “ hữu ích” phải được kiểm soát bởi cái lương thiện chứ không phải ngược lại Ngoài ra cái “mỹ” cũng là một giá trị, đóng góp vào hạnh phúc của con người, dựa vào tổ hợp nhu cầu phổ quát
và cáo thiết chế quan trọng trong đời sống xã hội
Do vậy, người ta phân chia các thang giá trị xã hội như sau:
1 Giá trị thuộc lĩnh vực tự nhiên: Bao giờ cũng xuất phát từ nhu cầusinh học, biểu hiện trên hai khía cạnh
- Sống lâu
- Nối dõi và phát triển nòi giống
Để đáp ứng được nhu cầu trên xã hội lập ra các thiết chế như: Vườn trẻ,Bệnh viện, viện dưỡng lão… nhưng quan trọng nhất là thiết chế gia đình Đây
là nền tảng để hình thành nên các thang giá trị
2 Giá trị thuộc lĩnh vực kinh tế: Xuất phát từ nhu cầu tồn tại vật chất củacon người, người Trung Hoa gọi là chữ (phú) Ứng với nhu cầu này là một hệthống các thiết chế kinh tế xuất hiện như các nhà máy, công ty, ngân hàng…
3 Giá trị thuộc lĩnh vực tri thức: Xuất phát từ nhu cầu tổng kết, truyềnkinh nghiệm cho đời sau, nhằm tái sản sinh ra tri thức mà nho giáo thường gọi
là Trí Để đáp ứng nhu cầu này xã hội phải lập ra một trật tự các thiết chếkhoa học, giáo dục như viện nghiên cứu, trường học mọi cấp
4 Giá trị thuộc lĩnh vực chính trị: Xuất phát từ nhu cầu bảo đảm antoàn xã hội bằng sức mạnh quyền lực Người Trung Quốc gọi là chữ Quý, đểđáp ứng nhu cầu này xã hội lập ra các thiết chế chính trị gồm hệ thống các cơ
Trang 33quan quyền lực Nhà nước.
5 Giá trị thuộc lĩnh vực thẩm mỹ: Xuất phát từ nhu cầu giải trí bằngsáng tạo nghệ thuật và bằng sáng tạo và cảm thụ cái đẹp trong thế giới kháchquan, giá trị này được biểu thị bằng chữ Mỹ (cái đẹp) Đáp ứng nhu cầu này,
xã hội thành lập các thiết chế văn hóa thẩm mỹ
6 Giá trị thuộc lĩnh vực Tín ngưỡng tôn giáo: Xuất phát từ nhu cầu cầu
an tinh thần, muốn khắc phục những rủi ro, ngẫu nhiên, thậm chí vượt qua “sựchết” bằng các giải pháp tâm lý như ước mơ, dự phòng về miền an lạc vĩnhhằng của thế giới phi trần tục Có thể đó là những giá trị tâm linh đáp ứngnhững nhu cầu trên, xã hội lập ra các tổ chức tín ngưỡng và thiết chế tôn giáo
Trên đây, là các hạng giá trị phổ biến chung cho mọi xã hội, thuộc mọithời đại Nếu đem bảng giá trị trên phân thành hai nhóm giá trị vật chất vàtinh thần thì cả hai giá trị đều thuộc nhóm thứ nhất Bốn giá trị sau thuộcnhóm thứ hai Tùy theo thời gian và không gian xã hội mà mỗi nền văn hóa cóthể chọn một giá trị nào đó làm định hướng
- Xét về nhận thức giá trị, lựa chọn giá trị ở mỗi giai đoạn phát triểncủa lịch sử đều khác nhau:
+ Xã hội nguyên thủy người ta chọn tín ngưỡng làm thang giá trị
+ Xã hội cổ trung đại người ta chọn đạo đức, tôn giáo và quyền lựcchính trị hoặc là sự kết hợp giữa hai lĩnh vực này
+ Xã hội cận hiện đại chọn kinh doanh trong kinh tế làm giá trị định hướng.Những giá trị mà văn hóa học đề cập là những giá trị xã hội do vậy nómang nguyên tắc nhất định đó là tính cộng đồng, chứ không mang tính cánhận hay nhóm
Khái niệm giá trị chính là sở thích của cộng đồng tạo ra trong một bối
cảnh xã hội nhất định và chính giá trị sẽ đóng vai trò điều tiết trong nội bộcộng đồng ấy Giá trị mặc dù nó không phải là lý tưởng của mỗi người nhưng
Trang 34nó mang tính cao cả, trừu tượng Do vậy, nó chỉ chi phối, điều tiết con ngườimột cách ngầm ẩn đối với mọi hoạt động cá nhân, hay cộng đồng.
Giá trị đóng vai trò giúp cho mỗi cá nhân hay cộng đồng dựa vào vị thế xãhội của mình mà xác định định hướng mọi hành động cho phù hợp với lý tưởng,nhưng giá trị lại không chỉ rõ mọi người phải hành động như thế nào trong mỗitình huống cụ thể Chính chuẩn mực xã hội sẽ đảm nhận chức năng đó
* Khái niệm về chuẩn mực xã hội: Là hệ thống những quy định cụ thể
về cách ứng xử của mọi người trong giao tiếp xã hội Chuẩn mực chính làhiện thực hóa của giá trị trong đời sống xã hội bằng cách đặt ra hệ thống quytắc hướng dẫn hành động cho mọi người
Ví dụ: Trong đời sống hiện đại, an toàn giao thông là một giá trị, cònluật đi đường là một hệ thống chuẩn mực hoặc như xã hội phong kiến (tưtưởng Nho giáo) thời xưa nêu lên 4 thang giá trị: Trung - Hiếu - Tiết - Nghĩa
+ Trung quân - trung thành với người đứng đầu - nhà vua
+ Hiếu phụ - Hiếu với cha
Cả hai giá trị này là cốt lõi của chế độ quân chủ
Để trung quân, người ta nêu lên các chuẩn mực sau, để người quân tửphải thực hiện: “Trung thành bất sự nhị quân”, tạm dịch là: người quân tửkhông thờ hai vua; “quân sử thần tử, thần bất tử bất trung”, tạm dịch là: vuabảo chết thì bầy tôi phải chết, bầy tôi không chịu chết là không trung thànhvới vua
Chữ Tiết là một giá trị dành cho nữ giới: trong xã hội phong kiến xưaquan niệm, người phụ nữ ở nhà nghe lời bố mẹ, đi lấy chồng theo chồng,chồng chết theo con trai (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử)
Chế độ phong kiến Trung Quốc, khi người chồng chết nếu vợ tuẫn tiết
theo chồng được phong là liệt nữ, còn ở vậy thờ chồng được phong Tiết hạnh
khả phong hay còn gọi là trinh liệt và thực hiện được giá trị này, xã hội nho
Trang 35giáo quân chủ đưa ra một chuẩn mực cho người phụ nữ buộc phải thực hiện
đó là: Tam tòng (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử) Tứ đức
(Công - dung - ngôn - hạnh) Nhưng thực tế nhiều khi giá trị và chuẩn mực lạihòa làm một khó tách bạch Chẳng hạn như trong tôn giáo: nghi lễ là một giátrị nhưng đồng thời nó cũng là một chuẩn mực hoặc trong xã hội hiện đại,người gương mẫu chấp hành pháp luật và hiến pháp được đánh giá là nhữngngười có nhân cách mà mọi người cần noi theo Xét cho cùng chuẩn mực xãhội thể hiện ở hai dạng:
+ Dạng thứ nhất là những chuẩn mực pháp lý được đảm bảo thực hiệnbằng hành lang quyền lực pháp lý của cơ quan quyền lực cao nhất là Nhà nước
+ Dạng thứ hai đó là những chuẩn mực ở dạng phong tục tập quán đượcthực hiện trong sự khích lệ và duy trì của áp lực dư luận xã hội
Trong đời sống xã hội mỗi hành xử của con người được xem như mộtlựa chọn, trong đó ẩn dấu một động cơ giá trị và mỗi sản phẩm văn hóa đượctạo ra đều chứa đựng một giá trị xã hội nào đó Mỗi xã hội sẽ tạo ra sản phẩmvăn hóa mang đặc trưng tiếng nói của xã hội mình Do vậy, có thể xem toàn
bộ những tác phẩm do hoạt động sáng tạo của con người trong quá khứ cũngnhư hiện tại làm ra sẽ trở thành nội dung tinh thần văn hóa đó ở dạng vật chấthay tinh thần nó sẽ đóng vai trò liên kết xã hội và định hướng cho xã hội, địnhhướng cho hoạt động của mỗi thành viên trong xã hội, cũng như trong cộngđồng Như nhà văn hóa học Macr-vê-Bơ thường nói: “văn hóa một cấu trúc có
bề sâu” Cuộc sống xã hội được phản chiếu trên bề mặt, dưới bề mặt đó vănhóa được phân chia theo các tầng khác nhau Thường tiềm ẩn vì vô thức ở độsâu này ta thấy có một sự sắp xếp của các quy tắc văn hóa điều chỉnh các mặtbên trên Macr - vê-Bơ nói đúng một nửa: “Văn hóa là một cấu trúc bề sâu”,đúng như vậy, nhưng bề sâu đó chính là từ vô thức đến hữu thức chứ khôngphải chỉ là cái “tiềm ẩn và vô thức”
Trang 361.2 Tổng quan về đầu tư phát triển
1.2.1 Vốn đầu tư và loại hình vốn đầu tư
Trong công trình nghiên cứu về đầu tư phát triển, PGS.TS Ngô DoãnVịnh [24] đã khẳng định vốn đầu tư là một dạng “vật chất” bí ẩn và luôn luôn
bị sức ép biến hóa ghê gớm và định nghĩa vốn đầu tư là khoản tiền (ở dạng
tiền mặt hoặc giấy tính chỉ thay cho tiền mặt) được sử dụng để thực thi một
hoặc một số hoạt động đầu tư vì mục đích phát triển Vốn đầu tư là thứ đượccon người tìm kiếm, lưu cất và sử dụng bằng đủ mọi cách để kiếm lời Nó docon người tạo ra và nó biến dạng, mất giá cũng do con người Khi chưa đượccon người sử dụng, nó tồn tại ở dạng tiềm năng, khi được con người sử dụng,
nó biến thành vốn đầu tư thực tế Chỉ khi trở thành vốn đầu tư thực tế, nó mớiphô bày giá trị, khi vận động trong quá trình thực hiện hoạt động đầu tư, nóchuyển hóa thành tài sản, hàng hóa và có thể tương tác làm méo mó đạo đức,triệt tiêu lương tâm của con người Có người nói rằng, vốn đầu tư có giá trịlâu dài và có ý nghĩa siêu mạnh Trong quá trình thực thi hoạt động đầu tư thìvốn đầu tư mới thay đổi về số lượng và tạo nên những giá trị lớn hơn Vì lợinhuận, có khi vốn đầu tư đang ở kênh này có thể chuyển qua kênh khác,chẳng hạn đang ở đên đầu tư gián tiếp chuyển sang đầu tư tạo tài sản vàngược lại; hoặc đang từ đầu tư kinh doanh hàng hóa chuyển qua đầu tư xâydựng nhà xưởng để phát triển sản xuất Vốn đầu tư tuy có tính linh hoạt caonhưng đều do con người sở hữu nó quyết định Muốn vốn đầu tư trở nên linhhoạt thì phải làm cho nó có chủ Khi nó vô chủ thì khó có thể được sử dụng cóhiệu quả và vì thế giá trị của nó giảm đi một cách mạnh mẽ
Hernando de Soto [73] trong cuốn “Bí ẩn của vốn” đã tuyên bố rằng,nói đến vốn đầu tư thì phải nói đến tiền và quyền sở hữu đối với tài sản hoặctiền; cũng như nói đến vốn đầu tư không thể không nói đến sự vốn hóa của tàisản Mức độ vốn hóa của tài sản thấp thường đi liền với trình độ phát triển
Trang 37thấp Không có sở hữu thì không có cái gì có thể trở thành vốn đầu tư pháttriển được Biến thể các chủ sở hữu đối với vốn luôn luôn là một trong cácmẹo chiếm dụng vốn trên thực tế để đầu tư phát triển Sự bí ẩn của vốn nằm ởchỗ khi người ta nghĩ về “tiết kiệm và đầu tư” Tức là sự bí ẩn không còn khingười ta ngừng suy nghĩ về tiền được tiết kiệm và đem đầu tư Tiền được tiếtkiệm từ đâu, bằng cách nào và làm sao để đưa nó vào đầu tư phát triển lànhững câu hỏi diễn ra trong óc của con người, vì thế nó bí ẩn là không thểchối cãi
Đứng ở góc độ xem xét các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất,người ta thường sử dụng cụm từ “vốn đầu tư phát triển”, lúc này thì vốn đầu
tư là một khoản vốn bằng tiền sẵn sàng để các nhà đầu tư tiến hành việc đầu
tư vì mục đích phát triển hoặc đã được các nhà đầu tư thực hiện công việc đầu
tư để hiện thực hóa mục tiêu phát triển Sau khi hoàn thành việc đầu tư, khoảnvốn ấy sẽ chuyển hóa thành tài sản hoặc hàng hóa Khi nói đến vốn đầu tưngười ta ám chỉ một yếu tố thuộc về hoạt động kinh tế, một trong những yếu
tố của “đầu vào” khi bàn về hoạt động của hệ thống sản xuất
Về nguyên tắc, vốn đầu tư phát triển hiện diện dưới dạng tiền và được
sử dụng để đạt các mục đích chủ yếu sau:
- Vốn đầu tư để tăng tài sản cố định (có trường hợp người ta tính cả
vốn đền bù, giải phóng mặt bằng trong xây dựng cơ bản) Đây là vốn đầu tư
dùng để xây dựng các công trình như công trình giao thông, nhà máy, trườnghọc, bệnh viện, nhà ở… Đối với một nền kinh tế, vốn đầu tư để tăng tài sản cố
định (đồng thời tăng năng lực sản xuất) là một trong các loại vốn đầu tư quan
trọng nhất để có được tăng trưởng kinh tế cả trong ngắn hạn và dài hạn
- Vốn đầu tư để tăng tài sản lưu động: Khoản vốn đầu tư để muanguyên vật liệu dự trữ và khoản vốn sẵn sàng dùng cho mua sắm nguyên vậtliệu đảm bảo việc sản xuất, xây dựng không bị động, diễn ra bình thường
Trang 38Vốn lưu động là khoản vốn bắt buộc nhưng làm thế nào để có và sử dụngnguồn vốn này có hiệu quả thì không phải dễ
- Vốn đầu tư để thực hiện các mục đích khác vì phát triển: Loại vốn nàycũng có ý nghĩa rất quan trọng Nó bao gồm các khoản vốn đầu tư sử dụng đểphát triển vốn con người, mua thông tin, nghiên cứu xây dựng chính sách…thậm chí thuê chuyên gia giỏi làm tư vấn
Qua đó có thể thấy rằng khi nói đến vốn đầu tư là người ta thường xem
nó như một công cụ để tác động đến nền kinh tế và gây ảnh hưởng sâu sắcđến nền kinh tế và đời sống xã hội
Thông thường vốn đầu tư biểu hiện dưới hai dạng đặc trưng chủ yếu,
đó là:
- Vốn đầu tư thực tế: Đây là khoản vốn sẵn sàng đưa vào đầu tư pháttriển, nó tồn tại ở dạng tiền mặt đã có chủ sở hữu Nguồn vốn này đã có kếhoạch sử dụng để đầu tư và đưa vào chi cho các hoạt động đầu tư khi có nhucầu Thường nguồn vốn đầu tư thực tế phải được kiểm tra trước khi triển khai
dự án đầu tư Vì vậy, các doanh nghiệp muốn được cấp phép thành lập vàkinh doanh phải chứng minh vốn thực có của mình Vốn thực tế và giá trị củavốn thực tế liên quan chặt chẽ với giá trị đồng tiền nội tệ và tỷ giá hối đoái
Sự ổn định của gí trị đồng nội tệ và tỷ giá hối đoái là điều kiện bảo đảm chovốn đầu tư thực tế phát huy tác dụng Khi đồng nội tệ mất giá và mặc dù cácđồng tiền nước ngoài đầu tư đổ vào có tăng giá thì cũng không tránh khỏi sựrối loạn về kinh tế mà nó xuất phát ngay từ sự mất cân đối giữa nội tệ vàngoại tệ
- Vốn đầu tư tiềm năng: Đây là dạng vốn đang tồn tại và có thể sử dụng
đề đầu tư phát triển nhưng chưa sẵn sàng đưa vào đầu tư để phát triển Thôngthường vốn đầu tư tiềm năng tồn lưu ở các thể loại chủ yếu như: vốn cho vay
có thời hạn dễ đổi, sản vật quý hiếm dễ bán, đất đai có thể bán,… muốn
Trang 39nguồn vốn tiềm năng biến thành vốn đầu tư thực tế phải có điều kiện Trongnhững điều kiện ấy phải kể đến động cơ - lợi ích kinh tế cao, môi trường luậtpháp phải đảm bảo sự xuất hiện của vốn sẽ đem lại hiệu quả cao, đảm bảochắc chắn vốn được bảo toàn, có người sử dụng vốn giỏi…
1.2.2 Đầu tư phát triển và hình thái đầu tư phát triển
Dưới góc độ hành động và nói một cách tổng quát thì việc đầu tư pháttriển là đem một khoản tiền vốn để thực hiện một hoặc một số hoạt động vìmục đích phát triển; đầu tư phát triển đồng nghĩa với hành động phát triển.Nói như thế có nghĩa là, hành động đầu tư vì mục đích phát triển; nó chịu sựchi phối của các yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan; luôn luôn mang tính
xã hội và chịu sự chi phối của yếu tố chính trị Thông thường ý chí chính trịchi phố rất lớn đến việc đầu tư phát triển, nhất là dối với đầu tư phát triểnnhững công trình mang ý nghĩa lớn hoặc những lĩnh vực ảnh hưởng có tínhquyết định đối với toàn bộ sự nghiệp phát triển của đất nước Như thế, đầu tưphát triển được hiểu là công việc của con người với tư cách là các cá nhânhoặc tổ chức đem một khoản tiền vốn chi cho một hoạt động nào đó vì mụcđích phát triển (mà biểu hiện cụ thể là vì mục đích thu lợi nhuận hoặc vì côngích), thỏa mãn yêu cầu của chính bản thân con người và xã hội, tuân thủnguyên tắc con người tác động trực tiếp hay gián tiếp vào tự nhiên vì sự mưusinh của mình Mục đích của đầu tư phát triển là thu được một giá trị mà giátrị đó phải lớn hơn chi phí bỏ ra
Hình thái đầu tư phát triển là vấn đề quan trọng và phức tạp Hình tháiđầu tư (còn gọi là hình thức hay loại hình đầu tư) chỉ được biểu hiện khi nhàđầu tư đem vốn thực hiện đầu tư vì mục đích nào đó
Loại hình đầu tư là một phạm trù được sử dụng để chỉ cách thức củanhà đầu tư đem một khoản tiền vốn để thực hiệm một hay một số hoạt độngsản xuất kinh doanh nhằm đạt được mục đích nhất định Loại hình đầu tư có
Trang 40ảnh hưởng lớn đến hiệu quả đầu tư không chỉ của nhà đầu tư mà còn của toàn
xã hội
Trong thực tế, căn cứ vào các loại hình đầu tư, người ta tiến hành phânloại đầu tư để xem xét và xác định định nội dung cần thể hiện trong chínhsách đầu tư Dưới các góc độ khác nhau, người ta phân chia việc đầu tư thànhcác loại hình chủ yếu, tiêu biểu:
* Xét theo tính chất chung của việc đầu tư:
Người ta có thể phân thành các nhóm loại hình đầu tư chủ yếu như sau:
Sơ đồ 1.3 Sơ đồ tổng quát về các hình thái đầu tư [24]
* Xét theo hành vi đầu tư của người có vốn, bao gồm:
- Đầu tư trực tiếp
- Đầu tư gián tiếp
* Xét theo tính chất chủ sở hữu vốn đầu tư:
- Cách thứ nhất, xem xét trực tiếp đối với nhà đầu tư:
Theo mục đích sản phẩm đầu ra
Theo nguồn gốc vốn có tính quốc gia
Theo thời gian đầu tư
Hai/
nhiề
u chủ thể hùn vốn đầu tư 4
Sản xuất
ra sản phẩ
m
xã hội 5
Xây dựn
g kết cấu
hạ tầng 6
Đầu
tư tron
g nướ c 7
Đầu
tư nướ c ngo ài 8
Đầu
tư ngắ
n hạn 9
Đầu
tư dài hạn 10