Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 33 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
33
Dung lượng
159 KB
Nội dung
ĐỀ TÀI: Xây dựng chương trình phòng ngừa căn bệnh trầm cảm trong giới trẻ hiện nay Nhóm 5: Trần Thị Ngọc Hà Đinh Thị Thu Hằng Huỳnh Thị Huyền Thạch Thị Luyến Nguyễn Thị Mai Nguyễn Phan Quang Nguyễn Sơn Tùng Nội dung công việc STT Họ tên Công việc 1 Trần Thị Ngọc Hà - Những phần còn lại 2 Đinh Thị Thu Hằng - 1.1.2 Những áp lực mà thế hệ trẻ đang gặp phải - 1.2.1 Trầm cảm là gì? - 1.3.2 Cuộc sống của những người trẻ bị trầm cảm 3 Huỳnh Thị Huyền Thu thập tài liệu 4 Thạch Thị Luyến Thu thập tài liệu 5 Nguyễn Thị Mai Thu thập tài liệu 6 Nguyễn Phan Quang Thu thập tài liệu 7 Nguyễn Sơn Tùng Thu thập tài liệu 1 LỜI NÓI ĐẦU Với cuộc sống diễn ra với tốc độ nhanh chóng, mọi thứ luôn biến đổi không ngừng, con người ngày càng chịu nhiều áp lực hơn. Những nhu cầu về việc khẳng địn mình, nhu cầu giải trí, sự cạnh tranh đã kéo con người vào một guồng quay khổng lồ và đến một lúc nào đó, họ không chịu đựng nổi và bị rơi vào sự bế tắc. Đó là những gì đang diễn ra với người được coi là có sức bền bỉ, sức chịu đựng giỏi – những người trẻ tuổi. Không ít trong số họ đang rơi vào căn bệnh được coi là bệnh của xã hội hiện đại – trầm cảm. Trầm cảm đã lấy đi rất nhiều từ những người trước đây được xem là giỏi giang, đa tài: công việc giảm sút, tinh thần suy sụp, thể chất cạn kiệt, thậm chí lấy đi cả mạng sống của họ. Với những tác hại mà bệnh trầm cảm gây ra, xã hội, cộng đồng cần có những hành động tích cực để đẩy lùi căn bệnh này. Với phương châm ‘phòng bệnh hơn chữa bệnh”, cần chú trọng vào những người có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao trong xã hội nhằm ngăn ngừa họ rơi vào trạng thái nghiêm trọng. Với lý do đó, nhóm xin đưa ra đề tài: “Sử dụng các biện pháp marketing xã hội nhằm ngăn ngừa bệnh trầm cảm trong giới trẻ” 2 1. Thực trạng về bệnh trầm cảm trong giới trẻ 1.1 Đời sống của giới trẻ 1.1.1 Giới trẻ - Lối sống – Suy nghĩ – Hành động Thế hệ trẻ là một thế hệ chuyển tiếp giữa thế hệ đi trước và thế hệ tương lai. Với sự chuyển mình của đất nước trong thời kì mở cửa, kéo theo đó là sự phát triển của công nghệ, của các hình thức giải trí,…thế hệ trẻ Việt Nam đã có những thay đổi to lớn về quan niệm, suy nghĩ và văn hóa. Những 8X, 9X đang bùng nổ với những cú xoay chuyển về bản chất sống, thái độ sống mạnh mẽ, có phong cách. Họ có cái nhìn thoáng hơn về văn hóa, về cuộc sống. Họ dễ chấp nhận và hưởng ứng những trào lưu mới. Thế hệ trẻ thích làm, thích sự mới lạ và cũng thích được chiều chuộng. Họ luôn có nhu cầu muốn được khẳng định, muốn tạo được cá tính riêng cho mình, muốn mọi người biết họ là ai. Vì thế giới trẻ hiện nay đang có xu hướng tự PR cho bản thân. Đó là việc thể hiện cho mọi người biết mình là người thế nào, tự tin trước đám đông, trước cộng đồng và tự khẳng định mình đang tồn tại, tạo dựng hình ảnh cho bản thân như một tiêu điểm sống. PR bản thân nên đi đôi với việc bạn dám sống thật với mình, dám nghĩ dám làm, dám đứng lên bộc lộ bản thân, trở thành tâm điểm của mọi cái nhìn. Họ luôn hành động một cách quyết đoán, luôn thích sự thử thách. Họ được gia đình, xã hội kì vọng và đặt lên vai những trách nhiệm lớn lao nên họ luôn phải chịu những áp lực lớn về công việc, cuộc sống Họ mang một phong cách riêng biệt trong ăn mặc và ứng xử. Bởi vậy 8X thường có lối ăn mặc và cư xử màu mè, rộn ràng để thu hút sự chú ý của mọi người. Internet, email, blog và những trào lưu văn hóa mới như: Unisex, Harajuku, Tomboy… cùng với sự tối tân của điện thoại di động là công cụ giúp 8X được tiếp cận nhiều thông tin hơn hẳn cha mẹ cho dù chưa chắc những thông tin đó đã được ghi nhớ sâu sắc trong suy nghĩ. Những cái tên như “thế hệ thực dụng”, “thế hệ sành điệu”, “thế hệ mới” nhan nhản chỉ điểm cho những người trẻ. Rất nhiều mặt trái đằng sau sự năng động hiện đại 3 của những người 8X như: thực dụng, vô trách nhiệm, quen tận hưởng, ích kỷ, thùng rỗng kêu to cái tôi riêng lẻ bắt đầu hình thành. Ngoài ra, thế hệ trẻ tạo nên một sự mất quân bình trong con người giữa tinh thần và thể xác, nên họ thường mang bệnh trạng về tâm lý và tâm thần mà tự mình không biết, có những người luôn bị trầm cảm "stress" vì làm việc quá độ, có khi chán nản cả ngay cuộc sống hiện thời. Với những một số điểm về lối sống của người trẻ hiện giờ, có thể thấy họ đã thay đổi rất nhiều. Cùng với những thay đổi tích cực trong cách nghĩ, cách làm thì thế hệ trẻ cũng phái chịu không ít những thử thách, những áp lực mà thế giới hiện đại đã buộc họ phải lao vào và chấp nhận. 1.1.2 Những áp lực mà thế hệ trẻ đang gặp phải • Những áp lực từ phía gia đình: * Cảm giác cô đơn lâu ngày khi sống giữa gia đình: Cuộc sống hối hả, mưu cầu vật chất ngày càng cao, bố mẹ quá bận bịu với công việc, thường xuyên công tác xa nhà, thiếu quan tâm đến con cái dần dần đã hình thành trong tâm trí trẻ cảm giác thiếu hụt, buồn chán, cô độc, lẻ loi. Họ cảm thấy mình không còn được yêu thương như trước đây, không còn được bố mẹ chỉ bảo, ân cần hỏi thăm hay động viên học tập nữa. Vật chất đầy đủ nhưng cuộc sống tinh thần không được đảm bảo, thiếu những vòng tay nâng niu, vỗ về của cha mẹ, thiếu những lời nói quan tâm sâu sắc, thậm chí thiếu cả những dạy bảo tận tình, liệu rằng trẻ có phát triển được bình thường cả về tâm hồn lẫn thể xác không??? Tình trạng này kéo dài dẫn đến trạng thái chán nản, hụt hẫng. Một số bạn trẻ khác lại thường xuyên so sánh cuộc sống của gia đình mình với bạn bè, rồi thầm ghen tỵ, có lúc lại thấy căm giận cả chính cha mẹ mình. Suy nghĩ tiêu cực về gia đình, bố mẹ, một số bạn trẻ bỏ bê công việc học hành, lao vào những cuộc vui chơi vô độ hay sống xa lánh, tách biệt thế giới bên ngoài, vùi mình vào thế giới ảo. Vô hình thay, chính họ đang ngày càng làm tổn thương bản thân mình, họ không dám chấp nhận sự thật và không đủ mạnh mẽ tìm cách giải quyết, chọn cho mình một hướng đi đúng đắn, phù hợp. 4 * Không khí gia đình quá căng thẳng, ngột ngạt: Thường xuyên chứng kiến cảnh bố mẹ to tiếng, đánh chửi nhau, rồi gia đình tan vỡ, bố mẹ li dị khiến nhiều bạn trẻ không tìm được hơi ấm từ phía gia đình. Hết chiến tranh nóng rồi chiến tranh lạnh, thậm chí, có gia đình, bố mẹ còn quay sang nói xấu nhau với con cái. Trước những tình trạng đó, không phải bạn trẻ nào cũng có thể vượt qua được, có thể chia sẻ với bạn bè, người thân, có thể tập trung học tập, làm việc được. Phần lớn các bạn trẻ rơi vào trạng thái u uất một thời gian dài, không biết tìm niềm vui ở đâu, không biết phải giải quyết vấn đề ra sao. Có những bạn trẻ còn bị ảnh hưởng bởi chính nạn bạo lực gia đình này, suy nghĩ, hành động cục cằn, thô lỗ, thường xuyên thích khiêu khích đánh nhau, rồi lấy rượu chè làm trò vui, giải khuây, hành động ngông cuồng, thiếu suy nghĩ. Một số khác, lại sống thu mình trước thế giới bên ngoài, ích kỷ với chính bản thân mình bằng cách tự nghĩ, tự hành động, không chịu tâm sự với bất kỳ ai, sống một cuộc sống khép kín, vô nghĩa khi không được bao bọc đầy đủ tình thương từ phía cha và mẹ. * Chịu nhiều áp lực từ những kỳ vọng của bố mẹ về chuyện học hành, việc làm, các mối quan hệ xã hội: Đã qua rồi cái thời cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, giới trẻ ngày nay độc lập trong cách suy nghĩ và hành động. Họ có thể học những gì mình thích, tự chọn cho mình một hành trang riêng để bước vào đời. Song, dù đất nước có phát triển đến đâu, hình thái gia đình có thay đổi như thế nào thì những nếp nghĩ, những truyền thống gia đình vẫn khó thay đổi được. Bố mẹ luôn luôn kỳ vọng rất nhiều vào con cái, do đó khó tránh khỏi những áp đặt, những mục tiêu mà họ đặt ra cho con cái mình. Không nghe theo ý kiến của người lớn thì bị coi là bất hiếu, là đứa con hư hỏng, không dạy dỗ được. Để chứng tỏ mình là một đứa con hiếu thảo, chẳng ai có thể làm ngơ trước những kỳ vọng này được. Vì vậy, con đường duy nhất mà một bộ phận rất đông các bạn trẻ chọn là nỗ lực phấn đấu, nỗ lực cố gắng, trước hết là cho bản thân mình, sau là cho gia đình, dòng họ được mở mày mở mặt. Thế nhưng, đâu phải nỗ lực nào cũng được đền bù xứng đáng, thất bại – suy sụp – bị chỉ trích – thấy mình vô dụng tất cả những yếu tố đó đều có thể trở thành nguyên nhân khiến giới trẻ sa ngã, trầm uất. 5 • Những áp lực từ phía xã hội: * Yếu tố thế hệ: Thế hệ 8X, 9X được sinh ra khi đất nước đang chuyển mình, khi nền văn hóa phương Tây cùng cuộc sống đa dạng của thế giới mở ùa vào, họ là những người đón nhận và chịu ảnh hưởng trực tiếp nhất. Giữa một bên là cái cũ, cổ xưa, một bên là cuộc sống mới, hiện đại, hối hả nhưng đầy tính lạnh lùng và cạnh tranh đã khiến giới trẻ khó điều chỉnh và dung hòa được. Họ luôn băn khoăn, trăn trở với câu hỏi: Làm thế nào để bắt kịp nhịp sống đương đại mà vẫn giữ được cốt lõi, giá trị văn hóa? Sống đâu chỉ còn là cho mình nữa, họ gánh vác cả sứ mệnh gia đình, xã hội trên đôi vai quá nhỏ bé. Gồng mình lên để gánh vác, gồng mình lên để chạy đua nước rút, để không bị coi là lạc hậu với bạn bè cùng trang lứa và với bạn bè quốc tế, nhiệm vụ của họ thật lớn lao. Vậy tránh sao khỏi những lúc họ cảm thấy mỏi mệt, muốn buông xuôi tất cả, muốn mình được trống rỗng? Có những người nhanh chóng vượt qua được giai đoạn khủng hoảng, tìm lại cách cân bằng cho bản thân, nhưng cũng có những bạn lại thấy bế tắc, dẫn đến những suy nghĩ lệch lạc, dại dột, tiêu cực, làm hỏng cả cuộc đời hãy còn tươi trẻ và căng tràn sức sống * Xã hội ngày càng phát triển kéo theo vô vàn những áp lực từ phía công việc và các mối quan hệ xã hội. Những thách thức trong công việc, những mục tiêu cá nhân quá cao, khiến họ chỉ biết dồn toàn bộ thời gian vào công việc mà quên đi là mình cần phải nghỉ ngơi, phải thư giãn, phải tham gia vào các hoạt động cộng đồng. Hậu quả tất yếu của việc này là họ trở nên khô cứng, lạnh lùng, chai sạn với mọi cảm xúc, tính tình khó chịu, hay cáu gắt, tình trạng mất ngủ triền miên xảy ra, sức khỏe giảm sút rõ rệt, tinh thần mệt mỏi, và cuối cùng rơi vào trạng thái stress nghiêm trọng. Bên cạnh đó, những rắc rối trong các mối quan hệ xã hội cũng là một nguyên nhân khiến người trẻ thường xuyên phải lo lắng, suy nghĩ. Gia đình, bạn mới, bạn cũ, mối quan hệ với đồng nghiệp, với sếp, rồi những mối quan hệ cá nhân khác, rồi dư luận làm sao để giải quyết ổn thỏa, làm vừa lòng mọi người, đó cũng đâu phải là chuyện đơn giản? 1 xích mích nhỏ, hay 1 sự hiểu lầm cũng đủ làm họ vỡ òa, đau đầu, stress 6 * Cùng với sự phát triển quá gấp gáp của xã hội là sự ra đời của những trò giải trí công nghệ cao thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn trẻ. Họ có thể ngồi hàng giờ trước máy vi tính, đắm chìm trong cuộc sống của cư dân mạng, thỏa sức lướt web, chơi game Tác hại của việc này là việc có không ít giới trẻ ngày nay lười vận động, lười suy nghĩ, ngại tiếp xúc, giao lưu với thế giới bên ngoài, với xã hội đồng thời xuất hiện trạng thái thường xuyên mệt mỏi, đau nhức khắp người, sức khỏe suy giảm. Trước cuộc sống đó, nhiều bạn trẻ khi gặp vấp váp trong đời thực, dù là rất nhỏ, không biết xử lý ra sao, lại ngày càng sống thu mình, khép kín hơn trước, có khi vùi đầu ngủ cả ngày, rồi sau đó sợ luôn cả âm thanh ồn ào, sợ cả tiếng cười đùa • Những áp lực từ chính bản thân của người trẻ: * Giới trẻ hiện nay có cái tôi quá lớn, họ có cá tính và cuộc sống nội tâm phong phú, đặc biệt một số có những tư tưởng nổi loạn, những suy nghĩ nông nổi khi không dung hòa được cuộc sống, khi không dám chấp nhận, đối mặt với những hiện thực không mấy hay ho về gia đình, bản thân, không dám đối mặt với những thất bại trong học hành, sự nghiệp, các mối quan hệ xã hội. Họ không tìm ra được lối thoát để cuối cùng mãi luẩn quẩn trong vòng xoáy của cuộc sống. * Họ sớm có những suy nghĩ và những trải nghiệm tiêu cực ăn sâu vào tận trái tim. Họ luôn tự nghĩ rằng mọi lỗi lầm là do mình gây ra, mình phải có trách nhiệm tự giải quyết những lỗi lầm ấy mà không chia sẻ cùng ai, không cho ai giải quyết cùng. Lâu dần trong họ luôn thấy nặng nề, cảm xúc trong lòng bị dồn nén, lúc nào cũng thấy bản thân mình không làm được việc gì, luôn làm ảnh hưởng đến người khác , từ đó họ sinh ra tính không thích ai giúp đỡ mình, không thích bộc lộ con người thật vì sợ làm mất lòng gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Chính suy nghĩ tiêu cực đó khiến họ luôn trong trạng thái u uất, chán nản, không hài lòng về mình. * Một bộ phận giới trẻ hiện nay không xác định được mục tiêu cho cuộc sống, không có ước mơ, mất phương hướng và rơi vào trạng thái “chán”, buông xuôi. Một bộ 7 phận khác lại tự gây áp lực với chính mình, tự đặt cho mình những mục tiêu quá cao, tự cô lập mình trong 1 cuộc sống không có sẻ chia. • Những yếu tố khác: * Thất bại trong tình trường khiến họ mất niềm tin, lâm vào con đường chán chường, buồn bã, tuyệt vọng, không lối thoát, chỉ biết tối ngày làm bạn với rượu chè, với những cuộc chơi không có điểm dừng, thậm chí một số bạn còn tìm đến cái chết như một sự minh chứng cho tình cảm của mình, làm cho người kia phải ân hận cả đời. * Có những bạn trẻ vì phải chịu những cú sốc quá lớn, những tổn thương về tinh thần không thể chịu đựng được nên luôn sống trong sự sự hãi, u uất, căng thẳng. Đó là những trường hợp do bị lạm dụng tình dục, bị cưỡng bức. Nỗi đau của họ dai dẳng, họ coi đấy như là nỗi nhục nhã, ô uế lớn nhất của đời mình. Nó ám ảnh, hành hạ họ về tinh thần thật khủng khiếp. Họ từ chối tiếp xúc với những người lạ mặt, hoảng loạn, khép mình vào một thế giới riêng đầy nước mắt, cay đắng, tủi nhục Từ những áp lực đó đã dẫn đến những hệ lụy thật đáng tiếc. Đó là những cơn stress triền miên, những căng thẳng, mệt mỏi kéo dài và cuối cùng họ bị rơi vào trạng thái trầm cảm. 1.2 Những vấn để liên quan đến căn bệnh trầm cảm 1.2.1 Trầm cảm là gì? Xã hội đang phát triển không ngừng, sự cạnh tranh cũng ngày càng gay gắt, cuộc sống cũng vì thế mà có nhiều thử thách hơn và phát sinh nhiều điều không vừa ý, do đó, mỗi người trong chúng ta đều cảm thấy áp lực ngày càng tăng. Từ đó dẫn đến những tâm trạng bất ổn, tinh thần giảm sút, không thể tập trung chú ý, trí nhớ kém, hay căng thẳng, sợ hãi,…Đó là những dấu hiệu của chứng trầm cảm. Hội chứng trầm cảm là loại rối loạn khí sắc thường gặp trong tâm thần học. Đó là một bệnh lí của não bộ chứ hoàn toàn không phải là một vấn đề tư tưởng, một cảm giác buồn bã hay chán nản, thất vọng thông thường thoáng chốc mà ai cũng có thể trải qua 8 trong cuộc sống. Trầm cảm là một bệnh lí nghiêm trọng, ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm xúc, thái độ cư xử và sức khỏe bệnh nhân; chứ không phải là một sự yếu đuối. Nó có thể xảy ra với bất kì ai, ở bất kì độ tuổi nào; ở mỗi đối tượng khác nhau có những biểu hiện khác nhau. Hình thức biểu hiện của nó làm thay đổi các phương diện tình cảm, tư duy và hành vi. Khi bị chứng trầm cảm, tất cả những hội chứng này sẽ kéo dài trong thời gian bệnh vài tuần, vài tháng, gây trở ngại nghiêm trọng đến công việc, học tập và cuộc sống của bệnh nhân. 1.2.2 Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm Hiện nay người ta vẫn chưa hiểu rõ được nguyên nhân chính xác gây ra đa số các chứng rối loạn tâm thần. Thông thường, các chứng rối loạn tâm thần phát sinh từ các yếu tố di truyền kết hợp với các yếu tố sinh học khác, và các yếu tố nuôi dưỡng cũng như các yếu tố môi trường khác. Sự ảnh hưởng giữa sinh học và môi trường là rất phức tạp. Bộ não ảnh hưởng tới hành vi, và kinh nghiệm ảnh hưởng tới sự phát triển của bộ não. Bệnh trầm cảm di truyền trong gia đình, qua đó cho thấy khả năng dễ mắc bệnh về mặt sinh học có thể là do di truyền. Trầm cảm cũng có thể bị gây ra khi lượng neurotransmitters thấp hơn bình thường (đây là hóa chất điều tiết các dấu hiệu thông qua hệ thống thần kinh) trong não, nó sẽ hạn chế khả năng cảm giác của con người. Tiêu tan lý tưởng hay hy vọng: mỗi người đều có hy vọng và lý tưởng, cho dù có nhận thức được rõ ràng hay không. Nếu chỗ dựa vững chắc về tâm lý sụp đổ thì rất dễ sinh ra phản ứng trầm cảm Các sự kiện của cuộc sống làm giảm đi tính tự tôn: tâm lý tự tôn là chức năng phòng vệ tâm lý đầu tiên của con người. Tự tôn là một cơ chế bảo vệ tâm lý cái “tôi” tôn nghiêm của con người. Trong cuộc sống, có rất nhiều sự việc có quan hệ mật thiết đến tâm lý tự tôn và giá trị cái tôi của con người. Sự thất bại của sự nghiệp, thăng chức hay thất bại, phạm lỗi hay bị xử phạt, bị phê bình, kiểm tra, sự hiểu lầm đều có thể hạ thấp tâm lý tự tôn và khả năng phòng vệ tâm lý cái tôi của con nguời. 9 Các yếu tố khác, có thể là tâm trạng căng thẳng ở nhà, trường học hoặc sở làm, và các biến cố căng thẳng trong cuộc sống như chấn thương, mất mát, ly dị, chuyển tới nơi ở mới hay thậm chí chia tay với bạn trai (bạn gái) hoặc bệnh mãn tính cũng là các yếu tố chính gây trầm cảm. 1.2.3 Những biểu hiện của bệnh trầm cảm Trầm cảm là một trạng thái rối loạn cảm xúc, giảm khí sắc với các triệu chứng điển hình sau: - Mất ngủ: Là triệu chứng hay gặp nhất. Bệnh nhân có thể mất ngủ đầu giấc (khó vào giấc ngủ), giữa giấc (đang ngủ tỉnh dậy, sau đó rất khó ngủ lại) và cuối giấc (thức giấc sớm, không ngủ lại được). Nếu bệnh nhân thức giấc sớm hơn thường lệ trên hai giờ thì coi là mất ngủ. Chẳng hạn bình thường bệnh nhân thức dậy lúc 5 giờ sáng, bây giờ bệnh nhân thức giấc lúc 2 giờ sáng mà không sao ngủ lại được. Nếu nặng sẽ gây ra mất ngủ toàn bộ. - Mệt mỏi: Bệnh nhân thường cảm thấy rất mệt mỏi, uể oải, đặc biệt là về buổi sáng. Buổi chiều cảm giác mệt mỏi có giảm đi nhưng vẫn còn rất rõ rệt. Chính mệt mỏi là nguyên nhân gây giảm sút khả năng học tập ở bệnh nhân. - Chán ăn: Ăn mất ngon, vì vậy bệnh nhân ăn ít, từ đó dẫn đến gầy sút, bệnh nhân không muốn ăn, không có cảm giác thèm ăn. Thông thường bệnh nhân có thể sút một vài kg mỗi tháng, có những bệnh nhân khi đến khám bác sĩ tâm thần thì đã sút hơn 10 kg. - Mất mọi quan tâm, thích thú trong sinh hoạt, công việc hoặc giải trí: Các sở thích trước đây của bệnh nhân đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chẳng hạn trước đây bệnh nhân thích bóng đá thì giờ chẳng quan tâm đến bóng đá nữa. - Ngại giao tiếp với người khác, trở nên ít nói bất thường, lười vận động - Bi quan lo lắng về tương lai cho bản thân và gia đình, sợ điều xấu xảy ra cho bản thân và gia đình 10 [...]... vô hồn, nằm trên giường với ánh mắt u sầu hay đang đòi tự tử 1.3.3 Nhận thức của xã hội về bệnh trầm cảm - Rất nhiều người không biết những biểu hiện của bệnh trầm cảm Thậm chí khi bị trầm cảm, họ cũng không biết được rằng mình đang bị bệnh đó Có đến 80% bệnh nhân không biết mình đang mắc bệnh - Họ xem nhẹ những tác hại của bệnh trầm cảm Chỉ coi đấy là vấn đề về tâm lý trong nhất thời và sẽ dễ dàng... Kiểm tra chứng trầm cảm Để thực hiện điều tra nhằm phát hiện ra những người mắc bệnh trầm cảm, sử dụng bảng đánh giá trầm cảm Liu Diao Yong (CES - D) Bảng CES – D gồm 20 vấn đề, đơn giản và dễ đánh giá Chỉ cần lấy tình trạng hay suy nghĩ mà bạn đã có qua hay cảm nhận được, qua một tuần ban tiến hành đánh giá cho điểm cảm giác thực tế của mình Tiêu chuẩn đánh giá là: đối với những vấn đề đánh giá cho điểm,... căn bệnh trầm cảm và có những biện pháp phòng ngừa hợp lý Những chính sách có thể đưa ra: - Sử dụng những biện pháp nhằm ngăn chặn các văn hóa phẩm độc hại đang xâm lấn giới trẻ - Xây dựng chương trình giáo dục hợp lý, tránh cho học sinh, sinh viên những căng thẳng trong học tập Xây dựng một chương trình học vừa phải, không phải là gánh nặng cho học sinh, sinh viên - Bảo vệ người lao động bằng các. .. trầm cảm, về nguyên nhân gây ra trầm cảm - Giúp giới trẻ phát hiện sớm những biểu hiện của căn bệnh trầm cảm để có những biện pháp điều trị kịp thời - Điều chỉnh về hành vi sống để chống chọi lại với những áp lực của cuộc sống - Tuyên truyền cho giới trẻ về một lối sống lành mạnh nhằm tránh nguy cơ mắc bệnh trầm cảm - Xây dựng một môi trường sống có ích dành cho giới trẻ 3.2 Hành vi mong muốn Chương... chỉ sống trong thế giới ảo mà họ đang tạo ra Những công cụ của internet người trẻ hay khai thác đó là: blog (nhật ký cá nhân), các forum, các trang web về âm nhạc, giải trí, kết bạn,…như yeuamnhac.com, thehe8x.net, hoahoctro.vn, ttvnol.com.vn, … 3 Xây dựng chương trình ngăn ngừa bệnh trầm cảm trong thế hệ trẻ 3.1 Mục tiêu của chương trình 19 - Tăng cường nhận thức của giới trẻ về căn bệnh trầm cảm, về... sát - Bệnh trầm cảm cướp đi mỗi năm trung bình 850.000 mạng người, đến năm 2020 trầm cảm là căn bệnh xếp hạng 2 trong số những căng bệnh phổ biến toàn cầu với 121 triệu người mắc bệnh nhưng chỉ khoảng 25% trong số đó được điều trị kịp thời và đúng phương pháp - Ở những bệnh nhân từ 55 tuổi trở lên, tỷ lệ tử vong trong vòng 15 tháng sau khi mắc bệnh gấp 4 lần so với người cùng tuổi khỏe mạnh - Trầm cảm. .. nữ dễ bị trầm cảm cao hơn đàn ông ( tỷ lệ giới tính: nam/nữ = ½), người trẻ cũng dễ bị suy sụp tâm lý hơn so với người già - Riêng ở Mỹ, khoảng 17 triệu người trong nhiều độ tuổi khác nhau bị trầm cảm, cứ 33 trẻ em thì có một em mắc chứng trầm cảm - 20% nhân viên làm việc tại công sở bị trầm cảm Khoảng 1/3 số nhân viên bị trầm cảm sử dụng rượu hoặc thuốc an thần để tự an ủi - Mỗi năm, cả thế giới tiêu... mặt với chứng trầm cảm trong năm qua (năm 2006) - Trong 100 người thì có 4 – 5 người mắc bệnh trầm cảm - Thanh niên và người già là hai nhóm người mắc bệnh cao nhất - Tỷ lệ tự sát của người bệnh trầm cảm cao gấp 30 lần so với người bình thường 12 - Trầm cảm là nguyên nhân của hơn 50% những trường hợp tự sát - Có 65 – 80% người mắc bệnh trầm cảm xuất hiện ý nghĩ tự sát; 45 – 50% người bệnh xuất hiện... loạn tiêu hóa ) - Lạm dụng rượu hay ma túy Với những biểu hiện đó, trầm cảm đã gây ra những tác hại lớn về mặt thể chất và cuộc sống của người bệnh Nó không chi gây tổn hại cho người bệnh mà còn liên quan đến cả xã hội 1.3 Thực trạng của bệnh trầm cảm trong xã hội hiện nay 1.3.1 Một vài con số liên quan - Theo Tổ chức Y tế Thế giới, toàn cầu hiện có khoảng 100 triệu người bị trầm cảm, 7% những người... SV 13 Theo điều tra của Bệnh viện Nhi TW tại một số trường học thì cũng có tới 20% HS lo lắng, có biểu hiện của bệnh rối loạn tâm trí hay còn gọi là bệnh trầm cảm 1.3.2 Cuộc sống của những người trẻ bị trầm cảm Ở Việt Nam, bệnh nhân trầm cảm chiếm 3-6% dân số, xuất hiện ở mọi lứa tuổi, trong đó 1/5 luôn có tư tưởng tự sát Đây là bệnh gây mất sức lao động đứng thứ hai trên thế giới và là nguyên nhân . bệnh trầm cảm cao trong xã hội nhằm ngăn ngừa họ rơi vào trạng thái nghiêm trọng. Với lý do đó, nhóm xin đưa ra đề tài: Sử dụng các biện pháp marketing xã hội nhằm ngăn ngừa bệnh trầm cảm trong. chương trình ngăn ngừa bệnh trầm cảm trong thế hệ trẻ 3.1 Mục tiêu của chương trình 19 - Tăng cường nhận thức của giới trẻ về căn bệnh trầm cảm, về nguyên nhân gây ra trầm cảm - Giúp giới trẻ phát. ngừa bệnh trầm cảm trong giới trẻ 2 1. Thực trạng về bệnh trầm cảm trong giới trẻ 1.1 Đời sống của giới trẻ 1.1.1 Giới trẻ - Lối sống – Suy nghĩ – Hành động Thế hệ trẻ là một thế hệ chuyển tiếp