Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 23 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
23
Dung lượng
520,5 KB
Nội dung
1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Chăn nuôi dê là một nghề truyền thống ở Lào gắn liền với quá trình phát triển của nền nông nghiệp. Lào là một nước có điều kiện để phát triển chăn nuôi dê nhờ có nhiều diện tích đồi núi có nhiều cây cỏ phát triển quanh năm. Tuy vậy, cho đến nay, chăn nuôi dê ở Lào chỉ theo phương thức tự cung tự cấp, tận dụng cây cỏ tự nhiên, phụ phẩm nông nghiệp và thức ăn thừa trong gia đình. Giống dê được nuôi chủ yếu là dê địa phương (dê Lạt) có năng suất thấp. Nhận rõ nhu cầu và tầm quan trọng của chăn nuôi dê trong việc phát triển nông nghiệp và nông thôn ở Lào, Đảng và Nhà nước Lào đã có chủ trương khuyến khích phát triển chăn nuôi dê. Một trong những giải pháp để thực hiện chủ trương đó là nhập các giống dê ngoại để vừa nhân giống thuần vừa lai tạo với dê địa phương nhằm tăng năng suất và hiệu quả chăn nuôi. Dê Bách Thảo của Việt Nam là một giống dê có năng suất thịt cao và sinh sản tốt nên được dùng như một nguồn gen quý để đánh giá khả năng cải tạo dê địa phương của Lào. Hơn nữa, dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong việc phát huy tiềm năng di truyền và vì thế việc cải thiện chế độ nuôi dưỡng cũng cần được đánh giá trong mối tương tác với cải tiến di truyền. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu nhằm các mục tiêu cụ thể như sau: - Đánh giá hiện trạng và tiềm năng phát triển chăn nuôi dê ở Lào. - Đánh giá khả năng cải tạo tầm vóc và năng suất của dê địa phương bằng cách lai giống với dê ngoại nhập. - Đánh giá khả năng nâng cao sức sản xuất thịt và hiệu quả chăn nuôi dê thông qua cải thiện chế độ nuôi dưỡng. 3. Những đóng góp mới của luận án Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về lai dê Bách Thảo với dê Lạt, cung cấp cơ sở khoa học khẳng định dê Bách Thảo có thể dùng để lai cải tạo dê địa phương của Lào (dê Lạt). Hơn nữa, đề tài luận án đã chứng minh được rằng bổ sung dinh dưỡng (protein và khoáng) là một giải pháp hiệu quả để 1 2 nâng cao năng suất của dê nuôi chăn thả tại Lào. Nhiều chỉ tiêu khảo sát về thành phần cơ thể, thành phần thân thịt, chất lượng thịt trên dê Lạt và dê lai F 1 (BT x L) là hoàn toàn mới và cũng có thể dùng làm tài liệu tham chiếu tốt cho hai loại dê tương tự ở Việt nam là dê Cỏ và dê lai F 1 (BT x Cỏ) vì ở Việt Nam các chỉ tiêu này cũng chưa khảo sát được trên hai đối tượng này. Ngoài ra, qua đề tài này, lần đầu tiên mô hình phi tuyến tính Gompertz đã được sử dụng để mô tả động thái sinh trưởng của dê với độ chính xác cao, có thể áp dụng trong sản xuất để ước tính khối lượng dê dựa vào độ tuổi. 4. Cấu trúc của luận án Luận án được trình bày trên 101 trang khổ A4 với 9 hình, 31 bảng, 2 đồ thị và biểu đồ, 2 sơ đồ và 102 tài liệu tham khảo. Phần nội dung chính của luận án bao gồm : Đặt vấn đề (43 trang), Chương 1 Tổng quan tài liệu (42 43 trang), Chương 2 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu (16 15 trang), Chương 3 Kết quả và thảo luận (37 trang), Kết luận và đề nghị (2 trang). CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đặc điểm sinh học của dê - Đặc điểm sinh trưởng và phát triển: Cũng giống như các gia súc khác, quá trình sinh trưởng của dê tuân theo quy luật giai đoạn và quy luật sinh trưởng không đồng đều. Các giai đoạn trong vòng đời của dê gồm: bú sữa, sau cai sữa - phối giống lần đầu, trưởng thành và già cỗi. - Đặc điểm sinh sản: Theo Devendraa và McLeroy (1984), tuổi thành thục về tính trung bình của dê là khoảng 4-12 tháng tuổi, khác nhau theo giống và chế độ dinh dưỡng. Chu kỳ động dục thường từ 17-23 ngày, thời gian mang thai khoảng 150 ngày, đẻ 1,4-1,7 lứa/năm và 1- 4 con/lứa. - Đặc điểm về khả năng sản xuất thịt và chất lượng thịt: Một số chỉ tiêu năng suất và chất lượng thịt a) Khả năng cho thịt: khối lượng giết thịt, khối lượng và tỷ lệ thịt xẻ, thịt tinh, xương, diện tích cơ thăn… 2 3 b) Một số chỉ tiêu năng suất và chất lương thịt: tỷ lệ mất nước bảo quản, giải đông, chế biến, màu sắc thịt, pH 45 và pH 24 và độ dai. Năng suất và chất lượng thịt chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố cơ bản là: giống, giới tính, tuổi và khối lượng lúc giết mổ, dinh dưỡng và phương thức nuôi dưỡng. 1.2. Cơ sở khoa học của lai giống Lai giống nhằm tạo ra con lai đạt được một hay nhiều mục đích chính sau: (1) mang những tính trạng tốt từ hai bên bố mẹ (hiệu ứng cộng gộp), (2) có những ưu điểm vượt trội hơn bố mẹ (ưu thế lai), (3) mang những đặc điểm mới (do tổ hợp gen mới), và (4) đưa nhanh nguồn gen nhập nội vào quần thể giống địa phương. Mukherjee (1991) cho biết dê lai F1 (dê Đức × x Katjang) có khối lượng sơ sinh cao hơn dê Katjang tới 40%. Baruah và cs (2000) so sánh sữa của dê Assam (dê địa phương) với dê lai (Beetal × x Assam) cho thấy dê lai F1(Beetal × x Assam) có sản lượng sữa tăng 70% so với dê Assam. Dê Boer là giống dê cho thịt nổi tiếng, là kết quả của lai giống địa phương của Nam Phi với dê Nubian và dê Ấn Độ (Nimbkar và cộng sự, 2000). Khối lượng dê lai giữa đực Boer với cái F1(BT × x Cỏ) và đực Boer với cái F1(Ấn Độ × x Cỏ) tăng 20 – 30% so với dê F1(BT × x Cỏ) và F1(Ấn Độ × x Cỏ)(Đinh Văn Bình và cs, 2003). 1.3. Dê Bách Thảo và dê Lạt - Dê Bách Thảo: Trong điều kiện chăn nuôi quảng canh, dê Bách Thảo có khả năng sinh trưởng bình quân 60-70 (năm 1) 24-30 (năm 2) và dưới 20 (năm 3 trở đi) g/con/ngày (Nguyễn Thiện và cs, 1999). Trung bình một dê cái cho 2,5-3,4 con sơ sinh/năm. Tỷ lệ thịt xẻ trung bình từ 38,95 - 42,42%; tỷ lệ thịt tinh là 27,50 - 29,29% (Lê Văn Thông và cs, 1999). - Dê Lạt: Dê Lạt có tốc độ sinh trưởng chậm. Dê có tầm vóc nhỏ, con cái nặng 26-28 kg, con đực nặng 40-45 kg, đẻ 1,45 – 1,5 con/lứa. 1.4. Tình hình chăn nuôi dê trên thế giới và ở Lào Số lượng đầu dê chính của thế giới đạt 591,7 triệu con. Tổng sản lượng thịt, sữa dê là 4,9 và 15 triệu tấn. Đàn dê tập trung chủ yếu ở châu Á và châu Phi (FAO, 2009). 3 4 Tổng đàn dê của Lào có khoảng trên 367.000 con chủ yếu tập trung ở miền Bắc (41,36%) và miền Trung (42,24%), miền Nam chỉ chiếm 16,40%. Đàn dê có máu ngoại chỉ chiếm 0.45% tổng đàn. CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Gia súc: Dê địa phương (Lạt) và dê F1 (BT x L). - Thức ăn: Lá sắn khô, tảng đá liếm. 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Thời gian: 2008-2012 - Địa điểm: Một số tỉnh (Luangprabang, Savanakhet, Champasack và Atapeu) và Trung tâm nghiên cứu chăn nuôi Nậm Xuông (Lào), Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Điều tra khảo sát tình hình chăn nuôi dê tại Lào Các chỉ tiêu theo dõi về số lượng đầu con và số hộ chăn nuôi trên cả nước được lấy từ các cơ quan thống kê trung ương và địa phương. Điều tra nhanh nông thôn (RRA) kết hợp với khảo sát trực tiếp trên 126 đàn dê tại 4 tỉnh để mô tả các tình hình chăn nuôi dê, thông tin về phương thức chăn nuôi, giống, thức ăn, chuồng trại, thị trường. 2.3.2. Lai giống và đánh giá khả năng sinh trưởng, sinh sản của dê lai F 1 (BTxL) so với dê địa phương nuôi tại nông hộ Tổng số 6 dê đực Bách Thảo của Việt Nam được nhập sang Lào để phối giống với 126 dê cái Lạt tại tỉnh Atapeu. Dê lai F1(BT ×x L) và dê Lạt thuần được nuôi trong cùng điều kiện sản xuất nông hộ để theo dõi: - Ngoại hình và sinh trưởng: đặc điểm ngoại hình, khối lượng tích luỹ ở các độ tuổi, phân tích động thái sinh trưởng ở các tháng tuổi, tăng trọng bình quân. - Năng suất sinh sản (dê cái): Tuổi phối giống lần đầu, chu kỳ động dục, tuổi đẻ lứa đầu, động dục lại sau đẻ, thời gian mang thai, khoảng cách lứa đẻ, số con đẻ ra/lứa. 4 5 2.3.3. Đánh giá ảnh hưởng của chế độ nuôi dưỡng đến năng suất và phẩm chất thịt của dê lai F 1 (BT ×x L) và dê Lạt Thí nghiệm nuôi dưỡng được tiến hành tại Trung tâm nghiên cứu chăn nuôi Nậm Xuông, thuộc Viện nghiên cứu khoa học Nông Lâm nghiệp quốc gia Lào (NAFRI), trong thời gian 5 tháng (3-8/2010) gồm 1 tháng nuôi thích nghi và 4 tháng theo dõi thí nghiệm. Thí nghiệm được thiết kế theo mô hình nhân tố 2 x 2, trong đó: nhân tố thứ nhất là phẩm giống gồm 2 loại dê là dê địa phương (dê Lạt) và dê lai F 1 (BT × x L), còn nhân tố thứ hai là chế độ nuôi dưỡng gồm nuôi theo truyền thống và nuôi cải tiến. Mỗi loại dê gồm 30 con dê đực 6-7 tháng tuổi được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm đều nhau (15 con/nhóm): một nhóm nuôi theo chế độ truyền thống (chăn thả tự do kiếm ăn từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều), nhóm thứ hai nuôi theo chế độ cải tiến (bổ sung lá sắn khô và đá liếm khoáng cho ăn tự do tại chuồng ngoài thời gian chăn thả chung với nhóm kia). Các chỉ tiêu theo dõi trong quá trình thí nghiệm bao gồm: thu nhận thức ăn bổ sung, thay đổi khối lượng, tăng trọng bình quân. Cuối kỳ thí nghiệm mỗi lô được chọn ngẫu nhiên 3 con để mổ khảo sát để đánh giá các chỉ tiêu: khối lượng giết mổ, khối lượng móc hàm, khối lượng thịt xẻ, khối lượng thịt tinh và tỷ lệ các phần thân thịt (% nạc, % mỡ, % xương ); các chỉ tiêu phẩm chất thịt: giá trị pH ở các thời điểm 3 giờ và 24 giờ, màu sắc thịt, tỷ lệ mất nước bảo quản, tỷ lệ mất nước chế biến, độ dai của thịt. Để đánh giá hiệu quả kinh tế của lai giống và bổ sung dinh dưỡng, phương pháp phân tích riêng phần (partial budget analysis) được sử dụng, nghĩa là chỉ đưa vào phân tích những phần có sự khác biệt về thu chi giữa hai loại dê (dê lai F1 và dê Lạt) hay hai chế độ nuôi dưỡng (cải tiến và truyền thống). Những phần được xem là giống nhau không đưa vào so sánh. 2.4.4. Xử lý số liệu Số liệu điều tra được phân tích theo thống kê mô tả. Số liệu theo dõi dê lai F1 và dê Lạt nuôi trong nông hộ và thí nghiệm nuôi dưỡng được xử lý bằng phần mềm Minitab 16 để phân tích phương sai (ANOVA/GML) theo mô hình một nhân tố (phẩm giống) hay hai nhân tố có tương tác (phẩm 5 6 giống và chế độ nuôi dưỡng). So sánh cặp đôi các giá trị trung bình được thực hiện theo phương pháp Tukey. CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tình hình chăn nuôi dê tại Lào 3.1.1. Số lượng và phân bố đàn dê trong cả nước Số liệu thống kê về đàn dê được nuôi ở các tỉnh của Lào trong những năm gần đây được trình bày ở bảng 3.1. Bảng 3.1. Số lượng dê và sản lượng thịt dê qua các năm (1000 con) Tỉnh 2000 2002 2004 2006 2008 2010 Miền Bắc 53,60 56,70 79,00 89,80 115,90 157,80 Phong-saly 1,10 1,30 2,10 3,70 4,50 4,90 Luang-namtha 15,10 5,20 5,50 5,90 6,30 18,90 Oudom-xay 17,60 12,30 20,80 15,60 19,50 20,90 Bokeo 2,10 1,70 4,50 5,10 6,40 10,40 Luang-prabang 2,30 21,00 24,90 36,70 46,30 63,30 Hua-phanh 11,60 10,20 13,50 16,20 25,10 27,30 Xaya-bury 3,80 5,00 7,70 6,60 7,50 11,90 Miền Trung 36,80 59,10 38,40 95,20 112,80 142,10 Viene-tian. C 1,80 6,10 8,20 15,20 17,80 18,50 Xieng-khuang 7,50 4,30 9,40 6,50 8,00 14,50 Viene-tian. Pr 2,30 4,40 7,40 11,50 14,20 15,50 Bori-khamxay 1,80 1,80 2,10 7,90 10,10 15,60 Kham-muane 2,70 4,90 6,90 11,00 14,00 26,80 Savan-nakhet 20,70 36,50 1,60 43,10 48,60 50,90 Miền Nam 8,40 11,70 23,20 31,60 40,30 66,70 Salavan 3,50 4,60 11,50 16,20 21,5 38,60 Xekong 1,80 4,00 6,30 7,30 8,80 13,50 Cham-pasack 2,10 1,40 3,20 5,50 6,90 10,80 Attapeu 1,00 1,70 2,20 2,60 3,10 3,70 Tổng số 98,80 127,50 170,60 216,60 268,90 366,70 Tổng SL thịt (tấn) 429 490 659 812 1120 1392 6 7 Dê được nuôi chủ yếu ở miền Trung và miền Bắc. Nhìn chung số lượng dê ở các tỉnh trên cả nước tăng lên với tốc độ khá nhanh trong vòng 10 năm trở lại đây. Ba tỉnh Luangparbang, Savannakhet và Saravan nhờ có nhiều đồi núi, rất phong phú về các loại cây cỏ tự nhiên, thời tiết khí hậu mát mẻ nên có đàn dê phát triển nhất. 3.1.2. Đặc điểm chăn nuôi dê nông hộ tại Lào 3.1.2.1. Tỷ lệ các hộ nuôi dê ở các quy mô chăn nuôi khác nhau Số hộ chăn nuôi dê trên cả nước tăng liên tục từ năm 2000 (8113 hộ) đến 2009 (24.446 hộ). Tuy nhiên, từ năm 2009 chuyển sang năm 2010 số hộ nuôi dê đã giảm xuống (23.945 hộ) do mưa lũ kéo dài. Bảng 3.2. Tỷ lệ số hộ nuôi dê trong các làng điều tra Làng điều tra Tỉnh Tổng số hộ (hộ/làng) Số hộ nuôi dê (hộ) Tỷ lệ hộ nuôi dê (%) Laksip Luangprabang 65 11 16,92 Khoksavang Luangprabang 70 14 20,00 Nongsaphang Savanakhet 150 20 13,33 Nongdeun Savanakhet 220 15 6,81 Laksisip Champasack 90 15 16,66 Kengkia Champasack 85 15 17,64 Xekhaman Attapeu 75 19 25,33 Kengmakhua Attapeu 95 17 17,89 Tổng 850 126 15% Tỷ lệ các hộ chăn nuôi dê tại các làng khá cao (bảng 3.2), chiếm từ 6,81% đến 25,33% (trung bình 14,8%). Phần lớn các hộ có quy mô đàn 6- 10 con (57,14%), tiếp đó là các hộ nuôi 1-5 con (22,86%) và các hộ nuôi 11-15 con (13,33%), còn lại chỉ có một ít hộ (6,67%) nuôi 16-20 con. Chưa có hộ nào nuôi trên 20 con dê. Như vậy, chăn nuôi dê ở Lào có quy mô còn nhỏ lẻ (bảng 3.3). Bảng 3.3. Số hộ chăn nuôi dê ở các quy mô khác nhau 7 8 Quy mô (con/hộ) Số hộ Tỷ lệ (%) 1 – 5 29 22,86 6 – 10 72 57,14 11 – 15 17 13,33 16 – 20 8 6,67 > 20 0 0,00 Cộng 126 100,00 3.1.2.2. Giống và nhân giống Dê địa phương, hay còn gọi là dê Lạt là giống dê được nuôi từ lâu đời ở Lào, có các đặc điểm tương tự dê Cỏ ở Việt Nam (Đinh Văn Bình và cs, 2007). Dê này có tầm vóc nhỏ với khối lượng trưởng thành khoảng 24-30 kg. Phương thức phối giống duy nhất là phối tự nhiên trong đàn, dẫn đến độ đồng huyết rất cao. 3.1.2.3. Thức ăn và phương thức chăn nuôi Bảng 3.4. Các loại thức ăn được bổ sung cho dê tại chuồng Loại thức ăn Số hộ sử dụng Tỷ lệ, % (trong 50 hộ bổ sung TĂ) Lá mít 17 34 Lá chuối 10 20 Lá xoài 14 28 Lá táo 8 16 Lá sắn 5 10 Thân lá đậu sau thu củ 11 22 Thân lá ngô sau thu bắp 8 16 Lá cây tự nhiên 47 94 Cỏ tự nhiên 7 14 Cỏ trồng 2 4 Toàn bộ số hộ được điều tra (126 hộ) đều nuôi dê theo phương thức quảng canh. Dê được thả tự do theo đàn vào lúc 7-8 giờ sáng và về chuồng vào lúc 4-5 8 9 giờ chiều. Đôi khi người dân có bổ sung thêm một ít sắn, khoai, cám, ngô và một số loại cỏ lá tại chuồng như cỏ chỉ, so đũa, cây chuối, lá khế, lá mít… (bảng 3.4). Người dân hầu như chưa quen trồng các loại cây thức ăn để bổ sung cho dê. Việc bảo quản, chế biến và dự trữ thức ăn cho dê cũng chưa được quan tâm. Chế độ nuôi dưỡng dê như hiện tại tỏ ra không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho dê, đặc biệt là vào mùa khô (tháng 2 đến tháng 5), nên dê chậm lớn, năng suất thấp. 3.1.2.4. Chuồng trại Tỷ lệ các hộ nuôi dê có các kiểu chuồng khác nhau được trình bày trong bảng 3.5. Chuồng dê thường được làm bằng gỗ, tranh tre, nứa, lá. Khung chuồng làm bằng tre hay gỗ. Nền sàn bằng gỗ hoặc tre. Sàn chuồng có chiều cao cách mặt đất khoảng 0,7-1,0m. Mái chuồng lợp bằng cỏ tranh, tre, nứa, gỗ hay cũng có khi được lợp bằng tôn. Bảng 3.5. Các kiểu chuồng nuôi dê nông hộ Kiểu chuồng Số hộ Tỷ lệ (%) Chuồng bằng gỗ 90 71,43 Chuồng bằng tre nứa 25 19,84 Không chuồng 11 8,73 Tổng 126 100,00 3.1.2.5. Thị trường Dê thường được xuất bán phần lớn là dê trưởng thành (25-30kg) để làm thịt hoặc làm giống. Tham gia vào chuỗi tiêu thụ dê chủ yếu là các thương lái ở các xóm và thị trấn. Họ làm cùng một lúc nhiều hoạt động khác nhau gồm thu gom, vận chuyển, giết mổ, bán buôn, bán lẻ. Sản phẩm cuối cùng được bán cho các nhà hàng hay người tiêu dùng có nhu cầu. Ở một số tỉnh biên giới người dân có thể bán dê sang cả Việt Nam. Bình thường mỗi năm một hộ chăn nuôi dê có thể bán 3-5 con dê, thậm chí trên 10 con. 9 10 Bảng 3.6. Số lượng dê bán hàng năm của các hộ chăn nuôi (năm 2009) Sô dê bán/năm/hộ Số hộ Tỷ lệ (%) 0 17 13,49 1- 5 64 50,79 6-10 38 30,17 11-15 6 4,76 >15 1 0,79 Tóm lại, chăn nuôi dê ở Lào đã có từ lâu đời, có nhiều thuận lợi về điều kiện chăn thả và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, chăn nuôi dê vẫn mang tính quảng canh, đầu tư ít, quy mô nhỏ lẻ, năng suất thấp. 3.2. KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA DÊ LAI SO VỚI DÊ LẠT NUÔI TẠI NÔNG HỘ 3.2.1. Kết quả phối giống Kết quả cho thấy: số con đẻ ra/lứa của dê đực Bách Thảo và dê Lạt đạt lần lượt là 1,53 và 1,61 con/lứa. Tổng số 101 dê lai F1 (45 đực và 56 cái) và 116 dê Lạt thuần (50 đực và 66 cái) sinh ra được theo dõi chặt chẽ để đánh giá về thể vóc và tốc độ sinh trưởng. 3.2.2. Đặc điểm ngoại hình của dê lai và dê Lạt Bảng 3.7. Mầu sắc lông của dê lai F 1 (BT x L) và dê Lạt Mầu sắc lông Dê lai F 1 (BT x L) Dê Lạt n % n % Đen 34 33,66 22 18,97 Xám 29 28,72 32 27,59 Vàng (nâu) 21 20,79 44 37,93 Khác 17 16,83 18 15,51 Tổng số 101 100 116 100 Bảng 3.7 cho thấy màu sắc lông của dê Lạt không đồng nhất, màu vàng là phổ biến (37,93%), màu đen chiếm 18,97%, màu xám chiếm 28%, còn lại là một số màu khác không điển hình (chiếm 15,51%). Dê F 1 (BT × L) có màu lông chính là màu đen (chiếm 33,66 %), còn lại là các màu khác như xám 10 [...]... nhất và lời khuyên hữu ích cho người chăn nuôi 21 22 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1 KẾT LUẬN 1.1 Tình hình chăn nuôi dê tại Lào - Chăn nuôi dê ở Lào mang tính quảng canh, chủ yếu là chăn nuôi nông hộ với quy mô nhỏ lẻ, ít đầu tư - Giống dê được nuôi chủ yếu là dê địa phương (dê Lạt) và được phối giống tự nhiên không kiểm soát - Thức ăn chủ yếu là cây cỏ tự nhiên do dê chăn thả tự kiếm - Chuồng trại đơn... chuồng - Lào có nhiều tiềm năng để phát triển chăn nuôi dê: đất đai rộng, nguồn thức ăn phong phú, sản phẩm dê hợp thị hiếu người tiêu dùng, dê bán tại nhà, chợ hay xuất khẩu 1.2 Khả năng sinh trưởng và sinh sản của dê lai và dê Lạt nuôi tại nông hộ - Khối lượng và tốc độ tăng khối lượng qua các độ tuổi của dê lai F 1 (BT ×x L) luôn cao hơn dê Lạt - Tuổi phối giống lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu của dê lai... trưởng của dê lai F1 (BT x L) và dê Lạt 3.2.3.1 Khối lượng ở các độ tuổi Khối lượng của hai loại dê được trình bày ở bảng 3.8 Dê lai F 1(BT x L) có khối lượng cơ thể lớn hơn dê Lạt ở tất cả các thời điểm theo dõi và dê đực luôn có khối lượng cơ thể lớn hơn nhiều so với dê cái Tuổi càng tăng thì sự chênh lệch về khối lượng giữa dê đực và dê cái càng tăng Bảng 3.8 Khối lượng của dê lai F1(BTxL) và dê Lạt... với dê Lạt Việc bổ sung lá sắn và hỗn hợp khoáng cho dê chăn thả cũng có tác dụng tương tự Thịt dê Lạt vốn được người dân địa phương ưa chuộng nên việc giữ được chất lượng thịt của dê địa phương sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo tính bền vững cho sản xuất Bảng 3.17a Ảnh hưởng của phẩm giống và chế độ nuôi đến chất lượng thịt cơ thăn và cơ bán nguyệt của dê Dê lai F1 Chỉ tiêu Dê Lạt Yếu tố Nuôi. .. cải tiến 13 14 (có bổ sung protein và khoáng) đều có tác dụng cải thiện tăng trọng cho cả dê lai F1(BT ×x L) và dê Lạt Bảng 3.12 Khối lượng và tăng khối lượng của đàn dê thí nghiệm Chỉ tiêu Dê F (BT x L) Dê Lạt 1 Yếu tố Nuôi Tương Phẩm dưỡn tác giống g PG*N (PG) (ND) D Nuôi TT (n=15) Nuôi CT (n=15) Nuôi TT (n=15) Nuôi CT (n=15) Khối lượng ban đầu (kg/con) 16,60a ± 0,37 16,64a ± 0,32 12,35b ± 0,34 12,58b... này Hầu hết tỷ lệ các cơ quan, bộ phận trong cơ thể dê không khác nhau có ý nghĩa (P>0,05) giữa hai phẩm giống và hai chế độ nuôi (bảng 3.16a và 3.16b) Bảng 3.16a Ảnh hưởng của phẩm giống và chế độ nuôi dưỡng đến tỷ lệ thịt và xương trong thân thịt dê (%) Chỉ tiêu KL thân thịt (kg) Tỷ lệ thịt tinh (%) Tỷ lệ xương (%) Dê lai F1 Dê Lạt Nuôi Nuôi Nuôi Nuôi TT CT TT CT (n= 3) (n= 3) (n = 3) (n= 3) 7,41... lượng thịt của dê ở Lào - Nuôi dê lai F1 (BT ×x L) cho hiệu quả kinh tế cao hơn rõ rệt so với dê Lạt Tuy nhiên, bổ sung dinh dưỡng vẫn chưa đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt so với phương pháp nuôi truyền thống trong điều kiện giá thức ăn và giá bán dê hiện tại 2 ĐỀ NGHỊ - Dùng dê Bách Thảo của Việt Nam để lai với dê Lạt của Lào - Bổ sung thức ăn giàu đạm và khoáng cho dê chăn thả 23 ... phẩm giống hay hai chế độ nuôi không có chữ cái chung nhau thì sai khác ở mức ý nghĩa P . hậu mát mẻ nên có đàn dê phát triển nhất. 3.1.2. Đặc điểm chăn nuôi dê nông hộ tại Lào 3.1.2.1. Tỷ lệ các hộ nuôi dê ở các quy mô chăn nuôi khác nhau Số hộ chăn nuôi dê trên cả nước tăng liên. với dê địa phương nuôi tại nông hộ Tổng số 6 dê đực Bách Thảo của Việt Nam được nhập sang Lào để phối giống với 126 dê cái Lạt tại tỉnh Atapeu. Dê lai F1(BT ×x L) và dê Lạt thuần được nuôi. Trung tâm nghiên cứu chăn nuôi Nậm Xuông (Lào) , Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Điều tra khảo sát tình hình chăn nuôi dê tại Lào Các chỉ tiêu theo