SKKN vận dụng linh hoạt các phương pháp và ứng dụng CNTT trong dạy học bậc THCS

32 466 0
SKKN vận dụng linh hoạt các phương pháp và ứng dụng CNTT trong dạy học bậc THCS

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: "VẬN DỤNG LINH HOẠT CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ SỬ DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC" I.ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Cơ sở lí luận. Đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu của toàn cầu hiện nay. Đối với nước ta, đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển con người mới toàn diện, có tri thức, có học vấn, có năng lực tư duy hành động, có khả năng tiếp thu được những tinh hoa của các nước trên thế giới để xây dựng đất nước giàu mạnh. Vì thế, Luật Giáo dục nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam qui định: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cũng nêu rõ: “Để đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kì công nghiệp hoá hiện đại hoá, cần tạo chuyển biến cơ bản toàn diện về giáo dục và đào tạo…đổi mới phương pháp dạy và học phát huy tư duy sáng tạo và năng lực đào tạo của người học, coi thực trạng thực hành, thực nghiệm, ngoại khoá làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét học vẹt, học chay…”. Với những yêu cầu đó, cũng như các môn học khác ở trường trung học cơ sở (THCS), môn học lịch sử cần phải đổi mới phương pháp dạy học. Song khác với các môn học khác ở chỗ, đặc trưng của bộ môn lịch sử là: con người không thể tri giác trực tiếp những gì thuộc về quá khứ, mà lịch sử là những gì đã diễn ra, là hiện thực quá khứ. Sự kiện lịch sử không phải xuất hiện một cách ngẫu nhiên mà nó thuộc điều kiện, hoàn cảnh nhất định và có mối quan hệ nhân quả nhất định. Lịch sử đã đi qua nhưng không hoàn toàn biến mất mà nó để lại dấu vết kí ức của nhân loại, qua những thành tựu vật chất, qua hiện tượng lịch sử, ghi chép của người xưa, qua tên đất tên làng, tên đường phố… Với những đặc trưng trên, trong quá trình dạy học lịch sử, người dạy và người học phải thường xuyên phải làm việc với nguồn sử liệu dưới nhiều hình thức khác nhau. Để giúp học sinh nắm được sự kiện lịch sử, tiếp xúc với nguồn sử liệu mà không thấy nhàm chán và phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh chúng ta phải thực hiện đổi mới phương pháp trong dạy học một cách nghiêm túc. Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử không có nghĩa là gạt bỏ, loại trừ, thay thế hoàn toàn các phương pháp dạy học truyền thống, hay phải ngoại nhập một số phương pháp xa lạ vào dạy học. Mà đổi mới phương pháp là phải biết vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học phù hợp với từng bài học cụ thể, biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa những phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp mới tích cực. Cũng do đặc trưng riêng của bộ môn lịch sử, việc tái tạo lịch sử muốn sinh động rất cần thiết sử dụng các phương tiện hiện đại trong dạy học. Đưa công nghệ thông tin vào dạy học và sử dụng hiệu quả chính là thực hiện thành công một khâu trong đổi mới phương pháp dạy học. 2.Cơ sở thực tiễn. Hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường THCS đã và đang tiếp tục được thực hiện. Nhưng kết quả học tập lịch sử của học sinh trong những năm gần đây vẫn tiếp tục giảm sút, học sinh không quan tâm nhiều đến việc học bộ môn lịch sử, mặc dù các giáo viên ở các trường phổ thông nói chung, trường THCS nói riêng đã cố gắng tìm tòi, ứng dụng các phương pháp mới, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy rằng nguyên nhân dẫn đến tồn tại nêu trên là do việc thực hiện đổi mới phương pháp còn chậm chạp, mang tính đối phó. Sự đổi mới chỉ được thực hiện trong các giờ dạy, thực tập, thao giảng, thanh tra, kiểm tra mà thôi. Trong quá trình dạy học, giáo viên còn rất lười chuẩn bị bài và các phương tiện dạy học. Vì vậy, trong bài giảng vẫn còn tình trạng “thầy nói trò nghe”, các phương pháp mới mang tính tích cực như nêu vấn đề, chia nhóm hoạt động không được thực hiện thường xuyên, đồ dùng và phương tiện dạy học ít được sử dụng, ít vận dụng tri thức liên môn và liên hệ thực tiễn để dạy lịch sử. Hơn nữa, trong các giờ dạy lịch sử giáo viên chưa vận dụng linh hoạt, nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học. Việc sử dụng công nghệ thông tin chưa thành thạo, chưa hợp lí, có khi lại quá lạm dụng khiến cho giờ dạy trở nên nhàm chán. Vì vậy, học sinh học lịch sử một cách thụ động, không hào hứng, thói quen nghe – ghi chép vẫn tồn tại ở các em. Có rất nhiều em nắm sự kiện lịch sử một cách mơ hồ, khả năng so sánh, phân tích sự kiện ở các em còn kém, không giải quyết được vấn đề lịch sử khi có tình huống. Trước thực trạng dạy học lịch sử ở trường THCS hiện nay và trước những yêu cầu khách quan của đất nước, tôi nhận thấy rõ trách nhiệm của mình cần góp một phần công sức vào sự nghiệp giáo dục. Vì vậy tôi đã cố gắng tìm ra nguyên nhân của những tồn tại trên và đưa ra giải pháp hiệu quả trong dạy học lịch sử ở trường THCS hiện nay. Đó là “Vận dụng linh hoạt các phương pháp và sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử ở trường THCS”. Để thể hiện những nội dung đề tài nêu trên một cách hoàn chỉnh qua bài học lịch sử cụ thể, tôi chọn tiết 20, Bài 13 “Chiến tranh thế giới thứ nhất” (1914 – 1918) trong chương trình Lịch sử lớp 8 để trình bày. II.NỘI DUNG 1.Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường THCS. Như đã trình bày ở trên, hiện nay ở trường THCS còn nhiều giáo viên vẫn chưa nắm vững quan điểm đổi mới dạy học. Có người cho rằng đổi mới phương pháp chính là thực hiện hoàn toàn phương pháp mới, có người lại thể hiện mình nắm vững quan điểm đổi mới là “đổi mới không có nghĩa là gạt bỏ hoàn toàn phương pháp truyền thống ” nhưng khi dự giờ của đồng nghiệp lại đánh giá họ là “nói nhiều” mặc dù họ chỉ thực hiện hoặc dẫn dắt vấn đề lịch sử mà thôi. Để tránh sự tranh cãi và quan trọng nhất là đạt được mục tiêu giáo dục, chúng ta cần thống nhất một quan điểm: Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là gạt bỏ, thay thế hoàn toàn phương pháp truyền thống mà dạy học lịch sử là phải biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa phương pháp mới hiện đại như: giải quyết vấn đề, đóng vai, thảo luận nhóm với phương pháp truyền thống như trực quan, thuyết trình, kể chuyện. Và không phải bài học lịch sử nào chúng ta cũng thực hiện rập khuôn là thực hiện đầy đủ các phương pháp dạy học trên. Mà tuỳ loại bài để lựa chọn các phương pháp thích hợp cho bài đó. Nhưng việc thực hiện đổi mới phương pháp trong dạy học lịch sử là phải được thực hiện thường xuyên ở tất cả các loại bài mới giúp chúng ta thực hiện thành công mục tiêu giáo dục đề ra. Trong quá trình dạy học ở trường THCS tôi nhận thấy rằng: tuy có nhiều loại bài lịch sử, nội dung các bài học lịch sử khác nhau và phương pháp dạy học lịch sử vô cùng phong phú, nhưng có một số phương pháp sau đây mà giáo viên cần tiến hành thường xuyên trong dạy học: Trước hết là phương pháp thuyết trình: Bất cứ một bài học lịch sử nào chúng ta cũng không thể tránh khỏi việc sử dụng phương pháp này. Bởi do đặc trưng của bộ môn là tái tạo lịch sử. Muốn tái tạo lịch sử người giáo viên cần sử dụng ngôn ngữ lời nói sinh động giàu hình ảnh để miêu tả, tường thuật, kể chuyện, nêu đặc điểm nhân vật, sự kiện lịch sử hoặc dẫn dắt bài, mục bằng sự hiểu biết kiến thức lịch sử của mình . Ví dụ: Khi dạy Bài 2 “Cách mạng tư sản Pháp (1789 – 1794)” chương trình lịch sử lớp 8, giáo viên có thể giới thiệu bài mới như sau: “Cách mạng tư sản đã thành công ở một số nước mà chúng ta đã học và tiếp tục nổ ra trong đó nước Pháp đạt đến sự phát triển cao. Vì sao cách mạng tư sản nổ ra và phát triển ở nước Pháp, cách mạng trải qua những giai đoạn nào, ý nghĩa ra sao? Đó là vấn đề chúng ta cần giải quyết hôm nay”. Hoặc khi dạy Bài 6 “Các nước châu Phi” ở chương trình lịch sử lớp 9, giáo viên có thể minh họa về sự khó khăn của châu Phi hiện nay để làm nổi bật sự kiện lịch sử: “Hiện nay châu Phi còn rất khó khăn trong công cuộc xây dựng đất nước và phát triển kinh tế xã hội, là châu lục nghèo và kém phát triển nhất thế giới. Sản lượng lương thực bình quân đầu người hiện nay chỉ bằng 70% của những năm 70. Vào đầu những năm 60, châu Phi không đủ ăn, ¼ dân số đói kinh niên. Tỉ lệ dân số của châu Phi cao nhất thế giới, ví dụ: Ruanda 5,2%/năm, Ănggôla, Nigiêria, Mali là 5,1% Tỉ lệ người mù chữ cao nhất thế giới: Ghinê 70%, Môritani 69%, Marốc 64% ” Hay khi dạy Bài 23 “Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII - IX” trong chương trình lịch sử 6, giáo viên có thể nêu đặc điểm nhân vật của Mai Thúc Loan “là người có nước da đen, khoẻ mạnh, thông minh”, Phùng Hưng là người “vật được hổ”… Hoặc khi tường thuật diễn biến của các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống, Nguyên - Mông, Minh…trong chương trình lịch sử lớp 7, giáo viên không thể không sử dụng phương pháp thuyết trình. Rõ ràng bài học lịch sử nào cũng cần đến phương pháp thuyết trình của người giáo viên. Tuy nhiên, chúng ta cũng thấy rằng phương pháp thuyết trình luôn đi liền với phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan. Chẳng hạn khi dạy học Mục 3: “Chiến thắng Bạch Đằng” thuộc mục III “Kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên (1287 – 1288)”, Bài 14 “Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên” trong chương trình lịch sử lớp 7. Giáo viên dùng Lược đồ Chiến thắng Bạch Đằng để trình bày diễn biến: “Ngày 9/4/1288, đoàn thuyền do Ô Mã Nhi có kị binh hộ tống rút về theo sông Bạch Đằng, bấy giờ nước triều dâng cao che lấp cọc sông, một số thuyền nhẹ của quân nhà Trần ra khiêu chiến rồi giả vờ thua chạy, giặc cho quân đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục. Đợi đến lúc triều xuống, từ hai bờ, quân ta đổ ra đánh phá, giặc bị đánh bất ngờ hốt hoảng thi nhau tháo chạy, nhiều thuyền bị đắm. Giữa lúc đó hàng loạt bè lửa xuôi nhanh theo nước triều đang xuống lao vào giặc. Tướng Ô Mã Nhi bị bắt…” Đồ dùng trực quan trong DHLS cũng vô cùng phong phú: tranh ảnh, phim tư liệu, vật thật, bản đồ, sa bàn, bảng niên biểu, sơ đồ, bảng so sánh…Ưu thế của việc sử dụng đồ dùng trực quan là tạo ra hình ảnh lịch sử cụ thể sinh động, chính xác. Trong dạy học lịch sử, tôi nhận thấy rằng bất kì bài học lịch sử nào cũng cần sử dụng đến đồ dùng trực quan. Ví dụ: Khi dạy học Bài 12 “Nước Văn Lang” trong chương trình lịch sử lớp 6, cần sử dụng sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang. Bài 12 “Đời kinh tế văn hoá” trong chương trình lịch sử lớp 7 cần đến đồ dùng tranh ảnh Văn miếu Quốc tử giám, Chùa Một Cột, hình rồng thời Lí…Bài 13 “Chiến tranh thế giới thứ nhất” (1914 – 1918) trong chương trình lịch sử lớp 8 cần sử dụng bản đồ, hình ảnh về các loại vũ khí được sử dụng trong chiến tranh Hoặc khi dạy Bài 18 “Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời” trong chương trình lịch sử lớp 9, cần chuẩn bị bảng so sánh sự kiện lịch sử của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và Luận cương tháng 10 năm 1930 của Trần Phú. Ngày nay ở các nước phát triển, video là phương tiện kĩ thuật được sử dụng thường xuyên trong dạy học lịch sử. Giáo viên có thể cho học sinh xem một đoạn phim hoặc một đoạn tranh ảnh lịch sử để dẫn dắt tạo tình huống có vấn đề. Ở nước ta, trong thời gian gần đây, giáo viên dạy lịch sử cũng đã cố gắng nhiều trong việc sử dụng phim ảnh tư liệu để dạy học. Ví dụ: Khi dạy Bài 16: “Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong thời gian ở nước ngoài (1919 – 1925) trong chương trình lịch sử lớp 9, giáo viên dùng phim tư liệu nói về những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong thời gian tại Pháp. Hoặc khi dạy Bài 27 “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân xâm lược Pháp kết thúc (1953 – 1954)” giáo viên sử dụng đoạn phim tư liệu để học sinh thấy được bộ đội ta kéo pháo vào trận địa Điện Biên Phủ. Hay khi dạy Bài 30 “Hoàn thành giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (1973 – 1975)” trong chương trình lịch sử lớp 9, giáo viên có thể dùng phim tư liệu để trình bày về chiến dịch Hồ Chí Minh. Trong dạy học lịch sử ở trường THCS, giáo viên cũng cần thường xuyên sử dụng các nguồn sử liệu để làm phong phú giờ dạy học lịch sử. Nguồn sử liệu gồm các tác phẩm kinh điển, văn kiện lịch sử, ý kiến của nhân vật, ý kiến của các nhà sử học…Thông qua nguồn sử liệu học sinh có thể phân tích, đánh giá bình luận được sự kiện lịch sử. Ví dụ: Khi dạy học Bài 16 “Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 – 1925” trong chương trình lịch sử lớp 9, giáo viên có thể đưa ra nguồn sử liệu trích từ “Hồi kí con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Mác -Lênin”, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng viết: “Luận cương của Lênin làm cho tôi cảm động phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong phòng nhỏ mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: Hỡi đồng bào bị đoạ đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”. Từ nguồn sử liệu đó, giáo viên có thể tổ chức hướng dẫn học sinh hiểu được tâm trạng của Nguyễn Ái Quốc, đồng thời giải quyết được được vấn đề đặt ra: “Tại sao Người có tâm trạng đó?” Ngoài những phương pháp trên, trong bài giảng lịch sử giáo viên còn thường xuyên sử dụng đến phương pháp dạy học nêu vấn đề. Đây là một trong những phương pháp dạy học có tiềm năng trong việc phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Bản chất của dạy học nêu vấn đề là tạo nên những chuỗi tình huống có vấn đề và điều khiển hoạt động của học sinh để học sinh tự giải quyết vấn đề đó. Ví dụ: Khi dạy Tiết 3, bài 14 “Ba lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược” trong chương trình lịch sử lớp 7, giáo viên đưa ra vấn đề để học sinh giải quyết “Vì sao quân Nguyên đã bị thất bại nặng nề trong cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt lần thứ 2 chúng lại tiếp tục xâm lược lần thứ 3?”. Để giải quyết được vấn đề trên giáo viên có thể đặt một số câu hỏi gợi mở liên quan đến tiết học trước để học sinh thảo luận, tìm tòi câu trả lời và kết luận rằng: “Do chúng có âm mưu xâm lược nước ta từ lâu và sau thất bại chúng muốn rửa nhục”. Như vậy để giải quyết được vấn đề, giáo viên cần lựa chọn các câu hỏi gợi mở, tổ chức học sinh giải quyết vấn đề. Đây chính là sự thực hiện phương pháp đàm thoại gợi mở (phương pháp vấn đáp) không thể thiếu trong dạy học lịch sử. Ví dụ: Khi dạy mục 3 “Thế nào là chế độ chiếm hữu nô lệ”, Bài 5 “Các quốc gia cổ đại phương Tây” trong chương trình lịch sử lớp 6. Để học sinh nắm được khái niệm chế độ chiếm hữu nô lệ. Giáo viên treo bảng so sánh xã hội phương Đông và phương Tây: Phương Đông Phương Tây Quý tộc Chủ nô (bao gồm cả dân tự do và quý tộc) Nông dân công xã Nô lệ (lực lượng chính trong sản xuất) Nô lệ trong gia đình quí tộc Giáo viên đặt câu hỏi: “Em hãy nêu điểm khác nhau về tình hình xã hội của phương Đông và phương Tây?”. Sau khi học sinh trả lời, giáo viên kết luận rằng: “sự khác nhau về giai tầng dẫn đến sự khác nhau về chế độ chính trị”. Để thấy được sự khác nhau về chế độ chính trị giáo viên lại tiếp tục đặt ra các câu hỏi: “Em hãy cho biết chế độ chính trị của các quốc gia cổ đại phương Đông?” (là chế độ mà vua có quyền lực tối cao nhất có quyền hành quyết định tất cả nên gọi là chế độ chuyên chế). “Ở phương Tây, chủ nô có vai trò như thế nào?”. Sau khi học sinh trả lời giáo viên kết luận rằng: “Ở phương Tây chủ nô có quyền lực nhất và có quyền hành quyết định mọi việc (chủ nô bao gồm cả dân tự do và quý tộc) nên chế độ chính trị là dân chủ chủ nô”. Trong quá trình dạy học lịch sử, việc tổ chức học sinh thảo luận nhóm, thảo luận cả lớp là một trong những phương pháp tích cực. Thông qua đó, giáo viên tạo điều kiện để học sinh nêu lên các vấn đề cần tìm hiểu, giải quyết vấn đề tự đặt ra hoặc do giáo viên cung cấp. Để giải quyết vấn đề giáo viên đặt các câu hỏi gợi mở và khuyến khích học sinh bày tỏ ý kiến riêng của mình, động viên các em nên mạnh dạn trình bày mà không sợ sai thông qua nói hoặc viết ra giấy. Từ đó, học sinh biết cách học tập lịch sử theo tinh thần đổi mới, tự học, tự khám phá phát hiện vấn đề lịch sử một cách chủ động. Ví dụ: Khi dạy Mục II: Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Tây Sơn, Tiết 37, Bài 19 “Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427)” trong chương trình lịch sử lớp 7, giáo viên có thể đưa ra các vấn đề cho các nhóm thảo luận và tìm câu trả lời như sau: BÀI 19. CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418 – 1427) I. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa TIẾT 37 I. THỜI KÌ Ở MIỀN TÂY THANH HOÁ (1418 – 1423) II. Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn 1423 Câu hỏi dành cho nhóm 1: Tại sao Lê Lợi lại tạm hoà với quân Minh? Câu hỏi dành cho nhóm 2: Tại sao quân Minh lại chấp nhận lời đề nghị giảng hoà của Lê Lợi? Thảo luận nhóm Để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập lịch sử, bên cạnh những phương pháp dạy học được trình bày ở trên, giáo viên cần tổ chức cho học sinh tự làm việc nhiều hơn với sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo do giáo viên cung cấp. Thông qua đó từng bước rèn luyện cho học sinh về phương pháp học tập, nghiên cứu lịch sử. Ví dụ: Khi dạy Mục 2 “Người tinh khôn sống thế nào?”, Bài 3 “Xã hội nguyên thuỷ” trong chương trình lịch sử lớp 6, giáo viên yêu cầu học sinh tự làm SGK, từ đoạn “Người tinh khôn không sống theo bầy…vui hơn” và làm bài tập: Nội dung Người tối cổ Người tinh khôn Thời gian Tổ chức xã hội Đời sống vật chất Đời sống tinh thần Sau khi học sinh làm xong bài tập trên, giáo viên tiếp tục yêu cầu học sinh: “Em hãy so sánh cuộc sống của Người tối cổ và Người tinh khôn?”. Trong quá trình dạy học, để khắc sâu kiến thức lịch sử trong trí nhớ của học sinh và để củng cố bài học tốt nhất đó là sử dụng bản đồ tư duy. Giáo viên có thể vẽ bản đồ tư duy để củng cố bài học. Cũng có thể hướng dẫn và yêu cầu học sinh tự vẽ bản đồ tư duy để các em nắm được ngay kiến thức cơ bản của bài học. Ví dụ: Khi dạy Tiết 20, Bài 13 “Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) trong chương trình lịch sử lớp 8, giáo viên vẽ bản đồ tư duy để củng cố lại toàn bộ nội dung cơ bản của bài học như sau: Như vậy, trong dạy học lịch sử, phương pháp dạy học vô cùng phong phú. Để giải quyết từng vấn đề lịch sử, giáo viên có thể kết hợp một lúc nhiều phương pháp dạy học, sử dụng các phương pháp dạy học không tách rời nhau mà kết hợp với nhau chặt chẽ sẽ giúp bài giảng sinh động gây cảm hứng học tập cho học sinh. Ngoài những phương pháp dạy học thường xuyên được thực hiện ở trên, giáo viên có thể sử dụng một số phương pháp khác để áp dụng thích hợp trong từng loại bài như: trò chơi lịch sử, điền gắn các kí hiệu trên bản đồ, lược đồ, lập bảng thống kê các sự kiện lịch sử hoặc đóng vai nhân vật lịch sử…Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật hiện nay, việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học đã và đang góp phần đáng kể trong việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử. Cùng với việc vận dụng linh hoạt các phương pháp và sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử ở trường THCS, giáo viên cũng cần quan tâm đến những hình thức dạy học lịch sử nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, chẳng hạn như: dạy học ở lớp, bảo tàng, thực địa, ngoại khoá, thi tìm hiểu lịch sử… 2. Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử ở trường THCS. Như chúng ta biết, việc dạy học lịch sử mang tính đặc thù riêng. Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Để tái hiện lịch sử một cách sống động như đang diễn ra ở thì hiện tại, rất cần đến phương tiện dạy học hiện đại để đáp ứng yêu cầu đó. Nghị quyết của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ II, khoá VIII về định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kì mới đã yêu cầu ngành giáo dục phải: “…Từng bước áp dụng các phương tiện tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”. Trong các trường THCS hiện nay trên cả nước nói chung và ở thành phố Vinh nói riêng, giáo viên dạy lịch sử đã và đang tích cực sử dụng phương tiện dạy học hiện đại. Từ máy vi tính, từ mạng Internet, mạng nội bộ, giáo viên truy cập, tìm tòi tư liệu gồm: những đoạn phim, tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, âm thanh để soạn thảo giáo án điện tử. Phầm mềm để soạn thảo giáo án hiện nay thông dụng vẫn là phần mềm Pownpoint. Tuy vậy vẫn còn nhiều giờ dạy bằng máy chiếu chưa đạt hiệu quả cao. Qua tìm hiểu tôi thấy tồn tại ở các tiết dạy học máy chiếu là giáo viên đưa vào bài dạy quá nhiều hình ảnh chỉ mang tính trình chiếu mà ít yêu cầu học sinh khai thác. Câu hỏi nêu vấn đề đặt ra quá nhiều làm kiến thức bài giảng trở nên dàn trải, ít chiều sâu. Vẫn còn hiện tượng giáo viên chưa thành thạo về máy tính nhưng để bằng đồng nghiệp của mình, họ đã nhờ người khác soạn thảo giáo án. Vì thế khi dạy học, việc giảng bài và điều khiển máy không ăn khớp, rời rạc làm mất đi tính sư phạm. Từ thực tế đó cho chúng ta thấy việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử hiện nay là hết sức cần thiết và nếu sử dụng một cách hợp lí sẽ đem lại hiệu quả cao trong dạy học nhưng nếu quá lạm dụng hoặc chưa thành thạo sẽ gây tác động trở lại, làm mất hứng thú học tập của học sinh. Để sử dụng công nghệ thông tin hợp lí trong dạy học lịch sử, gây hứng thú học tập của học sinh và nâng cao hiệu quả dạy học, giáo viên cần nắm vững một số vấn đề sau: Thứ nhất là khâu soạn giáo án điện tử: -Thông thường có 2 cách để soạn: Một là trình bày toàn bộ nội dung bài giảng gồm cả kênh hình và kênh chữ. Sau đây là một số trang ví dụ: [...]... th gii th nht (19141918) III KT LUN Trong quỏ trỡnh ging dy trng THCS, k t nm 2001 - tụi vo ngnh giỏo dc - cho n nay, nht l trong hai nm hc gn õy: ú l nm hc 2010 - 2011 v 2011 2012, bng vic vn dng linh hot cỏc phng phỏp dy hc v s dng cụng ngh thụng tin trong dy hc lch s tụi t c mt s kt qu sau: Th nht: Vic vn dng linh hot cỏc phng phỏp v s dng cụng ngh thụng tin trong dy hc lch s giỳp tụi ngy cng vng... nh ny Rt mong quý thy cụ tip tc úng gúp ý kin chỳng ta ngy cng t nhiu kt qu cao trong dy hc lch s trng THCS MC LC Trang I T VN 1 C s lớ lun 2 C s thc tin 1 1 2 II NI DUNG 1 Vn dng linh hot cỏc phng phỏp dy hc nhm nõng cao hiu qu dy hc lch s trng THCS 3 2 S dng cụng ngh thụng tin trong dy hc lch s trng THCS 3 3 Vn dng linh hot cỏc phng phỏp dy hc v s dng cụng ngh thụng tin vo mt bi hc lch s c th... thc ca bi hc, mt trong nhng bin phỏp hu hiu l giỏo viờn cn s dng bn t duy sau cui mi bi hc lch s Trong quỏ trỡnh dy hc tụi thng xuyờn cú ý thc kt hp linh hot cỏc phng phỏp ging dy to s hng khi trong hc tp cho hc sinh Khi son cỏc slide giỏo ỏn in t tụi li tip tc nghiờn cu bi son trờn giy vi bi son trờn mỏy trong quỏ trỡnh ging bi th hin nhun nhuyn cỏc phng phỏp Th hai: Vic vn dng linh hot cỏc phng... dung cng nh bit cỏch hiu ng trỡnh t ni dung trong cỏc slide Ban u, chỳng ta thy cụng vic ny khỏ phc tp, mt thi gian v khụng kộm phn mt mi, nhng sau vi ln t son bi trờn mỏy, chỳng ta s cú thờm kinh nghim, lõu dn s tr nờn thnh tho hn 3 Vn dng linh hot cỏc phng phỏp dy hc v s dng cụng ngh thụng tin vo mt bi hc lch s c th Trong quỏ trỡnh dy hc trng THCS nh vn dng linh hot cỏc phng phỏp dy hc v s dng cụng... thuc a mỏy tr li cõu hi 1913 Sự thay đổi vị trí Kinh tế của các nước đế quốc từ thế kỉ XVI đến nĂm 1913 GV nhn xột, b sung v kt lun GV chiu lc cỏc nc quc v thuc a: Chương IV Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) Tiết 20 Bài 13 Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) I Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh: Lược đồ các nước đế quốc và các thuộc địa cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ?Quan sỏt lc em... 10% 15% 15% 71% 75% 4% 0% 0 0 8H 43 14% 14% 35% 42% 51% 44% 0 0 0 0 Qu thc t hiu qu cao trong dy hc lch s l mt vn khụng phi d Nhng vỡ s nghip ca giỏo dc, vỡ tng lai ca t nc, chỳng ta cn s n lc v lũng nhit huyt thỡ mi khú khn s c y lựi s kt hp linh hot cỏc phng phỏp dy hc v s dng cụng ngh thụng tin ó em li hiu qu trong nhiu bi ging lch s ca bn thõn tụi v nhiu giỏo viờn khỏc Vỡ th, tụi hi vng cỏc thy... Bch ng nm 938: Tit 31 Bi 27 NGễ QUYN V CHIN THNG BCH NG NM 938 1.Ngụ Quyn ó chun b ỏnh quõn xõm lc Nam Hỏn nh th no? 2.Chin thng Bch ng nm 938: THO LUN Em hóy nờu im c ỏo trong cỏch ỏnh gic ca Ngụ Quyn? Trong quỏ trỡnh ging dy trng THCS, tụi nhn thy rng giỏo viờn nờn chn cỏch son th hai phc v bi ging tt hn Mỏy chiu l phng tin dy hc giỏo viờn chun b y v phim t liu, tranh nh, lc , bn , cỏc yờu cu tho... 3 1 8 5 6 7 -Sau khi HS tr li xong, GV yờu cu c lp tip tc quan sỏt mn hỡnh, trỡnh by tờn ca cỏc loi v khớ cng nh tớnh nng ca nú v cỏc phng tin c s dng trong Chin tranh th gii th nht *T chc thc hin 2 Giai on th hai (1917?Em hóy nờu nhng s kin din ra trong giai 1918) on th hai? GV dựng bn trỡnh chiu "Chin tranh th gii th nht" HS trỡnh by nhng nột chớnh v din bin: Chương IV Chiến tranh thế giới thứ... Th hai: Vic vn dng linh hot cỏc phng phỏp v s dng cụng ngh thụng tin trong dy hc lch s khin cho hc sinh tớch cc hot ng hn, cú ý thc t nghiờn cu v tỡm hiu lch s, hng say phỏt biu xõy dng bi, nm vng c kin thc c bn, lm c cỏc bi tp lch s, chm hc bi c, cú em cũn t ra c cõu hi tỡnh hung cỏc hc sinh khỏc v giỏo viờn suy ngh a ra cõu tr li Trong quỏ trỡnh kim tra ming, kim tra 15 phỳt, kim tra 1 tit, kim tra... hc kỡ, cỏc em lm bi nghiờm tỳc, khụng quay cúp, trao i Cú em lm bi xong khi cha ht thi gian qui nh Tụi nhn thy s tin b trong hc tp ca cỏc em thụng qua im s m cỏc em t c, s im gii im khỏ ngy cng nhiu hn Sau õy tụi xin c a ra bng so sỏnh t l kt qu hc tp hc kỡ I v hc kỡ II ca cỏc lp 8 trong nm hc 2010 2011 chỳng ta thy c s tin b ca cỏc em: Gii Khi S lp s HK HK I II Khỏ HK I Trung bỡnh HK II Yu Kộm HK . Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học và sử dụng công nghệ thông tin vào một bài học lịch sử cụ thể. Trong quá trình dạy học ở trường THCS nhờ vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học. hoàn toàn các phương pháp dạy học truyền thống, hay phải ngoại nhập một số phương pháp xa lạ vào dạy học. Mà đổi mới phương pháp là phải biết vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học phù hợp. tin trong dạy học đã và đang góp phần đáng kể trong việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử. Cùng với việc vận dụng linh hoạt các phương pháp và sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch

Ngày đăng: 21/04/2015, 13:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan