1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

di sản thừa kế – một số vấn đề lý luận

31 1,2K 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 165 KB

Nội dung

di sản thừa kế – một số vấn đề lý luận

Trang 1

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong BLDS nước ta cũng như nhiều BLDS của các nước trên thế giới,các quy định về thừa kế giữ vai trũ quan trọng, nú thường được xếp vào phầnthứ tư, gồm bốn chương từ Điều 631 đến Điều 687 Trong đó vấn đề thừa kế

có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt là khi cùng với sự phát triển của nền kinh

tế thị trường, tài sản của thành viên trong xó hội cũng được tăng lên đáng kể

cả về số lượng và cả giá trị của nó Pháp luật thừa kế bảo hộ quyền thừa kếcủa công dân, cho phép công dân được để lại tài sản của mỡnh cho ngườikhác theo di chúc hoặc theo pháp luật

Thừa kế theo di chỳc và thừa kế theo phỏp luật là hai hỡnh thức đặctrưng cho hai loại quan hệ thừa kế khác nhau Dù ở hỡnh thức nào thỡ việcxỏc định khối di sản thừa kế và phân chia di sản thừa kế là một trong nhữngyếu tố phỏp lý hết sức quan trọng Cú thể núi: Di sản thừa kế là yếu tố quantrọng hàng đầu trong các án kiện về thừa kế

Trong thực tế, các vụ kiện về tranh chấp thừa kế ngày càng gia tăng,phức tạp, tỡnh hỡnh kinh tế – xó hội cú nhiều thay đổi, nên việc giải quyếtcác án kiện thừa kế trong đó việc xác định di sản thừa kế gặp nhiều khó khăn,

có nhiều vụ án kéo dài nhiều năm hoặc qua nhiều cấp xét xử

Chớnh vỡ lẽ đó, tôi đó chọn đề tài “di sản thừa kế – một số vấn đề lýluận” Mặc dù đó rất cố gắng, song bài biết khụng trỏnh khỏi những thiếu sút.Kớnh mong thầy cụ gúp ý kiến để bài viết được hoàn thiện hơn Em xin chânthành cảm ơn!

Trang 2

NỘI DUNG

I Lí LUẬN CHUNG:

1 Di sản thừa kế:

Thừa kế với ý nghĩa là phạm trự kinh tế xuất hiện từ thời kỳ xa xưa của

xó hội loài người, theo đó có thể hiểu đó là sự dịch chuyển tài sản thuộc sởhữu của người chết cho những người cũn sống dựa trờn quan hệ huyết thống

và theo phong tục tập quỏn của địa phương

Thừa kế với tư cách là một quan hệ pháp luật dân sự, trong đó các chủthể có quyền và nghĩa vụ nhất định Trong quan hệ này, người có tài sản làngười để lại thừa kế, trước khi chết có quyền để lại tài sản của mỡnh chonhững người cũn sống khỏc Người thừa kế là người được nhận di sản củangười chết dịch chuyển cho mỡnh theo ý chớ của họ hoặc theo phỏp luật Đốitượng của thừa kế là tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của người chết – tứcngười để lại thừa kế

Người để lại thừa kế là cá nhân Cơ sở để cá nhân để lại thừa kế tài sản

là quyền sở hữu hợp pháp của cá nhân đó Cá nhân chỉ được quyền để lại thừa

kế những tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của mỡnh lỳc cũn sống Quyền thừa

kế là một trong những quyền cơ bản của công dân được luật pháp của cácquốc gia ghi nhận Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp phỏp và quyền thừa kế

của cụng dõn: “Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để

dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong

Trang 3

doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác…Nhà nước bảo hộ quyền

sở hữu hợp phỏp và quyền thừa kế của cụng dõn” (Điều 58 Hiến pháp 1992).

Khi một người chết đi, những tài sản thuộc quyền sở hữu của người đóđược truyền lại cho những người thừa kế gọi là di sản Thừa kế là một trongnhững quyền quan trọng và có ý nghĩa thực tế trong các quyền của công dân

Điều 631 BLDS 2005 quy định: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt

tài sản của mỡnh; để lại tài sản của mỡnh cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”.

Theo quy định tại Điều 634 BLDS thỡ: “Di sản bao gồm tài sản riêng

của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”.

Như vậy, di sản thừa kế là toàn bộ những tài sản thuộc quyền sở hữucủa người chết bao gồm tài sản riêng, phần tài sản trong khối tài sản chung,cũng như các quyền về tài sản mà người đó được cơ quan có thẩm quyền giaokhi cũn sống

Tài sản là khách thể của quyền sở hữu, là đối tượng của phần lớnnhững quan hệ pháp luật dân sự và có thể trở thành di sản thừa kế Tuy nhiên,không phải bất kỳ một vật thể khách quan nào của tự nhiên cũng đều là tài sản

và là di sản thừa kế Vật thể hoặc những những quyền tài sản muốn trở thành

di sản thừa kế trước hết phải có những đặc trưng là tài sản được quy định tại

Điều 163 BLDS: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ cú giỏ và cỏc quyền tài

sản” Cụ thể:

- Vật có thực: là những vật tồn tại một cách khách quan, là một

bộ phận của thế giới vật chất có thể đáp ứng được một nhu cầu nào đó củacon người về sản xuất, kinh doanh hoặc tiêu dùng mà con người cú thể chiếmgiữ, quản lý chỳng Như vậy tức là không phải bất cứ bộ phận nào của thếgiới vật chất cũng có thể đáp ứng được yêu cầu có thể đưa vào giao lưu dân

sự Vật có thực là tài sản phổ biến, đa dạng và thông dụng nhất trong đời sống

xó hội, trong giao lưu dân sự

Trang 4

- Tiền: Theo kinh tế chớnh trị học thỡ tiền là thước đo giá trịchung, là giá trị đại diện cho giá trị thực của hàng hóa và là phương tiện lưuthông trong giao lưu dân sự, với ý nghĩa này tiền được coi là tài sản quý giỏ

và về phương diện chớnh trị phỏp lý tiền cũn là tư cách đại diện cho chủquyền của một quốc gia

- Giấy tờ có giá: Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, các quan

hệ kinh tế phát triển đa dạng, phong phú và rất sôi động, các loại giấy tờ cógiá như cổ phiếu, trái phiếu, séc, cụng trỏi, tớn phiếu, kỳ phiếu,… được sửdụng tương đối phổ biến Những loại giấy tờ này thể hiện những khoản tiềnnhất định mà chủ thể có được khi xuất trỡnh nú trước một tổ chức có chứcnăng thanh toán (Ngân hàng, kho bạc, tổ chức tín dụng,…)

- Cỏc quyền tài sản: Điều 181 BLDS 2005 quy định: “Quyền tài

sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân

sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ” Đó là quyền đũi nợ, đũi bồi thường thiệt hại;

quyền đối với phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp;quyền sử dụng đất; quyền sở hữu trí tuệ

Điều 163 BLDS chỉ hoạch định mang tính liệt kê tài sản bao gồmnhững gỡ, mà khụng quy định thế nào là tài sản Nhưng tài sản cần phải hiểuchính là những của cải vật chất nằm trong sự chiếm hữu và chi phối của conngười, được con người khai thác để mang lại lợi ích Toàn bộ tài sản của mộtngười chết đi để lại gọi là di sản Di sản thừa kế bao gồm:

1.1 Tài sản riêng của người chết

Tài sản riêng của người chết là tài sản do người đó tạo ra bằng thu nhậphợp phỏp,

tài sản được tặng cho, được thừa kế, tư liệu sinh hoạt riêng, nhà ở, tưliệu sản xuất các loại, vốn dùng để sản xuất kinh doanh

Đây là loại tài sản chiếm tỷ lệ đáng kể trong khối tài sản mà người chết

để lại Trước khi kết hôn, người vợ hoặc người chồng thường là những côngdân hoạt động bỡnh thường trong xó hội, họ học tập, làm việc để tạo lập cuộc

Trang 5

sống cho mỡnh Khi đó giữa họ chưa có sự ràng buộc về mặt pháp lý, bởi vậytài sản của họ cú trước khi kết hôn phải được coi là tài sản riêng Tài sản của

vợ hoặc chồng có trước khi kết hôn có thể là những thu nhập do lao động, dohoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp của mỗi người tạo ra, cũng có thểcủa vợ hoặc chồng được tặng cho riêng, thừa kế riêng trong thời kỳ hônnhân…khụng nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng Khoản 2 Điều 32

Luật Hôn nhân và gia đỡnh năm 2000: “ Vợ, chồng cú quyền nhập hoặc

khụng nhập tài sản riờng vào khối tài sản chung” Bao gồm:

Tư liệu sinh hoạt: quần áo, giường tủ, ti vi, tủ lạnh, xe máy, xe đạp, tácphẩm nghệ thuật, đồ trang sức bằng vàng, kim khí quý, đá quý…

Tư liệu sản xuất: Trong những năm gần đây, Nhà nước ta có nhiều chủtrương đổi mới kinh tế nhằm phát huy tác dụng của các thành phần kinh tế tạo

cơ sở cho việc đan xen cùng phát triển của cỏc loại hỡnh doanh nghiệp và cỏcloại hỡnh sản xuất kinh doanh khỏc nờn phạm vi tài sản thuộc quyền sở hữu

của cụng dõn được mở rộng hơn “Di sản thừa kế không chỉ là công cụ sản

xuất trong những trường hợp được phép lao động nhỏ như trước đây mà cũn bao gồm cả máy móc, thiết bị, kho tàng, nhà xưởng, nguyên vật liệu, vốn bằng tiền, vàng, ngoại tệ, cổ phiếu, trái phiếu với số lượng không hạn chế…

Do đó tất cả tài sản thuộc quyền sở hữu của một người sẽ trở thành di sản khi người đó chết”.

- Nhà ở do người đó xây dựng nên hoặc thông qua giao dịch dân sự mà

có hoặc được cho riêng, thừa kế riêng… Phần nhà ở mà người có nhà trongthời kỳ cải tạo xó hội chủ nghĩa được Nhà nước để lại cho họ ở và xác định làthuộc sở hữu của người đó

- Vốn, cổ phần, vật tư, tư liệu sản xuất của những người sản xuất cáthể, hoặc của các tư nhân được sản xuất kinh doanh hợp pháp

- Cây cối hoa màu mà người được giao sử dụng đất đó trồng và hưởnghoa lợi trên đất đó

Trang 6

- Tiền, vàng, bạc, kim khớ quý, đá quý được dùng làm đồ trang sứchoặc tiền mua cụng trỏi, tiền gửi tiết kiệm Ngõn hàng, tiền gửi quỹ tớndụng…

- Tài liệu, dụng cụ, máy móc của người làm công tác nghiên cứu

- Tài sản được thừa kế riêng hoặc được tặng cho riêng

- Các thu nhập hợp pháp khác như tiền lương, tiền được trả công laođộng, tiền thưởng, tiền nhuận bút, tiền trúng xổ số, tiền có được do đoạt giảicủa các cuộc thi (văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao…)

1.2 Phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác

Phần tài sản này cú thể là tài sản chung hợp nhất của vợ chồng hoặc là

sở hữu chung theo phần của nhiều người dựa vào cách thức và căn cứ xác lậpnên các hỡnh thức sở hữu chung đó

+ Tài sản của người chết trong khối tài sản chung hợp nhất của vợchồng:

Trong xó hội hiện đại nam nữ kết hôn trên cơ sở tỡnh yờu chõn chớnh,bỡnh đẳng, tự nguyện Cuộc sống chung dẫn đến việc vợ chồng phải cùngchung sức, chung ý chớ tạo dựng nờn khối tài sản phục vụ cuộc sống giađỡnh Bởi vậy, việc hỡnh thành khối tài sản chung là một tất yếu của thực tế

đời sống vợ chồng Tài sản chung của vợ chồng bao gồm: “Tài sản chung của

vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung”.

(Điều 27 - Luật Hôn nhân và gia đỡnh năm 2000) Theo quy định này, ta thấy

có hai căn cứ để xác định khối tài sản chung của vợ chồng:

- Căn cứ pháp lý: căn cứ pháp lý để xác định khối tài sản chung của vợchồng là sự ra đời và tồn tại của quan hệ vợ chồng Luật hôn nhân và giađỡnh quy định: những tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra, thu nhập về nghề

Trang 7

nghiệp và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong “thời kỳ hônnhân” được coi là tài sản chung của vợ chồng.

- Căn cứ vào nguồn gốc tài sản: Theo Điều 27 Luật hôn nhân và giađỡnh 2000 thỡ tài sản chung của vợ chồng gồm: “Tài sản chung của vợ chồnggồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất,kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hônnhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung vànhững tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung” Thời kỳ hụnnhõn là thời gian quan hệ vợ chồng tồn tại trước pháp luật

Như vậy, tất cả các thu nhập mà vợ chồng có được trong thời kỳ hônnhân cùng với các tài sản mà vợ hoặc chồng đó cú trước đây nhưng đó nhậpchung vào khối tài sản đó đều là khối tài sản chung hợp nhất của vợ chồng

Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung bằng công sức củamỗi người; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tàisản chung Luật hôn nhân và gia đỡnh 2000 quy định khi một bên chết trước,nếu cần chia tài sản chung của vợ chồng thỡ chia đôi Phần tài sản của ngườichết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế Vỡ vậy, khi một bờnchết trước, một nửa khối tài sản chung đó là tài sản của người chết và đượcchuyển cho người thừa kế theo di chúc hoặc theo quy định của phỏp luật vềthừa kế Ngoài ra, khoản 2 Điều 32 Luật hôn nhân và gia đỡnh 2000 quy định:

“Vợ, chồng cú quyền nhập hoặc khụng nhập tài sản riờng vào khối tài sản

chung” Như vậy tài sản của riêng mỡnh thỡ vợ hoặc chồng cú quyền sở hữu

nú Do đó, nếu một bên vợ hoặc chồng chết trước thỡ di sản của người chết làmột nửa tài sản chung cộng với tài sản riêng của người ấy

Ngoài trường hợp tài sản là sở hữu chung hợp nhất của hai vợ chồng,trong trường hợp người con dâu, con rể tham gia lao động chung trong giađỡnh của bố mẹ chồng hay bố mẹ vợ gúp phần xõy dựng khối tài sản bằngsức lao động của họ trong gia đỡnh mà họ làm dõu hay ở rể, thỡ khi xỏc định

di sản của bố mẹ chồng, hay bố mẹ vợ tũa ỏn phải coi khối tài sản ở gia đỡnh

Trang 8

là tài sản thuộc sở hữu chung và người con dâu hay con rể là đồng chủ sở hữuđối với khối tài sản chung đó Ngoài việc được hưởng công sức đóng góptrong việc duy trỡ cho sự tồn tại và làm tăng tài sản thỡ người con dâu haycon rể đó được hưởng phần tài sản của mỡnh trong khối tài sản chung hiện cóvới tư cách là một đồng chủ sở hữu Bởi vậy, nếu người con dâu hay con rể

mà cũn ở chung với bố mẹ chồng hay bố mẹ vợ thỡ khi người con dâu haycon rể chết, khối tài sản trong gia đỡnh bố mẹ chồng hay bố mẹ vợ được coi

là sở hữu chung theo phần – xác định tài sản của họ được bao nhiêu trongkhối tài sản của gia đỡnh thỡ đó chính là di sản của người chết

+ Phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung theo phần: Nếutài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung hợp nhất,trong khối tài sản đó không thể phân định được phần của mỗi người trong

khối tài sản đó là bao nhiêu hay bao gồm những tài sản gỡ thỡ “sở hữu chung

theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung” (Khoản 1 Điều 216 BLDS 2005)

Thực tế cho thấy có rất nhiều trường hợp do nhiều người cùng góp vốn

để cùng sản xuất kinh doanh, nên có khối tài sản thuộc sở hữu chung củanhiều người (đồng chủ sở hữu với một khối tài sản nhất định) Vấn đề đặt ra

là phải xác định được giới hạn của quyền sở hữu đó do người chết để lại đếnđâu để xác định phạm vi tài sản của người đó làm căn cứ xác định di sản thừa

kế của họ

Dựa vào căn cứ xác lập quyền sở hữu chung theo phần nếu xác địnhđược một cách rạch rũi cụng sức đóng góp hay tiền của bỏ ra để tạo nên khốitài sản chung, thỡ quyền sở hữu của một người đối với khối tài sản sẽ tươngđương với phần công sức hay phần giá trị mà họ đó bỏ ra Và phần tài sảnthuộc sở hữu của người đó là di sản thừa kế khi họ chết

1.3 Các quyền về tài sản do người chết để lại

1.3.1 Cỏc quyền tài sản là di sản thừa kế

Trang 9

* Khi cũn sống người để lại di sản thừa kế tham gia vào các giao dịchdân sự như mua bán, cho vay nhưng người mua chưa trả hết tiền hoặc ngườivay chưa trả hết nợ; người gây thiệt hại theo hợp đồng, ngoài hợp đồng chưabồi thường được; người đi thuê mượn tài sản chưa trả lại tài sản; những tàisản trong hợp đồng cầm cố, thế chấp chưa chuộc lại… Những người thừa kế

có quyền yêu cầu người khác thực hiện nghĩa vụ tài sản Có nghĩa là nhữngngười thừa kế có quyền hưởng những quyền về tài sản do người chết để lại.Các quyền tài sản này được gọi là tài sản theo quy định tại Điều 163 BLDS

Đó là quyền đũi những mún nợ do người để lại di sản chưa kịp nhận củangười mang nghĩa vụ trong quan hệ hợp đồng mua bán, cho vay; quyền đũilại tài sản cho thuờ, cho mượn, chuộc lại tài sản cầm cố thế chấp, quyền bồithường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, ngoài hợp đồng

* Quyền được nhận tiền bảo hiểm Khi cũn sống người để lại disản thừa kế đó ký kết những hợp đồng bảo hiểm thỡ những người thừa kế của

họ có quyền yêu cầu công ty bảo hiểm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng bảohiểm đó ký kết và tất nhiờn là khụng vượt quá mức thỏa thuận hoặc pháp luậtquy định

* Quyền nhận tiền công lao động, tiền nhuận bút, tiền hưu trí,tiền trợ cấp, tiền đoạt giải các cuộc thi, tiền chi phí cho việc thực hiện không

có ủy quyền… mà người chết chưa kịp nhận

* Khi tác giả của các tác phẩm văn học, nghệ thuật công trỡnhkhoa học, cỏc đối tượng sở hữu công nghiệp chết thỡ những người thừa kếcủa tác giả có quyền được hưởng các quyền tài sản liên quan đến các tácphẩm công trỡnh khoa học, đối tượng sở hữu công nghiệp Khi chủ sở hữu tácphẩm, đối tượng sở hữu công nghiệp, mà sử dụng vào sản xuất kinh doanhthỡ phải trả cho những người thừa kế của tác giả một số tiền nhất định theoquy định của pháp luật Số tiền này là di sản thừa kế mà người chết để lại

Cũn cỏc chủ sở hữu tỏc phẩm, đối tượng sở hữu công nghiệp khi chếtthỡ tỏc phẩm, đối tượng sở hữu công nghiệp này là di sản thừa kế được

Trang 10

chuyển cho người thừa kế Người thừa kế có quyền sử dụng, chuyển giaoquyền sử dụng cho người khác hoặc định đoạt quyền sở hữu của mỡnh.Người thừa kế tài sản của chủ sở hữu có quyền thừa kế theo quy định củapháp luật trừ cỏc quyền nhõn thõn thuộc quyền của tỏc giả.

1.3.2 Cỏc quyền tài sản khụng là di sản thừa kế

Tuy nhiên, những quyền tài sản trong tương lai nhưng lại gắn liền vớinhân thân người chết thỡ khụng phải là di sản Đó là: Tiền lương hưu, tiền trợcấp thương tật, tiền tử tuất, tiền cấp dưỡng Những quyền tài sản này khôngphải là di sản thừa kế

* Tiền lương hưu là tiền bảo hiểm xó hội được Nhà nước trả cho nhữngngười làm việc trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức mà người đó hưởnglương từ ngân sách của Nhà nước, hoặc những người đó làm việc trong cỏcdoanh nghiệp đóng tiền bảo hiểm xó hội cho người đó theo đúng thời gian và

số tiền quy định Khi người lao động không làm việc nữa (hết tuổi lao động)được Nhà nước trả tiền bảo hiểm xó hội bằng lương hưu cho chính họ, có vậymới bảo đảm thu nhập ổn định về lâu dài cho cuộc sống của họ đến khi họchết Khi người được Nhà nước cho hưởng lương hưu chết, thỡ Nhà nướcchấm dứt nghĩa vụ đối với người đó mà không thể chia phần lương này chonhững người thừa kế

* Tiền cấp dưỡng: Có thể nói quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ vàchồng là hệ quả quy kết ràng buộc của quan hệ vợ chồng hợp pháp phát sinh

kể từ khi kết hôn Đó là một trong những quyền và nghĩa vụ tài sản gắn liềnvới nhân thân của vợ và chồng Pháp luật thừa nhận quan hệ bỡnh đẳng giữa

vợ và chồng về quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng lẫn nhau “khi ly hôn, nếu bên

khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thỡ bờn kia cú nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mỡnh” (Điều 60 – Luật Hôn

nhân và gia đỡnh 2000)

Hậu quả phỏp lý và con cỏi sau khi ly hụn được quy định tại Điều 56Luật hôn nhân và gia đỡnh bao gồm nhiều nội dung trong đó có nội dung nuôi

Trang 11

dưỡng, giáo dục con cái là nhiệm vụ và quyền hạn của cha mẹ mà không phụthuộc vào quan hệ hôn nhân của cha mẹ tồn tại hay không Như vậy, trongtrường hợp vợ chồng ly hôn, người vợ hoặc người chồng phải cấp dưỡng chonhau hoặc phải cấp dưỡng nuôi con hàng tháng Số tiền này chỉ những ngườinày mới được hưởng Bởi vậy khi người được cấp dưỡng chết thỡ số tiền cấpdưỡng đó là không thể chuyển dịch cho người khác như di sản thừa kế Thậmchí cả khi người vợ hoặc chồng kết hôn với người khác thỡ vấn đề cấp dưỡngcũng được chấm dứt.

* Những người lao động bị tai nạn xảy ra trong giờ làm việc, tại nơilàm việc, khi đi công vụ được giao, trên đường đến nơi làm việc hoặc trở vềnơi ở và những người mắc bệnh nghề nghiệp… mà không may bị thương tậttuỳ theo mức độ suy giảm khả năng lao động mà người lao động được hưởngtrợ cấp một lần hoặc hàng tháng

* Ngoài ra, người bị thương phục vụ trong chiến tranh, người bị thươngtật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phát sinh từ quá trỡnh làm việc ởmột nghề nào đó, thỡ hàng thỏng Nhà nước trợ cấp cho họ số tiền nhất định

để trợ thêm người đó trong việc chữa bệnh và khắc phục khó khăn về suygiảm sức lao động nói riêng và sức khỏe nói chung

* Tiền tử tuất: Là tiền trợ cấp cho nhân thân gia đỡnh liệt sỹ, người laođộng đang tham gia quan hệ lao động cũng như những người lao động đóchấm dứt quan hệ lao động nhưng đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xó hội mà bịchết Tựy theo nguyờn nhõn họ bị chết mà họ hưởng chế độ hàng tháng haychế độ tuất một lần cho nên tiền tử tuất không phải là di sản thừa kế

* Trong cuộc sống xó hội cú nhiều lĩnh vực mà con người tham giahoạt động Cho dù là lĩnh vực nào khi một người có những đóng góp, cốnghiến, có những thành tích đáng kể cho việc bảo vệ và xây dựng đất nước đềuđược Nhà nước ghi nhận và tặng thưởng Huân chương, Huy chương, Bằngkhen Đó là hỡnh thức biểu hiện quyền nhõn thõn gắn liền với người đượctặng thưởng mà đó chết, cho nờn khụng thể là di sản thừa kế

Trang 12

1.4 Quyền sử dụng đất cũng là di sản thừa kế

Quyền sử dụng đất là một quyền tài sản đặc biệt Theo Điều 17 Hiến

pháp 1992 quy định: “đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước… là của Nhà

nước, đều thuộc sở hữu toàn dân”.

Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước giao cho tổ chức cá nhân sửdụng lâu dài, tổ chức cá nhân có quyền chuyển quyền sử dụng đất được Nhànước giao theo quy định của pháp luật Như vậy, bản thân đất đai không trởthành di sản thừa kế, vỡ cỏ nhõn khụng cú quyền sở hữu mà chỉ cú quyền sửdụng Khi khụng cú nhu cầu sử dụng cỏ nhõn được phép chuyển nhượngquyền sử dụng đó Quyền sử dụng này là một quyền tài sản đặc biệt của cánhân, do vậy cá nhân có thể để lại cho người khác theo di chúc hoặc theopháp luật quy định

Chương III Luật Đất đai quy định các loại đất như: đất nông nghiệp(đất trồng cây lâu năm, hàng năm), đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng.Khi giải quyết các tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, Tũa ỏn phải ỏpdụng cỏc quy định về chuyển quyền sử dụng đất trong Bộ luật dân sự

2 Ý nghĩa của việc xác định di sản thừa kế

2.1 Bảo đảm quyền lợi của người được thừa kế

Có Thể nói quyền thừa kế là quyền năng cụ thể của công dân trong việc

để lại di sản và nhận di sản thừa kế Nó là kết quả tất yếu của những quyềnnăng trong quyền sở hữu Vỡ thụng qua việc thừa kế di sản những người thừa

kế trở thành chủ sở hữu đối với tài sản Điều 245 BLDS quy định: “Người

thừa kế có quyền sở hữu đối với tài sản thừa kế theo quy định tại Phần thứ tư của Bộ luật này” (tức Bộ Luật dõn sự).

Song, vấn đề cần quan tâm là người thừa kế có được sở hữu toàn vẹnphần di sản mà người chết để lại hay không? Điều này phụ thuộc rất nhiềuvào việc xác định di sản thừa kế một cách đầy đủ và chính xác Khi đó xỏcđịnh được di sản của người để lại di sản là đảm bảo quyền lợi, thành quả laođộng và những tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của họ; đảm bảo và tôn

Trang 13

trọng được quyền định đoạt di sản của người chết cũng như ý nguyện cuốicựng của họ là tài sản đó được chuyển sang cho những người thừa kế mà họmong muốn Đồng thời đáp ứng ngay được nhu cầu chia di sản thừa kế củanhững người thừa kế Và nếu như di sản thừa kế chưa xác định được do bịtranh chấp, do ở nhiều nơi chưa xác định được toàn bộ khối di sản, bị ngườikhác chiếm hữu bất hợp pháp… thỡ vấn đề chia di sản chưa thể đặt ra trongkhi những người thừa kế có nhu cầu rất khẩn thiết chẳng hạn như để chữabệnh cho con, để khắc phục rủi ro do bị tai nạn, thiên tai, lũ lụt…

Nhưng điều quan trọng hơn của việc xác định di sản thừa kế là bảo đảmkhả năng tốt nhất cho những người thừa kế được hưởng đúng phần di sản củangười quá cố theo sự định đoạt trong di chúc của người này hoặc theo quyđịnh của pháp luật Vỡ khi núi đến việc xác định di sản là đó hàm chứa yếu tố

“đầy đủ và chính xác” Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việcxác định di sản thiếu chính xác Có thể xác định không hết khối di sản, xácđịnh thiếu cơ sở pháp lý, nhiều khi cũn xỏc định sang cả tài sản thuộc sở hữucủa người khác xảy ra tranh chấp gây không ít khó khăn phức tạp cho nhữngbước tiếp theo sau việc xác định di sản… Dù cho là xuất phát từ nguyên nhânnào cũng ảnh hưởng đến quyền lợi của người thừa kế

Việc xác định di sản thừa kế không đúng có thể cũn làm ảnhhưởng trực tiếp đến lợi ích tinh thần của những người thừa kế dẫn đến sựtranh chấp gây bất hũa cho những quan hệ nằm trong một chuỗi thế hệ liờntiếp nhau của gia đỡnh Thụng qua cỏc quan hệ đó gia đỡnh được mô tả nhưmột thực thể biểu hiện được diện mạo của gia đỡnh về lối sống, luõn lý đạođức Nếu trong gia đỡnh khụng giữ được hũa thuận về thứ bậc “kớnh trờn,nhường dưới”, không có tỡnh yờu thương đùm bọc, luôn mâu thuẫn, đố kỵ,hằn học và có khi chỉ vỡ một chỳt vật chất mà họ xử sự với nhau như những

kẻ bất lương… Thiết nghĩ đó cũng là một trong những nguyên nhân làm tổnhại đến truyền thống đạo đức của gia đỡnh người Việt Nam đó cú từ ngànxưa; và cũng là sự tổn hại đến cả nền văn hóa Việt Nam mà gia đỡnh khụng

Trang 14

bao giờ bị tỏch biệt khỏi một nền văn hóa đó cú từ lõu đời của dân tộc Trongquan hệ giữa các thành viên của gia đỡnh lối ứng xử theo đạo hiếu, theo tâm,theo nghĩa vẫn được giữ vững và phát huy giữa những người ruột thịt vớinhau Tinh thần này lại cần được giữ vững khi có một người trong gia đỡnhnằm xuống và vấn đề thừa kế được đặt ra.

2.2 Bảo đảm quyền lợi của những người khác

Việc xác định đúng di sản thừa kế không chỉ có ý nghĩa đảm bảo quyềnlợi cho những người thừa kế, mà cũn bảo đảm quyền lợi cho những ngườikhác

Trong thực tế chúng ta thấy rằng, di sản thừa kế của một người trongnhiều trường hợp cũn cú liờn quan đến tài sản của người khác Vỡ vậy việcxỏc định di sản thừa kế không chính xác hoặc không đầy đủ có thể sẽ xâmphạm đến quyền sở hữu hợp pháp của người khác

Ngoài ra việc xác định di sản thừa kế không chính xác hoặc không đầy

đủ, thỡ những người thừa kế bị thiệt thũi khụng những khụng được hưởng màcũn khụng cú điều kiện để thực hiện nghĩa vụ mà người để lại di sản thừa kếphải thực hiện với chủ nợ của người đó

2.3 Tăng cường tinh thần trách nhiệm của các chủ thể tham gia quan

hệ thừa kế

Nhỡn chung, phỏp luật tỏc động đến hầu hết các quan hệ xó hội để xácđịnh quyền và nghĩa vụ cho các chủ thể tham gia Để các chủ thể tham giavào quan hệ thừa kế thực hiện tốt hơn về quyền và nghĩa vụ của mỡnh quacỏc khõu trong một quỏ trỡnh (trỡnh tự) nhất định thỡ việc làm đầu tiên có ýnghĩa khởi đầu thuận lợi, và là những cơ sở pháp lý tạo điều kiện cho việcthực hiện các bước tiếp theo là phải xác định di sản thừa kế Kể từ thời điểm

di sản thừa kế được xác định, mỗi người thừa kế phải có trách nhiệm thựchiện những nghĩa vụ dân sự phát sinh trong quan hệ thừa kế Việc xác định disản thừa kế cũn tạo nờn tớnh hợp phỏp về quyền đối với di sản của nhữngngười cùng được hưởng di sản Nó được xem như một sự công nhận có tính

Trang 15

pháp lý bắt buộc của Nhà nước giành cho các chủ thể trong quan hệ thừa kế.Những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận cử người quản lý di sản(nếu trong di chúc không chỉ định người quản lý di sản); cử người phõn chia

di sản, cỏch thức phõn chia di sản…

Việc quản lý di sản không chỉ đơn thuần việc quản lý, trụng coi di sản

mà người quản lý di sản phải cú nghĩa vụ sữa chữa, nếu di sản bị hư hỏng mà

do họ gây ra và phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại nếu thiệt hại dochính tài sản đó gây ra như cành cây góy, tường nhà bị đổ gây thiệt hại chongười khác… xuất phát từ những nghĩa vụ bắt buộc này mà những người thừa

kế ý thức được trách nhiệm của mỡnh đối với những người cùng hưởng disản, đối với người đó khuất, đối với khối di sản mà họ được hưởng; và có ýthức tốt hơn trong việc chấp hành luật dân sự nói riêng và những quy định củapháp luật nói chung

2.4 Bảo đảm cho việc phân chia di sản thừa kế được công bằng và đúng pháp luật

Trong hoạt động thực tế của cơ quan xét xử hiện nay các tranh chấp về

di sản thừa kế chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong các vụ án dân sự Vỡ vậy việcxỏc định di sản thừa kế là việc làm quan trọng và cần thiết, là căn cứ pháp lý

để Tũa ỏn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự

Chính từ việc xác định các căn cứ xác lập quyền sở hữu tài sản của mộtchủ thể để từ đó xác định di sản thừa kế khi một người đó chết, mà Tũa ỏngiải quyết tranh chấp về thừa kế một cỏch cụng bằng, hiệu quả, đúng phápluật Nếu như di sản thừa kế được xác định đúng và người được hưởng di sản

đó cụ thể, thỡ Tũa ỏn dễ dàng cú khả năng giải quyết đúng nguyện vọng củacác đương sự Đó cũng là cơ sở quan trọng để các cấp Tũa ỏn giải quyết tranhchấp về thừa kế một cỏch thống nhất

Mục đích cuối cùng của các đương sự trong tranh chấp dân sự về thừa

kế là nhằm được hưởng phần di sản do người chết phân định trong di chúchoặc được hưởng phần di sản theo quy định của pháp luật Khi quyền lợi đó

Ngày đăng: 04/04/2013, 15:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giỏo trỡnh Luật Dõn Sự Việt Nam – Trường Đại học Luật Hà Nội – NXB CAND Khác
3. Luật Hôn nhân và gia đỡnh 2000 4. Luật Đất đai 2003 Khác
5. Bỡnh luận khoa học một số vấn đề cơ bản của Bộ luật dân sự - NXB Chính Trị Quốc Gia Khác
6. Quy định pháp luật Thừa kế - NXB Chính Trị Quốc Gia Khác
7. Một số suy nghĩ về thừa kế trong luật dõn sự Việt Nam – TS. Nguyễn Ngọc Biện – NXB Trẻ Hồ Chớ Minh Khác
8. Xác định di sản và việc thanh toán, phân chia di sản thừa kế theo pháp luật Việt Nam – Luận án thạc sĩ luật học .Trần Thị Huệ Khác
9. Những quy định chung về quyền thừa kế - Luận án tiến sĩ luật học – Nguyễn Minh Tuấn – Đại học Luật Hà Nội Khác
11. Tạp chớ Tũa ỏn nhõn dõn số 16/2006 Khác
12. Bản ỏn của Tũa ỏn thành phố Bắc Ninh về vụ việc tranh chấp cú liờn quan đến di sản thừa kế Khác
13. Bản ỏn của Tũa ỏn nhõn dõn Quận Đống Đa vụ việc về tranh chấp có liên quan đến di sản thừa kế Khác
14. Một số Webside và tài liệu cú liờn quan khỏc Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w