1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÂM SỰ YÊU NƯỚC CỦA NGUYỄN KHUYẾN

18 4,9K 24

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 135,02 KB

Nội dung

Ông là người yêu quê hương, làng cảnh, sống chan hòa với gia đình, họ hàng, bạn bè, hàng xóm,làm nhiều thơ về tình làng, tình bạn, chia sẻ với họ những vui buồn trong các việc làm nhà, l

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA NGỮ VĂN

BỘ MÔN : VĂN HỌC VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN 1930

ĐỀ TÀI :

TÂM SỰ YÊU NƯỚC CỦA NGUYỄN KHUYẾN

Người thực hiện : Nhóm 7 gồm:

1. THI THỊ THÙY DUYÊN K38.606.004

2 NGÔ THỊ KIỀU K38.606.060

3 NGUYỄN THỊ QUẾ K38.606.095

Người hướng dẫn: Th.s Lê Văn Lực Lớp: Cử nhân văn 3A- Ca 1

Thành phố Hồ Chí Minh ngày 12, tháng 10, năm 2014

Trang 2

I. CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC

Cuộc đời

Nguyễn Khuyến (1835 - 1909), hiệu là Quế Sơn tự là Thắng, hỏng thi đổi là Khuyến, sau khi đỗ Đình nguyên được vua Tự Đức đổi tên là Nguyễn Khuyến, người làng Yên Đổ, Hà Nam Ninh

Xuất thân trong một gia đình có nhiều người đỗ đạt làm quan to dưới triều nhà Mạc, Lê Tuy nhà nghèo nhưng ông có chí chăm học

Thân sinh là Nguyễn Khải (Mền Khải), Nguyễn Khuyến nổi tiếng hiếu học, 17 tuổi

đi thi với cha, nhưng ông không đỗ

Sau đó, cha mất, nhà nghèo, lấy vợ sớm, được ông nghè Vũ Văn Lý nuôi ăn học Năm 1864, đậu giải nguyên, năm 1871 đậu cả hội nguyên, đình nguyên - Tam nguyên Yên Đổ

Làm quan hơn mười năm cho nhà Nguyễn: liêm khiết, yêu dân, được nhân dân yêu mến, bọn thống trò kính phục Ông được làm nội các ở Huế, đốc học, án sát, biện

lý Sau đó ông được mời làm tổng đốc nhưng ông từ chối Và cuối cùng ông được mời dạy học

Ông cáo quan ở ẩn lúc 49 tuổi, sống ở làng quê suốt hai mươi lăm năm, sáng tác văn chương khí tiết nhà nho Con người Nguyễn Khuyến có các đặc điểm nổi bật : Nguyễn Khuyến là con người thông minh, cần cù, chăm chỉ, đạt đỉnh vinh quang trong khoa cử, học tập

Nguyễn Khuyến sống vào thời đại Pháp xâm lược nước ta, triều Nguyễn bất lực, từng bước đầu hàng giặc, ông bày tỏ thái độ bất hợp tác với giặc bằng cách cáo quan về làng sống ẩn dật

Nguyễn Khuyến ý thức được sự bất lực của học vấn khoa cử truyền thống không giúp ích gì cho sự nghiệp bảo vệ đất nước và luôn day dứt về sự bất lực của mình Hành động từ quan về làng chứng tỏ ông là một trí thức thanh cao, trong sạch

Về làng quê sống trọn hai mươi năm cuối đời Ông là người yêu quê hương, làng cảnh, sống chan hòa với gia đình, họ hàng, bạn bè, hàng xóm,làm nhiều thơ về tình làng, tình bạn, chia sẻ với họ những vui buồn trong các việc làm nhà, lấy vợ, mất mùa …

Sự nghiệp văn học

Các tác phẩm gồm có Quế Sơn thi tập, Yên Đổ thi tập, Bách Liêu thi văn tập, Cẩm Ngữ, Bạn đến chơi nhà, và 3 bài thơ hay về thu: Thu điếu, Thu ẩm và Thu vịnh cùng nhiều bài ca, hát ả đào, văn tế, câu đối truyền miệng

Trang 3

Quế sơn thi tập khoảng 200 bài thơ bằng chữ Hán và 100 bài thơ bằng Chữ Nôm với nhiều thể loại khác nhau Có bài Nguyễn Khuyến viết bằng chữ Hán rồi dịch ra tiếng Việt, hoặc ông viết bằng chữ Việt rồi dịch sang chữ Hán Cả hai loại đều khó

để xác định vì chúng rất điêu luyện

Trong bộ phận thơ Nôm, Nguyễn Khuyến vừa là nhà thơ trào phúng vừa là nhà thơ trữ tình, nhuốm đậm tư tưởng Lão Trang và triết lý Đông Phương Thơ chữ Hán của ông hầu hết là thơ trữ tình Có thể nói cả trên hai lĩnh vực, Nguyễn Khuyến đều thành công

Thời đại

Nguyễn Khuyến ra làm quan giữa lúc nước mất nhà tan, cơ đồ nhà Nguyễn như sụp đổ hoàn toàn nên giấc mơ trị quốc bình thiên hạ của ông không thực hiện được Lúc này Nam Kỳ rơi vào tay thực dân Pháp Năm 1882, quân Pháp bắt đầu đánh ra

Hà Nội Năm 1885, họ tấn công kinh thành Huế Kinh thành thất thủ, Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, nhân dân hưởng ứng khắp nơi Nhưng cuối cùng phong trào Cần Vương tan rã.Có thể nói, sống giữa thời kỳ các phong trào đấu tranh yêu nước bị dập tắt, Nguyễn Khuyến bất lực vì không làm được gì để thay đổi thời cuộc nên ông xin cáo quan về ở ẩn Từ đó dẫn đến tâm trạng bất mãn, bế tắc của nhà thơ

Đây là những diễn biến lịch sử cơ bản đã diễn ra trong giai đoạn nửa cuốithế

kỷ XIX Đây là giai đoạn lịch sử dân tộc trải qua những biến cố thăng trầm, bắt đầu rơi vào sự thống trị của thực dân Pháp, nhân dân phải chịu đồng thời nhiều tầng áp bức từ triều đình phong kiến và đế quốc thực dân Bối cảnh lịch sử này đã chi phối tới đời sống vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp nhân dântrong xã hội; tới mọi khía cạnh của đời sống Và đặc biệt nó có ảnh hưởng rõ rệtvà trực tiếp đối với sự phát triển của văn học giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX

Do sự ra đời và phát triển trong điều kiện xã hội có những biến cố trọng đại

và sau lưng nó có một truyền thống lâu đời về văn học và văn hoá dân tộc,văn học giai đoạn cuối thế kỷ XIX có những nét đặc thù riêng và có những đóng góp nhất định cho lịch sử dân tộc Trên quan điểm vận động của lịch sử, có thể nói giai đoạn

Trang 4

văn học nửa cuối thế kỷ XIX đã có những thành tựu đáng kể cho nền văn học nước nhà

Một ai đó đã nói rằng: văn học là tấm gương phản ánh hiện thực Quả đúng như vậy, tấm gương hiện thực này được chiếu lên bởi sự đóng góp của mỗi nhà văn, nhà thơ chân chính Ở giai đoạn văn học này nổi lên rất nhiều tên tuổi của những nhà văn, nhà thơ có tinh thần yêu nước Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ tiêu biểu đó, thông qua những tác phẩm của Nguyễn Khuyến chúng ta có thể hiểu được phần nào đặc điểm văn học giai đoạn này

II. TÂM SỰ YÊU NƯỚC CỦA NGUYỄN KHUYẾN

1 Tư tưởng yêu nước của Nguyễn Khuyến

Sự kế thừa

Tư tưởng yêu nước xuất hiện như một khuynh hướng tất yếu của thời đại

Nó là sự kế thừa tốt đẹp truyền thống yêu nước trong lịch sử dân tộc Nếu như tư tưởng yêu nước của Nguyễn Trãi là thương dân, căm thù giặc, cầm vũ khí để đánh giặc

“Lấy đại nghĩa thắng hung tàn.

Đem trí nhân thay cường bạo”

Còn tưởng yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu thì lúc đầu yêu nước của ông gắn liền với tư tưởng trung quân, về sau tư tưởng trung quân mờ nhạt đi thay vào đó là

tư tưởng nhân nhân đó là vì nước vì dân mà chiến đấu, phục vụ: “Sống đánh giặc,

thác cũng đánh giặc” - Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc.

Xét cho cùng thì tư tưởng yêu nước của nguyễn khuyến cũng là sự kế thừa của các nhà nho đi trước nhưng nó có sự thay đổi mới mẽ phù hợp với hoàn cảnh của thời đại Ông yêu nước không phải bằng cách chống giặc bằng gươm, giáo, súng mà khi đứng trước nỗi đau nước mất nhà tan thì ông đã vượt lên tất cả và vẫn một tấm lòng hướng về dân, thương dân, thương nước biết yêu quê hương, yêu thôn dã, biết ghét bọn xâm lược, bọn phi nghĩa, biết gìn giữ tiết táo, biết yên vui cảnh nghèo, biết trân trọng cuộc đời lao động chân lấm tay bùn

Tư tưởng yêu nước trước hết gắn liền với tư tưởng trung quân

Trang 5

Ðây là một tư tưởng yêu nước hết sức tiến bộ Nguyễn Khuyến vừa là nhà nho vừa là một ông quan từng hưởng bổng lộc của triều đình nên tư tưởng trung quân đậm nét Trong Di chúc, ông thể hiện rõ quan điểm của mình:

“Khi đưa Thầy con rước đầu tiên

Cờ biển vua ban ngày trước”

Thời đại Nguyễn Khuyến khủng hoảng toàn diện về hệ tư tưởng và văn hóa,

sự xâm lược của Pháp cùng với bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ cho thấy văn minh phương Tây thiết thực hơn Nho học Từ đó Nguyễn Khuyến mặc cảm về sự bất lực, xem mình là người thừa, đời thừa

Từ thế kỉ thứ XV, Nguyễn Trãi, trong Quốc âm thi tập, đã nêu lên vấn đề :

"Chẳng khôn chẳng dại, chỉ ương ương,

"Chẳng dại người hòa lại chẳng thưong."

Ðại ý nói rằng nếu ta chẳng chịu nhận là dại thì tất cả mọi người chẳng ai thương mình

Ðến thế kỉ thứ XVI, trong Bạch Vân am quốc ngữ thi tập, Trạng Trình cũng phân biệt hai chữ "khôn dại" như sau:

"Khôn thì người dái (sợ, nể), dại thì thương,”

"Nhắn bảo bao nhiêu người ở thế,

Chẳng khôn đành dở, chớ ương ương."

“Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn người đến chốn lao xao”

Nghĩa là: Khôn thì thật khôn cho người ta sợ, dại thì rõ ràng dại đi cho người

ta thương, nếu không khôn được thì đành chịu dại, chớ không nên ương ngạnh

Vào cuối thế kỉ thứ XIX, khi người Pháp bắt đầu đặt quyền thống trị ở nước

ta Ở Nam Ðịnh thời bấy giờ, có một người đàn bà tên là Mẹ Mốc, chồng đi mất tích, bà giả điên giả cuồng và hủy hoại nhan sắc để khỏi bị chọc ghẹo Nguyễn Khuyến thấy tâm sự của bà giống với tâm sự của mình, nên cảm tác ra một bài hát nói, có câu kết như sau:

"Rằng khôn cũng kệ, rằng khờ cũng thây.

Khôn kia dễ bán dại nầy "

Tâm sự khi từ quan về ở ẩn

Lựa chọn con đường ẩn dật đồng nghĩa với việc các nhà nho bước ra ngoài chốn quan trường chính sự để về với cuộc sống “an bần lạc đạo” hưởng thú

Trang 6

thanh nhàn nơi cảnh quê yên tĩnh Nhưng trong thực tế,họ chỉ nhàn “thân” mà không nhàn “tâm” họ trốn vào thiên nhiên cảnh vật đấy mà lòng vẫn đau đáu sự đời:

“Bụi có một lòng trung với hiếu Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen”

(Thuật hứng 24-Nguyễn Trãi)

Chính sự day dứt này đã trở thành nguồn xúc cảm để các nhà nho tự bạch lòng mình, làm nên một bộ phận đặc sắc trong văn học - văn chương nhà Nho ẩn dật Độc giả hẳn không thể quên dòng tâm sự trong thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Đình Chiểu… Họ cũng chọn lựa con đường “Lánh đục về trong” để bảo toàn phẩm giá trước những đổi thay của thời cuộc Tuy nhiên, sự lựa chọn của họ lại đựơc thể hiện theo những phương thức xúc cảm riêng Đây chính là

cơ sở để chúng tôi đi đến việc tìm tìm hiểu cái tâm sự yêu nước của nhà thơ Nguyễn Khuyến khi về ở ẩn

Sống giữa thời kỳ nước mất nhà tan, Nguyễn Khuyến không đành nhìn đất nước rơi vào tay giặc, lại không cam tâm ở lại triều đình để làm bù nhìn nên ông quyết định xin cáo quan về ở ẩn Lòng Nguyễn Khuyến từng dạt dào bao ý định chua xót về quyết định này:

“Khứ quốc khởi vô bằng bối tại, Quy gia vị tất tử tôn hiền?”

(Cảm tác)

“Bỏ chức há không bạn bè ở lại

Về nhà vị tất con cháu đã khen thay?"

Xin từ quan về ở ẩn vì không muốn người đồng nhất với quan nhà Nguyễn :

Đề vào mấy chữ trong bia: "Quan nhà Nguyễn cáo về đã lâu".

Thực ra, sự lựa chọn của Nguyễn Khuyến đã bao phen làm ông suy đi nghĩ lại bởi lịch sử bấy giờ chưa thể có câu trả lời chính xác, người nho sĩ bị dồn vào thế bí Nguyễn Khuyến bị bao mối ràng buộc:

“Ơn vua chưa chút báo đền Cúi trông hổ đất, ngửa lên thẹn trời”

Sau khi cáo quan, Nguyễn Khuyến sống ở làng quê và xem quê hương như chiếc nôi, chỗ dựa vững chắc cho cuộc sống bình dị của mình Ông sống khiêm tốn, trong sạch, giữ tiết tháo, chan hòa với mọi người Ông thường làm các bài thơ

Trang 7

ngâm vịnh ca ngợi vẻ đẹp của các loai hoa, ca ngợi công dụng các loài cây, qua đó muốn nói đến cái đức của mình

Nguyễn Khuyến còn nhấn mạnh vẻ đẹp tâm hồn của con người nhằm khẳng định phẩm chất trong sạch của ông Ông quan niệm:

“Ngoại mạo bất cầu như mỹ ngọc Tâm trung thường thủ tự kiên kim”

Lời ca ngợi tiết tháo của người đàn bà đáng thương trong bài thơ Mẹ mốc của Nguyễn khuyến có cái gì giống như sự quyết tâm của nhà thơ:

Sạch như nước, trắng như ngà, trong như tuyết.

Mảnh gương trinh vằng vặc quyết không nhơ.

Nguyễn Khuyến là người coi trọng danh dự và khí tiết nên nhiều lần nhà thơ từng trăn trở về vấn đề này:

“Thế đồ kim hựu đa kha khảm, Lợi cục nan năng quả oán vưu.

Vị ngã phất tu chung hữu khích, Thức nhân thỏa diện tích bằng ưu.”

(Tiểu thán) Dịch nghĩa:

Trên đường đời, nay lại gặp nhiều bứơc gập gềnh, Trong cuộc đời khó giữ được ít lời oán trách.

Kẻ phẩy râu cho mình, rốt cuộc cũng gây nên hiềm khích, Người ta nhổ vào mặt mình chùi đi, đời xưa còn cho là đáng lo.

(Vài lời than)

Có thể nói, hành động ở ẩn của Nguyễn Khuyến cũng là cách để nhà thơ giữ phẩm chất của mình đồng thời thể hiện tinh thần yêu nước thiết tha của mình

2 Quan tâm lo lắng cho đất nước

.Tâm trạng đau xót trước cảnh mất nước và nỗi nhớ nước

Nguyễn Khuyến đã giãi bày tấm lòng yêu nước thiết tha, một tâm trạng vừa xót

xa vừa tủi nhục vì nước mất nhà tan Đấy cũng là tâm trạng của cả một thế hệ các nhà nho bất lực trước thời cuộc

Tiếng cuốc kêu gợi lên trong lòng nhà thơ nỗi đau mất nước, nỗi buồn bơ vơ, tủi nhục trước cảnh lầm than của dân tộc:

“Năm canh máu chảy đêm hè vắng Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ”

(Cuốc kêu cảm hứng)

Trang 8

Tiếng cuốc khắc khoải triền miên suốt “năm canh” đến “sáu khắc”, có “bóng nguyệt mờ” và trong một “đêm hè vắng” hô ứng với nhau, nỗi buồn như thấm vào thời gian, tỏa rộng trong không gian tạo nên một nỗi buồn mênh mông

Ta cũng có thể bắt gặp tâm trạng này của nhà thơ trong bài “Điệu quyên” với tiếng kêu nhớ nước của con chim quốc: “Bi đề dạ dạ huyết triêm y” (Đêm đêm kêu gào thảm thiết, máu chảy đầm áo) Tiếng cuốc kêu làm tan nát nỗi lòng nhà thơ:

“Có phải tiếc xuân mà đứng đợi Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ”

(Cuốc kêu cảm hứng) Nguyễn Khuyến mượn tiếng cuốc để giãi bày niềm thao thức, trăn trở của mình Cuốc thì tiếc xuân mà đứng gọi còn nhà thơ thì đêm đêm nằm mơ và nhớ nước Nỗi buồn bơ vơ thấm vào từng câu chữ

Giữa thế kỉ XIX, bà Huyện Thanh Quan của chúng ta khi bước đến đỉnh đèo Ngang vào một buổi chiều tà cũng đã thốt lên nỗi nhớ quê hương đất nước của mình:

“Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”

Bà huyện Thanh Quan tuy mang tâm trạng cô đơn nhưng cũng còn có nước

để mà nhớ, còn có nhà để mà thương Còn với Nguyễn Khuyến, nửa thế kỉ sau sống trong cảnh nước mất nhà tan nên nhớ nước cũng chỉ là nằm mơ mà thôi

Thái độ phản kháng đối với xã hội thực dân nửa phong kiến

Đối với vua quan phong kiến

Thời đại Nguyễn Khuyến là thời đại khủng hoảng toàn diện, mọi giá trị dường như bị đảo lộn Bấy giờ, vua chỉ là một kẻ bù nhìn chẳng có giúp gì được cho dân, cho nước; bọn quan lại thì ra sức vơ vét của cải, bóc lột dân lành Dưới ách đô hộ của bọn thực dân phong kiến, cái nghèo khổ như một màn đêm tăm tối bao trùm lên đất nước

Nguyễn Khuyến đã không ngần ngại ví bọn quan lại bù nhìn với các vai trên sân khấu :

“Vua chèo còn chẳng ra gì Quan chèo vai nhọ, khác chi thằng hề’’

(Lời người vợ hát phường chèo)

Trang 9

Bọn chúng vô dụng nhưng lại là kẻ nắm quyền sống của dân: Sống chết người, quyền ở trong tay Bọn quan lại dương dương tự đắc, quên cả phận tôi đòi của mình Nguyễn Khuyến không chịu được trước cảnh lạm quyền, đục khoét trắng trợn đó nên đã nói thẳng vào mặt chúng :

“Ai rằng ông dại với ông điên Ông dại sao ông biết lấy tiền’’

(Tặng ông đốc học Hà Nam)

Đối với bọn Tây

Là một tấm lòng tha thiết với đất nước, Nguyến Khuyến đau lòng trước những giá trị đạo lí tốt đẹp của dân tộc bị đánh mất Còn gì đau lòng hơn khi chính trên mảnh đất quê hương mình mà lại để cho bọn thực dân tổ chức hội Tây :

“Cậy sức cây đu nhiều chị nhún Tham tiền cột mỡ lắm anh leo’’

(Hội Tây) Cảnh hội Tây với những trò chỉ làm trò cười cho mọi người, coi khinh người Việt Nam nhưng có rất nhiều người tham gia

Nguyễn Khuyến phê phán mạnh mẽ những thói hư của những người phụ nữ, đồng thời thể hiện thái độ căm ghét bọn Tây :

“Cái gái đời này gái mới ngoan Quyết lòng ẩu chiến với Tây quan’’

(Lấy Tây)

Đó là thời kì mà bọn thực dân thực hiện những chính sách cai trị thâm độc, tinh vi nhằm làm cho nền văn hóa tốt đẹp của dân tộc bị đánh mất và lãng quên

Đối với chế độ khoa cử :

Nguyễn Khuyến sống vào thời đại mà sự khủng hoảng chủ yếu là ở mặt tư tưởng – văn hóa Sự khủng hoảng này không phải chỉ vì dấu chân xâm lược của thực dân Pháp mà còn vì sự biến loạn trong lòng dân tộc

Nho giáo là hệ tư tưởng được xem là bệ đỡ của nền quân chủ nước ta nhưng lại xuống dốc nghiêm trọng Đó là sự sụp đổ của một hệ tư tưởng và ứng xử văn hóa dựng xây từ bao đời Không phải chỉ có cuộc đô hộ mới giết dần nền Hán học

Lê Qúy Đôn trong Kiến văn tiểu lục có nhận xét rằng : Từ năm Đoan Khánh (1505 – 1509) trở về sau, lời bàn luận sáng suốt bẵng đi, thói cầu cạnh mỗi ngày một

Trang 10

thịnh, người có chức vị ít giữ được phong độ thanh liêm nhún nhường, trong triều đình không nghe có lời can gián, gặp có việc thì rụt rè cẩu thả, thấy lúc nguy thì bán nước để cầu thân, dẫu người gọi là bậc danh nho, cũng đều yên tâm nhận sủng vinh phi nghĩa, rồi nào thơ nào ca trao đổi, khoe khoang tán tụng lẫn nhau, tập tục

sĩ phu thối nát đến thế là cùng, tệ hại biến đổi lần này không thể nào nói cho xiết được

Trong một xã hội mà vua quan đều như phường chèo thì những kẻ được công nhận là ông Nghè chẳng qua là một cái danh hão mà thôi :

“Cũng cờ cũng biển cũng cân đai Cũng gọi ông Nghè có kém ai’’

(Tiến sĩ giấy) Nguyễn Khuyến châm biếm sâu cay một bộ phận tiến sĩ giấy chỉ có danh mà không có thực, chẳng qua là bộ áo sang trọng khoác bên ngoài cái cốt tầm thường, chẳng giúp gì được cho đất nước :

“Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh chọe Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi’’

(Tiến sĩ giấy)

.Bất lực trước thời cuộc

Nguyễn Khuyến công thành danh toại trong sự nghiệp, đỗ tiến sĩ và ra làm quan trong triều đình Trước thế cuộc nhiễu dương như vậy mà bản thân chẳng giúp được gì cho đất nước nên nhà thơ đã tự chế giễu mình, trong bài thơ Tự trào ông viết :

“Nghĩ mình cũng gớm cho mình nhỉ Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng’’

Nguyễn Khuyến là con đẻ của chế độ khoa cử triều Nguyễn và đạt đến đỉnh cao nhất của học vấn nhưng thời cuộc lại lấy đi trong ông niềm tin vào chế độ, vào triều đình…Vì bất lực nên ông mới tự cười mình

Khi học vấn không thể giúp gì cho đất nước, nền Hán học đang trên con đường lụi tàn, Nguyễn Khuyến đau lòng nhận ra cái thực tại phũ phàng đó, ông khẳng định :

“Sách vở ích gì cho buổi ấy

Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già’’

(Tự trào)

Cảm thông với cuộc sống khốn khổ của người dân

Ngày đăng: 20/04/2015, 15:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w