1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KẺ GHÉT ĐỜI CỦA MOLIE LÀ MỘT VỞ KỊCH PHI CỔ ĐIỂN

22 2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • I. Cuộc đời và sự nghiệp của Molie

  • 1. Cuộc đời

  • 2. Sự nghiệp

  • II. Kịch Molie và kẻ ghét đời

  • 1. Đặc điểm kịch Molie

  • 2. Vở kịch Kẻ ghét đời

  • III. Khái quát về văn học chủ nghĩa cổ điển

  • 1. Sự hình thành

  • 2. Nguyên tắc của chủ nghĩa cổ điển.

  • IV. Tính phi cổ điển trong tác phẩm kịch “Kẻ ghét đời”

  • 1. Tính quy phạm chặt chẽ

  • Sư phá vỡ về tính thống nhất trong thể loại

  • Sự khác biệt về đề tài

  • Sự đấu tranh với quan niệm về đẳng cấp và nhân vật trong tác phẩm

  • 2. Luật tam duy nhất không được tuân thủ triệt để

  • 3. Triết học duy lý

  • 4. Một số sự phá vỡ khác của chủ nghĩa cổ điển trong “Kẻ ghét đời”

  • Mô phỏng tự nhiên

  • Học tập cổ đại

  • Về cấu trúc kịch

  • V. Tổng Kết

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA NGỮ VĂN VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY ĐỀ TÀI: KẺ GHÉT ĐỜI CỦA MOLIE LÀ MỘT VỞ KỊCH PHI CỔ ĐIỂN Người hướng dẫn: Ths. Nguyễn Hồng Anh Người thực hiện: Nhóm 4 – lớp CN Văn 3A (Ca 2) TP Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 2 năm 2015 1 DANH SÁCH NHÓM 4 NGUYỄN THỊ QUẾ K38.606.095 NGÔ THỊ KIỀU K38.606.060 ĐẶNG THỊ THU K38.606.105 NGÔ HỒNG TÂN K39.606.104 NGUYỄN THỊ HỒNG NHIỆM K38.606.085 THITHỊ THÙY DUYÊN K38.606.004 2 I. Cuộc đời và sự nghiệp của Molie 1. Cuộc đời Molie tên khai sinh là A.Jăng Baptixto Pocolanh, sinh năm 1622 tại Pari trong một gia đình tư sản hầu cận nhà vua. Ngay từ lúc còn học ở trường trung học Clecmong (1636-1639), Pocolanh tỏ ra rất say mê văn chương và triết học. Cha ông hướng ông theo học luật và thừa kế chức vụ hầu cận nhà vua nhưng Pocolanh đã chọn sân khấu, gắn bó với một nghề nghiệp được coi là thấp hèn lúc bấy giờ. Năm 1643, Pocolanh làm quen với nữ diễn viên Madolen Bêja và cùng với anh em nhà Beja lập ra “Đoàn kịch Trứ danh”. Đến 1645, đoàn kịch tan rã vì thiếu kịch bản và thiếu diễn viên tốt. Cuối năm đó, Pocolanh cùng với anh em Beja dời Pari về các tỉnh nhỏ. Thời gian này, Pocolanh lấy tên là Molie. Là một trong những nhà văn lỗi lạc nhất của chủ nghĩa cổ điển Pháp và của cả nền văn học Pháp, là nhà viết hài kịch, diễn viên, nhà dàn cảnh, nhà đạo diễn, Molie đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp chân chính. Ngay khi Molie còn sống, Boalo đã khẳng định ông là tên tuổi vinh quang nhất của thế kỷ XVII. Molie cùng những người bạn của ông đã từng đi lang thang khắp nước Pháp trong suốt 15 năm trời (1643-1658), gặp rất nhiều khó khăn và thiếu thốn. Dọc đường, đoàn kịch của ông sáp nhập với một đoàn khác, họ cùng đi và biểu 3 diễn ở nhiều nơi. 15 năm đó đã giúp Molie va chạm với thực tế, có dịp quan sát và chiêm nghiệm cuộc sống xã hội Pháp một cách toàn diện nhất. Đó là cơ hội để Molie tiếp xúc rộng rãi với các gánh hát rong khác, được học tập và cạnh tranh cùng họ. Đó là quãng thời gian để Molie chuẩn bị cho một sự nghiệp sáng tác lớn, là thời gian Molie trưởng thành lên. Năm 1650, Molie trở thành người lãnh đạo của đoàn kịch. Ông bắt đầu viết kịch hề và hài kịch. Những vở kịch đầu tay là “Chàng ngốc” (1655) và “Ghen” (1656) ra đời đã báo hiệu một tài năng xuất sắc. Tên tuổi của đoàn kịch đã vang đến tận kinh đô Pháp. Năm 1658, nhà vua cho gọi đoàn kịch về Pari. Molie ra mắt triều đình vở kịch hề “Thầy thuốc si tình”. Thành công với vở kịch này, đoàn kịch của ông được giữ lại Pari. Molie đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp sân khấu Pháp. Ngày 17-2- 1673, trong đêm diễn thứ tư vở “Người bệnh tưởng”, Molie đóng vai chính và kiệt sức trên sân khấu. Ông được đưa ngay về nhà và hơn một giờ sau thì chết. 2. Sự nghiệp Với 30 năm hoạt động sân khấu, sự nghiệp sáng tác của Molie được chia thành bốn giai đoạn sáng tác: _1645-1658: là giai đoạn lang thang, phiêu bạt. Molie sáng tác chủ yếu là hề kịch, phần lớn kịch bản bị thất lạc, chỉ còn lại một vở Thằng ngốc (1655). 4 _1659-1663 : giai đoạn trưởng thành. Đáng chú ý là vở Những ả kiểu cách rởm (1659). Tính chất hề vẫn còn nhiều nhưng mang ý nghĩa xã hội sâu sắc : đả kích bọn quý tộc ăn bám, nghèo nàn về đạo đức và tâm hồn. Ngoài ra còn có Trường học làm chồng (1661) và Trường học làm vợ (1662). _1664-1666 : giai đoạn đánh dấu đỉnh cao phát triển của hài kịch Molie với những kiệt tác: Tactuyp (1664) và Anh ghét đời (1666). Các sáng tác của ông có một số yếu tố không còn phù hợp với quy tắc cổ điển nữa. _1667-1673 : sáng tác của Molie chĩa mũi nhọn vào giai cấp tư sản. Các tác phẩm như Lão hà tiện (1668), Trưởng giả học làm sang (1670), Người bệnh tưởng (1673). II. Kịch Molie và kẻ ghét đời 1. Đặc điểm kịch Molie Tiếng cười trong hài kịch của Molie đã tố cáo những tiêu cực những lố lăng, cái xấu, cái rởm đời…của đủ mọi tầng lớp. Với tiếng cười mang tính chất duy lí, tiếng cười Molie chính là vũ khí của cái mạnh, của những thế lực tiến bộ đang chôn vùi những tàn dư lạc hậu của xã hội cũ. Ông đã dùng nhiều cung bậc của cái cười từ nhẹ nhàng đến gay gắt hay chua chát, sâu sắc; hài kịch Molie buồn bã và thâm trầm làm cho khán giả có thể phát khóc sau khi cười. Ông quan niệm về nghệ thuật rằng nhà văn có thể lấy đề tài ở bất kỳ đâu miễn là đề tài ấy phong phú. Trong sáng tác của mình, Molie có mượn đề tài trong văn học cổ Hi - La, 5 trong văn học dân gian Pháp nhưng chủ yếu nhất là cuộc sống nơi cung đình, thành thị. Tuy vậy nhưng cũng có lúc, Molie vứt bỏ những quy tắc đó để thực hiện được mục đích cao nhất trong sáng tác của mình. Và theo ông, quy tắc lớn nhất của mọi quy tắc là làm cho khán giả vui và thích thú. Kịch của Molie chú trọng phân tích tâm lí nhân vật, coi nhẹ hành động kịch, chú trọng miêu tả những xung đột bên trong mà không chú ý đến hoàn cảnh bên ngoài. Kết thúc kịch, các nhân vật thay đổi tính cách, giác ngộ một cách dễ dàng. Kịch Molie còn thấm đẫm tính nhân văn và có giá trị làm cho con người thức tỉnh. 2. Vở kịch Kẻ ghét đời Được diễn lần đầu tiên vào ngày 4/6/1666. Vừa ra đời, vở kịch đã được các nhà văn có tên tuổi hết sức ca ngợi, nhà phê bình Boalo đánh giá nó là tác phẩm lớn nhất của Molie. Đây là vở kịch mang tính trí tuệ, triết học sâu sắc nhất của ông. Với kiệt tác này, Molie đã đạt tới đỉnh cao nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông. Tác phẩm kể về một nhân vật trung tâm của tác phẩm là Anxexto - anh ghét đời. Anh là một con người ngay thẳng, bình dị, cao thượng, nếm trải tất cả những mùi vị cay đắng của cuộc đời, công lí bị khuất phục trước quyền thế, tài năng bị vùi dập. Anxexto vốn là một con người yêu đời, tin tưởng vào sự cải tạo của con người nhưng xã hội đã giết chết những ước mơ đó của anh. Trong mắt 6 anh, không có một ai là tốt cả mà tất cả đều ích kỉ, giả dối. Anh căm ghét loài người, thù oán cả xã hội cung đình nhưng lại yêu thiết tha Xelimen - một thiếu phụ quý tộc có đủ thói hư tật xấu của thời đại. Kết thúc vở kịch, Anxexto chọn cách ra đi, tìm đến một nơi hẻo lánh để mong sống một cuộc đời trong sạch. III. Khái quát về văn học chủ nghĩa cổ điển 1. Sự hình thành Sự ra đời của một trào lưu văn học bất kì nào đó nó cũng dựa trên bối cảnh lịch sử và thời đại của đất nước, đó là sản phẩm tất yếu của xã hội. Chủ nghĩa cổ điển cũng không thể không đi ngược quy luật đó- ra đời và phát triển trong lòng nền quân chủ chuyên chế đã đạt tới mức huy hoàng không thấy ở bất cứ một nước nào ở Châu Âu. Nước Pháp thế kỷ XVII là thế kỷ chứa rất nhiều mâu thuẫn. Nhà nước quân chủ muốn giữ “thế bình quân”, nhưng nó không thể đứng trên mọi giai cấp. Trước hết nó là công cụ đàn áp những tầng lớp nhân dân bóc lột. Nó phục vụ hai giai cấp, hai giai cấp có mâu thuẫn với nhau đó là giai cấp quý tộc phong kiến và giai cấp tư sản. Giai cấp quý tộc trên bước đường suy vong, không còn thế lực gánh vác nhiệm vụ nặng nề là kiểm soát toàn bộ Nhà nước quân chủ; còn giai cấp tư sản mới hình thành, chưa đủ lông đủ cánh để bảo vệ chính quyền của nó. 7 2. Nguyên tắc của chủ nghĩa cổ điển. Chủ nghĩa cổ điển là một trào lưu văn học mang những tính chất độc đáo – là sản phẩm của một thời đại Nhà nước quân chủ chuyên chế đã đã dẹp tan được bọn lãnh chúa phong kiến để thống nhất quốc gia, một chế độ đã khuyến khích và ủng hộ sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa, nhưng lại ra tay đàn áp rất khốc liệt những phong trào nổi dậy của nông dân. Nó là sản phẩm của chế độ quân chủ chuyên chế, lúc mà chế độ này “mang tính chất là trung tâm văn minh, là kẻ đặt nền móng cho sự thống nhất dân tộc”. Chủ nghĩa cổ điển Pháp tiếp tục văn học thời Phục hưng, đề cao triết học tự nhiên, đề cao lí trí, lấy nghệ thuật cổ đại Hy-Lạp, La-Mã làm mẫu mực sáng tác, đã giáng những đòn quyết liệt vào những tàn tích của thế giới quan phong kiến Trung cổ, nhất là vào triết lý kinh viện và nhà thờ phản động; đồng thời nhất là vào những năm cuối của thế kỷ, nó công kích chế độ chuyên chế ngày càng chuyển thành một thế độc đoán thối nát. Chủ nghĩa cổ điển có một lịch sử bốn thế kỷ, từ thế kỷ XVI đến những năm 30 thế kỷ XIX. Suốt thời gian này nó đã có sự tiến bộ đáng kể, đã trải qua một số giai đoạn phát triển, vừa bảo lưu những nguyên tắc cơ bản, vừa có những kiểu loại và những dạng thức mang tính dân tộc. Nhìn chung chủ nghĩa cổ điển mang những đặc tính như: tinh thần duy lý; tính chất quy phạm hoá của sáng tác; xu hướng đạt tới những hình thức hài hoà toàn thiện, đạt tới tính hoành tráng, trong sáng, thanh nhã của phong cách; 8 xu hướng đạt tới tính cân bằng của bố cục; đồng thời chủ nghĩa cổ điển cũng có những yếu tố sơ lược hoá, lý tưởng hoá, trừu tượng. Chủ nghĩa cổ điển được xác lập ở tất cả các loại hình nghệ thuật. Chủ đề căn bản của chủ nghĩa cổ điển – tương quan giữa cái riêng và cái riêng vừa nổi bật ở cấp độ nội dung, vừa là nguyên tắc tạo hình thức, vừa là yêu cầu thẩm mĩ chủ đạo. Tính tất yếu của việc lệ thuộc vào cái chung được quan niệm là sự bộc lộ thực chất của cái riêng thông qua mối quan hệ với cái chung. Trọng tâm chú ý là vấn đề tương tác giữa con người và xã hội. Quan điểm mĩ học của chủ nghĩa cổ điển dựa vào triết học chủ nghĩa duy lí của Decartes – với lí tưởng về tính sáng rõ và trật tự; với sự sùng bái lí trí, không tin những cái bề ngoài; với việc đề cao nhiệm vụ nắm chắc phương pháp diễn dịch, với ý niệm coi thế giới như một hệ thống tuy nhiều chiều cạnh phức tạp nhưng là chỉnh thể toàn vẹn, được luận chứng bởi một nguyên tắc duy nhất. Nguyên tắc mĩ học căn bản của chủ nghĩa cổ điển là sự trung thành với tự nhiên – cái tự nhiên được lí trí tổ chức lại về mặt logic, cái tự nhiên có phẩm giá về mặt sáng tạo nhờ lí trí. Theo các lí thuyết gia của chủ nghĩa cổ điển, cái đẹp – sự cân xứng, các tỉ lệ, mức độ, sự hài hoà, … là một thuộc tính khách quan của thế giới cần phải được tái tạo trong nghệ thuật một cách hoàn thiện, theo mẫu mực thời cổ đại Hi – La, đồng thời điều này cũng tiêu biểu cho thời đại mà cách nhìn còn mang tính siêu hình và cơ giới. Xu hướng quy phạm hoá của hệ thống nghệ thuật chủ nghĩa cổ điển phản ánh khá rõ kinh nghiệm nghệ thuật của thời đại, giúp cho các nghệ sĩ nắm vững 9 tay nghề; song, do chỗ muốn thể chế hoá sự sáng tạo, nó lại hạn chế cá tính của nghệ sĩ, ngăn cản sự phát triển của nghệ thuật. Văn học cổ điển được có hai khuynh hướng: khuynh hướng quý phái và khuynh hướng tự nhiên và được chia làm 3 giai đoạn: • Giai đoạn 1: (1610-1660) Là giai đoạn ra đời của chủ nghĩa cổ điển. • Giai đoạn 2: (1621-1695) Là thời kì thịnh mãn của chủ nghĩa cổ điển, với nhiều kiệt tác xuất hiện. Hai tên tuổi lớn của thời kì này là La Fontaine- nhà thơ, nhà viết ngụ ngôn nổi tiếng của Pháp và Boalo, nhà lí luận xuất sắc của chủ nghĩa cổ điển. • Giai đoạn 3: (Từ năm 1690 trở đi) Là thời kì văn học cổ điển đi vào giai đoạn lụi tàn. Chủ nghĩa cổ điển với đề tài lớn là ý thức về nghĩa vụ và lương tri của người công dân thắng các khuynh hướng cá nhân tự nhiên cùng các nguyên lí mỹ học của chủ nghĩa cổ điển: _ Tôn sùng lí trí: Nêu lên những cái cao cả của lí trí, gạt bỏ những riêng tư cá nhân, tạo nên một thẩm thức quan khác hẳn giữa người Pháp và người Anh, kế thừa và phát huy tinh thần chống mê tín thời Phục Hưng và xây dựng nhân sinh quan tư sản. _ Theo tự nhiên: Tự nhiên trong chủ nghĩa cổ điển được hiểu là tự nhiên đẹp (đời sống cung đình). Ngoài ra quan niệm này còn mở đường cho chủ nghĩa hiện thực Pháp sau này. 10 [...]... vật Anxexto trong Kẻ ghét đời của Molie chưa có một lời giải đáp cho những mâu thuẫn của mình, một cái kết thúc còn lưng chừng, mơ hồ V Tổng Kết Kẻ ghét đời của Molie vừa là một tác phẩm hài kịch xuất sắc vừa là bức chân dung thực của thời đại, vừa là vở hài kịch mang tínhtriết lý, nó phản ánh thái độ của Molie đối với xã hội lúc bấy giờ Triết lý sống toát lên từ toàn bộ vở kịch là khát vọng trở... cổ điển trong tác phẩm kịch Kẻ ghét đời Mặc dù là một nhà hài kịch cổ điển, bên cạnh việc tuân thủ các quy định của chủ nghĩa cổ điển thì cũng có lúc Molie phá vỡ các nguyên tắc đó Qua nhân vật Đông-Jăng trong vở Trường học làm vợ, Molie nói rằng: Nếu như vở kịch mà tuân thủ triệt để các nguyên tắc không đúng, và một kết luận phải được rút ra là các nguyên tắc đó đã tạo nên một cách không hay ho cho... nghĩa cổ điển nhưng cái phát hiện mới mẻ của Molie là ông cũng muốn cho nhân vật mình bộc lộ rõ cái tình cảm, tính cách của nhân vật, chứ không hằn nhất thiết phải mô phỏng lại theo chủ nghĩa cổ điển 4 Một số sự phá vỡ khác của chủ nghĩa cổ điển trong Kẻ ghét đời Mô phỏng tự nhiên Văn học cổ điển lấy tự nhiên làm đối tượng mô phỏng Song tự nhiên ở đây là cái tự nhiên đẹp nằm bên trong con người của. .. loại kịch trên thế giới Ảnh hưởng của kịch Molie sâu rộng trong nền văn học thế giới nói chung và nghệ thuật kịch nói riêng trong đó có Việt Nam 20 Ngay từ thời các nhà viết kịch đầu tiên của nước ta như Vũ Đình Long cũng chịu sự ảnh hưởng của kịch cổ điển Pháp Trong hai vở kịch là “Chén thuốc độc” và “Tòa án lương tâm” đều có hình thái xung đột cổ điển theo kiểu xung đột cổ điển Pháp thế kỉ 17 Đó là. .. là tính sáng tạo trong kịch Molie 13  Sự khác biệt về đề tài Văn học cổ điển chuộng những đề tài lớn, có liên quan đến vận mệnh quốc gia, vận mệnh dân tộc chứ ít nói đến số phận của một cá nhân Còn trong kịch Kẻ ghét đời , Molie không viết về những đề tài đó mà ông đã lấy đề tài tình yêu trai gái làm cái trục để xây dựng mâu thuẫn kịch Đó là câu chuyện tình của nhân vật trung tâm là Anxexto với một. .. tác phẩm của Molie có nhiều sự phá vỡ trong những nguyên tắc sáng tác mẫu mực của văn học chủ nghĩa cổ điển Chúng ta hãy đi tìm một số khía cạnh về sự phá vỡ độc đáo này trong tác phẩm 1 Tính quy phạm chặt chẽ  Sư phá vỡ về tính thống nhất trong thể loại Với Kẻ ghét đời , Molie viết theo thể hài kịch và đề cao hài kịch Việc đề cao hài kịch tức là Molie đã chống lại quy định của văn học cổ điển vì... là kẻ thù muôn thuở mà bi kịch chẳng đội trời chung” Nghĩa là trong một vở kịch không thể không có sự pha trộn giữa yếu tố bi và hài – điều mà chủ nghĩa cổ điển phản bác Mỗi thể loại phải có hình thức rạch ròi, không được phép lẫn lộn giữa cái bi với cái hài Nhưng trong tác phẩm Kẻ ghét đời của Molie dường như đi ngược lại nguyên tắc đó, trong tác phẩm không có sự đồng nhất về thể loại Kẻ ghét đời ... học cổ điển coi bi kịch là một loại hình cao cấp còn hài kịch thuộc loại tầm thường, thậm chí bị coi thường Với Molie, hài kịch không còn là thể loại hạ đẳng nữa vì trong tác phẩm ông đã đặt ra và giải quyết những vấn đề xã hội, đạo đức, triết học quan trọng nhất của thời đại không kém gì bi kịch Vở kịch có sự kết hợp giữa chất bi và chất hài, đây là điểm khác biệt giữa Molie với các nhà văn cổ điển. .. lí trí là đề cao đạo đức và vai trò giáo dục của văn chương Nguyên tắc này tạo điều kiện cho thể loại kịch phát triển mạnh mẽ, đến mức nói đến văn học cổ điển thế kỉ XVII người ta nghĩ ngay đến những nhà viết kịch và các tác phẩm kịch Bi kịch đạt đến đỉnh cao với tên tuổi của Coocnay và J.Rain, còn hài kịch thì gắn liền với tên tuổi của Molie Qua Kẻ ghét đời , Molie xây dựng nhân vật trung tâm là Anxexto... thúc tấn bi kịch Rõ ràng, “Vũ Như Tô” đã tuân thủ triệt để cấu trúc kịch với 5 hồi xoay quanh hành động xây Cửu Trùng Đài Điều đó chứng tỏ, tầm ảnh hưởng của chủ nghĩa cổ điển nói chung và sự sáng tạo trong kịch của Molie nói riêng đến các tác phẩm cũng như các nhà viết kịch Việt Nam Việc đi ngược lại, cũng như phá vỡ một số yếu tố trong kịch cổ điển Pháp của Molie không làm mất đi bản sắc của thể loại . xứng là sự ám ảnh thời gian: sự phù du của sự vật. IV. Tính phi cổ điển trong tác phẩm kịch Kẻ ghét đời Mặc dù là một nhà hài kịch cổ điển, bên cạnh việc tuân thủ các quy định của chủ nghĩa cổ. hài kịch và đề cao hài kịch. Việc đề cao hài kịch tức là Molie đã chống lại quy định của văn học cổ điển vì văn 11 học cổ điển coi bi kịch là một loại hình cao cấp còn hài kịch thuộc loại tầm thường,. có một lời giải đáp cho những mâu thuẫn của mình, một cái kết thúc còn lưng chừng, mơ hồ. V. Tổng Kết Kẻ ghét đời của Molie vừa là một tác phẩm hài kịch xuất sắc vừa là bức chân dung thực của

Ngày đăng: 20/04/2015, 14:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w