tiểu luận Gia đình là một trong những thiết chế xã hội cơ bản nhất, có ý nghĩa thật to lớn đối với cuộc sống của mỗi cá nhân cũng như sự tồn tại và phát triển của xã hội
Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 18 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
18
Dung lượng
131,5 KB
Nội dung
Báo cáo kết quả thực tế đề tài nghiên cứu VAi trò của người vợ và người chồng trong hoạt động sản xuất và nội trợ gia đình nông thôn xã tân lập huyện méc châu - sơn la Phần I. Mở đầu I. Lý do chọn đề tài: Gia đình là một trong những thiết chế xã hội cơ bản nhất, có ý nghĩa thật to lớn đối với cuộc sống của mỗi cá nhân cũng như sự tồn tại và phát triển của xã hội. Gia đình thực hiện các chức năng của mình thông qua việc thực hiện vai trò của các thành viên, mà trong đó vai trò của người vợ và người chồng là trung tâm. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường như hiện nay, gia đình Việt Nam nói chung và ở nông thôn nói riêng đang trải qua những biến đổi dễ thích ứng với điều kiện mới. Nền kinh tế thị trường đã tạo điều kiện để gia đình trở thành một đơn vị kinh tế tự chủ đầy tính năng động, tạo cơ hội cho phụ nữ tham gia vào các hoạt động và có khả năng cải thiện vị thế xã hội của mình.Tuy nhiên trong gia đình hiện nay cũng chứa đựng không Ýt những hiện tượng đáng lo ngại như: con cái hư háng, phụ nữ làm việc quá sức, bất bình đẳng nam, nữ .v.v Những biến đổi tích cực và tiêu cực này có liên quan chặt chẽ đến vai trò của người vợ và người chồng trong gia đình, người vợ và người chồng đóng vai trò như thế nào trong gia đình hiện nay? Khả năng thích ứng vai trò của họ như thế nào, sự phân công vai trò như vậy thì địa vị của người chồng và vợ ở gia đình nông thôn hiện nay ra sao, thiết nghĩ đó cũng là những vấn đề cần thiết phải nghiên cứu. II. Mục đích nghiên cứu. 1. Mục đích nghiên cứu: Mục tiêu của đề tài là nhằm tìm hiểu vai trò của người vợ và người chồng trong sinh hoạt gia đình, tham gia sản xuất nông nghiệp và nội trợ ở gia đình nông thôn xã Tân Lập - Huyện Méc Châu - tỉnh Sơn La. III. Đối tượng và khách thể phạm vi nghiên cứu: 1. Đối tượng nghiên cứu: Tìm hiểu vai trò của người chồng và người vợ trong sản xuất nông nghiệp, nội trợ gia đình nông thôn xã Tân Lập - Huyện Méc Châu - tỉnh Sơn La. 2. Khách thể nghiên cứu của đề tài là các hộ gia đình tái định cư đang sống ở xã Tân Lập Méc Châu - Sơn La. 3. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Phạm vi nghiên cứu địa bàn xã Tân Lập - Huyện Méc Châu. - Về thời gian: Từ ngày 13 tháng 5 năm 2006 đến 17 tháng 5 năm 2006. IV. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi. - Phương pháp phỏng vấn sâu. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp phân tích tài liệu V. Giả thuyết nghiên cứu. Trong gia đình nông thôn hiện nay, sự phân công vai trò giữa vợ và chồng theo kiểu truyền thống vẫn chiếm ưu thế, nhưng nhìn chung một bộ phận khá lớn phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực hoạt động của đời sống gia đình, nhưng vị thế của họ rất thấp, quyền lực trong gia đình phần lớn vẫn thuộc về người chồng. VI. Thao tác hoá khái niệm 1. Gia đình: Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà các thành viên của nó gắn bó với nhau bởi mối quan hệ con nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của các thành viên cũng như thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất (xã hội học). 2. Khái niệm "Giới". Khái niệm "Giới" chỉ mối quan hệ xã hội tương quan giữa địa vị xã hội của nữ và nam trong bối cảnh xã hội cụ thể. Nói đến giới là nói đến các điều kiện và yếu tố xã hội quy định vị trí và hành vi xã hội của mỗi giới trong một hoàn cảnh cụ thể. Chính vì được quy định bởi các yếu tố xã hội cho nên vị trí, vai trò về hành vi của giới không phải là bất biến mà thay đổi khi các điều kiện quy định chúng biến đổi. VII. Khung lý thuyết: Điều kiện kinh tế - xã hội là nhân tố khách quan có tác động mạnh mẽ tới việc đảm nhận vai trò của người vợ và người chồng trong gia đình. Việc đảm nhận vai trò của họ dùa trên những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định và chịu sự chi phối của nó. Trên cơ sở chức năng của gia đình, vai trò của người vợ và người chồng được thể hiện trong các lĩnh vực hoạt động cơ bản của đời sống gia đình như: Hoạt động sản xuất, nội trợ và giáo dục con cái. Ngược lại các lĩnh vực hoạt động của đời sống gia đình chỉ được tiến hành khi người vợ và người chồng thực hiện các chức năng của mình. Quá trình thực hiện vai trò của người vợ và người chồng là quá trình tạo lập vị thế của họ trong gia đình. Việc thực hiện vai trò càng phù hợp với vị thế bao nhiêu thì vị thế của họ càng được củng cố và tăng cường bấy nhiêu. Ngược lại vị thế không chỉ qui định vai trò mà nó còn tạo điều kiện cho người vợ và người chồng làm tốt hay không làm tốt vai trò của mình khi họ ở những vị thế nhất định. §iÒu kiÖn KT - XH H§ SX - Néi trî Vai trß ngêi chång Vai trß ngêi vî VÞ thÕ, ®Þa vÞ cña ngêi chång vµ ngêi vî trong gia ®×nh Phần II. Kết quả nghiên cứu I. Một số đặc điểm kinh tế - xã hội của xã Tân Lập, huyện Méc Châu, tỉnh Sơn La. Sơn La là một tỉnh miền núi đặc biệt khó khăn với tổng số diện tích là 14.055 Km 2 gồm 10 huyện, 01 thị xã. Trên địa bàn Sơn La hiện có 12 dân téc khác nhau cùng sinh sống trong đó trên 54% dân số là dân téc Thái, 18% là dân téc Kinh, 12% là dân téc Mông, 8% là dân téc Mường và gần 8% là các dân téc Dao, Sinh Mun, Kh’Mú, La Ha, Lào…dân số toàn tỉnh ( theo số liệu năm 2003 ) là: 958.078 người. Những năm qua nền kinh tế Sơn La đã có bước chuyển dịch quan trọng theo hướng phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần gắn với thị trường trên cơ sở phát huy thế mạnh của từng vùng. 2. Vài nét về huyện Méc Châu, tỉnh Sơn La: Huyện Méc Châu là một trong những huyện có tiềm năng của tỉnh với 2 thị trấn, 25 xã diện tích tự nhiên 2.025 Km 2 dân sè 137.677 người ( sè liệu năm 2003 ) Cao nguyên Méc Châu ở độ cao 700 – 1500 m, đất đai mầu mỡ, khí hậu mát mẻ rất thích hợp cho các cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao nh: cây chè, cà phê, mía, dâu tằm, chăn nuôi Bò sữa, Bò thịt chất lợng cao, chè, cà phê… đặc biệt là chè và sữa Bò Méc Châu đã và đang là những sản phẩm có uy tín, chất lượng trong nước và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao. 3. Xã tân lập, huyện Méc Châu: Tân Lập là một xã nằm cách trung tâm huyện Méc Châu 20 cây số, toàn xã có 1.791 hé; 8.593 nhân khẩu. - Về hệ thống chính trị: Toàn Đảng bộ xã Tân Lập có 10 chi bộ đạt tiêu chuẩn trong sạch vững mạnh, không có chi bộ yếu kém. Những năm qua Đảng bộ xã luôn phát huy tuyền thống anh hùng, sức mạnh đoàn kết lãnh đạo nhân dân trong xã phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống về mọi mặt cho nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân luon được kiện toàn củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động, phát huy dân chủ ở cơ sở, tình hình chính trị xã hội luôn được giữ vững, cán bộ và nhân dân các dân téc trong xã, đoàn kết, tương thân, tương ái giúp đỡ lẫn nhau. - Về Kinh tế: Xã Tân Lập đang có nền kinh tế phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa cung cấp cho thị trường. Theo báo cáo năm 2005 tổng sản l- ượng lương thực có hạt toàn xã tăng 2,4 lần đạt trên 4.457 nghìn tấn/ năm, bình quân đạt trên 700 kg/1 nhân khẩu, thu nhập bình quân đầu người quy tiền mặt đạt 3.312.000 đ/người; toàn xã không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 8,3%; trên 90% số hộ gia đình có máy cày… - Về văn hóa - xã hội: tính đến năm 2004 xã đã hoàn thành chương trình phổ cập trung học cơ sở, xóa mù chữ, tăng cường đầu tư cho giáo dục, đời sống tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng lên rõ rệt, đến năm 2005 toàn xã đã có 1.761 hộ được dùng điện lưới quốc gia, chiếm 96%; 1.400 hộ được xem ti vi, chiếm 78,1%, có 20 hộ dùng diện thoại, 775 hộ có đài nghe, trên 1.500 xe máy các loại ( năm 2005 ), mạng lưới giao thông, thủy lợi phát triển đáp ứng nhu cầu đi lại và sản xuất, sinh hoạt của nhân dân. Công tác chính sách xã hội, chính sách đối với những người có công với cách mạng được quan tâm đúng mức. - Về công tác an ninh quốc phòng: Luôn phát huy danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, luôn xung kích trong phong trào bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, sẵn sàng đối phó với các âm mưu thủ đoạn của kẻ địch, đấu tranh trấn áp các loại tội phạm, các tệ nạn xã hội nhất là tội phạm về ma túy. Là mét trong những xã được chọn làm điểm tái định cư Thủy điện Sơn La, từ năm 2002 đến nay xã Tân Lập đã đón 600 hộ dân đến tái định cư tại 7 điểm trong xã. “Đảng bộ và nhân dân các dân téc trong xã có truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, nhường cơm xẻ áo, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, cần cù, chịu khó trong lao động, quyết tâm phát huy nội lực để phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo; đội ngò cán bộ xã nhiệt tình, trách nhiệm, gắn bó với cơ sở, luôn tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng” ( Trích: Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ xã khóa VIX, nhiệm kỳ 2005 - 2012 ). II.Vai trò của vợ, chồng trong sản xuất. Sản xuất vật chất là cơ sở nền tảng quan trọng nhất của sự tồn tại và phát triển xã hội. Theo quan điểm của Mác - xít, con người thông qua lao động sản xuất mà tạo ra của cải vật chất và sáng tạo ra chính mình. Trong sản xuất vật chất, lao động sản xuất là hoạt động có tính phổ biến của mọi xã hội. Ngày nay hoạt động sản xuất được hiểu là các hoạt động làm ra của cải vật chất như các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp .v.v Theo báo cáo của UBND xã Tân Lập nhân dân chủ yếu là làm nghề nông nghiệp. Trong số người được hỏi có 58,4% là thuần nông. 25,6% là hỗn hợp và 15,9% là phi nông. Với cơ cấu ngành nghề này cho thấy ở đây kinh tế thị trường đang phát triển, sự phân công lao động trong các gia đình chưa có những thay đổi cơ bản vì còn chịu ảnh hưởng tập quán canh tác truyền thống ở quê cũ. Người dân tái định cư ở đây một phần là trồng chè, còn chủ yếu là trồng ngô, lúa và các cây hoa màu khác để trao đổi hàng hoá. Thu nhập bình quân đầu người năm 2003 là 1.500.000đồng/người/năm, năm 2007 là 3.500.000đồng/người/năm. Dưới tác động của nền kinh tế thị trường sự phân hoá giàu nghèo khá rõ rệt. Qua nghiên cứu 265 hé gia đình tái định ở xã Tân Lập, chúng tôi thấy rằng các gia đình ở đây thuộc 3 nhóm ngành nghề chính: Thuần nông, phi nông và hỗn hợp. Nhóm thuần nông chiếm khá lớn đã phản ánh sự phát triển chưa mạnh của nền kinh tế thị trường, nhưng sự xuất hiện của nhóm phi nông và sự gia tăng của nhóm hỗn hợp cũng cho thấy cơ cấu ngành nghề của Xã Tân Lập đã có chuyển biến so với trước khi chưa đón dân tái định cư thuỷ điện Sơn La.Trong các gia đình tái định cư Ýt nhiều đã có thay đổi về ngành nghề, một số thành viên và một số gia đình đã chuyển sang các ngành nghề phi nông nghiệp và có liên quan đến sự thay đổi về phân công lao động và vai trò của họ. ở nhóm hỗn hợp trong 65 hộ được hỏi thì có 59 hội có ý kiến giảm đi chiếm 90,7%, có 3 hộ tăng lên chiếm 0,46% và 3 hộ vẫn giữ nguyên chiếm 0,46%. Nhóm phi nông nghiệp trong 40 hộ được hỏi thì có 35 hộ có ý kiến giảm đi chiếm 8,75%; có 02 hộ vẫn giữ nguyên chiếm 0,5% và 03 hé có ý kiến tăng lên chiếm 0,75%. Như vậy chúng ta có thể khẳng định rằng sự phát triển kinh tế của các hộ gia đình dân tái định cư ở đây còn rất chậm, có nhiều nguyên nhân tác động do thiếu đất canh tác, thiếu vốn và khoa học kỹ thuật và chưa thích ứng với môi trường mới. Đặc biệt là tình trạng không quen với con giống, cây giống ở nơi ở mới. Bảng 1: Tình trạng không quen với con giống, cây giống nơi ở mới. Thuần nông Hỗn hợp Phi nông Tổng Có 76 26 16 118 % % 64.0 49.03 22.0 38.23 13.0 38.1 100 41,53 Không % % 79 53.7 68.7 42 28.6 61.8 26 17.7 62 147 100 55.5 Tổng % có 155 58.5 68 25.7 42 15.84 265 100 Qua bảng khảo sát cho thấy đa số người dân tái định cư xã Tân Lập không quen với môi trường sống ở mới, đặc biệt là không quen với cây con, giống mới. Trong nhóm thuần nông trong tổng số 147 người được thì có 79 người trả lời không quen với cây con, giống mới chiếm 53,7%; có 76/118 người trả lời có quen với cây con giống mới chiếm 64%. - Nhóm hỗn hợp có 42/147 người trả lời không quen với cây con giống mới, có 26/118 người trả lời quen với cây con giống mới chiếm 22.0%. - Nhóm phi nông có 26/147 người được hỏi trả lời không quen biết với giống mới chiếm 17.7% và có 16/118 người hỏi trả lời có quen với cây con giống mới chiếm 13.0%. Trong cơ cấu chi tiêu của gia đình tập trung chủ yếu cho ăn uống, sau đó là cho việc học tập của con cái, cho việc ma chay cưới xin, cho việc chữa bệnh, chi cho việc khác. Qua cơ cấu chi tiêu ta thấy rằng bữa ăn hàng ngày vẫn là nỗi lo chính của các gia đình, việc ma chay cưới xin không phải là việc nợ treo trên đầu của người dân nông thôn trước đây. Những chi tiêu cho đời sống văn hoá tinh thần, vui chơi giải trí còn tính toán của tương lai. Điều đáng mừng là việc chi cho học tập của con cái đã đứng sau vấn đề chi tiêu cho ăn uống. Điều đó được phản ánh trong sự khởi sắc của giáo dục của Xã Tân Lập hiện nay. Để thấy rõ hơn những đặc điểm kinh tế - xã hội của xã Tân Lập và gia đình nông thôn ở đây, qua phân tích khảo sát cho thấy người chồng làm chủ hộ chiếm 70%, vợ là 30%. Cơ cấu quyền lực này đã ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động của gia đình, nhất là vấn đề ra quyết định. Những đặc điểm kinh tế xã hội trên đây đã tác động trực tiếp hay gián tiếp vào vai trò của người vợ và người trồng trong gia đình nông thôn xã Tân Lập, sự phân công vai trò, sù thương lượng vai trò và chuyển đổi vai trò không chỉ là kết quả của sự thay đổi trong gia đình mà còn là kết quả của sự thay đổi của những điều kiện kinh tế - xã hội nói trên. Gia đình là một hệ thống nhỏ trong hệ thống xã hội lớn. Hoạt động sản xuất gắn chặt với sự tồn tại và phát triển gia đình. Qua lao động sản xuất, cuộc sống vật chất, tinh thần của gia đình và các thành viên được duy trì, vị thế, vai trò của vợ, chồng, con cái được xác lập và khẳng định, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình càng trở nên bền chặt hơn, với tư cách là một đơn vị sản xuất, gia đình có sự tổ chức lao động, phân công lao động phù hợp với tuổi tác, giới tính, tâm lý của các thành viên trong gia đình và phù hợp với sự phân công lao động xã hội nói chung. Cách thức tổ chức và sự phân công này còn tùy thuộc vào sự thích ứng của từng gia đình, trong đó đặc biệt là vai trò của người chủ hộ. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống của các gia đình kể cả nông thôn và thành thị, người vợ và người chồng vẫn là người đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực hoạt động sản xuất của gia đình, vai trò của họ chắc chắn vẫn chịu ảnh hưởng của các giá trị truyền thống nhưng đã có biến đổi Ýt nhiều để thích hợp với điều kiện kinh tế thị trường, cho dù nơi họ đang sinh sống còn nhiều khó khăn. Xã Tân Lập là một xã đa số người dân ở đây sống bằng nghề nông, một số sống bằng các nghề phi nông nghiệp. Đặc điểm này thể hiện rõ qua cơ cấu mẫu khảo sát có 58,4% các hộ gia đình thuần nông; 15% hé gia đình phi nông và 25,6% là hỗn hợp. Vì vậy nhìn tổng thể hoạt động sản xuất của các gia đình ở đây chủ yếu là trồng ngô, lúa, trồng chè và cây hoa màu khác. Qua khảo sát cho thấy cả người chồng và người vợ đều tham gia vào các hoạt động sản xuất và là người đóng góp thu nhập chính của gia đình. Bảng 2. Sù tham gia của vợ và chồng trong công việc sản xuất (%) Công việc Vợ Chồng 1. Mua giống cây, con 57,1 85,4 2. Gieo cấy 91,7 92,9 3. Làm cỏ 97,1 95,8 4. Bón phân 88,3 92,3 5. Chữa bệnh cho cây, con 43,7 79,6 6. Tiêm phòng cho gia sóc, gia cầm 24,3 70,2 7. Thu hoạch 90,0 95 8. Bán sản phẩm 59,3 67,3 9. Thuê lao động 9,7 11,5 10. Làm thuê 35,9 16,2 Qua khảo sát cho thấy đa số các hộ gia đình có cả vợ và chồng đều tham gia các công việc sản xuất đến phát triển kinh tế gia đình - các công việc như gieo cấy, làm cỏ, bón phân, thu hoạch cả vợ và chồng đều tham gia. Nhữngc phần việc khác như chữa bệnh cho cây, con bán sản phẩm thuê lao động chủ yếu là do chồng quyết định, xu thế chung quyền quyết định vẫn thuộc về người chồng là chủ yếu. Bảng 3. Mức độ tham gia của vợ và chồng trong công việc sản xuất (%) Công việc Vợ Chồng Tăng lên Giảm đi Như cò Tăng lên Giảm đi Như cò 1. Mua giống cây, con 7,0 38,8 54,3 18,7 32,8 48,5 2. Gieo, cấy 4,2 34,3 61,5 4,6 34,3 61,1 3. Làm cỏ 7,0 33,5 59,6 6,3 33,2 60,5 4. bón phân 11,7 32,0 56,3 12,4 27,8 59,8 5. Chữa bệnh cho cây, con 8,6 38,7 52,7 14,8 28,4 56,8 6. Tiêm phòng cho gia sóc, gia cầm 6,0 46,0 48,0 12,0 25,3 62,7 7. Thu hoạch 1,9 40,0 58,1 5,5 33,6 60,9 8. Bán sản phẩm 5,3 44,7 50,0 11,5 41,0 47,5 9. Thuê lao động 5,6 27,8 66,7 6,5 12,9 80,6 10. Làm thuê 42,5 19,2 38,4 57,4 8,5 34,0 [...]... vẫn còn tồn tại trong nhiều gia đình IV Một số kết luận và đề nghị 1 Kết luận Hoạt động sản xuất là một lĩnh vực phản ánh đời sống kinh tế của gia đình nông thôn xã Tân Lập .Trong cơ chế thị trường hiện nay, gia đình với tư cách là một đơn vị kinh tế tự chủ đã lôi cuốn sự tham gia tích cực của người vợ và người chồng và mục đích sản xuất là đem lại nhiều nguồn thu nhập cho gia đình Trong xu thế phát huy... việc nội trợ như chăm sóc con cái Vai trò của người vợ và người chồng trong lao động sản xuất là một trong những vai trò cơ bản khi họ đứng ở vị thế người vợ, người chồng Đây cũng là một trong những vai trò then chốt có ý nghĩa quan trọng trong phát triển lọm tế gia đình, việc thực hiện tốt vai trò này sẽ góp phần củng cố vị thế xã hội của người vợ và người chồng cũng như đem lại sự bình đẳng trong quan... trò trong gia đình của người dân tái định cư xã Tân Lập III Vai trò của người chồng và người vợ trong hoạt động nội trợ Lao động sản xuất và lao động tái sản xuất là hai hình thức biểu hiện cơ bản của vai trò giới trong xã hội và gia đình Đã có một thời gian dài người ta nhìn nhận nội trợ như một công việc vặt vãnh, không được xem như là một loại lao động, vì vậy công việc này không được trả công và. .. của đời sống gia đình nông thôn vẫn còn tồn tại sự phân biệt đối xử về giới, người phụ nữ vẫn là người làm nhiều nhưng phần thưởng nhận được thì Ýt Tóm lại, so với gia đình truyền thống, ngày nay trong gia đình nông thôn ở xã Tân Lập vị thế của người vợ đã Ýt nhiều được cải thiện, bình đẳng nam nữ trong gia đình được nâng lên Nhưng nhìn chung người phụ nữ vẫn là người chịu nhiều thiệt thòi và có vị thế... chức năng của mình Tạo điều kiện thuận lợi để người phụ nữ làm tốt vai trò làm mẹ, làm vợ góp phần làm nâng cao vai trò vị thế xã hội của họ phấn đấu quyền bình đẳng nam nữ trong gia đình và xã hội Tuyên truyền và động viên nam giới chia sẻ trách nhiệm với người vợ trong các lĩnh vực hoạt động sản xuất và nội trợ để giúp làm tốt công việc gia đình, công việc sản xuất và tham gia các hoạt động xã hội tích... ánh những ảnh hưởng của quan niệm truyền thống vẫn còn tồn tại khá sâu sắc trong gia đình nông thôn tái định cư ở xã Tân Lập Với quan niệm vị thế là chỗ đứng của vai trò, hay vai trò cấu thành vị thế Qua sự phân tích vai trò của người vợ và người chồng trong một số lĩnh vực hoạt động của đời sống gia đình một thực cho thấy vai trò của người chồng trong các lĩnh vực hoạt động sản xuất vị trí chủ hộ của. .. chồng có vị thế cao, một chỗ đứng tương xứng trong gia đình đây là một hiện tượng có tính phổ biến Nhưng ngược lại chỉ có một Ýt người vợ có vị thế tương ứng với vai trò mà họ đảm nhiệm Đặc biệt trong điều kiện sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, sự tác động của điều kiện kinh tế thị trường vào gia đình nông thôn đã đặt ra không Ýt những thách thức, họ phải cố gắng vươn lên củng cố và vun đắp hạnh phóc của. .. bàn chủ yếu là loại hình kinh tế thuần nông, người vợ đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất của gia đình, điều đó thể hiện qua vai trò người vợ trong nhóm gia đình thuần nông Những đóng góp của người vợ đã được sự đóng giá và thừa nhận của các thành viên trong gia đình, nhất là sự đánh giá của người chồng đối với vai trò của người vợ đã cho thấy giữa họ diễn ra sự thương lượng và chuyển... của gia đình Thực tế phản ánh qua thu thập thông tin phỏng vấn sâu cho thấy một bộ phận không nhỏ những người vợ có vị thế rất thấp so với người chồng, họ là những người làm nhiều trong sản xuất cũng như trong nội trợ nhưng họ không được quyền quyết định trong các công việc chính của gia đình Hoặc nếu được tham gia ý kiến bàn bạc thì kết luận cuối cùng vẫn thuộc về người chồng Trong một số lĩnh vực của. .. Sơn La và nhân dân sở tại Tuy nhiên trong lĩnh vực nội trợ sự phân công vai trò hình ảnh người vợ vẫn gắn với bếp nóc, nội trợ đây là hình ảnh quen thuộc mà chúng ta thường thấy trong các gia đình truyền thống đặc biệt là nhóm gia đình thuần nông 2 Một số đề nghị Để xây dựng gia đình "Bình đẳng, hạnh phóc và tiến bộ" và tạo điều kiện cho gia đình thực hiện tốt chức năng của mình trong công cuộc công . tài: Gia đình là một trong những thiết chế xã hội cơ bản nhất, có ý nghĩa thật to lớn đối với cuộc sống của mỗi cá nhân cũng như sự tồn tại và phát triển của xã hội. Gia đình thực hiện các chức. trong gia đình mà còn là kết quả của sự thay đổi của những điều kiện kinh tế - xã hội nói trên. Gia đình là một hệ thống nhỏ trong hệ thống xã hội lớn. Hoạt động sản xuất gắn chặt với sự tồn tại. xã hội nhất định và chịu sự chi phối của nó. Trên cơ sở chức năng của gia đình, vai trò của người vợ và người chồng được thể hiện trong các lĩnh vực hoạt động cơ bản của đời sống gia đình như: