1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nhằm hạn chế ùn tắc giao thông trên địa bàn Hà Nội

24 461 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 164 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Hà Nội - Thủ đô nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, là "Trung tâm đầu não chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước". Hà Nội nằm ở trung tâm Đồng bằng Bắc Bộ với dân số khoảng 6,5 triệu người, diện tích khoảng 3.324,92 km2 gồm 1 thị xã, 10 quận và 18 huyện ngoại thành. Hàng năm, Hà Nội thu hút hàng ngàn người về học tập, làm việc, sinh sống và hưởng thụ dịch vụ. Thế nhưng, Hà Nội đang phải đương đầu với các vấn đề về giao thông đô thị trong đó tình trạng ùn tắc giao thông ngày càng trầm trọng. Ùn tắc giao thông đô thị là một hiện tượng xã hội phản ánh sự quá tải về giao thông vận tải ở đô thị. Sự quá tải này do mức độ phát triển của hệ thống giao thông đô thị không đáp ứng kịp với tốc độ tăng dân số đô thị, không đáp ứng được nhu cầu về giao thông vận tải của người dân. Ùn tắc giao thông với tần suất xảy ra thường xuyên, liên tục và kéo dài triền miên đã gây ra rất nhiều vấn đề bức xúc như: lãng phí thời gian, tiền bạc, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người, giảm năng suất lao động, tai nạn giao thông, làm mất cảnh quan đô thị và nhiều tệ nạn xã hội khác, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân đô thị. Ùn tắc giao thông ở Hà Nội hiện nay đã và đang là vấn đề cấp bách hàng đầu, cần được giải quyết ngay, không chỉ trong ngắn hạn mà còn cần phải có tầm nhìn dài hạn lâu dài. Vậy giải pháp nào cho vấn đề ùn tắc giao thông tại Hà Nội hiện nay? Dựa vào tình hình thực tế cùng những kiến thức đã thu được trong quá trình học tập em đã quyết định chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm hạn chế ùn tắc giao thông trên địa bàn Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu cho đề án tốt nghiệp. Qua đề tài, em mong muốn: - Phân tích cơ sở khoa học về giao thông đô thị và ùn tắc giao thông đô thị. - Tập trung tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng hệ thống giao thông đô thị và ùn tắc giao thông đô thị tại Thành phố Hà Nội. - Từ đó đưa ra những kiến nghị góp phần hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông ở Hà Nội trong thời gian tới với kết quả cao. Kết cấu của đề án gồm 3 phần (không kể phần mở đầu và kết luận): 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ GIAO THÔNG ĐÔ THỊ VÀ ÙN TẮC GIAO THÔNG ĐÔ THỊ CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ÙN TẮC GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP GIẢM ÙN TẮC GIAO THÔNG CHO THÀNH PHỐ HÀ NỘI Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía các thầy, cô giáo để bài nghiên cứu thêm hoàn thiện. Em xin tiếp thu và cảm ơn! Hà Nội, Ngày …. Tháng …. Năm 2010 Sinh viên Nguyễn Thị Hồng Nhung 2 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ GIAO THÔNG ĐÔ THỊ VÀ ÙN TẮC GIAO THÔNG ĐÔ THỊ 1.1. Hệ thống giao thông đô thị 1.1.1. Khái niệm và phân loại hệ thống giao thông đô thị a. Khái niệm hệ thống giao thông đô thị HTGTĐT là tập hợp của mạng lưới đường, các công trình phục vụ giao thông và các loại phương tiện giao thông được sử dụng trong đô thị. Giao thông đô thị một mặt phải đảm bảo công tác vận chuyển và liên hệ thuận tiện, nhanh chóng giữa các bộ phận chức năng cơ bản của đô thị như: nơi ở, nơi làm việc, khu nghỉ ngơi, giải trí và các trung tâm của đô thị với nhau, mặt khác phải đáp ứng các nhu cầu vận chuyển và liên hệ giữa đô thị với các điểm dân cư khác ở xung quanh. Có thể nói giao thông đô thị là một bộ phận hết sức quan trọng trong thiết kế quy hoạch đô thị. Mạng lưới giao thông quyết định hình thái tổ chức không gian đô thị, hướng phát triển đô thị, cơ cấu tổ chức sử dụng đất đai và mối quan hệ giữa các bộ phận chức năng với nhau. b. Phân loại hệ thống giao thông đô thị Để phục vụ cho công tác nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cụ thể về quy hoạch và tổ chức giao thông phù hợp với nhiều lĩnh vực khác nhau của một chỉnh thể thống nhất là đô thị, HTGTĐT được phân loại theo nhiều đặc trưng khác nhau. b.1. Phân chia HTGTĐT theo mối quan hệ giữa giao thông với đô thị Khi xem xét mối quan hệ giữa giao thông với đô thị, HTGTĐT được phân thành hai mảng chính là giao thông đối ngoại và giao thông đối nội (hay còn gọi là giao thông nội thị). Giao thông đối ngoại gồm: các tuyến đường, các công trình đầu mối và những phương tiện được sử dụng để đảm bảo sự liên hệ giữa đô thị với bên ngoài và từ bên ngoài vào trong đô thị. Giao thông nội thị gồm: các công trình, các tuyến đường và các phương tiện nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển trong phạm vi của đô thị, đảm bảo nhu cầu liên hệ giữa các bộ phận cấu thành của đô thị với nhau. b.2. HTGTĐT còn có thể phân chia thành: Giao thông động, giao thông tĩnh và phương tiện giao thông. Hệ thống giao thông động có chức năng đảm bảo cho phương tiện và người di 3 chuyển giữa các khu vực. Hệ thống giao thông động gồm mạng lưới đường sá, các công trình trên đường và các công trình khác. Hệ thống giao thông tĩnh có chức năng phục vụ phương tiện và hành khách (hoặc hàng hóa) trong thời gian không di chuyển. Nó gồm hệ thống các điểm đầu mối giao thông của các phương thức vận tải khác nhau (các nhà ga đường sắt, các bến cảng, ga hàng không, các bến vận tải đường bộ…), các bãi đỗ xe, các điểm đầu - cuối, các điểm trung chuyển, các điểm dừng dọc tuyến. Phương tiện giao thông được chia làm 2 nhóm là: Phương tiện giao thông công cộng (gồm: ô tô bus, taxi, tàu điện cao tốc, tàu hỏa ngoại thành….) và phương tiện giao thông cá nhân (xe ô tô cá nhân, xe đạp, xe máy…). 1.1.2. Vai trò của hệ thống giao thông đô thị Hệ thống giao thông đô thị có thể ví như huyết mạch trong một cơ thế sống là đô thị, nếu huyết mạch được lưu thông tốt thì sẽ là cơ sở thúc đẩy đô thị phát triển mạnh mẽ, ngược lại một hệ thống giao thông không đồng bộ, không xứng tầm sẽ là lực cản cho sự phát triển của đô thị. Đối với từng đô thị, ở mức độ khác nhau, HTGTĐT luôn tạo ra những hiệu quả và có vai trò nhất định trong các lĩnh vực sau: - GTĐT cho phép mở rộng phạm vi cung cấp nhân lực Trong phạm vi đô thị, nếu không tổ chức được một mạng lưới GTĐT hợp lý, đảm bảo nhu cầu liên hệ nhanh chóng và thuận tiện thì tốc độ di chuyển chậm sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng cung cấp nhân lực cho các trung tâm công nghiệp, các khu vực hành chính, dịch vụ…Kích thước của đô thị càng mở rộng thì vai trò của GTĐT càng trở nên quan trọng bởi chính GTĐT là cơ sở để tăng khoảng cách đi lại từ nguồn đến đích. Điều này cũng đồng nghĩa với việc phạm vi cung cấp nhân lực, phạm vi phục vụ sẽ được mở rộng. - Mang lại hiệu quả do tiết kiệm thời gian đi lại Chi phí thời gian trong việc đi lại trong các đô thị rất khác nhau tùy thuộc vào tốc độ của các phương tiện giao thông mà đô thị có thể sử dụng. Đô thị càng lớn thì nhu cầu đi lại càng cao, chiều dài của chuyến đi càng lớn, nếu đô thị có được HTGTĐT hợp lý, sử dụng được các phương tiện phù hợp thì tổng thời gian tiết kiệm do đi lại là đáng kể, góp phần tạo ra tổng sản phẩm xã hội và tăng thời gian nghỉ ngơi, tái phục hồi sức lao động cho người dân… - HTGTĐT đảm bảo sức khỏe và nâng cao an toàn cho người dân 4 An toàn giao thông gắn liền với hệ thống phương tiện và mạng lưới hạ tầng kỹ thuật giao thông. Hàng năm trên thế giới có chừng 800000 người thiệt mạng do tai nạn giao thông. Xây dựng HTGTĐT hợp lý sẽ góp phần quan trọng trong việc giảm thiểu tai nạn giao thông, đảm bảo an toàn cho người đi lại. Những điều kiện tiện nghi tối thiểu của phương tiện vận chuyển luôn có ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của hành khách. - Bảo vệ môi trường đô thị Quy hoạch, tổ chức GTĐT phải gắn liền với các giải pháp bảo vệ môi trường. Khi đô thị sử dụng các loại phương tiện giao thông hiện đại, không chiếm diện tích đường hoặc phương tiện sử dụng năng lượng sạch sẽ giúp hạn chế mật độ xe lưu thông trên đường, hạn chế được khối lượng lớn khí thải chứa nhiều chất độc hại có ảnh hưởng tới môi trường sinh thái đô thị. - Đảm bảo trật tự, ổn định xã hội Hiệu quả của HTGTĐT trong lĩnh vực xã hội là hết sức to lớn và không thể tính hết được. GTĐT với chức năng đảm bảo nhu cầu đi lại thường xuyên của người dân đô thị như: đi làm, đi mua sắm, đi thăm viếng…Nếu công tác vận chuyển của GTĐT bị ách tắc thì ngoài thiệt hại về mặt kinh tế còn ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý, trật tự, an toàn xã hội…. - Vấn đề giá thành chi phí cho vận chuyển và đi lại trong đô thị Giá thành có ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người dân vì nhu cầu và số lần đi lại trong ngày của người dân là rất lớn. Việc đi lại bằng phương tiện cá nhân như: ô tô cá nhân, xe máy, xe đạp hay bằng các phương tiện công cộng có ảnh hưởng đáng kể đến chi phí của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội. Ngoài việc đảm bảo nhu cầu vận chuyển và đi lại của người dân, HTGTĐT còn phải đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả thông qua việc giảm chi phí đầu tư và giảm giá thành chi phí cho vận chuyển và đi lại trong đô thị. - Ngoài ra HTGTĐT còn đóng vai trò làm trục bố cục đô thị và tổ chức không gian thành phố. Thông thường việc bố cục quy hoạch chung đô thị đều xoay quanh hệ thống giao thông. Đặc biệt những tuyến đường phố chính, quan trọng đóng vai trò quyết định trong việc xác định vị trí các công trình trọng điểm, xác định các trục bố cục kiến trúc chính và phụ của đô thị. Hơn nữa các tuyến chức năng trên đường phố với các thiết bị giao thông, ánh sáng, cây xanh là một tổng thể mang tính nghệ thuật cao, làm cho cảnh quan và môi trường trên đường phố thêm phong phú, bộ mặt kiến trúc đường phố thêm sinh động. 5 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống giao thông đô thị a. Nhân tố tự nhiên Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất khác nhau tới sự phân bố và hoạt động của các loại hình giao thông vận tải: - Khí hậu và thời tiết có ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của các phương tiện giao thông. Ví dụ vào mùa mưa lũ hoạt đông của các ngành vận tải gặp nhiều trở ngại, thậm chí còn phải ngừng hoạt động hoàn toàn…. - Điều kiện tự nhiên quy định sự có mặt và vai trò của một số loại hình vận tải. Ví dụ, ở miền núi có địa hình cao, sông ngòi dốc và ngắn nên không thể phát triển ngành giao thông vận tải đường sông; còn ở những nước nằm trên các đảo như nước Anh, Nhật Bản… thì ngành vận tải đường biển lại có vị trí vô cùng quan trọng. - Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến công tác thiết kế và khai thác các công trình giao thông vận tải. Không những thế để khắc phục điều kiện tự nhiên không thuận lợi, chi phí xây dựng cũng lớn hơn rất nhiều. b. Nhân tố kinh tế - xã hội b.1. Mật độ dân cư và sự phát triển của các ngành kinh tế quốc dân Dân số đô thị ngày càng tăng là hậu quả tất yếu của quá trình đô thị hóa. Mật độ dân cư không ngừng tăng kéo theo nhu cầu đi lại, vận chuyển của người dân cũng tăng lên nhiều, kéo theo nhu cầu phát triển HTGTĐT. Bên cạnh đó, sự phát triển của các ngành kinh tế quốc dân cũng đòi hỏi sự phát triển của HTGHĐT nhằm đẩy mạnh lưu thông trong quá trình sản xuất, đẩy mạnh quá trình cung ứng vật tư kỹ thuật,nguyên liệu, năng lượng cho các cơ sở sản xuất và đưa sản phẩm đến thịt trường tiêu thụ… Phát triển giao thông vận tải nhằm phát triển giao lưu kinh tế giữa các vùng trong nước và quốc tế. Mật độ dân cư quá cao cùng với sự phát triển không ngừng của các ngành kinh tế tạo thành sức ép cho HTGTĐT. Nếu HTGHĐT không đáp ứng kịp sẽ trở thành lực cản cho sự phát triển của nền kinh tế và làm giảm chất lượng sống của người dân. b.2. Sự phân bố dân cư và các ngành kinh tế quốc dân Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế quốc dân có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và phân bố, cũng như sự hoạt động của ngành giao thông vận tải. Nơi nào tập trung nhiều ngành kinh tế trọng điểm của đất nước thì nơi đó sẽ được chú trọng đầu tư về mặt cơ sở hạ tầng kỹ thuật giao thông. Ngược lại nơi nào có 6 HTGT phát triển, thuận tiện đi lại và vận chuyển thì nơi đó sẽ được nhiều nhà đầu tư quan tâm và kéo theo đó là sự phát triển của các ngành kinh tế khác. b.3. Cơ sở hạ tầng giao thông đô thị Cơ sở hạ tầng giao thông là hệ thống xương sống giúp HTGTĐT hoạt động thông suốt và hiệu quả. Sự di chuyển nhanh chóng, thuận tiện, sự khai thác và vận hành tốt các phương tiện giao thông…chỉ có thể có được dựa trên nền tảng cơ sở hạ tầng giao thông phát triển một cách khoa học. Dù cho công tác tổ chức giao thông cũng như phương tiện giao thông được đầu tư, phát triển tốt thì nó cũng không thể phát huy hiệu quả tối đa trên nền tảng cơ sở hạ tầng yếu kém. Nếu không được đầu tư thích đáng, không đáp ứng kịp tốc độ phát triển của các yếu tố khác như phương tiện giao thông, nhu cầu đi lại của người dân…thì cơ sở hạ tầng giao thông sẽ trở thành lực cản cho sự phát triển của đô thị. Và đây cũng là nguyên nhân chính gây ùn tắc giao thông đô thị. b.4. Phương tiện giao thông đô thị Loại hình và mật độ phương tiện giao thông có ảnh hưởng rất lớn đến HTGTĐT. Số lượng phương tiện giao thông quá lớn, vượt quá sức chịu đựng của đường đô thị tất sẽ dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông. Vì thế cần phải phát triển loại hình phương tiện giao thông công cộng để có thể giảm được một lượng đáng kể phương tiện cá nhân lưu thông trên đường. Tuy nhiên cũng cần có những biện pháp về mặt tổ chức, quản lý để khắc phục những nhược điểm của loại hình vận tải này. b.5. Trình độ quản lý và ý thức của người tham gia giao thông Thực tế cho thấy ở nhiều nước trên thế giới dù mật độ dân số đô thị rất lớn (như ở Tokyo – Nhật Bản có mật độ dân số là 5748 người/km2) nhưng cũng hiếm khi xảy ra ùn tắc giao thông do ý thức của người tham gia giao thông rất tốt. Ngược lại,khi ý thức của người tham gia giao thông kém, không chấp hành đúng luật lệ giao thông, không nhường nhịn nhau, cứ chen lấn xô đẩy thì sẽ càng làm cho tính trạng ùn tắc giao thông trở nên nghiêm trọng hơn. Để HTGT hoạt động đạt hiệu quả cao, ngoài việc nâng cao ý thức người tham gia giao thông còn cần nâng cao trình độ quản lý. Trình độ quản lý yếu kém,không phù hợp với yêu cầu phát triển sẽ gây lãng phí, cản trở sự phát triển của HTGTĐT. Nội dung quản lý giao thông bao gồm: Quản lý quy hoạch, thực thi và vận hành các công trình giao thông; quản lý việc tổ chức phân luồng giao thông; quản lý phương tiện giao thông… 7 1.2. Ùn tắc giao thông đô thị 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại ùn tắc giao thông Ùn tắc giao thông (UTGT) là hiện tượng gắn liền với hoạt động giao thông của con người, khi xã hội càng phát triển, hoạt động giao thông vận tải diễn ra càng tấp nập thì vấn đề UTGT càng trở nên phổ biến, phức tạp. UTGT hiểu theo nghĩa chung nhất đó là trạng thái dòng phương tiện, người tham gia giao thông bị ngưng trệ, không thể lưu thông được hoặc lưu thông rất chậm hoặc lưu thông không liên tục bởi vì lưu lượng người tham gia giao thông quá tải hoặc xảy ra sự cố cản trở việc lưu thông. Một vụ UTGT thường có các đặc điểm: Lưu lượng phương tiện tăng nhanh tại một đoạn đường, hoặc khu vực giao lộ, khu vực đường bộ giao cắt với đường sắt; thời gian di chuyển qua khu ùn tắc lâu hơn; tốc độ di chuyển chậm hơn hoặc đứt quãng; dòng phương tiện ngày càng kéo dài hơn. Có nhiều cách phân loại UTGT, xét dưới phương diện tốc độ phương tiện lưu thông qua khu ùn tắc thì ta có các cấp độ: mức độ đông đúc (tốc độ lưu thông các phương tiện từ 10km/h -15km/h), mức độ ùn ứ từ 5km/h đến dưới 10km/h, mức độ tắc nghẽn (di chuyển dưới 5km/h). Nếu phân loại dựa theo mức độ trầm trọng của vụ ùn tắc thì chúng ta có thể chia ra: UTGT ít nghiêm trọng (thời gian ùn tắc từ 30 phút đến 1 giờ), UTGT nghiêm trọng (thời gian ùn tắc từ trên 1 giờ đến 5 giờ), UTGT rất nghiêm trọng (thời gian ùn tắc từ trên 5 giờ đến 10 giờ), UTGT đặc biệt nghiêm trọng (thời gian ùn tắc từ 10 giờ trở lên). Năm 2009, toàn quốc xảy ra 252 vụ ùn tắc giao thông kéo dài hơn 1 giờ, so với năm 2008, tăng 111 vụ (tăng 78,7%); trong đó một số địa phương xảy ra nhiều là: Hà Nội 101 vụ; TP Hồ Chí Minh 78 vụ, Quảng Ninh 28 vụ; Thanh Hoá 11 vụ, Đồng Nai 13 vụ; Nghệ An 4 vụ Có thể thấy rằng tình hình UTGT càng ngày càng diễn biến phức tạp, đặc biệt là tình trạng UTGT ở các tuyến đường huyết mạch, các thành phố lớn ở nước ta có chiều hướng gia tăng và nghiêm trọng hơn. 1.2.2. Nguyên nhân dẫn đến ùn tắc giao thông đô thị Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ùn tắc giao thông trong các đô thị hiện nay: - Dân số đô thị đông, mật độ dân số đô thị dày đặc và có xu hướng ngày càng gia tăng tạo sức ép lớn cho HTGTĐT. Một khi mật độ dân số đô thị tăng vượt quá mức chịu đựng của HTGT thì ùn tắc giao thông là điều tất yếu xảy ra. 8 - Tỷ lệ giao thông cơ giới ở đô thị ở mức quá cao: cùng với sự tăng lên không ngừng về nhu cầu giao thông vận tải đô thị là sự tăng lên không ngừng của các phương tiện giao thông, đặc biệt là phương tiện giao thông cá nhân cũng là nguyên nhân dẫn đến ùn tắc giao thông. - Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dân: Cơ sở hạ tầng yếu kém cộng với quỹ đất dành cho phát triển giao thông quá ít, không đáp ứng kịp yêu cầu phát triển giao thông vận tải đô thị là nguyên nhân chính dẫn đến ùn tắc giao thông hiện nay. - Công tác quy hoạch, tổ chức, quản lý giao thông đô thị còn yếu kém cũng góp phần làm tăng ùn tắc giao thông. - Ngoài ra, ý thức của người tham gia giao thông còn thấp cũng là một trong những nguyên nhân gây ùn tắc giao thông đô thị, hơn nữa, còn có thể làm trầm trọng thêm tình trạng ùn tắc giao thông đô thị. 1.2.3. Ảnh hưởng của ùn tắc giao thông đến môi trường và các hoạt động kinh tế - xã hội a. UTGT gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế Ùn tắc giao thông đô thị xảy ra thường xuyên và liên tục trên diện rộng đã và đang gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng và khó có thể đo lường hết được. Trước hết, UTGT gây thiệt hại to lớn cho nền kinh tế. UTGT kéo dài thời gian di chuyển trên đường, tăng chi phí cả về thời gian và tiền bạc (lãng phí nhiên liệu…). UTGT không chỉ gây cản trở lưu thông trong quá trình sản xuất, phân phối, tiêu thụ sản phẩm…làm trì trệ các hoạt động sản xuất mà còn gây mệt mỏi, căng thẳng cho người tham gia giao thông, làm giảm đáng kể năng suất lao động, gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp và cho nền kinh tế quốc dân. b. UTGT gây ô nhiễm môi trường Bên cạnh đó, UTGTĐT còn làm ô nhiễm môi trường ngày càng cao (ô nhiễm không khí do bụi, khí thải và ô nhiễm tiếng ồn). Khi xã hội phát triên, phương tiện giao thông vận tải một mặt góp phần quan trọng vào quá trình phát triển đô thị, nhưng mặt khác nó lại gây ra những tác động xấu đến môi trường. Những khi xảy ra UTGT hàng trăm, hàng nghìn chiếc xe đồng loạt thải khí độc do các loại xe có động cơ đốt nhiên liệu. Trong quá trình hoạt động, các phương tiện giao thông thải vào không khí một khối lượng lớn các loại khói, khí độc như: CO, CO2, hidrocacbon, NO2, SO2, khói đen, chì và các dạng hạt khác. Tùy theo loại động cơ và loại nhiên 9 [...]... ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội và những ảnh hưởng của nó đến môi trường, kinh tế - xã hội của Hà Nội 2.3.1 Thực trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội 2.3.2 Ảnh hưởng của ùn tắc giao thông tại Hà Nội 2.4 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn Hà Nội Hà Nội đang trong quá trình xây dựng, phát triển, tốc độ đô thị hóa nhanh, hạ tầng giao thông phát... phương tiện giao thông cá nhân (đặc biệt là xe máy, trong tương lai có thể là ô tô cá nhân) Hơn nữa, trình độ quản lý chưa cao cộng thêm ý thức tham gia giao thông của đa số người dân quá kém cũng làm trầm trọng nạn ùn tắc giao thông Nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân, hậu quả của ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội để đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông đồng... giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội trong Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 - Làm cơ sở cho việc lập dự án đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn Thủ đô Hà Nội 3.2 Giải pháp giảm ùn tắc giao thông cho Thành phố Hà Nội 3.2.1 Giải pháp về quy hoạch Đây là giải pháp đầu tiên, quan trọng nhất, giữ vai trò quyết định đối với hệ thống giao. .. mĩ quan đô thị 11 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ÙN TẮC GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội Thành phố Hà Nội nằm ở khu vực trung tâm của miền Bắc, bên cạnh con sông Hồng, giao thông từ Hà Nội đến các tỉnh, thành phố khác của Việt Nam tương đối thuận tiện Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội hiện nay có diện tích 3.324,92 km²,... yếu Các nhà quản lý, các cấp chính quyền cần phải nhanh chóng đưa ra những hướng giải quyết nhằm giảm thiểu những hạn chế trên để Hà Nội có thể phát triển một cách nhanh, mạnh, đồng bộ và bền vững 2.2 Thực trạng hệ thống giao thông của Thành phố Hà Nội 2.2.1 Hệ thống giao thông động GTĐT có ý nghĩa quan trọng hàng đầu đối với một thành phố Trong những năm qua, mạng lưới giao thông đô thị Hà Nội đã được... triển chưa đồng bộ Ùn tắc giao thông là do sự mất cân đối giữa cung và cầu đối với hệ thống giao thông vận tải mà trong thực tế tại Hà Nội hiện nay là cầu đang vượt quá cung Cụ thể các nguyên nhân gây ra tình trạng ùn tắc giao thông tại Hà Nội là: 2.4.1 Quan điểm về quy hoạch và phát triển Thành phố Hà Nội mắc phải một số sai lầm Trong một thời gian dài, quan điểm quy hoạch của Hà Nội là “ đầu tư tập... thường kỷ cương pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Qua đó, nâng cao ý thức chấp hành luật lệ giao thông, nâng cao mức độ an toàn giao thông, tránh ùn tắc giao thông và tăng hiệu quả kinh tế, xã hội của hoạt động vận tải Lực lượng cảnh sát giao thông và thanh tra giao thông còn mỏng, mức xử phạt còn nhẹ, ý thức của người tham gia giao thông còn chưa cao, trong khi số lượng phương tiện giao thông ngày... lòng đường gây nên ùn tắc giao thông Đây cũng là hành động tắc trách đáng bị lên án 19 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP GIẢM ÙN TẮC GIAO THÔNG CHO THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1 Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 3.1.1 Quan điểm quy hoạch - Phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, Quy hoạch sử dụng đất và Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm... càng nhiều, tại trên 170 nút giao thông Đồng thời để phục vụ cho Đại lễ nghìn năm Thăng Long – Hà Nội thì Hà Nội đã đầu tư nâng cấp rất nhiều tyến đường cũng như chú trọng đến cảnh quan đô thị hơn Tuy vậy, mạng lưới giao thông đô thị của Hà Nội đang tỏ rõ rất nhiều bất cập, yếu kém: - Quy mô hệ thống giao thông đô thị nhỏ, năng lực rất hạn chế Tỷ lệ diện tích đất dành cho giao thông ở Hà Nội còn ở mức... phương tiện giao thông cá nhân và thói quen sử dụng các phương tiện này Trước mắt, cần ưu tiên phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông thích hợp cùng với mạng lưới vận tải công cộng thuận tiện, nhất là loại hình vận tải có khối lượng trung bình góp phần giải quyết ách tắc giao thông, tai nạn giao thông trên địa bàn Thủ đô Hà Nội 3.2.4 Hoàn thiện công tác tổ chức, quản lý phát triển giao thông đô . của Hà Nội 2.3.1. Thực trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội 2.3.2. Ảnh hưởng của ùn tắc giao thông tại Hà Nội 2.4. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn. GIAO THÔNG ĐÔ THỊ VÀ ÙN TẮC GIAO THÔNG ĐÔ THỊ CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ÙN TẮC GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP GIẢM ÙN TẮC GIAO THÔNG CHO THÀNH PHỐ HÀ NỘI Em rất mong nhận. công trình kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn Thủ đô Hà Nội. 3.2. Giải pháp giảm ùn tắc giao thông cho Thành phố Hà Nội 3.2.1. Giải pháp về quy hoạch Đây là giải pháp đầu tiên, quan trọng

Ngày đăng: 20/04/2015, 00:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w