MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ HẢI DƯƠNG

39 361 0
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ HẢI DƯƠNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo thực tập tổng hợp MỤC LỤC Báo cáo thực tập tổng hợp Báo cáo thực tập tổng hợp Phần 1: TRÌNH BÀY THỰC TRẠNG, CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN I) Quá trình hình thành và phát triển của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương 1. Quá trình hình thành và phát triển Ngày 31/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ra sắc lệch số 78 – SL thành lập “Uỷ ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết” nhằm nghiên cứu, soạn thảo và trình chính phủ một kế hoạch kiến thiết quốc gia về các ngành kinh tế, tài chính, xã hội và văn hoá. Do đó, ngày 31/12 hàng năm trở thành ngày truyền thống của ngành kế hoạch và đầu tư. Ngày 8/ 10/1955, Hội đồng chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã quyết định thành lập Uỷ ban kế hoạch quốc gia thay thế cho tổ chức tiền thân là : “Ủy ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết”; tiếp sau đó, tháng 10/1961 là Uỷ ban Kế Hoạch nhà nước”; từ tháng 11/1995 đến nay là “Bộ Kế Hoạch và Đầu tư”. Ngành kế hoạch và đầu tư với hệ thống thống nhất từ trung ương đến tỉnh, huyện, ngày càng xứng đáng với sự tin tưởng giao phó của Đảng, Nhà nước, cấp uỷ và chính quyền các cấp trong việc tham mưu tổng hợp về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế về đầu tư trong nước và nước ngoài. Cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, ngành Kế Hoạch và Đầu tư Hải Dương đã có bước chuyển mạnh mẽ, cơ cấu tổ chức bộ máy được sắp xếp lại ngày một phù hợp, đội ngũ cán bộ công chức luôn được tăng cường cả về số lượng và chất lượng: Trước năm 1959, tiền thân cơ quan kế hoạch và đầu tư của tỉnh là Tổ Kế hoạch thống kê thuộc uỷ ban nhân dân tỉnh với 3 cán bộ phụ trách. Từ năm 1959, Thống kê tách khỏi kế hoạch hình thành ban kế hoạch thuộc uỷ ban nhân dân tỉnh. Đến năm 1961, Uỷ ban kế hoạch được thành lập nhằm xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn mới. SVTH: Mạc Thị Thuỷ 2 Báo cáo thực tập tổng hợp Từ năm 1997, Uỷ ban kế hoạch tỉnh Hải Dương được đổi tên thành Sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương. Từ đó đến nay, Sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương đã phát triển lớn mạnh không ngừng với tổng số: 51 cán bộ công chức, 8 phòng nhiệm vụ, văn phòng, thanh tra sở; trên 91.8% cán bộ công chức có trình độ đại học và trên đại học. Với vai trò là cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch đầu tư, Sở đã hoàn thành tôt các nhiệm vụ được giao trên các lĩnh vực: + Tham mưu tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, + Tổ chức thực hiện và kiến nghị, đề xuất cơ chế chính sách quản lý kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh + Đầu tư trong nước, ngoài nước ở địa phương + Quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA, đầu thầu, đăng ký kinh doanh về các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở. + Thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của Uỷ ban Nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật. 2. Qúa trình phát triển Trải qua chặng đường 60 năm xây dựng và trưởng thành, ngành kế hoạch và đầu tư luôn tự hào với truyền thống vẻ vang của mình với những thành tựu vang rội gắn với sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Với các mốc thời gian chính như: Giai đoạn 1955-1957, Ngành đã tham mưu giúp cấp uỷ và chính quyền các địa phương xây dựng, tổng hợp và tổ chức thực hiện kế hoạch khôi phục kinh tế sau chiến tranh Giai đoạn 1958-1960, Ngành đã tham gia vào kế hoạch 3 năm cải tạo phát triển kinh tế, hoàn thành cải cách ruộng đất, thực hiện khẩu hiệu “người cầy có ruộng” và hình thành quan hệ sản xuất mới ở nông thôn, xây dựng kế hoạch khôi phục các cơ sở sản xuất do địch rút đi, chuyển một số cơ sở ở chiến khu về, khôi phục các tuyến đường giao thông chủ yếu, phục hồi hệ thống trường học, bệnh viện, tiếp quản và SVTH: Mạc Thị Thuỷ 3 Báo cáo thực tập tổng hợp duy trì các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tập trung xây dựng những doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng… Bước vào giai đoạn 1961- 1965, ngành đã xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất phù hợp với điều kiện kinh tế địa phương và đất nước. Tập trung thực hiện công nghiệp hoá, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, xây dựng một số công trình lớn. Bước đầu hình thành cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế XHCN với nền tảng quan hệ sản xuất mới, trong đó sở hữu quốc doanh và tập thể chiếm vị trí tuyệt đối. Cơ chế quản lý kinh tế giai đoạn này lấy kế hoạch hoá tập trung với các chỉ tiêu pháp lệnh làm công cụ điều hành cho nền kinh tế. Trong giai đoạn1966-1975, toàn ngành đã chuyển sang xây dựng kế hoạch thời chiến, tập trung vào công trình phục vụ chiến đấu như: cầu, đường, kho tàng, sơ tán các cơ sở kinh tế, trường học bệnh viện, viện nghiên cứu… về nơi an toàn. Chú trọng tới phát triển công nghiệp địa phương, Các ngành sản xuất hàng tiêu dùng và hậu cần cho mặt trận. Hình thức kế hoạch chủ yếu là kế hoạch ngắn hạn, gồm kế hoạch năm, kế hoạch quý. Giai đoạn 10 năm từ khi thống nhất đất nước đến trước thời kỳ đổi mới, Công tác kế hoạch đã tích cực tham gia vào việc nghiên cứu kế hoạch tổ chức lại nền kinh tế, phân bổ lực lượng sản xuất, tổ chức nghiên cứu quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội dài hạn và tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về công tác kế hoạch đầu tư. Ngành kế hoạch đầu tư đã tham gia tích cực vào xây dựng cơ chế kinh tế mới như cải tiến phân phối thu nhập quốc dân theo hướng thống nhất hài hoà 3 lợi ích: Nhà nước; tập thể và cá nhân người lao động; đổi mới phương pháp và cơ chế kế hoạch hoá; giảm bớt số chỉ tiêu pháp lệnh, tăng cường chủ động cho địa phương và cơ sở thực hiện tốt việc cụ thể hoá nội dung của Nghị định 25/ CP để “cởi trói” cho các doanh nghiệp nhà nước và chỉ thị 100 của ban bí thư về đổi mới cơ chế khoán sản phẩm trong nông nghiệp; tập trung vốn cho các công trình quan trọng nhất, có ý nghĩa then chốt đối với nền kinh tế quốc dân. Ngành kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương đã thực hiện tốt các kế hoạch 5 năm như: Kế hoạch 5 năm lần 4 (1986-1990), kế hoạch 5 năm lần thứ 5 (1991-1995) SVTH: Mạc Thị Thuỷ 4 Báo cáo thực tập tổng hợp nhằm ổn đinh tình hình kinh tế -xã hội và chính trị, sớm thoát khỏi tình trạng khủng hoảng và lạm phát, đưa nền kinh tế đi vào thế ổn định và có tốc độ tăng trưởng nhất định…Tiếp theo là các kế hoạch 5 năm lần thứ 6 (1996-2000), kế hoạch 5 năm lần thứ 7 (2001-2005) đây là kế hoạch gắn với việc thực hiện nghị quyết của đại hội đảng bộ lần thứ XIII và đạt được những thành tựu to lớn như: tốc độ tăng trưởng kinh tế cao bình quân là 10,8 %/ năm; nền kinh tế nhiều thành phần phát triển nhanh, hoạt động sôi nổi năng động, có hiệu quả và đạt được nhiều thành tựu quan trọng; giá trị nông nghiệp tăng 5 %, công nghiệp trên địa bàn phát triển mạnh giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 22.1 %/ năm, hình thành các khu, cụm và một số ngành công nghiệp có tính chất mũi nhọn như: vật liệu xây dựng, may, giầy xuất khẩu, cơ khí rắp ráp và chế tạo…Nhiều dự án đầu tư trong nước và nước ngoài đã đựơc cấp phép và đi vào hoạt động; góp phần đẩy nhanh công nghiệp hoá hiện đại hoá của tỉnh nhà; từng bước tăng cường cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội và nâng cao tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế… Trong 20 năm đổi mới, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước, kinh tế xã hội tỉnh đã có bước tiến bộ vượt bậc. Cùng với đó thì công tác kế hoạch và đầu tư đã được đổi mới về tư duy, hình thức và phương pháp thực hiện, tập trung vào hoạch định các mục tiêu chiến lược, các nhiệm vụ kế hoạch, các chương trình, đề án và xác định các cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá, thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Đã huy động khai thác sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế; Đẩy nhanh công nghiệp hoá hiện đại hóa mà trọng tâm là công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn. Bước đầu tạo tiền đề vững chắc xây dựng nền kinh tế của tỉnh Hải Dương phát triển theo hướng hiệu quả, chất lượng phù hợp với tình hình phát triển của cả nước và đặc điểm riêng của địa phương. quan hệ sản xuất từng bước được đổi mới phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. SVTH: Mạc Thị Thuỷ 5 Báo cáo thực tập tổng hợp II) Cơ cấu,tổ chức,chức năng nhiệm vụ của phòng ban 1.Vị trí và chức năng của sở Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kế hoạch và đầu tư bao gồm các lĩnh vực: tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội; tổ chức thực hiện kiến nghị, đề xuất về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế- xã hội trên địa bàn tỉnh; đầu tư trong nước và ngoài nước trong địa phương; quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA, đấu thầu, đăng ký kinh doanh trong phạm vi tỉnh; về các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật. Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 2.Nhiệm vụ và quyền hạn của sở Trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định, Chỉ thị về quản lý các lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật, phân cấp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và chịu trách nhiệm nội dung văn bản đã trình. Trình UBND tỉnh Quyết định việc phân công, phân cấp quản lý về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư cho UBND cấp huyện và các sở, ban, ngành của tỉnh theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy định phân cấp đó. Tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm việc tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kế hoạch và đầu tư ở địa phương; trong đó có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH của cả năm trên địa bàn tỉnh và những vấn đề liên quan đến việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch, sử dụng các nguồn lực để phát triển KT- XH. SVTH: Mạc Thị Thuỷ 6 Báo cáo thực tập tổng hợp 3.Cơ cấu tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban Tình hình quản lý hoạt động đầu tư của Sở được thể hiện thông qua chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban trực thuộc Sở. Theo Quy chế làm việc của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương, Sở bao gồm 10 phòng ban và 1 Trung tâm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, Tư vấn và Xúc tiến đầu tư với những chức năng, nhiệm vụ khác nhau. 1. Văn phòng Sở Chức năng Văn phòng có chức năng tham mưu giúp Lãnh đạo Sở tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức bộ máy, cán bộ, nội vụ cơ quan và phục vụ công tác đối ngoại. Nhiệm vụ Tham mưu giúp lãnh đạo Sở trong việc nghiên cứu, sắp xếp biên chế, tổ chức bộ máy và nhân sự phục vụ nhu cầu công tác của cơ quan. Thực hiện công tác quản lý cán bộ và hồ sơ cán bộ. Tham mưu giúp lãnh đạo thực hiện chế độ, chính sách cho cán bộ công chức theo quy định. Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ theo quy định của Nhà nước; quản lý và sử dụng con dấu của cơ quan theo quy định. Chủ trì lập báo cáo (giao ban, tổng kết và một số báo cáo khác thuộc lĩnh vực Văn phòng). Hàng tháng báo cáo lãnh đạo tỉnh phụ trách khối về tình hình thực hiện nhiệm vụ của cơ quan. Nghiên cứu, xây dựng và đề xuất những biện pháp giúp lãnh đạo xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các nội quy, quy chế, công tác cải cách hành chính trong cơ quan theo quy định. Giúp lãnh đạo Sở trong việc thực hiện các quy định của Nhà nước về công tác dân quân tự vệ, phòng cháy chữa cháy, phòng chống lụt bão, bảo vệ cơ quan; quản lý tài sản và sử dụng nguồn kinh phí phục vụ hoạt động của cơ quan theo chế độ chính sách hiện hành. SVTH: Mạc Thị Thuỷ 7 Báo cáo thực tập tổng hợp Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản trị hành chính để phục vụ mọi hoạt động chuyên môn và sinh hoạt thường xuyên của cơ quan. Tổ chức thực hiện công tác thi đua khen thưởng theo quy định; tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo Sở trong công tác đánh giá cán bộ, tổ chức quy hoạch cán bộ, bổ nhiệm và bổ nhiệm lại cán bộ theo quy định. Phối hợp hỗ trợ hoạt động của cán bộ hưu trí thuộc diện quản lý của Sở. Quan hệ công tác mật thiết với các vụ, viện của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với các sở, ngành, các đơn vị trong tỉnh và các đơn vị trong Sở để hoàn thành nhiệm vụ chung. Thực hiện nhiệm vụ khác do lãnh đạo Sở giao. 2. Phòng Thanh tra Sở Chức năng Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư là tổ chức Thanh tra thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư có chức năng thực hiện quyền hạn thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Nhiệm vụ Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị trực thuộc quyền quản lý trực tiếp của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Thanh tra việc chấp hành chính sách pháp luật về kế hoạch và đầu tư của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi quản lý nhà nước của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Xử lý vi phạm hành chính theo quy định của Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với các lĩnh vực được quy định tại Điều 17 Nghị định 148 – 2005 NĐ – CP của chính phủ. Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc hủy bỏ những quy định trái với văn bản pháp luật của Nhà nước được phát hiện qua hoạt động thanh tra. SVTH: Mạc Thị Thuỷ 8 Báo cáo thực tập tổng hợp Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị, tổ chức thuộc Sở thực hiện quy định của pháp luật về công tác thanh tra, phối hợp với thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Sở chỉ đạo, hướng dẫn về tổ chức, hoạt động thanh tra nội bộ trong các cơ quan, đơn vị đó. Khi cần thiết yêu cầu cơ quan, đơn vị có liên quan cử cán bộ công chức tham gia đoàn thanh tra. Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về chống tham nhũng. Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Pháp luật. 3. Phòng Quy hoạch – Tổng hợp Chức năng Phòng Quy hoạch – Tổng hợp là phòng chuyên môn thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương, có chức năng tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo Sở về công tác tổng hợp, xây dựng các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nhiệm vụ Chủ trì tổ chức hướng dẫn, phối hợp với các Sở ngành có liên quan, các huyện, thành phố trong tỉnh xây dựng và thẩm định dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu, quy hoạch tổng thể các KCN và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội qua từng giai đoạn. Là đầu mối để thực hiện công tác giao kế hoạch hàng năm của tỉnh. Theo dõi, tổng hợp báo cáo về tình hình triển khai thực hiện các dự án quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các huyện, thành phố đã được ban hành theo chế độ quy định. Trực tiếp theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch của các ngành: Công an, Quân đội, Tư pháp. Tham gia cùng các phòng chức năng thuộc Sở trong việc xây dựng các cân đối lớn về ngân sách, vốn đầu tư, xuất nhập khẩu, lao động. Xây dựng báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch định kỳ (tháng, quý, 6 tháng, cả năm) và đột xuất. SVTH: Mạc Thị Thuỷ 9 Báo cáo thực tập tổng hợp Nghiên cứu, xây dựng, đề xuất các cơ chế, chính sách trong điều hành, quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Phối hợp các đơn vị thuộc Sở xây dựng và thực hiện các dự án, chương trình lưu trữ thông tin, dữ liệu về kinh tế - xã hội của tỉnh qua từng giai đoạn, nhằm phục vụ công tác thường xuyên của Sở. Tham gia chương trình hợp tác với các tỉnh, thành phố, Chương trình đều phối phát triển của tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm. Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Sở giao. 4. Phòng Tài Chính – Thương mại Chức năng Phòng Tài chính – Thương mại là phòng chuyên môn thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương, có chức năng tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo Sở quản lý nhà nước về quy hoạch, kế hoạch trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ, giá cả và thương mại du lịch của tỉnh. Nhiệm vụ Phối hợp với các ngành liên quan trong việc lập kế hoạch, theo dõi và tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch thuộc lĩnh vực Tài chính, Thương mại, Du lịch. Đề xuất các giải pháp xử lý vướng mắc trong quá trình thực hiện kế hoạch. Cụ thể: + Phối hợp với phòng chức năng Ngân hàng nhà nước tỉnh, Ngân hàng phát triển tỉnh tổng hợp tình hình tín dụng trên địa bàn. + Phối hợp với phòng chức năng Kho bạc tỉnh theo dõi tình hình thu chi tiền mặt qua Kho bạc trên địa bàn tỉnh và theo dõi tình hình thanh toán vốn ĐTPT thuộc NSĐP. + Phối hợp với Cục thuế tỉnh trong việc xây dựng dự toán thu NSNN trên địa bàn tỉnh và theo dõi tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh. + Phối hợp với phòng chức năng Sở Tài chính trong việc xây dựng dự toán chi thường xuyên NS tỉnh và cân đối thu chi ngân sách trên địa bàn tỉnh. Tổng hợp theo dõi tình hình thực hiện. Chủ trì, phối hợp với phòng chức năng Sở Tài chính trong SVTH: Mạc Thị Thuỷ 10 [...]... quản lý dự án;… + Tư vấn lập dự án đầu tư, tư vấn tiếp cận về các nguồn vốn phục vụ cho đầu tư Về xúc tiến đầu tư + Thực hiện nhiệm vụ xúc tiến đầu tư do UBND giao; + Tổ chức xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước để thu hút các dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh; III) Một số hoạt động của sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương 1.Thực trạng các hoạt động liên quan đến hoạt động đầu tư và quản lý đầu tư tại sở. .. cơ sở dữ liệu và tổ chức theo dõi, cập nhật thông tin về quản lý đầu tư nên còn lúng túng trong việc báo cáo và chưa báo cáo đủ các thông tin cần thiết 34 SVTH: Mạc Thị Thuỷ Báo cáo thực tập tổng hợp 35 SVTH: Mạc Thị Thuỷ Báo cáo thực tập tổng hợp PHẦN 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ HẢI DƯƠNG I)Định hướng phát triển của sở. .. đánh giá đầu tư các dự án theo sự chỉ đạo của Bộ Kế hoạch và đầu tư 1.3 - Tình hình thực hiện công tác XTĐT Xây dựng các chương trình XTĐT Nhận thấy được những đặc trưng và lợi thế của tỉnh Hải Dương Trong những năm vừa qua Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh hải Dương đã xây dựng rất nhiều chương trình xúc tiến đầu tư để giới thiệu và quảng bá hình ảnh của tỉnh Hải Dương tới các nhà đầu tư trong nước và nước... án xây dựng cơ bản, các chương trình mục tiêu quốc gia Sau khi Nghị định 07/CP có hiệu lực và Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư hướng dẫn, nhìn chung Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương cùng các Sở ban ngành liên quan đã nhận thức được sự cần thiết và tầm quan trọng của giám sát, đánh giá đầu tư Sở Kế hoạch và Đầu tư đã kết hợp với các Sở, các ngành liên quan ở địa phương, các đơn vị kinh tế... kết quả đạt được Nhìn chung công tác quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư đã đạt được những kết quả tư ng đối tốt như sau: Ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn liên quan đến hoạt động đầu tư để cho các đối tư ng quan tâm tới tình hình đầu tư được tiếp cận và hiểu biết hơn, tạo nhiều cơ hội đầu tư hơn, chủ động trong việc tìm kiếm thông tin Về hoạt động xúc tiến đầu tư, ... giám sát, đành giá đầu tư một cách khá rộng rãi: Tổng hợp báo cáo của Sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương, trong vòng 5 năm trở lại đây có 830 dự án trên tổng số gần 1000 dự án nhóm B, C đang triển khai thực hiện đầu tư ở địa phương và (chiếm 83 % số dự án) Đối với việc giám sát, đánh giá các dự án nhóm A, Sở Kế hoạch và Đầu tư có các văn bản yêu cầu các chủ đầu tư và ban quản lý các dự án báo cáo... thần chủ động, sáng tạo Sở Kế hoạch và Đầu tư đã thành lập ra Trung tâm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, tư vấn và xúc tiến đầu tư để giúp đỡ các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động và tư vấn, thực hiện xúc tiến đầu tư nhằm chủ động trong việc thu hút đầu tư vào địa bàn tỉnh, phát huy tiềm năng của tỉnh Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư dưới nhiều hình thức nhằm thu hút các dự án đầu tư từ các tỉnh... đầu tư Căn cứ Danh mục này, các Sở, ngành, UBND các huyện và thành phố Hải Dương phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng tài liệu giới thiệu dự án làm cơ sở cho việc vận động đầu tư Đồng thời có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ các nhà đầu tư trong việc chuẩn bị thành lập dự án và trong quá trình triển khai dự án Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối, tổng hợp tình hình cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho các. .. vừa và nhỏ, tư vấn và xúc tiến đầu tư, tổ chức các hoạt động dịch vụ về đầu tư thuộc mọi nguồn vốn và phát triển doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế Trung tâm chụi sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp, toàn diện của Sở Kế hoạch và đầu tư; chụi sự quản lý nhà nước của các cơ quan có liên quan Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mởi tài khoản theo quy định của Nhà nước Nhiệm vụ Xây dựng kế. .. tục đầu tư, tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư và cấp giấy chứng nhận đầu tư, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật + Theo dõi, quản lý, tổng hợp số liệu của các dự án FDI nằm ngoài các KCN theo quy định; tham mưu giúp Lãnh đạo sở giải quyết, xử lý các đề nghị, vướng mắc của các doanh nghiệp FDI + Phối hợp với các sở, ngành có liên quan thực hiện quản lý nhà nước đối với các dự án đầu . hoạt động của sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương 1.Thực trạng các hoạt động liên quan đến hoạt động đầu tư và quản lý đầu tư tại sở 1.1. Quy hoạch và kế hoạch hoạt động đầu tư - Xây dựng cơ. ban Tình hình quản lý hoạt động đầu tư của Sở được thể hiện thông qua chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban trực thuộc Sở. Theo Quy chế làm việc của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương, Sở bao. Uỷ ban kế hoạch tỉnh Hải Dương được đổi tên thành Sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương. Từ đó đến nay, Sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương đã phát triển lớn mạnh không ngừng với tổng số: 51

Ngày đăng: 20/04/2015, 00:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan