Tình hình thực hiện công tác thẩm tra và giám sát hoạt động đầu tư

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ HẢI DƯƠNG (Trang 26)

- Thẩm định, thẩm tra các dự án đầu tư; cấp giấy phép đầu tư và cấp giấy phép ưu đãi đầu tư.

Từ tháng 3/2007, Hải Dương là một trong những tỉnh đi đầu trên toàn quốc về thực hiện “Cơ chế một cửa liên thông” được thực hiện trong thời gian 10 ngày làm việc. Một năm sau, tháng 3/2008, tỉnh Hải Dương lại tiếp tục đi đầu trên toàn quốc khi tiếp tục rút ngắn thời gian xuống còn 5 ngày cho cả 3 kết quả Giấy chứng nhận ĐKKD, con dấu và mã số thuế. Sau gần hai năm thực hiện Đề án, đã có trên 1300 doanh nghiệp thành lập mới (chiếm 40% tổng số doanh nghiệp của tỉnh của tất cả các kỳ cộng lại) với tổng số vốn đăng ký trên 11.700 tỷ đồng (chiếm 58% tổng số vốn đăng ký); số doanh nghiệp thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh là 1350 doanh nghiệp. Tính đến hết năm trên toàn tỉnh có 3079 doanh nghiệp với số vốn đăng ký trên: 20.000 tỷ đồng, tạo việc làm cho trên 150.000 lao động. Trong số đó có tới 95 % là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa giữ vị trí ngày càng quan trọng, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo ra hơn 70% việc làm cho lao động làm việc trong doanh nghiệp nói chung. Với các lợi thế như phát triển ở mọi vùng, mọi ngành kinh tế; là phương thức hữu hiệu để huy động nguồn lực từ người dân cho phát triển kinh tế; tạo nhiều việc làm và thu nhập; doanh nghiệp nhỏ và vừa còn có vai trò quan trọng trong việc thay đổi cấu trúc của nền kinh tế, làm cho nền kinh tế trở nên linh hoạt, dễ thích ứng với những biến động của kinh tế toàn cầu.

Đến hết năm 2008 số hồ sơ dự án đã tiếp nhận là 146 hồ sơ, trong đó: số hồ sơ, dự án đề nghị cấp mới GCNĐT là 46 hồ sơ. Số hồ sơ điều chỉnh, bổ sung GCNĐT/GPĐT là 100 hồ sơ. Số hồ sơ đã xử lý là 144 hồ sơ, trong đó: Số hồ sơ đã cấp GCNĐT là 44 hồ sơ. Số hồ sơ từ chối cấp GCNĐT là: 02 hồ sơ. Số hồ sơ đã cấp GCNĐT điều chỉnh là 100 hồ sơ. Năm 2008 trên địa bàn tỉnh Hải Dương có

197 dự án đầu tư nước ngoài đến từ 23 quốc gia và vùng lãnh thổ, tổng vốn đầu tư 2.260 triệu USD (trong KCN 93 dự án, số vốn 1.380,5 triệu USD; ngoài KCN 104 dự án, số vốn 897,5 triệu USD). Năm 2008 tỉnh Hải Dương thu hút được 429,7 triệu USD vốn FDI, trong đó cấp mới là 44 dự án với tổng số vốn 328,5 triệu USD (trong đó KCN có 21 dự án với số vốn 214 triệu USD; ngoài KCN 23 dự án, với tổng số vốn 114,5 triệu USD). 23 dự án điều chỉnh tăng vốn với số vốn tăng thêm là 101,3 triệu USD (trong KCN có 18 dự án với số vốn điều chỉnh 94 triệu USD, ngoài KCN có 05 dự án với số vốn 7,3 triệu USD.

Tổng số dự án cấp mới trong năm 2008 tăng so với năm 2007: tăng 11 dự án; với số vốn tăng 23,5%. Các dự án cấp mới thuộc các lĩnh vực như: sản xuất, lắp ráp linh kiện phụ tùng ô tô; Sản xuất, tồn trữ và phân phối khí công nghiệp; Sản xuất kinh doanh vật tư trang thiết bị y tế, hàng may mặc trang phục y tế, Đầu tư kết cấu hạ tầng KCN; Sản xuất kinh doanh, gia công và thiết kế các linh kiện máy móc, khuôn đúc dụng cụ và các linh kiện dùng trong lĩnh vực điện tử và điện nói chung.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, trong 8 tháng đầu năm 2009, doanh thu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 820 triệu USD, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm 2008. Doanh thu xuất khẩu đạt 500 triệu USD, bằng 37%; nhập khẩu đạt 450 triệu USD, bằng 84,8% so với cùng kỳ năm 2008. Thuế và các khoản phải nộp ngân sách đạt 44 triệu USD, bằng 93,6% so với cùng kỳ năm 2008. Tuy nhiên, một số sản phẩm chủ yếu của khu vực này vẫn có mức giảm nhiều so với cùng kỳ năm trước như: dây điện có bọc dùng cho điện áp không quá 1 kV giảm 34,4%, sản phẩm ô-tô giảm 42,9%...Đến các khu công nghiệp (KCN) Đại An, Phúc Điền, Tân Trường, Nam Sách… vào thời điểm này, khác với sự ảm đạm ở thời điểm cuối năm 2008, dễ dàng bắt gặp sự nhộn nhịp. Ngay tại cổng các KCN, cổng các nhà máy, doanh nghiệp có khá nhiều băng-rôn thông báo tuyển dụng lao động. Nếu như cuối năm 2008, Công ty TNHH Sumidenso Việt Nam tại KCN Đại An phải cắt giảm hơn 1.000 lao động, thì 2 tháng trở lại đây doanh nghiệp đã gọi toàn bộ số công nhân này trở lại làm việc. Hiện tại, doanh nghiệp có 4.753 lao động, phần lớn phải làm thêm giờ để kịp giao hàng cho các đối tác. Công ty đang tuyển dụng thêm 1.500 lao

động để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất những tháng cuối năm. Doanh thu xuất khẩu hàng hóa đến hết tháng 7 của doanh nghiệp đạt 79,5 triệu USD, tăng 3,4 triệu USD so với cùng kỳ năm trước. Nếu như đầu năm công ty chỉ xây dựng kế hoạch xuất khẩu đạt 150 triệu USD, thì nhiều khả năng đến hết năm 2009, doanh thu sẽ đạt 180 triệu USD. Do đơn hàng nhiều, phải tăng ca để sản xuất, doanh nghiệp đã có những chế độ đãi ngộ, thưởng hợp lý cho người lao động. Mức thu nhập trung bình của công nhân hiện là 2,2 triệu đồng/người/tháng

- Giám sát, kiểm tra, đánh giá hiệu quả đầu tư của các dự án xây dựng cơ bản, các chương trình mục tiêu quốc gia.

Sau khi Nghị định 07/CP có hiệu lực và Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư hướng dẫn, nhìn chung Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương cùng các Sở ban ngành liên quan đã nhận thức được sự cần thiết và tầm quan trọng của giám sát, đánh giá đầu tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư đã kết hợp với các Sở, các ngành liên quan ở địa phương, các đơn vị kinh tế đã tổ chức hướng dẫn thực hiện công tác giám sát, đành giá đầu tư một cách khá rộng rãi: Tổng hợp báo cáo của Sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương, trong vòng 5 năm trở lại đây có 830 dự án trên tổng số gần 1000 dự án nhóm B, C đang triển khai thực hiện đầu tư ở địa phương và (chiếm 83 % số dự án). Đối với việc giám sát, đánh giá các dự án nhóm A, Sở Kế hoạch và Đầu tư có các văn bản yêu cầu các chủ đầu tư và ban quản lý các dự án báo cáo công tác giám sát, đánh giá đầu tư các dự án theo sự chỉ đạo của Bộ Kế hoạch và đầu tư.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ HẢI DƯƠNG (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w