GIÚP HỌC SINH CHỦ ĐỘNG,TỰ TIN TRONG HỌC TẬP

3 875 0
GIÚP HỌC SINH CHỦ ĐỘNG,TỰ TIN TRONG HỌC TẬP

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ LAGI TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN HẢI I SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: GIÚP HỌC SINH CHỦ ĐỘNG,TỰ TIN TRONG HỌC TẬP Giáo viên : Đới Thị Quỳnh Hoa Chức vụ : Tổ trưởng tổ 4+ 5 Năm học : 2010 – 2011 1 Sáng kiến kinh nghiệm ĐỀ TÀI: GIÚP HỌC SINH CHỦ ĐỘNG,TỰ TIN TRONG HỌC TẬP I. LÝ DO CHỌN ĐỂ TÀI: Trong nhiều năm dạy học, tôi nhận thấy lớp học nào cũng có một số em rụt rè, thiếu tự tin trong học tập, dẫn đến việc các em ngồi thụ động, không phát biểu bài thậm chí còn lơ là trong học tập. Chính vì lí do trên nên tôi quyết định tìm ra một số biện pháp nhằm giúp các em hòa đồng, tự tin hơn khi học tập. II. NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ * Để phát huy tính tích cực, chủ động, tự tin trong học tập thì việc lựa chọn các biện pháp cũng như tìm hiểu, gần gũi với các em là rất quan trọng. 1.Thực trạng : Được giảng dạy qua nhiều khối lớp học khác nhau tôi nhận thấy: hầu như khối lớp học nào cũng có một số học sinh e dè không gần gũi thầy cô. Trong năm học 2010 - 2011, lớp học do tôi phụ trách vẫn có một số em ngồi thụ động, rụt rè trong khi một số em khác rất tích cực, mạnh dạn trong giờ học. Từ đó, tôi cảm thấy mình phải quan tâm cũng như tìm ra các biện pháp giúp các em hòa đồng cùng các bạn trong giờ học, cảm thấy thoải mái và tự nguyện trong học tập. Các em cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui’’. 2. Nắm đặc điểm tình hình của học sinh lớp: Ngay từ những ngày đầu mới nhận lớp, tôi đã gần gũi với học sinh, tạo sự thân thiện giữa cô và trò, hỏi han, trò chuyện với các em về những thói quen các em thường làm. Những giờ ra chơi, tôi thường trò chuyện cùng các em về hoàn cảnh gia đình, sở thích của các em. Tôi cũng xem xếp loại học lực ở năm trước của các em để xem em rụt rè vì học yếu hay chỉ là bản tính nhút nhát sẵn có. Chỉ vài lần gần gũi, trò chuyện cởi mở với các em tôi nhận thấy khoảng cách giữa tôi và các em đã thu hẹp lại. - Tôi luôn động viên, khuyến khích các em, không cứng nhắc quá với các em trong mọi hoạt động . 3.Tạo không khí lớp học : - Đối với lớp học, tôi phải cho các em thấy mình được tôn trọng, có nghĩa là cần phải có sự tin tưởng giữa giáo viên và học sinh, giữa các em với nhau. Tôi cần chứng tỏ cho các em thấy là ở trong lớp học các em là những học sinh quan trọng như nhau. Để làm được điều này cần phải thể hiện và chứng minh được 2 qua mọi hoạt động hằng ngày trên lớp.( Trong các tiết học, sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt lớp) Các em có quyền đưa ra ý kiến và suy nghĩ của mình, trao đổi những ý tưởng của mình với bạn bè và thầy cô và được mọi người quan tâm tới - Mọi ý kiến, thắc mắc của tất cả học sinh trong mọi hoạt động đều phải được giáo viên xem xét, giải thích một cách thích đáng. 4.Dạy học trên lớp: - Tôi luôn quan tâm tới các em rụt rè, vì rụt rè nên chắc chắn các em sẽ không dám hỏi cô khi không hiểu bài. Chính vì thế tôi luôn chủ động, trực tiếp đến xem quá trình làm bài của các em này và giúp đỡ kịp thời. - Thường xuyên động viên, tạo điều kiện để các em này có cơ hội phát biểu trước lớp. Nhận xét một cách nhẹ nhàng, có tính khuyến khích để tạo cho các em một niềm tin cho những lần phát biểu sau. - Trong những lần học nhóm, khi các nhóm nêu kết quả thảo luận của nhóm, tôi cũng khuyến khích những em này đại diện để báo cáo sau đó mới đến các em khác trong nhóm bổ sung. Khen kịp thời khi các em này có một chút gì đó tiến bộ. III. Bài học rút qua thực nghiệm đề tài: Qua việc áp dụng các vấn đề như đã nêu trên, tôi nhận thấy rằng: để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập người giáo viên cần phải luôn gần gũi, quan tâm đến học sinh. Tự đặt mình vào học sinh và cần phải có các biện pháp cụ thể, rõ ràng trong dạy học. Muốn làm được như vậy thì việc: nắm vững đặc điểm tâm sinh lí, tâm tư của học sinh. Tạo không khí sôi nổi, thân thiện trong lớp học là những khâu rất quan trọng trong việc dạy và học. Khi áp dụng các vấn đề như đã nêu trên, lớp học của tôi hiện nay không còn hiện tượng học sinh rụt rè, nhút nhát. Các em đã mạnh dạn hơn , thậm chí có em mạnh dạn hỏi cô những vấn đề các em còn phân vân. Điều này làm tôi rất vui và hài lòng vì những gì tôi làm đã mang lại cho tôi một kết quả nhất định. Tân Hải, ngày 10 tháng 12 năm 2010 Người viết Đới Thị Quỳnh Hoa 3 . nghiệm ĐỀ TÀI: GIÚP HỌC SINH CHỦ ĐỘNG,TỰ TIN TRONG HỌC TẬP I. LÝ DO CHỌN ĐỂ TÀI: Trong nhiều năm dạy học, tôi nhận thấy lớp học nào cũng có một số em rụt rè, thiếu tự tin trong học tập, dẫn đến. XÃ LAGI TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN HẢI I SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: GIÚP HỌC SINH CHỦ ĐỘNG,TỰ TIN TRONG HỌC TẬP Giáo viên : Đới Thị Quỳnh Hoa Chức vụ : Tổ trưởng tổ 4+ 5 Năm học : 2010 – 2011 1 Sáng. quan tâm đến học sinh. Tự đặt mình vào học sinh và cần phải có các biện pháp cụ thể, rõ ràng trong dạy học. Muốn làm được như vậy thì việc: nắm vững đặc điểm tâm sinh lí, tâm tư của học sinh. Tạo

Ngày đăng: 19/04/2015, 21:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan