Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
786,5 KB
Nội dung
ĐỊNH HƯỚNG CƠ CHẾ THUÊ DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG VỤ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Yên Bái, 31/10/2014 2 Sự cần thiết Hiện trạng Khó khăn vướng mắc Sở cứ pháp lý Nội dung định hướng cơ chế thuê dịch vụ CNTT trong cơ quan nhà nước NỘI DUNG Sự cần thiết 3 - Thuê sử dụng dịch vụ CNTT là một xu hướng ngày càng phổ biến trên thế giới, việc thuê sử dụng dịch vụ CNTT từ các tổ chức doanh nghiệp có thể sẽ hiệu quả, tối ưu hơn do hình thức này cho phép cơ quan triển khai ứng dụng CNTT mà không cần ứng vốn đầu tư trước để xây dựng hệ thống CNTT, không cần duy trì bộ máy nhân sự kỹ thuật cồng kềnh, mà vẫn có thể nhanh chóng tiếp cận được những dịch vụ, ứng dụng CNTT chuyên nghiệp, chất lượng, các giải pháp, công nghệ mới, cập nhật. Kinh nghiệm thế giới: Nhật, Hàn Quốc, Ý, Pháp, Mỹ, Anh, Canada… đều là thuê ngoài quản trị, vận hành tất cả hệ thống CNTT của thuế, hải quan. - Tại Việt Nam cũng đã có một số cơ quan nhà nước thuê dịch vụ CNTT như VPCP, VPQH theo hình thức chỉ định thầu. - Khung hành lang pháp lý hiện nay về cơ chế thuê dịch vụ CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước chưa có nên đã gây khó khăn khi triển khai. Hiện trạng thuê dịch vụ CNTT 4 - Văn phòng Quốc hội: VNPT đã đầu tư để cho Văn phòng Quốc hội thuê toàn bộ Hệ thống EPAS - Phần mềm điều hành hoạt động của Văn phòng Quốc hội, dịch vụ truyền hình hội nghị, thuê thiết bị hạ tầng (firewall, switch, router), thuê thiết bị đầu cuối (máy tính, laptop, scan, máy in, ). - Văn phòng Chính phủ đang thuê dịch vụ CNTT của Viettel để triển khai hệ thống hỗ trợ và quản lý văn bản điều hành kết nối với 63 địa phương và các cơ quan của Văn phòng Chính phủ, thuê thiết bị đầu cuối (máy tính, laptop, scan, máy in, ), thuê dịch vụ truyền số liệu. - Cách thức lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ cho 02 cơ quan này đều thực hiện theo hình thức chỉ định thầu theo hợp đồng EPC. Khó khăn, hạn chế, nguyên nhân (1) 5 - Chưa có một chủ trương, chỉ đạo chung ở tầm quốc gia về việc phải ưu tiên thuê dịch vụ thay vì tự đầu tư, mua sắm, xây dựng và vận hành trong hoạt động ứng dụng CNTT Cần phải có sự chỉ đạo rõ ràng của Chính phủ và các cấp - Nhận thức chưa đầy đủ của các cấp lãnh đạo về lợi ích của việc thuê dịch vụ CNTT thay vì đầu tư, mua sắm, xây dựng và tự vận hành - Thói quen truyền thống của cả các đơn vị chủ đầu tư lẫn cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt, phân bổ kinh phí thường quen dự toán chi đầu tư, mua sắm hơn là dự toán để thuê dịch vụ; - Quy định về nhiệm vụ chi cho thuê dịch vụ CNTT trong Mục lục ngân sách nhà nước chưa đầy đủ; Thiếu quy định cụ thể về hướng dẫn xác định, thẩm định giá thuê dịch vụ CNTT Cần bổ sung các mục chi cho thuê dịch vụ - Chưa có quy trình về lựa chọn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trong cơ quan nhà nước Cần phải ban hành hướng dẫn quy trình lựa chọn - Chưa có quy định về nguồn kinh phí cho thuê dịch vụ CNTT Cần phải quy định nguồn kinh phí để làm sở cứ cho việc đăng ký nguồn ngân sách hàng năm Khó khăn, hạn chế, nguyên nhân (2) 6 - Chưa có quy định về yêu cầu năng lực doanh nghiệp cung cấp dịch vụ CNTT cho cơ quan nhà nước; Quy định về yêu cầu chất lượng dịch vụ, các cam kết của nhà cung cấp; Quy định về chống độc quyền tự nhiên trong quá trình cung cấp dịch vụ; - Chưa có quy định cụ thể về sở hữu, quản lý tài sản hình thành trong quá trình cung cấp dịch vụ; - Tâm lý lo ngại về mất an toàn an ninh thông tin, lộ thông tin, dữ liệu ra ngoài khi thuê sử dụng dịch vụ của bên ngoài cung cấp - Chưa có quy định cụ thể để xác định những hạng mục nào thì nhà nước cần đầu tư, xây dựng, hạng mục nào thì nên đi thuê sử dụng dịch vụ Cần quy định danh mục hoạt động ứng dụng CNTT làm cơ sở cho cơ quan nhà nước tham khảo, lựa chọn. - Lợi ích cục bộ của một bộ phận chủ đầu tư. Sở cứ pháp lý 7 Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế, một trong những nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện về cơ chế, chính sách để đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT là “Khuyến khích áp dụng hình thức thuê, mua dịch vụ công nghệ thông tin” Nghị quyết của Chính phủ số 47/NQ-CP ngày 8/7/2014, Chính phủ đồng ý chủ trương thuê dịch vụ dịch vụ CNTT trong cơ quan nhà nước và giao Bộ TT&TT chủ trì nghiên cứu, đề xuất cơ chế thuê dịch vụ CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước Nội dung định hướng(1) 8 1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định về cơ chế thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước. 2. Đối tượng áp dụng: a) Các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức khoa học và công nghệ công lập, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (sau đây gọi chung là cơ quan nhà nước) có sử dụng vốn nhà nước để thuê dịch vụ công nghệ thông tin; b) Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin cho cơ quan nhà nước Nội dung định hướng (2) 9 3. Danh mục hoạt động ứng dung CNTT trong cơ quan nhà nước : a) Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ của cơ quan nhà nước bao gồm: hệ thống thư điện tử; hệ thống quản lý văn bản và điều hành; hệ thống phần mềm nghiệp vụ như quản lý nhân sự, kế toán, tài sản; hệ thống họp, hội nghị truyền hình trực tuyến; hệ thống quản lý thông tin tổng thể…; b) Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp bao gồm: ứng dụng một cửa điện tử; cổng/ trang thông tin điện tử; hệ thống cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến…; c) Hoạt động liên quan đến hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin như cung cấp trang thiết bị kỹ thuật, máy chủ, máy trạm, thiết bị ngoại vi; cung cấp hạ tầng, thiết bị kết nối, mạng nội bộ, mạng diện rộng, kết nối internet, truy cập tới các hệ thống dịch vụ công; cung cấp hệ thống cơ sở dữ liệu, trung tâm dữ liệu, hệ thống điện toán đám mây; d) Hoạt động lắp đặt, bảo hành, bảo trì, nâng cấp, đào tạo, chuyển giao, tư vấn về công nghệ thông tin; quản trị, duy trì, vận hành, tích hợp hệ thống, kết nối liên thông các hệ thống thông tin; đ) Hoạt động đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin như cung cấp hệ thống, thiết bị, giải pháp an toàn thông tin; cung cấp giải pháp chống truy cập trái phép, tường lửa; phòng và chống vi rút, phần mềm gián điệp, phá hoại; hoạt động kiểm tra, đánh giá, giám sát an toàn thông tin; hoạt động ứng cứu, khắc phục sự cố an toàn thông tin. Nội dung định hướng (3) 10 4. Nguyên tắc thuê dịch vụ CNTT trong cơ quan nhà nước a) Đảm bảo khai thác hiệu quả hạ tầng kỹ thuật, hệ thống thông tin, phần mềm, phần cứng, thông tin, dữ liệu đã có. Tăng cường sử dụng chung cơ sở hạ tầng, ứng dụng; dùng chung dịch vụ giữa các cơ quan trong cùng bộ, ngành, tỉnh, thành phố. Khuyến khích việc áp dụng hình thức thuê tập trung dịch vụ công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước. b) Đảm bảo yêu cầu về chất lượng dịch vụ, về công nghệ, kỹ thuật, quy trình cung cấp dịch vụ; đảm bảo tính liên tục, liên thông, kết nối, đồng bộ về ứng dụng công nghệ thông tin trong mỗi bộ, ngành, tỉnh, thành phố và trên toàn quốc. c) Đảm bảo an toàn, bảo mật và tính riêng tư về thông tin, dữ liệu của cơ quan nhà nước; tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn thông tin, cơ yếu, pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước. Máy chủ lưu trữ thông tin, dữ liệu của cơ quan nhà nước phải được đặt trên lãnh thổ Việt Nam. [...]... dung định hướng (7) 6 Lập Dự toán thuê dịch vụ công nghệ thông tin 7 Căn cứ và nội dung kế hoạch, dự án thuê dịch vụ công nghệ thông tin 8 Lập, phê duyệt kế hoạch, dự án thuê dịch vụ công nghệ thông tin 9 Lựa chọn nhà cung cấp và triển khai thực hiện cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin cho cơ quan nhà nước 10 Hợp đồng cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin 11 Giám sát, đánh giá hoạt động thuê dịch vụ công. .. số loại dịch vụ đặc thù có quy định cụ thể về tổ chức được quyền cung cấp dịch vụ cho cơ quan nhà nước như dịch vụ chứng thực điện tử, chữ ký số phải tuân thủ theo quy định pháp luật liên quan 11 Nội dung định hướng (5) 5 Nguyên tắc phân bổ và sử dụng kinh phí thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước 1 Kinh phí cho việc thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước được đảm... phí để thuê dịch vụ suốt thời hạn của gói thầu cung cấp dịch vụ theo hợp đồng nhằm đảm bảo hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan nhà nước được ổn định, liên tục, hiệu quả Kế hoạch giải ngân vốn nhà nước cho hoạt động thuê dịch vụ công nghệ thông tin được thực hiện bằng các cam kết, thỏa thuận trong hợp đồng thuê dịch vụ giữa cơ quan nhà nước và nhà cung cấp dịch vụ, và tuân thủ quy định. .. cấp dịch vụ công nghệ thông tin cho cơ quan nhà nước e) Nhà cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin cho cơ quan nhà nước phải là tổ chức, cá nhân Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của cơ quan nhà nước về nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, khả năng làm chủ công nghệ, kinh nghiệm, quy trình chuyên nghiệp, cam kết cung cấp dịch vụ phù hợp với loại dịch vụ mà mình cung cấp Đối với một số loại dịch. .. quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 3 Đối với trường hợp thuê dịch vụ công nghệ thông tin sử dụng nguồn kinh phí chi sự nghiệp, kinh phí cho việc thuê dịch vụ công nghệ thông tin là kinh phí được giao để thực hiện các nhiệm vụ không thường xuyên, không thực hiện chế độ tự chủ của cơ quan nhà nước Cơ quan chủ trì thuê dịch vụ thực hiện việc lập kế hoạch theo hướng dẫn và Luật Ngân sách nhà. .. và Luật Ngân sách nhà nước 12 Nội dung định hướng (6) 4 Đối với trường hợp thuê dịch vụ công nghệ thông tin có đặc thù về quy mô, nhà cung cấp, thời gian, công nghệ và các vấn đề liên quan đến bảo mật, an toàn an ninh thông tin cần phải lập dự án sử dụng vốn chi đầu tư phát triển nguồn vốn nhà nước Việc lập dự án thực hiện theo hướng dẫn và các quy định của Luật Đầu tư công 5 Cơ quan có thẩm quyền phê... được đảm bảo từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và các nguồn vốn nhà nước hợp pháp khác 2 Hàng năm, căn cứ kế hoạch thuê dịch vụ công nghệ thông tin được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đơn vị chủ trì thuê dịch vụ hoặc các cơ quan, đơn vị dự toán lập dự toán kinh phí thực hiện, tổng hợp vào dự toán ngân sách của cơ quan, đơn vị mình gửi cơ quan tài chính, kế hoạch đầu... dung định hướng (4) d) Đảm bảo thông tin, dữ liệu hình thành trong quá trình thuê dịch vụ là tài sản thuộc sở hữu của bên thuê Nhà cung cấp dịch vụ có trách nhiệm chuyển giao đầy đủ các thông tin, dữ liệu và các công cụ cần thiết để đảm bảo khai thác sử dụng được thông tin, dữ liệu này sau khi kết thúc thời gian cung cấp dịch vụ đ) Đảm bảo cạnh tranh bình đẳng, tránh độc quyền trong việc lựa chọn nhà. .. công nghệ thông tin cho cơ quan nhà nước 10 Hợp đồng cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin 11 Giám sát, đánh giá hoạt động thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước 12 Trách nhiệm của cơ quan nhà nước thuê dịch vụ công nghệ thông tin 13 Trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương 14 Cảm ơn / 15 . dụng kinh phí thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước 1. Kinh phí cho việc thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước được đảm bảo từ nguồn ngân sách nhà nước theo. ĐỊNH HƯỚNG CƠ CHẾ THUÊ DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG VỤ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Yên Bái, 31/10/2014 2 Sự cần. chung là cơ quan nhà nước) có sử dụng vốn nhà nước để thuê dịch vụ công nghệ thông tin; b) Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin cho cơ quan nhà nước