2/- EQ- thông minh cảm xúc Emotional Quotient EQ đo lường năng lực, khả năng hay kỹ năng của một người trong cảm nhận, đánh giá, và quản lý cảm xúc của bản thân, của người khác
Trang 1Các chỉ số thông minh
IQ, EQ, AQ, PQ, SQ, CQ
đa dạng
Trang 21./ IQ- Chỉ số thông minh
(Intelligence Quotient =IQ )
Trí thông minh (Intelligence) được đo bằng hệ số
IQ – Intelligence Quotient IQ đo lường khả năng trí lực, năng lực học hỏi, khả năng hiểu và xử lý tình
huống, năng lực suy nghĩ logic, phản biện, sự nhạy bén trong suy nghĩ…
Trí thông minh có thể được đo tổng quát trong mọi lĩnh vực, và được đo theo từng lĩnh vực cụ thể
Trang 32/- EQ- thông minh cảm xúc
(Emotional Quotient)
EQ đo lường
năng lực, khả
năng hay kỹ
năng của một
người trong
cảm nhận,
đánh giá, và
quản lý cảm
xúc của bản
thân, của
người khác
hay của một
nhóm người
Những người thành đạt không phải là người có IQ cao nhất mà có EQ cao nhất.
Trang 4Nhà nghiên cứu chỉ số EQ
Bắt đầu từ năm 1990, nhà tâm lý học Peter Salovey ở
ĐH Yale và John Mayer ở ĐH New Hampshire đã đưa ra
thuật ngữ Trí thông minh cảm xúc
Kết quả nghiên cứu đã loại yếu tố về năng lực chuyên môn Cuối cùng những người nghiên cứu khẳng định
rằng chỉ số EQ mới là yếu tố quyết định sự thành công trong cuộc sống và công việc của mỗi chúng ta
Peter Salovey
ở ĐH Yale
John Mayer
ở ĐH New Hamp shire
Trang 5EQ quan trọng hơn IQ ?
Càng ngày, người
ta càng cho
rằng EQ quan
trọng hơn IQ,
như người ta
thường nói:
“Với IQ người ta
tuyển lựa bạn,
nhưng với EQ,
người ta đề bạt
bạn”.
Trang 6GS Daniel Goleman - Nhà nghiên cứu hàng đầu về
EQ hiện nay đã đề xuất chúng ta phải có những năng lực xúc cảm cá nhân gồm:
- năng lực tự nhận biết bản
thân,
năng lực tạo động lực;
minh xúc cảm xã hội gồm: năng lực thấu cảm với người khác và năng lực giao tiếp xã hội
Daniel Goleman
Trang 7EQ - những năng lực xúc cảm
Năng lực tự nhận biết cảm xúc bản thân giúp
chúng ta hiểu rõ cảm xúc hiện tại của mình và giúp chúng ta nhận biết vai trò quan trọng của
cảm xúc đối với kết quả công việc của mình
Biết tự đánh giá bản thân còn giúp chúng ta hiểu điểm mạnh, điểm yếu của mình, giúp chúng ta can đảm thể hiện những suy nghĩ chưa được
chấp nhận, và dám một mình theo đuổi cái đúng
Trang 8EQ - những năng lực xúc cảm
Năng lực tự điều chỉnh giúp chúng ta kềm giữ mọi cảm xúc bốc
đồng của bản thân, giữ được sự bình tĩnh, lạc quan ngay cả trong những thử thách khó khăn nhất.
Năng lực tạo động lực, giúp luôn tìm thấy mục tiêu của bản thân
trong mục tiêu của tập thể; luôn chú ý đến giá trị, mục tiêu của tổ chức trước khi ra quyết định
Năng lực giao tiếp xã hội giúp chúng ta truyền đạt thông tin,
Năng lực quản lý xung đột, năng lực lãnh đạo hay năng lực tạo sự thay đổi, năng lực hợp tác với người khác…
Năng lực hợp tác luôn tạo ra một môi trường làm việc vì mục đích
chung, trong đó mọi người đều có cơ hội để phát triển
Trang 9Các chỉ số: AQ, PQ, SQ và CQ
Các chỉ số khác để
đánh giá khả năng
thành công của
con người, đó là
các chỉ số có liên
quan tác động lẫn
nhau: AQ, PQ, SQ
và CQ
Cac chỉ số đó là gì?
Trang 103 Chỉ số vượt khó – AQ
(Adversity Quotient)
AQ là đại lượng đo khả năng đối
diện và xoay sở của một người
trước các thay đổi, áp lực và các
tình huống khó khăn
Năm 1997, nhà tâm lý học người
Mỹ Paul Stoltz lần đầu tiên đưa
ra khái niệm AQ
Paul Sloltz cho rằng, những người có AQ thấp thường dễ xúc động và
dễ buông xuôi trước nhiều vấn đề trong cuộc sống
Trong khi, những người có AQ cao sẽ ít khi đầu hàng và dễ dàng trở thành lãnh đạo trong tương lai
Trang 113 dạng người dựa trên cách thức họ đối diện
với những khó khăn, thử thách trong cuộc đời
1 Quitter: Là những người dễ buông xuôi, dễ dàng nản chí,
dễ dàng từ bỏ việc theo đuổi 1 công việc, 1 dự định và cao hơn là 1 mục đích kết quả là thường giữa đường đứt
gánh, và nhận thất bại, hoặc không như ý
2 Camper: Là những người chịu khó, làm việc chăm chỉ, có
ý thức phấn đấu rèn luyện bản thân để đạt tới 1 mức độ
nhất định trong cuộc sống Tuy nhiên, dễ hài lòng và thoả hiệp với bản thân để thấy như vậy là đủ
3 Climber: Là những người có sự kiên định và hoài bão lớn;
luôn học hỏi, rèn luyện bản thân, nỗ lực cố gắng để đạt tới những mức độ tốt nhất có thể trong khả năng Họ cũng
thường là tuýp người không chấp nhận 1 tình thế sẵn có,
và tìm cách xoay sở để cải thiện nó tốt hơn
Trang 124./ PQ- Chỉ số say mê
(Passion Quotient)
Sự đam mê là ngọn lửa
thổi bùng lên lòng nhiệt
huyết, khiến mỗi chúng ta
không ngừng khám phá
những tiềm năng vô tận
ẩn sâu trong mỗi con
người.
PQ là chỉ số chỉ sự say
mê của mỗi người dành
cho việc anh ta làm, gọi
tắt là chỉ số say mê (PQ)
GS Arindam Chaudhari
Trang 13Người có chỉ PQ cao
GS Arindam Chaudhari - nhà quản lý nổi tiếng Ấn Độ – cho rằng những số người có chỉ PQ cao bao giờ cũng là tài sản quý của một cơ quan, tổ chức
Những phẩm chất của họ là: yêu thích công việc mình làm, luôn tận tụy, hoàn thành có chất lượng bất cứ việc gì có liên quan, thất bại chỉ kích thích họ suy nghĩ thêm thấu đáo, chứ không làm họ nản chí,
họ làm việc không kể giờ giấc, hay ít ra cũng thường xuyên suy nghĩ về công việc cả trong khi nghỉ ngơi nên tìm ra những giải pháp độc đáo, sáng tạo
Họ luôn luôn nghĩ đến việc gì sẽ làm tiếp theo và tìm cách chạy đua với thời gian Những phẩm chất đó khiến họ
thành công trong nghề nghiệp của mình
Trang 145/ SQ – Thông minh xã hội
(Social Quotient) EQ kết hợp với sự nhạy bén
trong nhận thức những cái mới nảy sinh trong xã hội để chủ động điều tiết cách ứng xử của mình trong cộng đồng được các nhà tâm lý học phát triển thành một khái niệm gọi là Thông minh xã hội (Social
Intelligence, xác định bằng chỉ
số thông minh xã hội
Khái niệm này do Edgar Doll đưa ra từ năm 1937, với mục đích xác định mức độ hòa nhập vào một tập thể rộng lớn thông qua khả năng đánh giá đúng người, đúng việc, sự khôn khéo, cách xử lý có hiệu quả một cá nhân trước mỗi hiện tượng, sự kiện, mỗi tình huống cụ thể
Trang 15Liên quan SQ với IQ và EQ
SQ được xem như
chiếc chìa khóa để
thành công trong
cuộc đời, và nếu
như các chỉ số
khác đều cao, cá
nhân đó chắc
chắn sẽ là một
người thành đạt
trong xã hội
Trang 167 CQ - Chỉ số thông minh
sáng tạo (Creative Intelligence)
Người ta đưa ra một khái
niệm, tiêu chí đánh giá
được gọi là Trí thông
minh sáng tạo (Creative
Intelligence – CQ).
Trí thông minh sáng tạo mới làm nên lịch sử khoa học kỹ thuật và công nghệ, mới xây dựng được một kho tàng văn hóa nghệ thuật khổng lồ, mới thúc đẩy sự tiến hóa của
Trang 17Người đề xuất chỉ số CQ
Nhà tâm lý học người Anh
Harry Adler lần đầu tiên
đưa ra khái niệm này
Ông nghiên cứu vùng
khu trú của những suy
nghĩ sáng tạo và định
nghĩa một cách đơn
giản: “Khả năng sáng
tạo là cái loé sáng vỗ
nhẹ vào vùng não phải
để làm bật ra những ý
tưởng”
Trang 18Lời kết
Dù ở độ tuổi nào, mỗi người đều có tiềm năng để phát triển những năng lực trên
Đừng quá ỷ lại vào trí thông minh, trình độ chuyên môn
mà nên tập trung nhiều hơn đến việc phát triển chỉ số
EQ, phát triển năng lực cảm xúc của bản thân trong môi trường làm việc Cũng như Chỉ số vượt khó ( AQ), Chỉ
số say mê ( PQ), Thông minh xã hội ( SQ), Chỉ số thông minh sáng tạo ( CQ)
Từ từ chúng ta sẽ nhận biết, quản lý bản thân tốt hơn, hiểu biết và giao tiếp với người khác hiệu quả hơn, và chắc chắn sẽ gặt hái nhiều thành công hơn trong công việc và cuộc sống
CHÚC BẠN THÀNH CÔNG TRONG SỰ NGHIỆP VÀ CUỘC SỐNG !