1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khái niệm cán bộ và công chức

3 848 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 31 KB

Nội dung

khái niệm cán bộ và công chức

Trang 1

Bài làm:

I Đặt vấn đề:

Cán bộ, công chức là một bộ phận quan trọng nhằm đảm bảo sự hoạt động hiệu quả của các cơ quan Đảng, Nhà nớc và các tổ chức khác Nhận thức đợc vai trò thiết yếu đó, Luật cán bộ, công chức ra đời năm 2008 đã làm rõ những vấn đề liên quan đến vai trò, quyền hạn, chức năng, chế độ tuyển dụng, chế độ lơng bổng…của cán bộ, công chức Bài viết này chỉ xin làm rõ cách hiểu về hai khái niệm “cán bộ” và “công chức” để tiện cho việc đọc và hiểu luật

II Giải quyết vấn đề:

1 Khái niệm “cán bộ”, “công chức” theo quy định của Luật cán bộ, công chức.

Điều 4: Cán bộ, công chức.

1 Cán bộ là công dân Việt Nam, đợc bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kì trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nớc, tổ chức chính trị- xã hội ở trung ơng, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ơng (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế

và hởng lơng từ ngân sách Nhà nớc.

2 Công chức là công dân Việt Nam, đợc tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nớc, tổ chức chính trị xã hội ở trung

-ơng, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phảI là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản

lí của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nớc, tổ chức chính trị- xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hởng lơng từ ngân sách Nhà nớc; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lí của đơn vị sự nghiệp công lập thì l

-ơng đợc bảo đảm từ quỹ l-ơng của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”

2 Phân tích khái niệm “cán bộ” và khái niệm “công chức”.

a Điểm chung.

Cả hai khái niệm “cán bộ” và “công chức” đều nêu rõ yêu cầu đầu tiên đối với những

ngời là cán bộ, công chức, đó là họ phải là “công dân Việt Nam” Điều đó có nghĩa chỉ những

ngời có quốc tịch Việt Nam mới có thể trở thành cán bộ, công chức và loại trừ đối tợng là những ngời nớc ngoài, ngời không có quốc tịch

b Điểm khác biệt.

*Cán bộ:

- Về việc bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm: Theo khoản 1 Điều 4 của Luật cán bộ, công chức

thì cán bộ là những ngời đợc giao cho những chức vụ và quyền hạn qua việc “bầu cử, phê

chuẩn, bổ nhiệm” Việc bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm phải đợc thực hiện bởi các cơ quan của tổ

chức có liên quan và phải theo các quy định, điều lệ của pháp luật có liên quan Đặc trng chủ yếu của các phơng pháp này là: Ngời cán bộ phải thể hiện đợc uy tín và năng lực của mình trong cơ quan hoặc tổ chức mà mình là thành viên

- Về nhiệm kì của cán bộ: Cũng theo khái niệm về cán bộ thì ngời cán bộ đợc giữ chức

danh, chức vụ “theo nhiệm kì” trong cơ quan, tổ chức mà mình công tác Điều đó có nghĩa là

ngời cán bộ chỉ giữ chức danh, chức vụ công tác trong một thời gian nhất định mà sau thời gian

đó thì phải chuyển giao chức danh, chức vụ đó cho ngời khác hoặc tiếp tục đợc đảm nhiệm chức danh, chức vụ của mình nếu làm tốt vai trò trong cơ quan, tổ chức

Trang 2

- Vê chế độ lơng bổng: Khái niệm về cán bộ cũng cho biết ngời cán bộ đợc “hởng lơng

từ ngân sách Nhà nớc” Việc hởng lơng từ ngân sách Nhà nớc là điều kiện để cán bộ tạo lập

đ-ợc cuộc sống ổn định và từ đó có điều kiện để hoàn thành tôt công việc đđ-ợc giao

- Về đơn vị công tác: Khái niệm về cán bộ quy định đơn vị công tác của các cán bộ là

các “cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nớc, tổ chức chính trị- xã hội ở trung ơng, ở

tỉnh, thành phố trực thuộc trung ơng, ở huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh” Việc

quy định chặt chẽ cơ quan làm việc của các cán bộ đã giới hạn phạm vi những ngời là cán bộ, từ

đó tạo cho mọi ngời dễ dàng nắm bắt và hiểu về đội ngũ cán bộ

- Các ví dụ cụ thể: (ở cấp xã), các cán bộ gồm: Bí th, các Phó Bí th đảng uỷ, Thờng trực

đảng uỷ (nơi không có Phó Bí th chuyên trách công tác đảng), Bí th, Phó Bí th chi bộ (nơi cha thành lập đảng uỷ cấp xã); Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, phó chủ tịch

Uỷ ban nhân dân; Chủ tịch uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, Bí th Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ, Chủ tịch Hội nông dân, Chủ tịch Hội cựu chiến binh

*Công chức:

- Về việc tuyển dụng và bổ nhiệm công chức: Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật tổ chức cán bộ, công chức thì công chức là những ngời đợc giao các nhiệm vụ, chức danh thông

qua việc “tuyển dụng, bổ nhiệm” Tuyển dụng công chức là điểm khác biệt so với việc lựa chọn

các cán bộ Việc tuyển dụng các công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế của cơ quan, tổ chức đó Mặt khác, pháp luật cũng quy định việc tuyển dụng phải bảo đảm sự bình đẳng, công khai, khách quan, cạnh tranh và có chất lợng

- Về thời gian công tác: Trong khái niệm về “công chức” không nêu lên việc công chức phải công tác theo nhiệm kì, từ đó có thể hiểu những ngời là công chức đợc làm việc không theo nhiệm kì Đây là điểm khác biệt rất rõ ràng giữa cán bộ và công chức vì đối tợng cán bộ phải làm việc theo nhiệm kì nhất định

- Về chế độ lơng bổng: Khái niệm “công chức” nêu rõ, công chức đợc “hởng lơng từ

ngân sách Nhà nớc; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lí của đơn vị sự nghiệp công lập thì lơng đợc bảo đảm từ quỹ lơng của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.” Quy định này cũng cho thấy một điểm khác biệt nữa giữa cán bộ và công chức: Cán

bộ chỉ hởng lơng từ ngân sách Nhà nớc trong khi công chức có thể hởng lơng từ ngân sách Nhà nớc hoặc có thể hởng lơng từ quỹ lơng của đơn vị (đối với công chức của các đơn vị sự nghiệp công lập)

- Về đơn vị công tác: Khái niệm về “công chức” nêu lên các cơ quan công tác của các

công chức là các “cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nớc, tổ chức chính trị- xã hội ở

trung ơng, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải

là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công

an nhân dân mà không phảI là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lí của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nớc, tổ chức chính trị- xã hội” Nh vậy, một điểm dễ thấy là phạm vi các cơ quan công tác của công chức rộng hơn

rất nhiều so với phạm vi các cơ quan công tác của cán bộ

- Ví dụ thực tế: (ở cấp xã), công chức gồm có các chức danh sau: Trởng công an (nơi cha

bố trí lực lợng công an chính quy), Chỉ huy trởng quân sự, Văn phòng- thống kê, Địa chính- xây dựng, Tài chính- kế toán, T pháp- hộ tịch, Văn hoá- xã hội

3 Nhận xét về các quy định của pháp luật hiện hành về khái niệm : “cán bộ”, “công chức”.

Trang 3

So với các Pháp lệnh về cán bộ, công chức trớc đó thì Luật cán bộ, công chức đã thể hiện

sự phân định rõ ràng hơn về hai khái niệm “cán bộ” và “công chức” Việc phân định rõ ràng hai khái niệm này có ý nghĩa quan trọng trong việc quy định các vấn đề liên quan đến chức vụ, chức danh, nhiệm vụ, quyền hạn, các chế độ liên quan…

III Kết thúc vấn đề:

Chế độ công vụ, cán bộ, công chức là nội dung quan trọng trong hoạt động của nền hành chính quốc gia, đặc biệt trong thời kì hội nhập ngày nay, cán bộ, công chức vừa là đối tợng của quá trình đổi mới, vừa là thớc đo của quá trình đổi mới, dân chủ hoá đời sống xã hội nên việc ban hành và thực hiện Luật cán bộ, công chức năm 2008 với việc phân định rõ ràng các khái niệm “cán bộ”, “công chức” sẽ tạo ra cơ sở pháp lí quan trọng để tổ chức và quản lí các hoạt động liên quan đến công vụ, công chức, xây dựng nên hành chính phục vụ nhân dân, từng bớc đổi mới cơ chế quản lí công chức phù hợp với thời kì xây dựng và phát triển đất n-ớc

Ngày đăng: 04/04/2013, 14:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w