Nêu trình, tự thủ tục xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI KHOA PHÁP LUẬT KINH TẾ
BÀI TẬP CÁ NHÂN SỐ 2
MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH
Đề tài:
Nêu trình, tự thủ tục xử lý kỷ luật đối với cán bộ,
công chức.
Sinh viên: NGUYỄN LÂM SƠN
Lớp: KT32B – MSSV KT32B016
Trang 2Hà nội, 28/03/2009
Trang 3Nêu trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức.
* *
*
PHẦN MỞ BÀI
Cán bộ, công chức quy định tại Pháp lệnh cán bộ công chức sửa đổi năm
2003 là công dân Việt Nam, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước, bao gồm nhưng người được quy định tại khoản 1 từ điểm a đến điểm h điều 1 của pháp lệnh (*)
Bên cạnh những quyền lợi và quền hạn của mình thì cán bộ, công chức phải thực hiện những nhiệm vụ và nghĩa vụ nhất định Khi có sự vi phạm một trong những nội dung sau thì cán bộ công chức sẽ bị xủ lý kỷ luật: Vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ của cán bộ, công chức quy định tại Điều 6, 7 và Điều
8 của Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2003 trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ; Vi phạm những việc cán bộ, công chức không được làm quy định tại Điều 15, 16, 17, 19 và Điều 20 của Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2003;
Vi phạm pháp luật bị Tòa án tuyên là có tội hoặc bị cơ quan có thẩm quyền
kết luận bằng văn bản về hành vi vi phạm pháp luật (*) Với các hình thức:
Khiển trách; Cảnh cáo; Hạ bậc lương; Hạ ngạch; Cách chức; Buộc thôi việc Việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức phải tuân theo một trình tự thủ tục nhất định.
PHẦN NỘI DUNG
I TRÌNH TỰ THỦ TỤC XỬ LÝ KỶ LUẬT ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC.
1 Thành lập hội đồng kỷ luật.
Đây là bước đầu tiên trong trình tự xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công
chức Hội đồng kỷ luật do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm
quyền thành lập, thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho người có thẩm quyền trong việc áp dụng hình thức kỷ luật phù hợp với vi phạm của cán bộ, công chức Việc thành lập hội đồng kỷ luật phải tuân thủ những quy định tại nghị định của chính phủ số 35/ 2005/NĐ – CP ngày 17/03/2005 về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức.
Trang 4Thứ nhất: thành phần của hội đồng kỷ luật gồm: Số lượng thành viên tham gia Hội đồng kỷ luật là 5 người, bao gồm các thành phần cụ thể như sau:1 Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu
cơ quan, tổ chức, đơn vị; 2 Một ủy viên Hội đồng là đại diện Ban Chấp hành công đoàn cùng cấp cơ quan, tổ chức, đơn vị; 3 Một ủy viên Hội đồng là đại diện cán bộ, công chức của bộ phận công tác có người vi phạm kỷ luật (do tập thể cán bộ, công chức ở bộ phận đó cử ra); 4 Một ủy viên Hội đồng là người trực tiếp quản lý hành chính và chuyên môn nghiệp vụ của người vi phạm kỷ luật; 5.Một ủy viên Hội đồng là người phụ trách tổ chức cán bộ của cơ quan,
tổ chức, đơn vị có người vi phạm Trường hợp người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị vi phạm kỷ luật thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cấp trên trực tiếp quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật để xem xét xử lý Trong trường hợp này, thành phần Hội đồng kỷ luật bao gồm: Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp; Một ủy viên là đại diện đảng ủy cấp trên trực tiếp của đảng ủy cơ quan, tổ chức, đơn vị; Một ủy viên là đại diện Ban Chấp hành công đoàn của cơ quan, tổ chức, đơn vị có cán
bộ, công chức vi phạm kỷ luật Một lưu ý là khi thành lập Hội đồng kỷ luật không được cử người có quan hệ gia đình như cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật tham gia thành viên Hội
đồng kỷ luật
Thứ 2: Hội đồng kỷ luật có thể mời đại diện của tổ chức chính trị, chính
trị xã hội có cán bộ, công chức vi phạm đang sinh hoạt đến dự họp Tuy nhiên các thành phần được mời này khi dự họp Hội đồng kỷ luật được tham gia phát biểu ý kiến và đề xuất mức thi hành kỷ luật nhưng không được quyền biểu quyết hình thức kỷ luật.
Thư 3: Chỉ định Thư ký Hội đồng kỷ luật Thư ký Hội đồng kỷ luật là cán bộ, công chức thuộc bộ phận tổ chức cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị,
do Chủ tịch Hội đồng chỉ định.Thư ký Hội đồng kỷ luật có nhiệm vụ chuẩn bị tài liệu, hồ sơ liên quan đến việc xử lý kỷ luật và chịu trách nhiệm ghi biên bản cuộc họp của Hội đồng kỷ luật.
2 Công tác chuẩn bị họp Hội đồng kỷ luật
Bước chuẩn bị cho cuộc họp hội đồng kỷ luật là một bước tương đối quan trọng chuẩn bị những nội dung cho cuộc họp hội đồng kỷ luật trong bước này cần phải thực hiện những công việc sau.
Trang 5Thư nhất: Cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật phải làm bản kiểm điểm và
tự nhận hình thức kỷ luật.
Thứ hai: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức có trách nhiệm tổ chức cuộc họp để người vi phạm kỷ luật kiểm điểm trước tập thể cơ quan, tổ chức, đơn vị Biên bản cuộc họp kiểm điểm có kiến nghị hình thức kỷ luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Thư ba: lập hồ sơ trình Hội đồng kỷ luật Hồ sơ gồm: bản kiểm điểm của người vi phạm kỷ luật; biên bản họp kiểm điểm người vi phạm kỷ luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị; trích ngang sơ yếu lý lịch của người vi phạm kỷ luật, các tài liệu, hồ sơ có liên quan đến việc xử lý kỷ luật.
Thứ tư: Gửi giấy triệu tập Cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật được Hội đồng kỷ luật gửi giấy báo triệu tập trước khi Hội đồng kỷ luật họp 07 ngày.Trường hợp nếu cán bộ, công chức vi phạm vắng mặt thì phải có lý do chính đáng Nếu đã gửi giấy triệu tập 02 lần mà đương sự vẫn vắng mặt hoặc trường hợp người vi phạm kỷ luật không chịu viết bản kiểm điểm theo yêu cầu của cơ quan quản lý cán bộ, công chức thì Hội đồng kỷ luật vẫn họp xem xét và kiến nghị hình thức kỷ luật.
3 họp Hội đồng kỷ luật.
Họp hội đồng kỷ luật là một bước quan trọng nhất trong trình tự thủ tục
xử lý kỷ luật đôi với cán bộ công chức Tại cuộc họp này hình thức kỷ luật sẽ chính thức được đưa ra làm cơ sở để người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của người vi phạm kỷ luật đưa ra quyêt định xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật.
Trong cuộc họp này cũng phải tiến hành theo một trình tự thủ tục nhất định đã được quy định tại nghị định của chính phủ số 35/ 2005/NĐ – CP ngày 17/03/2005 về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức Trình tự đó gồm các bước sau.
1 Chủ tịch Hội đồng tuyên bố lý do, giới thiệu các thành viên tham dự.
2 Thư ký Hội đồng trình bày trích ngang sơ yếu lý lịch, hồ sơ và các tài liệu có liên quan.
3 Người vi phạm kỷ luật đọc bản kiểm điểm Trường hợp người vi phạm vắng mặt thì Thư ký Hội đồng đọc giúp bản kiểm điểm.
Trang 64 Thư ký Hội đồng đọc biên bản cuộc họp kiểm điểm người vi phạm của tập thể cơ quan, tổ chức, đơn vị.
5 Các thành viên Hội đồng và các đại biểu dự họp phát biểu ý kiến.
6 Cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật phát biểu ý kiến về hình thức kỷ luật trước khi Hội đồng kỷ luật bỏ phiếu kín.
7 Hội đồng kỷ luật bỏ phiếu kín kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật.
8 Kiến nghị hình thức kỷ luật của Hội đồng được thông báo tại cuộc họp.
4 Ra quyết định kỷ luật.
Ra quyết định kỷ luật là một bước cuối cùng chính thức hóa toàn bộ hoạt động xử lý kỷ luật đôi với cán bộ, công chức Công việc này được tiến hành bởi người đứng đầu cơ quan, tổ chưc, đơn vị của người vi phạm
kỷ luật, dựa trên kết quả làm việc của hội đồng kỷ luật.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi kết thúc cuộc họp, Hội đồng
kỷ luật phải có văn bản (kèm theo biên bản, các hồ sơ, tài liệu có liên quan) gửi người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Hội đồng kỷ luật (cùng hồ sơ, tài liệu), người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải ra quyết định kỷ luật bằng văn bản Trường hợp cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật thuộc thẩm quyền của cấp cao hơn quyết định thì thời hạn ra quyết định kỷ luật là 30 ngày.
Trường hợp kiến nghị của Hội đồng kỷ luật (hoặc ý kiến của cơ quan, tổ chức, đơn vị đề nghị) khác với ý kiến của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền mà sau khi trao đổi, thảo luận không thống nhất thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị tự quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
5 Khiếu nại và khởi kiện
Đây là bước có thể có hoặc không có Trường hợp cán bộ, công chức không đồng ý với quyết định xử lý kỷ luật thì có quyền khiếu nại đến cơ quan,
Trang 7tổ chức, đơn vị có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; Cán bộ, công chức giữ chức vụ từ Vụ trưởng và tương đương trở xuống bị buộc thôi việc, sau khi khiếu nại mà vẫn bị buộc thôi việc thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của pháp luật.
Các cơ quan, tổ chức, đơn vị khi nhận được khiếu nại của cán bộ, công chức phải có trách nhiệm xem xét trả lời đương sự theo đúng thẩm quyền và đúng thời hạn theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp quyết định xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền kết luận hoặc Tòa án phán quyết
là bị oan thì chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết luận hoặc từ ngày quyết định của Tòa án có hiệu lực, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cán bộ, công chức làm việc có trách nhiệm công bố công khai kết luận hoặc phán quyết trên đến toàn thể cán bộ, công chức đồng thời phải có trách nhiệm bồi hoàn những quyền lợi chính đáng đối với cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật Trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo kết luận việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức tiến hành không đúng quy định về nội dung, hình thức, quy trình xử lý thì người có thẩm quyền ký quyết định kỷ luật phải ra quyết định hủy bỏ quyết định xử lý kỷ luật đồng thời chỉ đạo người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cán bộ, công chức tổ chức lại việc xem xét kỷ luật cán bộ, công chức theo đúng quy định.
PHẦN KẾT LUẬN
Như vậy qua sự trình bày trên ta thấy một khi cán bộ, công chức có vi phạm kỷ luật thì phải được xử lý kỷ luật theo một trình tự thủ tục nhất định Trình tự thủ tục này được quy định cụ thể tại nghị đinh của chính phủ số 35/2005/ NĐ – CP ngày 17/03/2005 về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức Trình tự thủ tục đó gồm các bước: Thành lập hội đồng kỷ luật; công tác chuẩn
bị họp hội đồng kỷ luật; họp hội đồng kỷ luật; ra quyêt định kỷ luật; khiếu nại
và khởi kiện và việc giải quyết (nếu có)
Tuy nhiên không phải bất kỳ việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức điều phải tuân thủ đầy đủ các bước như đã trình bày ở trên mà trong một số trường hợp cán bộ công chức vi phạm pháp luật như việc thực hiện hành vi tội phạm mà đã được Tòa án tuyên thì việc xử lý kỷ luật không phải tiến hành theo tuần tự các bước như đã nêu trên mà người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ vào bản án của Tòa án để ra quyết định xử lý kỷ luật.
Trang 8PHẦN PHỤ LỤC I
NGHỊ ĐỊNH
C Ủ A C H Í N H P H Ủ S Ố 3 5 / 2 0 0 5 / N Đ - C P N G À Y 1 7 T H Á N G 3 N Ă M 2 0 0 5
V Ề V I Ệ C X Ử L Ý K Ỷ L U Ậ T C Á N B Ộ , C Ô N G C H Ứ C
C H Í N H P H Ủ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 28 tháng 4 năm 2000 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 29 tháng 4 năm 2003;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
NGHỊ ĐỊNH:
(Trích một số điều có lien quan)
Điều 2. Các trường hợp bị xử lý kỷ luật
1 Vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ của cán bộ, công chức quy định tại Điều 6, 7 và Điều 8 của Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2003 trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ
2 Vi phạm những việc cán bộ, công chức không được làm quy định tại Điều 15, 16,
17, 19 và Điều 20 của Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2003
3 Vi phạm pháp luật bị Tòa án tuyên là có tội hoặc bị cơ quan có thẩm quyền kết luận bằng văn bản về hành vi vi phạm pháp luật
Điều 6 Khiếu nại, khởi kiện
1 Trường hợp cán bộ, công chức không đồng ý với quyết định xử lý kỷ luật thì có quyền khiếu nại đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền theo quy định của pháp luật
Trang 92 Cán bộ, công chức giữ chức vụ từ Vụ trưởng và tương đương trở xuống bị buộc thôi việc, sau khi khiếu nại mà vẫn bị buộc thôi việc thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của pháp luật
3 Các cơ quan, tổ chức, đơn vị khi nhận được khiếu nại của cán bộ, công chức phải
có trách nhiệm xem xét trả lời đương sự theo đúng thẩm quyền và đúng thời hạn theo quy định của pháp luật
Điều 11. Hội đồng kỷ luật
1 Hội đồng kỷ luật do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền thành lập, thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho người có thẩm quyền trong việc áp dụng hình thức kỷ luật phù hợp với vi phạm của cán bộ, công chức Hội đồng kỷ luật làm việc theo các quy định tại Nghị định này và tự giải tán sau khi hoàn thành nhiệm vụ
2 Số lượng thành viên tham gia Hội đồng kỷ luật là 5 người, bao gồm các thành phần
cụ thể như sau:
a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan,
tổ chức, đơn vị;
b) Một ủy viên Hội đồng là đại diện Ban Chấp hành công đoàn cùng cấp cơ quan, tổ chức, đơn vị;
c) Một ủy viên Hội đồng là đại diện cán bộ, công chức của bộ phận công tác có người
vi phạm kỷ luật (do tập thể cán bộ, công chức ở bộ phận đó cử ra);
d) Một ủy viên Hội đồng là người trực tiếp quản lý hành chính và chuyên môn nghiệp
vụ của người vi phạm kỷ luật;
đ) Một ủy viên Hội đồng là người phụ trách tổ chức cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn
vị có người vi phạm
3 Trường hợp người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị vi phạm kỷ luật thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cấp trên trực tiếp quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật để xem xét xử lý Trong trường hợp này, thành phần Hội đồng kỷ luật bao gồm :
a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan,
tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp;
b) Một ủy viên là đại diện đảng ủy cấp trên trực tiếp của đảng ủy cơ quan, tổ chức, đơn vị;
Trang 10c) Một ủy viên là đại diện Ban Chấp hành công đoàn của cơ quan, tổ chức, đơn vị có cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật
4 Khi thành lập Hội đồng kỷ luật không được cử người có quan hệ gia đình như cha,
mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật tham gia thành viên Hội đồng kỷ luật
Điều 13. Các thành phần được mời tham dự họp Hội đồng kỷ luật
1 Hội đồng kỷ luật có thể mời đại diện của tổ chức chính trị, chính trị xã hội có cán
bộ, công chức vi phạm đang sinh hoạt đến dự họp
2 Các thành phần quy định ở khoản 1 Điều này khi dự họp Hội đồng kỷ luật được tham gia phát biểu ý kiến và đề xuất mức thi hành kỷ luật nhưng không được quyền biểu quyết hình thức kỷ luật
Điều 14. Thư ký Hội đồng kỷ luật
1 Thư ký Hội đồng kỷ luật là cán bộ, công chức thuộc bộ phận tổ chức cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, do Chủ tịch Hội đồng chỉ định
2 Thư ký Hội đồng kỷ luật có nhiệm vụ chuẩn bị tài liệu, hồ sơ liên quan đến việc xử
lý kỷ luật và chịu trách nhiệm ghi biên bản cuộc họp của Hội đồng kỷ luật
Điều 15. Công tác chuẩn bị họp Hội đồng kỷ luật
1 Cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật phải làm bản kiểm điểm và tự nhận hình thức
kỷ luật
2 Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức có trách nhiệm tổ chức cuộc họp để người vi phạm kỷ luật kiểm điểm trước tập thể cơ quan, tổ chức, đơn vị Biên bản cuộc họp kiểm điểm có kiến nghị hình thức kỷ luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị
3 Hồ sơ trình Hội đồng kỷ luật gồm: bản kiểm điểm của người vi phạm kỷ luật; biên bản họp kiểm điểm người vi phạm kỷ luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị; trích ngang sơ yếu
lý lịch của người vi phạm kỷ luật, các tài liệu, hồ sơ có liên quan đến việc xử lý kỷ luật
4 Cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật được Hội đồng kỷ luật gửi giấy báo triệu tập trước khi Hội đồng kỷ luật họp 07 ngày
Trường hợp nếu cán bộ, công chức vi phạm vắng mặt thì phải có lý do chính đáng Nếu đã gửi giấy triệu tập 02 lần mà đương sự vẫn vắng mặt hoặc trường hợp người vi phạm
kỷ luật không chịu viết bản kiểm điểm theo yêu cầu của cơ quan quản lý cán bộ, công chức thì Hội đồng kỷ luật vẫn họp xem xét và kiến nghị hình thức kỷ luật