PHÂN TÍCH MÃ CỔ PHIẾU PFV

22 484 0
PHÂN TÍCH MÃ CỔ PHIẾU PFV

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA SAU ĐẠI HỌC  TIỂU LUẬN MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH Đề tài: PHÂN TÍCH MÃ CỔ PHIẾU PFV Giáo viên hướng dẫn : TS. Phan Trần Trung Dũng Lớp : TCNH19D Sinh viên thực hiện : Trần Thanh Hảo - STT: 23 2 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 I. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại PFV 4 1. Giới thiệu chung về công ty 4 2. Lĩnh vực kinh doanh 4 II. Phân tích môi trường kinh doanh 5 1. Phân tích môi trường kinh tế vĩ mô (Mô hình Pestel) 5 2. Phân tích môi trường cạnh tranh ngành (Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter) 8 3. Các nhân tố rủi ro 10 III. Phân tích doanh nghiệp 11 1. Phân tích SWOT 11 2. Định hướng phát triển 12 IV. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính 13 1. Nhóm chỉ số cổ phiếu 13 2. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán 14 3. Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu vốn 15 4. Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động 16 5. Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời và tốc độ tăng trưởng 18 V. Kết luận chung về tình hình tài chính và xác định đầu tư/không đầu tư vào cổ phiếu PFV 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO 21 3 LỜI MỞ ĐẦU Trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2013, cũng giống như các nước khác, Việt Nam chịu tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng kinh tế. Kinh tế suy giảm trong tất cả các lĩnh vực đặc biệt là hoạt động kinh doanh bất động sản. Chính phủ cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá linh hoạt với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Với kỳ vọng rằng mục tiêu này sẽ được thực thi một cách kiên quyết và mạnh mẽ; việc tái cấu trúc nền kinh tế nhiều khả năng sẽ được đẩy mạnh thông qua qua các giải pháp tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tăng hiệu quả đầu tư công, minh bạch và đơn giản hóa thủ tục hành chính. Những thay đổi trên được đánh giá khá tích cực cho nền kinh tế nhưng có lẽ vẫn là trong dài hạn. Dự báo trong ngắn hạn nền kinh tế sẽ có những xáo trộn và thay đổi nhất định, theo đó thị trường chứng khoán có thể phải hứng chịu những tác động xấu không mong muốn nhưng bù lại điều này là cần thiết cho một nền tảng phát triển bền vững và lâu dài. Nhằm mục tiêu đưa ra các chiến lược đầu tư hiệu quả trên thị trường chứng khoán, qua nghiên cứu và tìm hiểu tôi quyết định tìm hiểu đề tài: “Phân tích mã cổ phiếu PFV” nhằm đưa ra kết luận cá nhân về khả năng phát triển của công ty trong các năm tới và đánh giá hiệu quả đầu tư nếu nhà đầu tư đầu tư vào cổ phiếu doanh nghiệp này. Nội dung chính của bài gồm: - Phần I : Sơ lược về Công ty - Phần II : Phân tích môi trường kinh doanh - Phần III : Phân tích doanh nghiệp - Phần IV : Phân tích một số chỉ tiêu tài chính - Phần V : Kết luận đầu tư/không đầu tư vào cổ phiếu PFV 4 I. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại PFV 1. Giới thiệu chung về công ty Tên công ty: Công ty Cổ Phần Đầu tư và Thương mại PFV Tên tiếng Anh: PFV Investment and Trading Joint Stock Company Tên viết tắt: PFV JSC Trụ sở chính: Số 191 Bà Triệu, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội Điện thoại: 04.39743885 Fax: (04) 39744965 Vốn điều lệ: 600.000.000.000 đồng (Sáu trăm tỷ đồng) Ngày niêm yết: 23/07/2010 Công ty Cổ Phần Đầu tư và Thương mại PFV (Công ty) được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0101787915 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 10/7/2008, thay đổi lần thứ 8 ngày 14/6/2012. Là công ty con của Tập đoàn Vingroup - Công ty CP, một trong những thương hiệu bất động sản hàng đầu Việt Nam, Công ty CP PFV phấn đấu trở thành một doanh nghiệp mạnh, lấy hoạt động đầu tư - kinh doanh bất động sản làm trọng tâm chiến lược và mong muốn tạo thêm một thương hiệu Việt mang đẳng cấp quốc tế. Chỉ sau hơn 5 năm hoạt động, Công ty đã hoàn thành xây dựng và đưa vào khai thác công trình Trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp tại 114 Mai Hắc Đế, Phường Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội (Vincom Center Bà Triệu - Tháp C) với 208 căn hộ cao cấp, 7 tầng TTTM - Giải trí - Dịch vụ luôn đạt tỷ lệ lấp đầy cao (tính đến 31/12/2012 là 100%) và 3 tầng hầm kinh doanh bãi đậu xe. Thành công của dự án đã được các nhà đầu tư trong và ngoài nước đánh giá cao. Bên cạnh đó, Công ty CP PFV cũng đã và đang chủ trì, phối hợp với các đối tác để lên kế hoạch phát triển một số dự án bất động sản trung, cao cấp khác. 2. Lĩnh vực kinh doanh Theo Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần 8 ngày 14/6/2012, ngành nghề kinh doanh của Công ty bao gồm nhiều lĩnh vực như kinh doanh bất động sản; Dịch vụ cho dịch vụ cho thuê văn phòng, nhà ở, máy móc, thiết bị công trình; Kinh doanh khách sạn, Dịch vụ ăn uống, giải khát (không bao gồm kinh doanh phòng hát 5 karaoke, quán bar, vũ trường); Tư vấn đầu tư (không bao gồm tư vấn pháp luật và tư vấn tài chính); Cho thuê nhà có phòng hòa nhạc, nhà hát, hội trường, phòng cưới, trường quay, rạp chiếu phim; Quảng cáo thương mại, Quảng cáo trưng bày, giới thiệu hàng hóa, kẻ biển hiệu, quảng cáo; Quảng cáo phi thương mại; Dịch vụ vui chơi, giải trí; Dịch vụ làm đẹp, thẩm mỹ; Xây dựng dân dụng và công nghiệp; Buôn bán hàng công, nông nghiệp, xây dựng, phương tiện vận tải, hàng điện tử, tin học, điện lạnh, dân dụng, tự động hóa, thiết bị bảo vệ phòng chống trộm tự động, hàng nông, lâm, thủy hải sản (trừ loại lâm sản Nhà nước cấm) và một số dịch vụ khác. Trong các ngành nghề trên, hoạt động chính của Công ty là xây dựng và cho thuê trung tâm thương mại và văn phòng, căn hộ cao cấp để bán, cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư, xây dựng dân dụng và công nghiệp. II. Phân tích môi trường kinh doanh 1. Phân tích môi trường kinh tế vĩ mô (Mô hình Pestel) a. Yếu tố Chính trị - Pháp luật (Political) Môi trường chính trị bao gồm các hệ thống quan điểm đường lối chính sách của chính phủ, các xu hướng chính trị, ngoại giao của chính phủ và những diễn biến chính trị trong nước, trong khu vực và trên toàn thế giới. Các biến động về môi trường chính trị sẽ tạo ra cơ hội và rủi ro cho chính các doanh nghiệp. Chính trị Việt Nam luôn luôn giữ được ổn định, tạo niềm tin cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước yên tâm đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh. Việt Nam hiện đã và đang hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới, tạo ra các cơ hội bình đẳng cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư ở Việt Nam, đồng thời cũng tạo nên những áp lực mạnh mẽ cho các doanh nghiệp trong nước. Việt Nam cũng đang nỗ lực xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách thuế, các đạo luật như: luật xây dựng, luật kinh doanh bất động sản, luật doanh nghiệp, luật lao động, luật thương mại, đầu tư …Tuy nhiên là một nước đang phát triển, Việt Nam còn nhiều hạn chế trong việc xây dựng và áp dụng các bộ luật vào thực tiễn, khi phải đối mặt với những thay đổi nhanh chóng các hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế, hoạt động đầu tư xuyên quốc gia, đặt quan hệ làm ăn với các đối tác nước ngoài. Các chính sách của Việt Nam còn thể hiện nhiều bất cập, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. b. Yếu tố kinh tế (Economic) 6 Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động mạnh mẽ đến kinh tế các nước và Việt Nam cũng không nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng của nó. Trong mấy năm gần đây, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đều suy giảm (năm 2010 là 6,8%; năm 2011 là 6,24%; năm 2012 5,25%, năm 2013 ước tính là 5,42% ), nền kinh tế cũng phải đối mặt với nhiều thách thức lớn (lạm phát cao, thất nghiệp gia tăng, bội chi ngân sách cao hơn kế hoạch, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn…). Chính phủ đã ban hành hàng loạt giải pháp được coi là “cứng rắn” để điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ chặt chẽ, cắt giảm mạnh đầu tư công… cải thiện kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các giải pháp này đã phần nào phát huy tác dụng: Đến hết năm 2013, kinh tế vĩ mô cơ bản giữ ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, các ngành nghề sản xuất kinh doanh có dấu hiệu phục hồi dần. Suy thoái kinh tế gây ra sự suy giảm trong hầu hết các lĩnh vực, trong đó phải kể đến thị trường bất động sản. Năm 2010, thị trường bất động sản cho thuê, nhu cầu vẫn còn gia tăng. Nhưng đến năm 2011, Giá nhà đất nhiều nơi giảm mạnh, thị trường đóng băng trên diện rộng; Trong lĩnh vực cho thuê TTTM, nguồn cung tăng trong năm đã làm giảm khả năng tăng giá, mặc dù nhu cầu và năng lực mua sắm tại các khu vực trung tâm vẫn duy trì khá tốt; Tuy vậy, những TTTM cao cấp ở khu vực trung tâm hiện tại vẫn có sức hấp dẫn. Năm 2012 cũng là năm ảm đạm nhất của bất động sản Việt Nam; Giá nhà đất nhiều nơi sụt giảm mạnh; Mặc dù các chủ đầu tư đã đưa ra nhiều gói hỗ trợ để hấp dẫn người mua nhưng thị trường gần như không có thanh khoản tại tất cả các phân khúc;Trong lĩnh vực cho thuê TTTM, từ một thị trường được xếp hạng hấp dẫn nhất nhì khu vực và thế giới, năm 2012, ngành bán lẻ Việt Nam không còn nằm trong danh sách TOP 30, kéo theo áp lực cạnh tranh lớn giữa các chủ đầu tư; Nguồn cung mặt bằng bán lẻ tiếp tục tăng trong khi nhu cầu và năng lực mua sắm giảm đã khiến một số TTTM phải tạm thời đóng cửa hoặc chính khách thuê gian hàng đóng cửa đã kéo mặt bằng giá cho thuê TTTM giảm theo lớn với thị trường. Năm 2013, thị trường cũng không có nhiều khởi sắc, tình hình hoạt động của thị trường bán lẻ khá chậm chạp khi tỉ lệ lấp đầy tại các trung tâm thương mại cao cấp vẫn không có dấu hiệu tăng lên; tổng nguồn cung mặt bằng bán lẻ vẫn tăng nên việc cho thuê vẫn gặp nhiều khó khăn. c. Yếu tố văn hóa, xã hội (Social) Môi trường văn hóa xã hội bao gồm các chuẩn mực và các giá trị được chấp thuận và tôn trọng bởi một văn hóa cụ thể. Yếu tố văn hoá - xã hội tác động rất chậm đến các doanh nghiệp. Theo báo cáo của Bộ y tế, Việt Nam là nước đông dân thứ 14 trên thế giới, do đó trong những năm tới, thị trường bất động sản Việt Nam tiếp tục 7 được đánh giá là có tiềm năng phát triển mạnh do nhu cầu nhà ở của người dân là rất cao, đặc biệt tại các thành phố lớn. Bên cạnh đó, nhu cầu về mặt bằng bán lẻ sẽ tiếp tục gia tăng do Việt Nam đang là quốc gia có cơ cấu dân số trẻ, có nhu cầu lớn về mua sắm tiêu dùng. d. Yếu tố công nghệ (Technological) Cả thế giới vẫn đang trong cuộc cách mạng của công nghệ, hàng loạt các công nghệ mới được ra đời và được tích hợp vào các sản phẩm, dịch vụ. Nếu cách đây 30 năm máy vi tính chỉ là một công cụ dùng để tính toán thì ngày nay nó đã có đủ chức năng thay thế một con người làm việc hoàn toàn độc lập. Để các doanh nghiệp trong nước có thể cạnh tranh được thì nhiều doanh nghiệp phải có chiến lược và dự án phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin cụ thể, rõ ràng. Đây vừa là một cơ hội cũng vừa là một thách thức với PFV bởi cùng với sự phát triển liên tục không ngừng của công nghệ, công ty cũng cần thiết phải xây dựng hướng phát triển lâu dài trong công nghệ thông tin đã bổ trợ cho hoạt động kinh doanh, nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ tiện ích như quản lý tài sản, quản lý tòa nhà, dịch vụ hệ thống đảm bảo an toàn… đi kèm các dịch vụ cho thuê bất động sản, e. Yếu tố môi trường (Enviromental) Các yếu tố môi trường tính đến những thay đổi thời tiết và biến đổi khí hậu có tác động như thế nào tới các doanh nghiệp có liên quan. Do thời gian hoạt động của Công ty mới được khoảng hơn 5 năm do đó goài dự án Vincom Center Bà Triệu - Tháp C đã hoàn thành, thì hầu hết các dự án khác của Công ty đều còn trong giai đoạn bắt đầu triển khai. Hoạt động chính của Công ty là kinh doanh cho cho thuê bất động sản không chịu tác động trực tiếp của yếu tố thời tiết, khí hậu. Nếu các dự án qua quá trình trình xây dựng thì sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của yếu tố thời tiết ví dụ như tác động tiến độ thi công, thời gian hoàn thành công trình f. Yếu tố luật pháp (Legal) Môi trường pháp lý của Việt Nam còn thiếu và chưa hoàn thiện, còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đến việc hành nghề của các doanh nghiệp, tuy nhiên trong quá trình hội nhập WTO, hành lang pháp lý về lĩnh vực kinh doanh bất động sản đã được thiết lập thông qua các quy định được ban hành như: - Luật kinh doanh Bất động sản năm 2006 - Nghị định 153/2007/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh bất động sản - Báo cáo 69/BC-BXD về ban hành các văn bản hướng dẫn Luật kinh doanh bất động sản do Bộ Xây dựng ban hành 8 - Nghị đinh 23/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở - Nghị định 121/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở - … Đây là một trong những yếu tố mở rộng, thúc đẩy phát triển hoạt động kinh doanh bất động sản. 2. Phân tích môi trường cạnh tranh ngành (Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter) * Các lực lượng cạnh tranh trong ngành: Sử dụng 5 thế lực tác động cạnh tranh của M.Porter để phân tích các lực lượng cạnh tranh trong ngành. Như chúng ta biết ngành kinh doanh ở đây là ngành kinh doanh xăng dầu bao gồm các doanh nghiệp cũng làm ra các sản phẩm (hàng hóa, dịch vụ) có thể thay thế cho nhau để thỏa mãn cùng một nhu cầu nào đó của người tiêu dùng, việc lựa chọn 5 thế lực tác động cạnh tranh của Mr. Porter và vận dụng mô hình này để phân tích cụ thể các lực cạnh tranh của COM gặp phải trong ngành. a. Áp lực cạnh tranh của đối thủ cạnh tranh Đó là các doanh nghiệp có năng lực và ngành nghề kinh doanh tương đồng, có năng lực tài chính và có khả năng cạnh tranh cao so với Công ty CP PFV. Số lượng các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bất động sản nhiều, do đó đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực này vẫn tương đối lớn. Các đối thủ cạnh tranh chính của Công ty như: Công ty Cổ phần Xây dựng số 11, Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai, Công ty Cổ phần Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương, Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo, Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc… Nguồn cung mặt bằng bán lẻ tiếp tục tăng trong khi nhu cầu và năng lực mua sắm giảm đã khiến một số TTTM phải tạm thời đóng cửa hoặc chính khách thuê gian hàng đóng cửa đã kéo mặt bằng giá thuê TTTM giảm xuống b. Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn Rào cản gia nhập ngành khá cao đối với mảng cho thuê những TTTM cao cấp ở khu vực trung tâm hiện tại đặc biệt là trong bối cảnh suy giảm kinh tế, thị trường cho thuê bất động sản không mấy sáng sủa. Tuy vậy, khi kinh tế phục hồi nhu cầu và năng lực cho thuê bất động sản nhất là các trung tâm thương mại hiện đại vẫn đang là một ngành khá hấp dẫn về tốc độ tăng trưởng và tỷ suất sinh lợi, do đó, hiện tại áp lực cạnh 9 tranh từ các đối thủ tiềm ẩn được đánh giá ở mức độ trung bình, trong tương lai có thể tăng lên. c. Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế Cho đến hiện tại, các dịch vụ cho thuê bất động sản vẫn do rất nhiều doanh nghiệp/cá nhân cung ứng nên sản phẩm thay thế là phổ biến. d. Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp Hoạt động chính của Công ty chủ yếu là cho thuê bất động sản đầu tư và cungc cấp các dịch vụ liên quan do đó chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh phát sinh là các chi phí khấu hao, chi phí nhân công và các chi phí dịch vụ thuê ngoài. Các nhà cung ứng cung cấp dịch vụ thuê ngoài cũng có nhiều như doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo vệ, dịch vụ quản lý, dịch vụ vệ sinh trong TTTM, dịch vụ lắp đặt, sửa chữa… Sự cạnh tranh của các nhà cung cấp ngày càng khốc liệt vì số nhà cung ứng ngày càng nhiều, có tiềm năng về tài chính, quy mô lớn, quảng cáo tiếp thị tốt, khuyễn mãi lớn, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt. Tai công ty CP PFV, khi chọn lọc một đối tác để cung cấp thường được cân nhắc kỹ nhằm đạt lợi ích kinh tế cao, tránh rủi ro. e. Áp lực cạnh tranh từ khách hàng Áp lực cạnh tranh từ các khách hàng cá nhân đối với sản phẩm chính của công ty - các dịch vụ cho thuê bất động sản (trung tâm thương mại, văn phòng) là tương đối thấp. Về phía các khách hàng tổ chức, các khách hàng này có thể đàm phán với các công ty cho thuê bất động sản khác về chất lượng dịch vụ, giá cả và các tiện ích đi kèm Nhìn chung, áp lực cạnh tranh từ phía khách hàng đối với công ty ở mức độ khá cao trong bối cảnh suy thoái kinh tế, nhiều khách thuê gian hàng đóng cửa hoặc hoạt động kém hiệu quả kéo mặt bằng giá cho thuê TTTM giảm theo. f. Áp lực từ các bên liên quan Trong số các bên liên quan mật thiết đến ngành như chính phủ, cộng đồng, các hiệp hội, các chủ nợ, cổ đông,… chính phủ đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của lĩnh vực CNTT. Trong thời gian qua, chính phủ đã ban hành nhiều chính sách tác động trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản như thắt chặt hơn việc thành lập và quản lý hoạt độngcác doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, ban hành thêm các biện pháp hành chính xử lý với các trường hợp vi phạm… Một trong các nguồn vốn tài trợ chính của Công ty là nguồn vốn vay từ các bên liên quan ( Tập đoàn Vingroup - Công ty mẹ, Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đô thị Nam Hà Nội- Công ty cùng Tập đoàn) nên áp lực của các chủ nợ được đánh giá ở mức thấp so với các Công ty khác. 10 3. Các nhân tố rủi ro a. Rủi ro kinh tế Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ tác động mạnh mẽ đến nhu cầu mua sắm, vui chơi giải trí. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các khách thuê của Công ty và tỷ lệ lấp đầy, giá thuê tại TTTM của Công ty. Để hạn chế tác động từ rủi ro này, Ban lãnh đạo Công ty đã xây dựng các chiến lược kinh doanh linh hoạt. Bên cạnh việc phối hợp tổ chức các chương trình sự kiện hỗ trợ khách thuê và tổ chức các chương trình sự kiện để đồng thời đưa ra các quyết sách nhằm duy trì và nâng cao chất lượng của các dự án đang khai thác. b. Rủi ro thị trường Rủi ro thị trường là rủi ro mà giá trị hợp lý của các luồng tiền trong tương lai của một công cụ tài chính sẽ biến động theo những thay đổi của giá thị trường. Giá thị trường có bốn loại rủi ro: rủi ro lãi suất, rủi ro tiền tệ, rủi ro giá hàng hóa và rủi ro về giá khác, chẳng hạn như rủi ro về giá cổ phần. Công cụ tài chính bị ảnh hưởng bởi rủi ro thị trường bao gồm các khoản vay và nợ, trái phiếu doanh nghiệp, các khoản đầu tư tài chính. Rủi ro lãi suất: Rủi ro lãi suất là rủi ro mà giá trị hợp lý hoặc các luồng tiền trong tương lai của một công cụ tài chính sẽ biến động theo những thay đổi của lãi suất thị trường. Rủi ro ngoại tệ: là rủi ro mà giá trị hợp lý của dòng tiền trong tương lai của một công cụ tài chính biến động do thay đổi của tỷ giá hối đoái. Công ty chịu rủi ro do sự thay đổi của tỷ giá hối đoái liên quan trực tiếp đến các hoạt động kinh doanh của Công ty (khi doanh thu và chi phí được thực hiện bằng đơn vị tiền tệ khác với đồng tiền hạch toán của Công ty). Công ty không sử dụng bất kỳ công cụ tài chính phái sinh nào để phòng ngừa rủi ro ngoại tệ của mình. Rủi ro do sự thay đổi tỷ giá hối đoái với các loại ngoại tệ khác của Công ty là không đáng kể. Rủi ro về giá cổ phiếu: Các cổ phiếu đã niêm yết do Công ty nắm giữ bị ảnh hưởng bởi các rủi ro thị trường phát sinh từ tính không chắc chắn về giá trị tương lai của cổ phiếu đầu tư. Công ty quản lý giá rủi ro về giá cổ phiếu bằng cách thiết lập hạn mức đầu tư. Hội đồng Quản trị của Công ty cũng xem xét và phê duyệt các quyết định đầu tư vào cổ phiếu. c. Rủi ro tín dụng [...]... ngắn hạn) Dựa vào bảng giá cổ phiếu PFV ta nhận thấy mức giá cổ phiếu giảm dần từ năm 2011 đến năm 2012, giao dịch cổ phiếu qua các năm nhìn chung ít Tất cả đều là giao dịch cổ đông lớn và nội bộ Quyết định đầu tư vào cổ phiếu phục thuộc vào mục tiêu của nhà đầu tư Với những nhà đầu tư với mục tiêu đầu tư ngắn hạn xác định lợi nhuận dựa mức chênh lệch giữa mua và bán cổ phiếu Với những nhà đầu tư dài... thị trường thấp; dự đoán công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình và sẽ trả cổ tức cao P/E = Giá trị thị trường 1 cồ phần Lợi nhuận ròng trên 1 cổ phần Chỉ số cổ phiếu Số CP lưu hành bình quân Giá trị sổ sách/một cổ phiếu (BV) Doanh số/một cổ phiếu (S) Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) Giá trị thị trường Hệ số giá trên thu nhập 1 cổ phần 2012 60,000,000 16,039 2011 60,000,000 10,590 2010 60,000,000 10,559... tư vào cổ phiếu PFV Bảng giá thị trường của cổ phiếu PFV Ngày 31/12/2012 Giá trị 35 trường bình quân 31/12/2012 30/12/2011 31/12/2010 30/07/2010 35 20 Mã Tổ chức /người giao C Người liên Đăng ký CP dịch h quan ứ Chức Tên Mua c vụ 37.5 32.5 Ghi chú Kết quả Bán Ngày Ngày Mua bắt kết Bán Ngày thực 19 đầu thúc hiện v ụ PFV CTCP Đầu tư và Phát triển Sinh Thái PFV CTCP Đầu tư và Phát triển Sinh Thái PFV Tập... EPS = Tổng Lợi nhuận sau thuế Tổng số lượng cổ phiếu lưu hành - Chỉ số P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu Nếu hệ số P/E cao thì điều đó có nghĩa là người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai; cổ phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tư thoả mãn với tỷ suất vốn hoá thị trường thấp; dự... những nhà đầu tư dài hạn thì lợi nhuận là mức cổ tức được chi cả và giá cổ phiếu cuối kỳ 20 Căn cứ yếu tố trên kết luận trong ngắn hạn và trong dài hạn các nhà đầu tư bên ngoài đều không nên đầu tư vào cổ phiếu PFV TÀI LIỆU THAM KHẢO - TS.Phan Trần Trung Dũng, Slide bài giảng Phân tích tài chính - Báo cáo thường niên của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại PFV các năm 2010, 2011, 2012 - http://s.cafef.vn/... Center Bà Triệu - Tháp C, những rủi ro trong kinh doanh như không thể cho thuê hết mặt bằng hay giá thuê giảm có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và dòng tiền của Công ty III Phân tích doanh nghiệp 1 Phân tích SWOT Dùng mô hình phân tích SWOT để đánh giá công ty: Lĩnh vực kinh doanh của công ty chia thành 02 nhóm chính: - Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu gồm: Cho thuê bất động sản đầu tư (TTTM) và cung cấp... ụ PFV CTCP Đầu tư và Phát triển Sinh Thái PFV CTCP Đầu tư và Phát triển Sinh Thái PFV Tập đoàn Vingroup Công ty Cổ phần PFV CTCP Đầu tư Thương mại và Phát triển Thiên An PFV CTCP Đầu tư và Phát triển Sinh Thái PFV CTCP Đầu tư và Phát triển Sinh Thái PFV CTCP Đầu tư và Phát triển Sinh Thái PFV Võ Thị Phương Thảo T V H Đ Q T 7,475,000 06/12/ 2012 5,310,400 22/11/ 2012 14,754,00 16/11/ 14/12/ 13,760,400... đầu thành lập IV Phân tích một số chỉ tiêu tài chính 1 Nhóm chỉ số cổ phiếu Các chỉ số liên quan tới cổ phiếu đo lường mối tương quan giữa nhà đầu tư với chi phí và lợi nhuận mà nhà đầu tư có thể phải trả và thu về được từ danh mục đầu tư của mình 13 - Chỉ số EPS đo lường mức lợi nhuận trong một năm nhà đầu tư thu được trên mỗi cổ phiếu Các nhà đầu tư luôn mong muốn chỉ số này càng cao các tốt Bên cạnh... 35,000 6.42 1,919 31 37,513 1,208.16 1,741 615 32,498 52.84 Theo bảng thống kê ta thấy chỉ số EPS tăng đều qua các năm và đạt 5.448 VND /cổ phiếu vào năm 2012 tăng 174% so với năm 2010 Chỉ số này cao hơn mức trung bình ngành năm 2012 (trung bình ngành của top 10 cổ phiếu ngành bất động sản năm 2012: 1,063 đồng) Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán Nhóm chỉ số khả năng thanh toán của công ty như: tỷ... (trung bình ngành năm 2012: 2%) Nguyên nhân chủ yếu Thu nhập ròng từ hoạt động tài chính là 330,81 tỷ đồng, tăng 405,88 tỷ đồng so với 18 năm 2011, chủ yếu là do thu nhập từ hoạt động hoán đổi Cổ phiếu VPL lấy Cổ phiếu VIC đạt 422,14 tỷ đồng, lãi thu được từ các khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn giảm 23,08 tỷ đồng trong khi chi phí tài chính giảm 6,82 tỷ đồng Công ty b Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROE) . Phần II : Phân tích môi trường kinh doanh - Phần III : Phân tích doanh nghiệp - Phần IV : Phân tích một số chỉ tiêu tài chính - Phần V : Kết luận đầu tư/không đầu tư vào cổ phiếu PFV . hiểu đề tài: Phân tích mã cổ phiếu PFV nhằm đưa ra kết luận cá nhân về khả năng phát triển của công ty trong các năm tới và đánh giá hiệu quả đầu tư nếu nhà đầu tư đầu tư vào cổ phiếu doanh. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA SAU ĐẠI HỌC  TIỂU LUẬN MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH Đề tài: PHÂN TÍCH MÃ CỔ PHIẾU PFV Giáo viên hướng dẫn : TS. Phan

Ngày đăng: 19/04/2015, 14:21

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan