Dự án kinh doanh
Trang 1Mục lục
Lời nói đầu 1
I - Giới thiệu chung về dự án kinh doanh 3
1 Tổng quan về nhóm sản phẩm và chiến lược sản xuất 3
1.1 Hàng lót sử dụng một lần ( 1-used underwear ) 4
Bảng giá giặt là một số quần áo 5
1.2 Mũ du lịch 9
1.3 Quần lót, áo lót và áo ngủ ren hoặc pha ren 10
2 Tổng quan về khách hàng của sp quần lót 12
2.1 Xác định khách hàng 12
2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng 13
2.3 Thói quen mua hàng của khách hàng 17
3.Qui mô thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu của sản phẩm quần lót 21
3.1 Qui mô thị trường 21
3.2 Lựa chọn thị trường mục tiêu 24
II - Các chính sách Marketing (sản phẩm quần lót) 26
1 Chính sách sản phẩm 26
1.1 Sản phẩm 26
1.2 Vòng đời sản phẩm 27
1.3 Bao bì và nhãn hiệu sản phẩm 28
2 Chính sách giá cả 29
2.1 Mục tiêu chọn giá 29
2.2 Xác định chi phí 29
2.3 Dự đoán khối lượng bán 32
2.4 Xác định giá cạnh tranh 32
3.5 Quyết định mức giá tối ưu 33
3 Phân phối sản phẩm 34
4 Chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh 35
III Kết luận và Các chỉ số đánh giá dự án 37
Lời nói đầu
Ý tưởng nảy ra trong tôi khi thầy giáo dạy bộ môn Thanh toán quốc tế ( GS-Nhà giáo ưu tú Đinh Xuân Trình ) phàn nàn về những bất tiện khi đi du lịch ở Việt Nam Thiết nghĩ con người đi du lịch là để đắm mình vào thiên nhiên, hay dù với bất kỳ một lý do nào khác thì cái họ mong muốn vẫn là sự thoải mái Hành trình đi tìm sự
Trang 2hoá mà con người luôn phải khoác trên mình Muốn vậy, quần áo du lịch phải gọn, nhẹ, giá thấp và giúp người mặc không phải giặt giũ nhiều.
Một lý do nữa, mà tôi quyết định chọn đề tài này là sự khao khát được kinh doanh và làm giàu trong tôi Tại sao trong nước cà fê nhân giá rẻ và người Việt Nam chưa có thói quen thưởng thức thứ nước uống này mà Trung Nguyên vẫn thành công? Hay chỉ ban đầu với chiếc võng xếp với giá khá cao so với thu nhập bình quân ở Việt Nam mà người tiêu dùng mua võng Duy Lợi vẫn không ngừng tăng?
Mặt khác, khi các đại gia trên thị trường may mặc đang tranh giành nhau những miếng bánh béo bở trên thị trường Tây Âu, Bắc Mỹ…hay ngay cả thị trường trong nước thì vẫn luôn tồn tại nhữ khe hở thị trường Một khe có thể là quá ít nhưng càng nhiều đại gia thì lại càng nhiều khe hở Có thể tự tin nói rằng sản phẩm quần áo du lịch do tôi phối hợp sản xuất sẽ khoả lấp một phần những khe hở đấy Nhìn rộng ra thu nhập của người dân Việt Nam cũng như trên thế giới ngày càng tăng lên, nhất là ở những thành phố lớn thì nhu cầu của họ về sản phẩm may mặc cũng sẽ đi chếch sang hướng khác Cụ thể là, khi đi du lịch không những họ đủ tiền để trả cho những đồ dùng thiết yếu mà họ còn có quyền hưởng những dịch vụ tiện ích của thời đại chất lượng cuộc sống cao như: không phải giặt là , đặc biệt là đồ lót, đồ mỏng rẻ tiền… Khi xuất hiện ý tưởng này tôi đã được sự ủng hộ nhiệt tình của Doanh nghiệp dệt may Phương Lan Doanh nghiệp còn nói thêm rằng DN rất tin tưởng vào tài năng cũng như kinh nghiệm đánh giá dự án của Kawai và CLB Nhà doanh nghiệp tương lai của trường ĐH Ngoại Thương Nếu hai đơn vị này đánh giá dự án kinh doanh của
SV Lê Thu Trang có tính khả thi thì họ sẵn sàng góp vốn để triển khai sản xuất và cung ứng sản phẩm
Ngoài mặt hàng chiến lược như đã nêu trên chúng tôi dự đinh phối hợp sản xuất những mặt hàng liên quan có tiềm năng thu được lợi nhuận khác, như đồ lót ren hoặc
áo ngủ ren… Nhưng do nguồn vốn cho công việc kinh doanh ban đầu còn có hạn nên chúng tôi nếu có thể sẽ tiến hành sản xuất sau Chính vì vậy trong khuôn khổ dự án
Trang 3này tôi chỉ xin nhấn mạnh những vấn đề liên quan tới 1-used underwear ( tức quần lót sử
dụng một lần ).
Trong quá trình hoàn thành bản báo cáo dự án này, tôi đã nhận được sự ủng hộ
và giúp đỡ cũng như phối hợp của rất nhiều người Tôi xin chân thành cảm ơn câu lạc
bộ Nhà Doanh nghiệp tương lai và công ty Kawai đã cho tôi cơ hội thực hiện dự án này Tôi xin cám ơn sự giúp đỡ về thông tin và sự cam kết hợp tác của công ty Dệt may Phương Lan Ngoài ra, tôi xin cám ơn thầy giáo và bạn bè đã nhiệt tình ủng hộ ý tưởng kinh doanh này Trong quá trình thực hiện, không tránh khỏi những sai sót, xin mọi người đóng góp để đề án được hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Lê Thu TrangA1 K41 KTNT
I - Giới thiệu chung về dự án kinh doanh
1 Tổng quan về nhóm sản phẩm và chiến lược sản xuất
Vẫn biết rằng những doanh nghiệp mới ra đời với lượng vốn nhỏ thì không nên sử dụng chính sách đa dạng hoá mặt hàng nhưng do sản phẩm của chúng tôi sẽ sản xuất
có giá thành rẻ và cho phép quay vòng vốn nhanh nên việc kinh doanh nhóm là hoàn
Trang 4toàn khả thi Mặt hàng chuyên doanh của chúng tôi sẽ là hàng travelling clothes, bao gồm một số loại hàng nhẹ dùng khi hoạt động, giải trí, chơi thể thao, và đặc biệt là đi
du lịch như: 1-used underwear ( tức hàng lót mặc một lần ), hàng quần short và áo ba lỗ… cotton, hàng mũ du lịch, và hàng dùng sau khi sinh nở đối với phụ nữ, sau khi
mổ đối với bệnh nhân ( lúc này chúng tôi sẽ có bao bì thích hợp cho từng đối tượng
khách hàng ) Trong đó mặt hàng đồ lót sử dụng một lần là mặt hàng chiến lược
Ngoài ra do thấy tiềm năng của ngành may mặc đồ lót ren, chúng tôi quyết định sản xuất thêm những loại hàng quần, áo lót, áo ngủ loại ren và pha ren Đây là mặt hàng
mà chi phí sản xuất thấp nhưng mức sinh lời cao, chỉ trong vòng nửa năm sau khi tập trung chiếm thị phần của mặt hàng 1-used underwear chúng tôi sẽ triển khai sản xuất mạnh mặt hàng này Sau đây là những tóm lược về những mặt hàng chủ yếu mà chúng tôi dự định sản xuất:
Ưu điểm của sản phẩm này là:
+ thứ 1: rất nhẹ, khối lượng bằng khoảng 1/5 chiếc quần có kích cỡ tương đương Vải
mỏng nhưng lại rất dai nên kể cả vận động mạnh cũng không rách Mặt khác, do vải
sử dụng để may là vải cotton giấy nên khả năng thấm nước cao
+ thứ 2: giá cả phải chăng, chỉ bằng 1/5 so với giá quần bình thường ở chợ và bằng
1/10 so với giá quần bình thường ở siêu thị và bằng 1/50 so với giá quần bình thường
ở Vera hay Triumph
+ thứ 3: sử dụng xong không phải giặt, phơi, giặt là
Có thể chúng ta vẫn nghĩ là giặt là thì không tốn mấy công nhưng thực tế đối với người đi du lịch điều này lại không thuận tiện Ví dụ đối với những khách du lịch Việt Nam là người TP Hồ Chí Minh, họ vốn có sẵn tiền nhưng lại không có hàng hoá
Trang 5chất lượng cho họ mua sắm Họ rất thích những đồ làm cho họ thấy “comfort” và không phải mang vác nặng nhọc Mặt khác, ưu điểm của sản phẩm này sẽ được phát huy nhất là khi trời trở lạnh, mùa đông, mưa nhiều, trời nồm… Đây là một trong những kiểu thời tiết đặc trưng của miền Bắc.Hãy thử so sánh việc mua một chiếc quần như vậy với việc giặt là xem sao
Bảng giá giặt là một số quần áo
( Giá tham khảo tại một số cửa hàng lớn- địa chỉ xem ở phần tham khảo)
Loại quần áo Giá thành/1 chiếc hoặc một bộ (VNĐ)
Quần áo bình thường < 10.000
Từ bảng trên chúng thấy một điều là đôi khi giặt quần áo còn tốn hơn là mua một chiếc mới Nếu những đồ khoác ngoài là để tạo vẻ đẹp về hình thức cho người khoác
nó thì đồ lót lại thường phải tạo cảm giác thoải mái cho người mặc, nhất là khi đi du lịch, vui chơi, sau sinh nở…Mặt khác đồ lót càng đẹp lại càng đắt vậy người tiêu dùng có mục đích trên sẽ chọn sản phẩm có mẫu mã kém hơn nhưng rẻ, chất lượng đảm bảo và tạo cảm giác thoải mái
+ thứ 4: so với các sản phẩm đã tồn tại trên thị trường, đây là sản phẩm sạch
Một trong những yêu cầu khá “gắt gao” từ phía người tiêu dùng khi sử dụng các sản phẩm này là sản phẩm phải sạch bởi vì đây là đồ lót mặc một lần và không phải qua giặt là Chúng tôi dự định sẽ làm sạch sản phẩm ở 3 khâu: một là ở khâu mua vải, hai
là khâu sản xuất sản phẩm, ba là khâu đóng gói sản phẩm Cụ thể như sau:
Ở khâu mua vải, chúng tôi sẽ tìm nguồn nguyên liệu thích hợp ở Việt Nam hoặc đặt hàng tại Trung Quốc Sở dĩ chúng tôi có 2 sự lựa chọn này bởi vì Trung Quốc chuyên sản xuất loại vải cotton giấy mỏng với giá dao động chỉ từ 1000-2000VNĐ/m2 ( đây là một loại vải cao cấp hơn vải Mex nhiều ) Khi đặt hàng như vậy, chúng ta sẽ yêu cầu phía nhà cung cấp Trung Quốc bao toàn bộ phần làm sạch
Trang 6vải ở khâu sản xuất của họ với giá chỉ từ 50-70 VNĐ/m2 Giá này là mức giá trung bình trên thị trường nếu sản xuất ổn định và lượng đặt hàng lớn thì giá có thể thấp hơn nữa.
Mặt khác, mặc dù Việt Nam không sản xuất sẵn loại vải này nhưng lại có loại vải cotton mỏng thay thế với màu sắc và kiểu dáng đẹp hơn và lại có giá cạnh tranh hơn nhiều so với hàng cotton thông thường của Trung Quốc Bởi vì dù sao hàng cotton cũng là mặt hàng thế mạnh của Việt Nam Tuy vậy so với hàng cotton giấy của Trung Quốc thì hàng cotton thuần hoặc pha của Việt Nam vẫn đắt hơn gấp 2- gấp 3 nhưng người tiêu dùng lại có thêm lựa chọn, là giặt đi họ vẫn có thể dùng ở những lần tiếp theo Nếu sử dụng sản phẩm cotton chun của Việt Nam thì chúng tôi đã tính đến địa điểm đặt khử trùng vải Đó là làng Mẹo-Hưng Hà-Thái Bình với giá là 150-200 VNĐ/m2 Làng Mẹo là làng chuyên sản xuất mặt hàng giấy hoặc khăn ăn dùng một lần với sản lượng hàng nghìn cái/ngày
Ở khâu thứ 2, sản xuất sản phẩm Sản phẩm của chúng tôi sẽ được sản xuất tại
cơ sở kinh doanh của công ty Dệt May Phương Lan- Ý Yên- Nam Định Nơi có truyền thống sản xuất hàng may mặc và có nhiều công nhân tay nghề với mức lương thấp chỉ khoảng 500.000VNĐ/tháng
Sản xuất đồ lót dùng một lần tương đối dễ hơn các hàng khác ở khâu kỹ thuật nhưng lại phức tạp ở khâu vệ sinh Có thể nói một cách tóm tắt là: vải sau khi đã được làm sạch sẽ được pha hay cắt thành những miếng mẫu rồi chuyển cho công nhân máy,… những công nhân thực hiện các khâu này buộc phải thực hiện qui chế vệ sinh khi sản xuất do xí nghiệp nghiên cứu và đề ra.(Chúng tôi sẽ cố liên hệ để biết được các bước
cụ thể và khoa học của nhà máy sản xuất giấy lụa Puppy và một số nhà máy có công việc xử lý vải, giấy tương đương )
Ở khâu thứ 3, đóng gói và bảo quản sản phẩm Thực ra không chỉ những sản phẩm liên quan tới ăn uống, thuốc men người ta mới nghĩ tới việc bảo quản mà ngay
cả những sản phẩm, dụng cụ đòi hỏi đảm bảo vệ sinh người ta cũng thường tính tới đóng gói và vận chuyển ra sao để cho công đoạn vệ sinh lúc trước không bị mất tác
Trang 7dụng Sản phẩm này cũng vậy Sau 2 lần khử trùng và làm sạch nếu bây giờ bảo quản không tốt ví dụ như hở bao bì khiến sản phẩm lộ ra ngoài và bắt bụi thì khử trùng chẳng còn ý nghĩa gì nữa.
Do đó, ở khâu thứ 3, chúng tôi sẽ đặt in những bao bì nilon sạch, chắc chắn để đóng gói và khử trùng
- Năng lực cạnh tranh của sản phẩm
Sản phẩm này ra đời trên thị trường cũng đã tồn tại những mặt hàng tương đương và giống hệt, nhưng chỉ giống hệt và tương đương ở một số công dụng chứ không ở chất lượng vải, độ an toàn vệ sinh, khả năng phân phối…Tuy những mặt hàng này không được ưa dùng và cũng ít người biết đến nhưng đó cũng là đối thủ cạnh tranh không nhỏ Và việc xác định đối thủ cạnh tranh là vô cùng quan trọng đối với một người chuẩn bị bước vào kinh doanh như tôi Trên thị trường Việt Nam hiện nay, tôi có thể đếm được 2 đối thủ cạnh tranh lớn
+ Một là các sản phẩm của Trung Quốc thường bó trong một túi nilon mỏng, trên nhãn mác chỉ ghi toàn chữ Trung Quốc, và miệng túi được gắn bởi một chiếc băng dính dài 5cm và rộng chưa tới 2cm Một bó
thường có 6 cái với 2 kiểu màu hoa nhỏ:
xanh và hồng và có các cỡ như S (rất ít),
M, L, XL Nhìn vào sản
phẩm người tiêu dùng cũng đoán được đây là sản phẩm thuộc loại rẻ tiền, do hộ gia đình cá thể sản xuất Mặc dù chất lượng vải không phải quá kém mặt khác còn khá dai và hút nước nhưng chế độ xử lý vệ sinh và bao bì không tốt
+ Hai là các sản phẩm của Việt Nam Trong đó lại có 2 loại:
Một loại bắt chước giống hệt Trung Quốc nhưng thêm nhãn mác và hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt Nam ( có lẽ vì thế mà cộng thêm 1000VNĐ –2000VNĐ vào một lô 5 sản phẩm )
Hai là sản phẩm tương tự làm bằng vải cotton chun ( vải loại rẻ ) chỉ có một màu trắng Loại cotton này thường có giá cao gấp 2 hoặc gấp 3 lần giá của loại quần
Mẫu vải Trung Quốc
Trang 8giống hệt Trung Quốc nhưng lại có hai loại cho cả Nam lẫn Nữ Nhìn thoáng qua quần nam và quần nữ không có gì khác nhau, đều màu trắng đều một giá tiền Người mua may ra chỉ phân biệt bằng cách đọc trên mác Loại quần cotton tương tự của Việt Nam sản xuất này có bao bì và nhãn mác rõ ràng hơn Trên bao bì có nơi sản xuất nhưng lại không hề cung cấp các thông tin về độ an toàn cũng như vệ sinh khi sử dụng sản phẩm
Trên đây là những tóm lược về sản phẩm của đối thủ cạnh tranh Để tạo ra năng lực cạnh tranh trên thị trường, sản phẩm của chúng tôi sẽ được cá biệt hoá Xin xem chi tiết ở phần chiến lược sản phẩm
+ Ở bệnh viện đối với những người chỉ được mặc đồ lót, người trước mổ, sau mổ, sau khi sinh sản…
Đồng Mô - Ngải sơn – HN rừng quốc gia Cúc Phương (2 ngày-1 đêm)
Trang 91.2 Mũ du lịch
( Doanh nghiệp đã có sẵn năng lực sản xuất và có thể triển khai bán hàng trong
vòng 1 tuần)
- Mô tả hàng hoá: Là các loại mũ lưỡi chai hoặc mũ kiểu tai bèo, mũ vành một lớp,
vải mỏng dùng trong thời gian ngắn Thực chất đây là mũ làm từ chất liệu vải mát, có nhiều lỗ thông gió nhỏ Kiểu dáng mũ là các
kiểu phổ biến trên thị trường, được máy trơn ( không thêu ) hay không trơn ( thêu, in ) là phụ
thuộc vào mức chi trả và yêu cầu của khách
hàng cũng như khả năng bán chạy của sản phẩm
- Chất lượng hàng hoá
Ưu điểm của loại mũ này là:
Khối lượng của mũ nhẹ, do chúng tôi chọn 4 loại vải nhẹ khi làm mũ này ( tất nhiên không phải loại vải rẻ tiền mà vải có chất lượng trung bình ) Vào mùa nóng chúng tôi chọn vải gió, vải kaki và vải sợi tổng hợp Vào mùa lạnh sẽ dùng chất liệu vải dạ, tuỳ thuộc vào nhiệt độ mà dùng vải mỏng hay dày Tất nhiên giá của hàng mũ mùa đông sẽ có xu hướng cao hơn mùa hè
Giá thực sự thấp mà chất lượng vẫn đảm bảo Sở dĩ chúng tôi chọn loại hàng
mũ rẻ là do khi đi du lịch, khách chỉ thường có nhu cầu dùng mũ trong vòng 10 ngày…nên không yêu cầu hàng bền và dùng xong vứt đi hoặc mất sẽ đỡ tiếc Nếu xét
về giá thành sản xuất thì chỉ bằng ¼ giá thành sản xuất hoặc bán buôn của các loại
mũ khác trên thị trường, đặc biệt là so với mũ của TP HCM
Tuy nhiên nhược điểm của loại mặt hàng này rất rõ rệt
Kiểu dáng không hấp dẫn do chủ yếu mới sản xuất sẽ không có in hoặc thêu nổi để giảm giá thành sản xuất
Chỉ nhằm vào một qui mô khách hàng hạn chế Đó là những người đi du lịch, những người dùng mũ trong thời gian ngắn, những người có thu nhập thấp vì vậy makeup vào sản phẩm không cao
Trang 10Thứ 1 là hàng mũ gia công, mũ kém phẩm chất, mũ xấu, mũ thanh lý với giá bán 6.000VNĐ/ chiếc mũ lưỡi chai ( mấy năm trước là 5000VNĐ/chiếc ) tới 10.000VNĐ/chiếc mũ lưỡi chai Tất nhiên đây là loại mũ kiểu dáng và chất vải đều xấu.Mặc dù cùng một tầm giá hoặc thấp hơn nhưng đây không phải là đối thủ lớn vì loại hàng này được sản xuất với qui mô nhỏ và không lấy được thiện cảm của đa số người tiêu dùng
Thứ 2 là mũ của một số công ty dệt may, kiểu dáng cũng không đẹp nhưng chất vải khá tốt, thoáng và mềm hay mũ của các doanh nghiệp sản xuất chuyên doanh như ở
Hà Đông, Hà Tây… kiểu dáng đẹp hơn và cùng mức giá thành từ 12.000VNĐ/chiếc, nên giá bán sẽ giao động từ 18.000 tới 35.000VNĐ/chiếc mũ lưỡi chai
Thứ 3, còn nhiều loại mũ khác nữa…
Hàng mũ Sài Gòn: mẫu mã khá đẹp, nhưng thường có nhược điểm là thiết kế không vừa đầu, mũ thường nhỏ hoặc nông để giảm giá thành Loại mũ này có giá giao đại lý hay nhà bán buôn cấp I là 15000VNĐ/chiếc mũ lưỡi chai nên giá bán thường từ 25.000VNĐ/chiếc mũ lưỡi chai trở lên
1.3 Quần lót, áo lót và áo ngủ ren hoặc pha ren
( dự định sẽ triển khai sản xuất sau mặt hàng đồ lót dùng một lần từ 3 tháng đến nửa năm )
- Mô tả sản phẩm: quần lót… nữ làm bằng chất liệu vải ren, ren chun, vải lạnh, vải
cotton nhẹ, cotton chun hoặc pha
Trang 11- Chất lượng hàng hoá
Ưu điểm của loại hàng này
Kiểu dáng rất hấp dẫn, ôm người, nhẹ Đây là đặc điểm nổi trội của loại vải sản xuất ra mặt hàng này
Giá cả phải chăng Những chiếc quần ren trên thị trường hoặc là đắt quá ( như của Vera hay Triumph ) hoặc là giá phải chăng nhưng lại vượt mức giá trị nội tại của hàng hoá So với Triumph chỉ bằng 1/8 tới 1/6 mà thôi So với hàng Trung Quốc cao cấp và Sài Gòn thì giá cả cũng tương đương
- Năng lực cạnh tranh
Có thể nói đây là mặt hàng khá mới ở miền Bắc Tất nhiên là ở khía cạnh sản xuất, còn người dân đã quá quen thuộc với mặt hàng này-đồ ren dành cho nữ Sở dĩ quen thuộc như vậy là do có hàng tương tự của TP HCM và đặc biệt là hàng Trung Quốc Hàng của TP HCM ở miền Bắc còn khá ít, chất lượng cũng khá tốt Giá cao hơn hàng TQ trung bình là 3000VNĐ/chiếc quần lót
Hàng của Trung Quốc: tràn ngập thị trương miền Bắc Đại đa số hàng bán ở siêu thị đều không có nhãn mác hoặc nhãn mác rởm, giá một chiếc quần lót ren chun ( kiểu trái tim ) thường dao động từ 18.000VNĐ/chiếc tới hơn 40.000VNĐ/chiếc Quần pha ren và lạnh ( chiếm chủ yếu ) hay ren cotton thường rẻ hơn giá từ 13.000 VNĐ/chiếc Còn gần 90% hàng bán ở chợ là hàng Trung Quốc, nếu không thì là hàng gia công giá thấp
Hàng của Triumph, Vera: chỉ dành cho tầng lớp “thượng lưu”, giá một chiếc quần cotton cũng dao động mức 60.000VNĐ/chiếc Còn áo lót cũng tuỳ từ 80.000VNĐ, 189.000VNĐ hay mấy trăm nghìn cũng có
Vì vậy, hàng của TP Hồ Chí Minh về lâu dài là có khả năng cạnh tranh với hàng của chúng tôi nhiều nhất, nhưng trước mắt trong “ngắn hạn” ( thì cũng phải trong vòng 3 năm ) có lẽ hàng TQ vẫn chiếm lĩnh thị trường giá thấp
Trang 122 Tổng quan về khách hàng của sp quần lót
2.1 Xác định khách hàng
Như đã nói ở trên, travelling clothes( trong đó 1-used
underwear là sản phẩm chiến lược ) là hàng hoá phục vụ
cho du lịch nên bất kỳ người tiêu dùng cuối cùng nào cũng
là đối tượng chăm sóc của chúng tôi End users mà chúng
tôi hướng tới là:
- Khách du lịch trong nước, gồm lượng khách VN đi
du lịch trong nước và lượng khách VN đi du lịch ra
nước ngoài Đây là đối tượng khách hàng mục tiêu
của chúng tôi trong giai đoạn khởi nghiệp
- Khách du lịch nước ngoài đến VN du lịch Đây là đối tượng khách hàng vừa hiện thực vừa tiềm năng
Ngoài ra chỉ thay đổi bao bì một chút chúng tôi còn bán
1-used underwear cho một lượng khách hàng không nhỏ
khác Loại khách hàng này đôi khi bị bắt buộc phải dùng
Đó là các bệnh nhân, những người sau sinh Những người
này việc làm vệ sinh của họ rất khó và gây bất tiện cho
người thân nên thay vì giặt những đồ bẩn người ta sẽ sử dụng quần lót một lần
Nhưng bản chất sản phẩm này là rẻ, gọn và dễ bắt chước nên chúng tôi đánh giá cao kênh phân phối trung gian Những người tham gia vào kênh trung gian bao gồm
- Những nhà bán buôn, bán lẻ ở các chợ đầu mối Như chợ Đồng Xuân ở Hà Nội, chợ đầu mối ở Tuyên Quang, Hà Giang,…Thói quen mua hàng của những đối tượng này là chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và hoa hồng, chiết khấu Xin được phép nói thêm là công ty Phương Lan cho phép tôi sử dụng những kênh phân phối đã có sẵn của họ để kinh doanh Đó là một mạng lưới nhân viên giàu kinh nghiêm, và khá “bươn trải”
Trang 13- Các siêu thị lớn ở Hà Nội hay một số tỉnh lân cận (dự tính là Thái Bình) cũng
sẽ được chào hàng Trước tiên là siêu thị mà chúng tôi có thể liên hệ được qua môt “cầu” khác
- Các tổ chức lữ hành ( thực chất đây chỉ là trung gian xúc tiến ) Đây là mạch nguồn của các đoàn du lịch lớn Trong năm 2005, có 42,5% du khách đi theo tour do các cơ sở kinh doanh du lịch lữ hành tổ chức và 57,5% du khách tự sắp xếp đi Và xu hướng đi du lịch có tổ chức ngày càng tăng lên Ngoài ra, khách
du lịch cũng khá vui vẻ chấp thuận mua hàng nếu được những tổ chức này khuyên dùng Chúng tôi sẽ chọn 3-8 công ty lữ hành để đăng ký quảng cáo website và chào bán khuyến mãi sản phẩm
- Bệnh viện và căng tin của bệnh viện: Đây là địa điểm chuyên cung cấp những
đồ vệ sinh, dụng cụ thiết yếu cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân Mua ở đây, bệnh nhân và người nhà sẽ thấy an toàn và thuận tiện hơn cho việc đi lại
2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng
Xin phân tích cụ thể đối tượng khách hàng tiêu dùng cuối cùng
* Đối với khách du lịch trong nước
Hiện nay ở Việt Nam có một số bất cập giữa giá du lịch ra nước ngoài và giá du lịch trong nước Hãy thử so sánh:
- Một chuyến đi du lịch Hà Nôi-TP Hồ Chí Minh thì riêng giá vé máy bay khứ hồi Hà Nội TPHCM đã gần 3.000.000 đồng/người Ðó là chưa kể tiền ăn, ở, khách sạn trong 3-4 ngày cũng vài triệu nữa Không chỉ có đi du lịch Sài Gòn giá tour mới cao mà các tour du lịch đến những các điểm du lịch nổi tiếng trong nước như Nha Trang, Ðà Lạt giá tour cũng cao không kém
- Hiện nay, giá vé máy bay khứ hồi Hà Nội-Singapore chỉ 120 USD/người (khoảng gần 2 triệu đồng/người), ngoài ra hàng không Singgapore đang tung ra chương trình khuyến mãi chỉ cần 20 đô Sinh (bằng 180.000đ) là hành khách đã được đáp máy bay
từ Singapore đi Thái Lan
Trang 14Trong cơ cấu giá tour hiện nay thì giá vé máy bay hoặc kinh phí vận chuyển đi lại của
du khách chiếm đến 60-70% giá tour, 20% là giá dịch vụ lưu trú, 10% còn lại là giá các dịch vụ khác như vé thắng cảnh, hướng dẫn viên du lịch Ngoài ra, hiện chi phí cho ăn ở, khách sạn của Việt Nam đều cao hơn các nước khác Hiện giá phòng nghỉ của các khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế của Việt Nam đều cao hơn giá mặt bằng chung của các nước trong khu vực
Chính chi phí cao như vậy khiến cho việc mua sắm của khách du lịch trong nước bị hạn chế Nhưng mặt khác, khi so số tiền bỏ ra để mua một sản phẩm travelling clothes với chi phí du lịch thì thật chẳng đáng gì
* Đối với du khách nước ngoài
Dưới đây sử dụng số liệu của hai cuộc điều tra năm 2003 và 2005 Hai cuộc điều tra này đều được tiến hành theo phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên từ dòng khách du lịch quốc tế và trong nước đến nghỉ ở các cơ sở lưu trú du lịch trong thời gian liên tục khoảng 20 ngày nửa cuối tháng 11/2003 và tháng 7/2005
Các cơ sở lưu trú được lựa chọn để tiến hành điều tra đối với khách theo phương pháp chọn mẫu “cân bằng rải đều” bảo đảm đại diện được cho tất cả các loại cơ sở lưu trú du lịch có tiện nghi khác nhau, từ cơ sở lưu trú sang trọng đắt tiền nhất cho đến các cơ sở bình dân nhất ở 26 tỉnh, thành trọng điểm du lịch trong cả nước
( Thông tin lấy từ Vietnamnet, thông tin cập nhật ngày 17/2/2006 )
- Xét tính tổ chức tour du lịch
Trong năm 2005, có 42,5 % số khách du lịch đi theo tour do các doanh nghiệp lữ hành tổ chức, và còn lại 57,5% du khách tự sắp xếp đi Do vậy 42,5% lượng khách này khi mua thường gắn liền với tổ chức những người đi cùng và tổ chức doanh nghiệp hướng dẫn Các du khách còn lại sẽ mua sắm tự do ở chợ hay siêu thị…
- Xét cơ cấu khách du lịch theo nghề nghiệp
khách du lịch thuộc các tầng lớp thương gia tới Việt Nam chiếm đông hơn cả, với tỷ
lệ 22% trong năm 2005 Năm 2003, thương gia chiếm 20% tổng số du khách
Số du khách còn lại là các kiến trúc sư, kỹ sư, bác sỹ, chiếm 15%; giáo viên, giảng
Trang 15viên chiếm 10% (năm 2003 là 6,2%), học sinh, sinh viên chiếm 9,1%, quan chức Chính phủ chiếm 4,8%.
Mà đặc điểm của hầu hết các thương nhân là thích những sản phẩm tiện ích, mang tính comfort vì họ còn dành thời gian để đàm phán và ký kết hợp đồng
- Xét theo mục đích du lịch
số người thuần tuý đi du lịch, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí chiếm tỷ trọng lớn nhất với 77% Số khách du lịch kết hợp với mục đích thương mại chiếm 6,9%; kết hợp thăm bạn bè, người thân 7,3%; kết hợp tham gia hội nghị, hội thảo, học tập ngắn ngày 3,2%; còn lại là kết hợp với hoạt động báo chí và các mục đích khác
- Xét kết cấu chi tiêu khi đi du lịch
Trong năm 2005 có khoảng 10% du khách (năm 2003 là 17% khách) nghỉ ở các cơ
sở lưu trú cao cấp nhất, tức khách sạn 5 sao 15,5% du khách nghỉ ở khách sạn 4 sao.Như vậy là đã có một sự hoán vị cho nhau về số lượng khách nghỉ ở khách sạn 5 sao
và 4 sao sau hai lần điều tra năm 2003 và 2005 Điều này có nghĩa là, trong khi tỷ trọng số khách đến nghỉ ở khách sạn 4 sao tăng từ 10% năm 2003 lên 16% năm 2005, thì ngược lại tỷ lệ số khách đến nghỉ ở khách sạn 5 sao lại giảm từ 17% xuống chỉ còn 10%; 24% số khách nghỉ ở khách sạn 3 sao; 16% nghỉ ở khách sạn 2 sao và 13% nghỉ ở khách sạn 1 sao
Như vậy tỷ lệ du khách quốc tế nghỉ ở các khách sạn 3 sao là loại khách sạn trung bình chiếm tỷ trọng lớn nhất với 24% tổng số du khách quốc tế đến Việt Nam.Lượng khách này thường chấp nhận hàng hoá ở giá trung bình nhưng không phải là quá thấp
* Đối với các bệnh nhân và người sau khi sinh nở
- Tâm lý:
Đây là đối tượng khách hàng mà nhu cầu của họ dường như không hướng tới việc hàng có mẫu mã đẹp Vấn đề mà họ quan tâm nhất là vệ sinh và an toàn vệ sinh Nhất
là đối với những người bị bệnh, những người hạnh phúc sau khi sinh con
- Thời gian nằm viện
Trang 16Đại đa số bệnh viện ở Việt Nam ( nhất là ở Hà Nội ) chất lượng phòng còn chưa tốt nên bệnh nhân và phụ sản không muốn giặt giũ nhiều Mặt khác thời gian họ ở bệnh viện không lâu, ví dụ như sản phụ thường là 2-3 ngày nếu không phải mổ, hay ngay
cả những bệnh nhân phải mổ nằm ở bệnh viện Việt Đức cũng chỉ được tối đa là 2 tuần rồi bị trả về các bệnh viện địa phương bởi vì không có phòng Nên các đồ dùng một lần sẽ phát huy tác dụng
- Chi phí của các bệnh nhân và sản phụ
Mỗi khi vào viện bệnh nhân và sản phụ phải chịu rất nhiều các khoản chi phí như chi phí khám, xét nghiệm, chi phí mổ, chi phí đỡ đẻ, mổ đẻ, chi phí giường nằm, chi phí
đi lại….Hay nói một cách đơn giản là gồm chi phí chính
thức và không chính thức Nếu so chi phí của một tháng
dùng sản phẩm này với chi phí của một ca mổ thì quá khập
khiễng, hay nó chẳng đáng gì Đơn cử “bồi dưỡng” bác sỹ
mỗi lần mổ đẻ cũng tới 300.000VNĐ (mức trung bình ) hay
so số tiền để mua sản phẩm này để dùng trong một tháng
chỉ bằng tiền thuê phòng hạng bét một ngày ở viện mà thôi
Đôi khi tiền giặt giũ cũng đã xấp xỉ
Sau đây là bảng giá dành cho sản phụ ở 6 bệnh viện tốt nhất cả nước
Tên & địa chỉ Số giường Chi phí
Mổ: 600.000-700.000 đồng Phòng: 30.000 - 200.000 đồng/ngày
Khu phẫu thuật gồm 8 phòng
mổ, khu đỡ sinh 6 buồng, khoa sơ sinh 60 giường Tại đây hiện có 400 giường,
Sinh thường: 500.000 trở xuống
Mổ: 500.000đồng trở lên Phòng: 30.000 - 200.000 đồng/ngày
Bệnh viện Phụ Sản Từ Bệnh viện gồm 910 giường, Sinh thường: 150.000đồng
Chi phí không chính thức mới
là gánh nặng cho bệnh nhân
Trang 17Mổ: 180.000 đồng
Tiền phòng: 1.000.000 đồng/ngày (gồm cả
Sinh thường: 1.200.000 đồng/ca
Tiền phòng: 1.000.000 đồng/ngày (gồm cả
cơ ngơi 5 tầng
Sinh thường dịch vụ: 400.000 đồng
Mổ: 1.000.000 đồng
Phòng: 100.000 – 500.000 đồng/ngày
có trang bị nước nóng, ti vi,
tủ lạnh, toilet riêng
Sinh thường: 800.000 đồng Mổ: 1.500.000 đồng Tiền phòng: 250.000 – 650.000 đồng/ngày
( theo webtretho.com )
Từ bảng trên, giá sinh thường thôi cũng đã rất biến động rồi: 150.000-1.200.000-1.000.000-800.000 Cộng với các chi phí khác thì con số này cũng tăng lên gấp đôi
500.000-500.000-2.3 Thói quen mua hàng của khách hàng
Do đặc tính thị trường Việt Nam mang đậm bản sắc của nước đang phát triển nên đối với rất nhiều hàng hoá như Ipot, dịch vụ như mua bán chứng khoán người Việt Nam chưa có thói quen tiêu dùng Hơn nữa những sản phẩm “xa xỉ” này muốn thâm nhập vào thị trường Việt Nam lại phải đợi “nâng cao mức dân trí” và “đổi mới mức dân sinh” Ngược lại, đối với những sản phẩm ở mức giá thấp lại nhanh chóng bắt quen
Trang 18được với người dân Việt Nam trong vòng có vài tháng, ví dụ như Trà Đài Loan chẳng hạn.
Phải nói rằng cả end users và mediate channel mà chúng tôi xác định đều chưa có thói quen mua sản phẩm travelling clothes Do đó công việc khó khăn trước mắt của chúng tôi là quảng bá và tạo thói quen sử dụng sản phẩm
Do thời gian chuẩn bị nộp dự án hơi gấp nên chúng tôi chỉ dừng ở điều tra mẫu dưới
100 người đối với sản phẩm one-used underwear ( vì đây là sản phẩm chiến lược của chúng tôi ) Nếu có cơ hội được vào tiếp vòng sau và được yêu cầu chúng tôi sẽ đưa mẫu lớn hơn
Theo điều tra của chúng tôi
* Đối với khách nước ngoài
Hơn 80% khách chưa bao giờ nghe tới one-used underwear, 20% còn lại như người Trung Quốc và Anh thì họ đã từng sử dụng sản phẩm đó rồi, nhưng đều nhận xét là
nó không thịnh hành lắm
30% khách hàng đồng ý mua 1-used underwear với giá 1000VND-2000VND, và 20% khách lưỡng lự không biết nên mua hay không, còn lại 50% trả lời không mua vì
3 lý do sau
1 Không có thói quen dùng, nên thích tự giặt đồ hơn
2 Lo cho môi trường sinh thái, nếu các đồ này thải ra quá nhiều
3 Không tin tưởng vào chất lượng, bởi vì đây là đồ lót nên yêu cầu phải sạchTrong 3 lý do trên chỉ có hai lý do 1 và 3 trong ngắn hạn (dưới 1 năm ) chúng tôi có thể khắc phục được Còn lý do thứ 2 rất khó thực hiện trong thời điểm khởi nghiệp và vốn kinh doanh còn nhỏ Thực chất lý do thứ 3 trên cũng không hẳn là lý do chủ quan
mà doanh nghiệp khi hình thành có thể hoàn toàn giải quyết được bởi yếu tố tâm lý của khách ngoại quốc và khoảng cách về vị trí địa lý Yếu tố tâm lý của khách ngoại quốc là không tin dùng hàng hoá của nước đang phát triển (vì tại những nước này
Trang 19hàng rào vệ sinh không đảm bảo) trừ phi đó là sản phẩm mang tầm cỡ “quốc tế” như Coca cola,…
* Đối với khách du lịch trong nước
Khách du lịch người Việt Nam vẫn có thói quen mua ở chợ, hàng rong và cửa hàng mặt phố Trong những năm trở lại đây, do có sự bùng nổ của các siêu thị đa doanh và chuyên doanh nên xu hướng khách hàng lại ngả dần về phía này Liệu các địa điểm này đã tạo được thói quen mua sản phẩm đồ lót dùng một lần cho khách hàng chưa?Tình hình có vẻ khả quan hơn, một số ít người đã nghe qua và dùng sản phẩm tương
tự như thế này Theo mẫu chúng tôi mua về, thì đó là các sản phẩm cho cả nữ giới và nam giới Chúng có nhãn mác, nhưng không ghi rõ thành phần chất liệu cũng như giấy chứng nhận vệ sinh y tế, và giá thường dao động Tất cả những người đã sử dụng, và đã biết không ai trong số họ khẳng định được chất lượng của các underwear này
Trong mẫu gần 100 người được hỏi (chưa biết sản phẩm) thì có tới 80% số người đồng ý mua và hỏi nơi bán sản phẩm Khoảng 15% là chưa thể đưa ra quyết định và 5% là không đồng ý mua
Bởi vì những người đi du lịch đều là những người có thu nhập từ mức khá trở lên nên việc mua sản phẩm này với giá từ 1000-1500VNĐ/chiếc hay 2500-4000VNĐ/chiếc với chất lượng cao hơn là không khó Hơn nữa có thể người Việt Nam “khá dễ tính” trong thói quen tiêu dùng nên đây đúng là một sản phẩm tiềm năng
Tuy nhiên, phải lưu ý rằng khi mua hàng hoá, họ cũng thường xuyên chú ý tới chất lượng, và vì là đồ lót nên họ đánh gía cao nếu hàng đó vệ sinh, đặc biệt là không hại sức khoẻ Đôi khi giá thành lại trở lên không quan trọng
* Đối với các chợ lớn và chợ đầu mối
Đã thấy xuất hiện bán sản phẩm tương tự như tôi vừa nêu trên Các khách hàng này cũng chưa có thói quen bán travelling clothes bởi vì họ cho rằng đây là sản phẩm thuộc loại giá bán thấp, qui mô thị trường bị hạn chế Nói chung họ chưa thấy có các salepeople đến chào hàng và mức ưu đãi cho họ chưa cao
Trang 20Họ làm ăn theo kinh nghiệm, dẫn mối và hoa hồng…Nếu sản phẩm bán được cộng với mức ưu đãi cao thì họ sẵn sàng nhận hàng về bán, nhất là loại hàng nhỏ gọn như travelling clothes.
* Đối với các siêu thị
Khoảng 10 siêu thị chúng tôi đi, đã có khoảng 3-5 siêu thị bầy bán mặt hàng này Các siêu thị cũng kinh doanh dựa trên chênh lệch giữa giá nhập-xuất, hoa hồng chiết khấu, special offer…nhưng họ hoạt động qui củ hơn và những sản phẩm họ nhập thường là những hàng hóa đã được công nhận về mặt chất lượng, trừ một số mặt hàng nông sản, thủ công mỹ nghê, hàng quần áo thời trang….Ngoài việc siêu thị đi lấy mối hàng, các doanh nghiệp nhỏ muốn bán hàng ở các siêu thị cũng phải nhờ trực tiếp hoặc “qua cầu” để được bán hàng ở siêu thị
* Đối với các bệnh nhân và người sau khi sinh
Đã khá nhiều bệnh nhân, và sản phụ dùng các sản phẩm đồ lót một lần nhưng cũng như các sản phẩm trên thị trường đó là hàng không có tiêu chuẩn vệ sinh, vậy thì làm sao đảm bảo sức khoẻ cho họ được Việc họ có mua hàng hay không phụ thuộc lớn vào họ có biết tới loại hàng này không và độ sạch của loại quần này như thế nào.Nếu xét ở mức đại trà, thì đối tượng này chưa có thói quen dùng quần lót một lần Việc tạo thói quen này phụ thuộc rất nhiều vào việc chúng tôi “quảng cáo” đến đâu
* Đối với bệnh viện và các căngtin trong bệnh viện
Thực ra căng tin trong bệnh viện cũng như một cửa hàng bán lẻ nên động lực hay thói quen mua hàng duy nhất hay lớn nhất của họ là chênh lệch giữa giá mua và giá bán
Còn đối với bệnh viện, muốn giành được quyền cung cấp hàng cho bệnh viện thì thường phải nhờ vào các mối quan hệ
BV phụ sản quốc tế SG