1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận Một vài những đặc điểm chủ yếu của đô thị Thăng Long - Hà Nội

33 3,1K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 182 KB

Nội dung

Thăng Long từ thế kỷ XI đã là một trung tâm chính trị quan trọng bậcnhất của nước ta – với tư cách là kinh đô của nhiều triều đại phong kiến.. Trước những biến thiên của thời cuộc, vai t

Trang 1

Đề bài: Hãy tìm hiểu về một đô thị cổ Việt Nam trong lịch sử và phân

tích những đặc điểm của nó trên cơ sở vận dụng các đặc điểm chung của

đô thị cổ Việt Nam.

BÀI LÀM

A MỞ ĐẦU

Gắn liền với sự phát triển về kinh tế và chính trị của lịch sử chế độphong kiến Việt Nam chính là các đô thị Việc nghiên cứu về đô thị cổ ViệtNam cho đến nay vẫn là đề tài thu hút sự quan tâm của giới học thuật trong

và ngoài nước

Thăng Long từ thế kỷ XI đã là một trung tâm chính trị quan trọng bậcnhất của nước ta – với tư cách là kinh đô của nhiều triều đại phong kiến Xétmột cách toàn diện, đây có thể coi là một đô thị tiêu biểu nhất của lịch sửViệt Nam thời cổ trung đại Trước những biến thiên của thời cuộc, vai trò và

vị trí của nó vẫn được khẳng định một cách chắc chắn trên nhiều phươngdiện chính trị, kinh tế, văn hoá…Song trong bài tiểu luận này, do trình độđiều kiện, thời gian và tư liệu còn nhiều hạn chế nên người viết xin được đềcập đến một vài những đặc điểm chủ yếu của đô thị Thăng Long - Hà Nội

B NỘI DUNG CHƯƠNG I

KHÁI QUÁT LỊCH SỬ ĐÔ THỊ THĂNG LONG - HÀ NỘI

Nét địa lý trường tồn của nghìn xưa của Thăng Long đó là cái đặc

trưng thành phố sông: thành phố ngã ba sông, nếu lấy cả hai dòng Nhị Hà –

Tô Lịch làm hệ quy chiếu, làm trục chủ đạo; thành phè một bờ sông (bờ

phải) nếu chỉ lấy một sông Nhị làm trục chính Phần lãnh thổ chủ yếu củaThăng Long xưa là phần đất bồi được bao bọc bởi sông Hồng ở phía bắc vàphía đông, bởi sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu (nhánh sông Tô) ở phía tây

và phía nam Lũy bọc ngoài là đê mà cũng là thành đất, là đường giao thông

1

Trang 2

Lịch sử

(đê La Thành) Sông hồ là nguồn nước trên mặt dùng trong sinh hoạt vàcũng là hệ thống thủy lợi và giao thông truyền thống Sông hồ cũng là nhữngđiều kiện địa lý được dùng làm nguyên lý sơ khởi chỉ đạo việc quy tụ xómlàng, phường phố và thành lũy phòng vệ (sử dụng những đoạn sông Hồng,sông Tô làm ngoại hào) Dân gian Hà Nội xưa đã khái quát giùm chúng ta vềkhoảnh đất cốt lõi của Hà Nội cổ, của kinh thành cổ kính

Nhị Hà quanh bắc sang đông Kim Ngưu, Tô Lịch là sông bên này

Nhị Hà, Tô Lịch, Kim Ngưu là những trục chủ đạo, hồ Tây, hồ Gươm

là những điểm trung tâm, từ đó mà tỏa ra “phố giăng mắc cửi, đường

quanh bàn cờ”.

Khen ai khéo họa dư đồ Trước sông Nhị thủy sau hồ Hoàn Gươm Khen ai khéo họa dư đồ

Giữa nơi thành thị có hồ xanh trong!

Khu làng cổ đầu tiên của Hà Nội có cái tên huyền thoại là Long Đỗ(Rốn Rồng) Vào thời Hùng Vương – An Dương Vương dựng nước trướccông nguyên thuộc bộ hay bộ lạc Tây Vu Trong thời Bắc thuộc là đất huyệnTây Vu và Phong Khê đời Hán (đầu công nguyên), đất Nam Định đời Ngô(thế kỷ III) và đời Tấn (thế kỷ VI)

Từ giữa thế kỷ V, Thăng Long đã là một huyện Tống Bình Thế kỷ VI

nó là một châu (Tống Châu), Lý Nam Đế với con mắt tinh đời, năm 554 đãdựng nước Vạn Xuân, xây chùa Khai Quốc, dựng điện Vạn Thọ, đắp thành ởcửa sông Tô Lịch (theo Lương thư, Nam Tề thư) Đến thế kỷ VII-VIII nó

2

Trang 3

trở thành một phủ (An Nam đô hộ phủ) có thành có thị Nó là một đô thịhiếm hoi của đất Việt và Đông Nam Á.1

Từ đấy cho đến thế kỷ X Thăng Long trở thành dinh luỹ chủ yếu củachính quyền phương Bắc, với một vòng thành “Đại La” rộng bao quanh.Đây đã trở thành nơi giành giật giữa các lực lượng khởi nghĩa: tiêu biểu làcuộc khởi nghĩa của Phùng Hưng cuối thế kỉ VIII, cuộc nổi dậy của DươngThanh đầu thế kỉ IX, Đầu thế kỷ X với sự kiện họ Khúc dấy nghiệp, DươngĐình Nghệ và cuộc kháng chiến của Ngô Quyền năm 938 đã kết thúc thờiđại hàng nghìn năm Bắc thuộc

Đến năm 1010, sau khi lên ngôi vua mở đầu nhà Lý, Lý Công Uẩn rời

đô về Đại La và đặt tên cho kinh đô là Thăng Long Thành Đại La “ở trung

tâm bờ cõi đất nước, được cái thế rồng cuộn, hổ ngồi, vị trí ở giữa bốn phương đông, tây, nam, bắc; tiện hình thế núi sông sau trước Ở đó, địa thế rộng mà bằng phẳng, vùng đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ về ngập lụt, muôn vật rất phong phú, tốt tươi Xem khắp nước Việt ta, chỗ

Êy là nơi hơn cả, thật là chỗ hội họp của bốn phương, là nơi đô thành bậc nhất của đế vương muôn đời”.

Việc định đô của Lý Công Uẩn ở Thăng Long là quyết định hết sứcsáng suốt trong sự lựa chọn một khả năng an toàn cao nhất cho triều đại mới

Lý Công Uẩn chủ trương định đô ở Thăng Long và từ đó mở ra một thời kỳmới trong lịch sử ngàn năm văn hiến và anh hùng của Thăng Long- thời kỳThăng Long với biểu tượng Rồng bay vừa mang khí thế vươn lên mạnh mẽcủa dân tộc, vừa chứa đựng ý niệm thiêng liêng về cội nguồn Rồng-Tiên vàước mơ về nguồn nước, mưa thuận gió hoà của cư dân văn minh nông

nghiệp trồng lúa nước Như vậy, từ mét làng quê, mét kẻ quê khiêm tốn bên

bờ sông Tô, cạnh gò cao mang tên lịch sử núi Nùng, ở thời đại đồng thau hay thời đại các vua Hùng bắt đầu dựng nước Văn Lang; đÕn mét thị trấn,

1 TrÇn Quèc Vîng, T×m hiÓu di s¶n v¨n ho¸ d©n gian Hµ Néi, NXB Hµ Néi – 1994, tr.70 1994, tr.70.

3

Trang 4

Lịch sử

mét phè huyện thế kỷ V, mang tên Tống Bình của một thời Bắc thuộc hay tên Long Đỗ bắt nguồn từ huyền thoại; đÕn mét trung tâm đầu tiên của nước Vạn Xuân một thời độc lập tạm thời, giữa thế kỷ VI, với tòa thành cổ đầu

tiên mà sử sách còn ghi ở cửa sông Tô Lịch; và trải qua mấy trăm năm Bắcthuộc và chống Bắc thuộc giữa trung tâm An Nam đô hộ phủ đời Đường (thế

kỷ VII – X); mảnh đất núi Nùng sông Nhị, núi Tản sông Tô này mới vươn lên trong chức năng trung tâm đầu não của quốc gia Đại Việt đầu thế kỷ

XI Từ Êy kết thúc thời kỳ “tiền Thăng Long” và bước vào thời kì phát triểncủa đô thị

Từ năm 1010 đến năm 1225 trong vòng 215 năm, với tên gọi ThăngLong, Hà Nội là đô thị – kinh thành của triều Lý Trong thế Thăng Long -Rồng lên đó, nhà Lý đã thực hiện nhiều chính sách tích cực xây dựng đấtnước trên quy mô lớn, thời kỳ phục hưng toàn diện của dân tộc và nền vănhoá dân tộc

Tiếp sang đời Trần, từ năm 1226 đến hết thế kỷ XIV, triều đại này vẫn

sử dụng đô thị Thăng Long làm kinh thành Thăng Long thời Trần đã mangdáng dấp của một thành phố quốc tế Một thành phố nhân ái, đón nhiềungười đến cư trú chính trị, chống sự xâm lược của đế quốc Nguyên Mông.Như: đại quan nhà Tống Hoàng Bính đem cả 1200 người sang Thăng Longxin trú ngụ; tham chính Tăng Uyên Tử, tướng Tống Triệu Trung, gia đìnhnghệ sĩ leo dây múa rối Đinh Bàng Đức…

Thời Trần, ngoài sứ thần các nước, Thăng Long còn tiếp nhận nhiềuthượng khách và cư dân nước ngoài đến buôn bán làm ăn và cư trú chính trị.Năm 1274, có 30 thuyền Trung Quốc đến xin cư trú và được nhà Trần cho ởphường Nhai Tuân, lập phố, mở chợ buôn bán Thăng Long mở rộng cửađón nhận các thương nhân người Hoa, người Hồi Hột (người Ouigour ởTrung Á theo đạo Hồi, thuyền buôn Chà và (Java), sư người Hồ, thầy thuốc

4

Trang 5

và nghệ sĩ Trung Quốc, trong đó có nghệ sĩ leo dây Đinh Bàng Đức, nghệ sĩtuồng Lý Nguyên Cát.

Thăng Long có Ýt nhiều dáng vẻ quốc tế của một kinh thành đô hội.2

Mét vai trò lịch sử của Thăng Long là vị trí đặc biệt của đô thị trong

cả ban lần kháng chiến chống xâm lược Mông – Nguyên Thăng Long từchối không cho Mông Cổ mượn đường đánh Chiêm Thành Thăng Long gửiquân vào giúp Chiêm Thành kháng chiến chống Nguyên Mông

Vào năm 1397, khi nhà Trần sắp mất và nhà Hồ thay thế cầm quyềnbính thiên hạ, một thử rhách đã đến với Thăng Long sau gần 400 năm tồn tạivới tư cách là một quốc đô: một đô thành mới được xây dựng gấp ở miềnTây Thanh Hoá để người sắp cướp ngôi nhà Trần là Hồ Qói Ly buộc vuaTrần dời đô - gọi là Tây Đô, còn Thăng Long đổi thành đông Đô

Triều Lê thành lập sau cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi

và vẫn sử dụng Thăng Long - Đông Đô làm quốc đô, một lần nữa lại đổi tên

đô thị thành Đông Kinh vào năm 1430 Tồn tại trong vòng 100 năm nhà Lê

đã xây dựng một chế độ quân chủ chuyên chế theo mô hình Nho giáo, cũngcho tu bổ và xây dựng lại Đông Kinh theo qui cách đế đô của một quốc giaquân chủ chuyên chế Tuy đã trở thành một đô thị và một quốc gia thịnh đạtnhưng đồng thời cũng phải chứng kiến những tệ nạn: chuyên quyền, độcđoán, tham nhũng, bè đảng tranh chấp…nhất là bước sang đầu thế kỷ XVI,triều Lê suy thì Đông Kinh là diễn trường của những cuộc ăn chơi trác táng,

là chiến trường xung đột giữa các phe phái và mục tiêu tấn công của cáccuộc khởi nghĩa nông dân Song đô thị cổ Hà Nội lúc này đã trưởng thành vàqui hoạch 36 phố phường được cố định

Triều Mạc thay thế triều Lê (1572 - 1592) sử dụng lại Đông Kinh làmquốc đô và quay trở lại tên gọi Thăng Long Tuy có nhưng khủng hoảng về2

Phan Huy Lª: Th¨ng Long - §«ng §« - §«ng Kinh- Hµ Néi thÕ kû XI-XIX Trong: Th¨ng Long-Hµ Néi, NXB ChÝnh TrÞ Quèc Gia, Hµ Néi-1995, tr.80.

5

Trang 6

Lịch sử

chính trị nhưng Thăng Long vẫn là một trung tâm kinh tế lớn của đất nướctiếp tục phát triển với nền kinh tế hàng hoá Đến cuối thế kỷ XVIII, thì mộtbiến cố lại đến, thử thách đô thị cổ Hà Nội một lần nữa, đó là sự tấn côngThăng Long nhằm xoá bỏ chính quyền chúa Trịnh, quân xâm lược nhàThanh tiến vào xâm lược Thăng Long Và triều đại Tây sơn chỉ tồn tại trongmột thời gian ngắn trên đô thị cổ Hà Nội

Vào năm 1802, nhà Nguyễn đánh bại nhà Tây Sơn và định đô ở Huế

Đô thị Thăng Long bước đầu bị hạ cấp xuống thành phủ Bắc Thành (miềnBắc Bộ) và bắt đầu bị đổi chữ Long (có nghĩa là Thịnh Vượng) và khôngđược dùng chữ Hoàng thành ở Thăng Long nữa Tất cả là để giảm tầm vóccủa đô thị Đến năm 1831 cùng với việc đổi tên Thăng Long thành Hà Nội,

đô thị này lại bị hạ cấp một lần nữa – chỉ là thủ phủ của một tỉnh

Không có điều kiện chính trị để phát triển, ở thế kỷ XIX đô thị Hà Nội

có chiều hướng nông thôn hoá một bộ phận Nhưng khu vực “thị” của đô thịvẫn được duy trì và chiều dày văn hoá vẫn được nuôi dưỡng Và đến cuốithế kỷ XIX, tình hình đô thị sa sút hơn chủ yếu do sù can thiệp và xâm lượccủa thực dân Pháp Nhưng cũng từ đây, lịch sử đô thị trở sang trang khác:thành phố trung cổ đặt dưới sự bảo hộ của chế độ thực dân, dần dần ảnhhưởng của chủ nghĩa tư bản phương Tây chuyển mình sang đô thị hoá thờicận đại

Trên cơ sở những nét khái quát nhất về lịch sử hình thành và pháttriển của đô thị cổ Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, người viết sẽ tập trungvào phân tích những đặc điểm nổi bật của đô thị Thăng Long nhằm làm rõnhững nét riêng và những nét chung của đô thị cổ Việt Nam trong một hệthống chung

6

Trang 7

Có thể yếu tố đô ra đời trước, sau đó là yếu tố thị Hình dáng vật chất

và vẻ ngoài của đô thị, qui hoạch và kiến trúc đô thị đều được phản ánh quađấy, đặc biệt là mối quan hệ biện chứng giữa hai yếu tố Êy Vấn đề đặt ra là

đô thị Thăng Long ra đời do nguyên nhân kinh tế có trước hay từ một trungtâm chính trị hành chính mà thành, có nghĩa là do nhà nước quân chủ lập ra

Năm 1010, Lý Thái Tổ đã định đô ở Đại La vì nơi đây “muôn vật cực

kỳ giàu thịnh”, tức là trước khi trở thành “đô” chỗ này đã thành “thị” rồi.

Song trong “Chiếu dời đô” đã nói rằng nơi đây là “đô” cũ của Cao Vương

(Biền), tức là đã thừa nhận tính chất chủ yếu của đô thị này vốn là một trungtâm thống trị đất nước ở thời Bắc thuộc, đúng với sự mách bảo của cácnguồn sử liệu về đô thị Tống Bình - Đại La ở nơi đây, chính là nơi đặt

“dinh”, “trấn”, “thành” của các triều đại Tuỳ, Đường vào nửa sau thiên

niên kỷ thứ I Luận về địa thế của Thăng Long và sự kiện Lý Công Uẩn dời

đô ra thành Tống Bình, Đại La cũ, nhà sử học thế kỷ XVIII, Ngô Thì Sĩ bàn:

“Đất Long Đỗ là nơi Cao Biền đóng ở đấy, núi Tản Viên chống vững một cõi, sông Phú Lương như hào trời sinh ra, ngàn dặm bằng phẳng, trăm

họ giàu có: phía Tây thông với Sơn Tây, Tuyên Hưng; phía bắc thấu đến Ninh Sóc, Kinh Bắc Miền Đông Nam thì vận chuyển bằng thuyền, miền

7

Trang 8

Lịch sử

Cần Xương thì liên lạc bằng trạm Là nơi trung tâm của nước bốn phương chầu về, núi là vạt áo che, sông là dải đai thắt, sau lưng là sông, trước mặt là biển, địa thế hùng mạnh mà hiểm, rộng mà dài, có thể làm nơi vua ở hùng tráng, ngôi báu vững bền Hình thế đất Việt thật không nơi nào được như nơi này Cho nên trước kia nhà Đinh, nhà Lê bỏ đất đó

mà ở Hoa Lư, sau đó nhà Hồ cũng bỏ đất đó mà ở An Tôn thì đời làm vua ngắn ngủi, thân bị bắt, nước bị mất là vì không được “địa lợi” đấy! Lý Thái Tổ lên ngôi, chưa vội làm việc khác mà trước tiên mưu tính việc định đô đặt đỉnh, xét về sự quyết đoán sáng suốt, mưu kế anh hùng, thực những vua tầm thường không thể theo kịp Cho nên truyền ngôi trong hơn 200 năm, đánh giặc Tống, dẹp giặc Chiêm Thành, nước mạnh, dân giàu có thể gọi là đời rất thịnh trị” 3

Sử liệu cũng chỉ ra rằng phần “đô” này đã được định đặt ở đây, trước tiên là trên cơ sở của một làng chài cá, có tên là “Rốn Rồng” (Long Đỗ), chứ

không phải là một trung tâm kinh tế phi nông nghiệp

Yếu tè thành trong đô thị cổ Thăng Long được thể hiện rất rõ càng

chứng tỏ đô thị này ra đời có nguồn gốc là nhà nước Trước hết, khu thànhĐại La bao quanh kinh thành Thăng Long, vốn đã có từ lâu đời Thời Lê,năm 1477, Lê Thánh Tông đã cho xây lại thành Đại La Năm 1587, để đềphòng quân Trịnh tấn công, Mạc Mậu Hợp đã cho xây đắp lại thành Đại La,qua tư liệu thư tịch và thực địa thu được, nay bao bọc cả Hồ Tây, các khuNgọc Hà, Liễu Giai, Giảng Võ Năm 1592, hệ thống thành luỹ này bị pháhuỷ hoàn toàn khi Trịnh Tùng tiến ra Thăng Long Từ đó cho đến năm 1749,

“Kinh thành Thăng Long không có thành luỹ tầng ngoài” Đến năm 1749,Trịnh Doanh cho đắp sửa thành mới là Đại Độ, mở 8 cửa, 16 ô (mỗi cửa 2ô) Thành Đại La lúc này đã thu hẹp lại, bỏ qua cả một phần rộng lớn là khu

Hồ Tây, và khu Thập Tam Trại ở phía Tây “Như vậy, trong nửa sau của

3 §¹i ViÖt Sö Ký tiÒn biªn, NBX Khoa Häc X· Héi Hµ Néi – 1994, tr.70 1994, tr.194.

8

Trang 9

thế kỷ XVIII, toàn bộ kinh thành Thăng Long đã được bao bọc bởi một hệ thống thành luỹ (Đại Độ hay Đại La) khép kín, được thông với bên ngoài bằng 16 cửa ô” 4

Quần thể kiến trúc lớn trong thành được chia làm hai khu: Hoàng thành

và Phủ Chúa Giáo sĩ Marini đến Kẻ Chợ năm 1666, đã miêu tả đoạn HoàngThành thời Lê - Trịnh như sau: “Nếu ta đi từ Kẻ Chợ và triều tức là Cungđiện của Nhà Vua, thì chúng ta sẽ trông thấy không những một toà cung điện

mà là cả một thành phố rất đẹp và rất rộng… Mặc dù các cung điện nhà Vuachỉ làm bằng gỗ, người ta đã trông thấy ở đấy những đồ trang trí bằng vàng

và những đồ thêu, những tấm chiếu dệt rất mịn, trang trí các mầu sắc khácnhau, cũng như hàng bao tấm thảm đẹp, tất cả mọi thứ đều không thể sosánh được Người ta còn trông thấy những cửa vòm bằng đá và những bứctường thành dầy đến lạ lùng nơi cung vua ở Cung điện đó được xây dựngtrên một rừng cột to lớn và chắc chắn, chỉ cao khoảng một tầng gác, có mộtcầu thang bắc lên đó Những rui kèo ở đây đẹp hơn tất cả mọi kiến trúc khác.Các phòng thật rộng rãi, hành lang có mái che với những sân lớn rộng baola…”5

Trọng tâm của kinh đô sau đó đã chính thức dịch chuyển ra phía ngoàikhu thành này, đó là quần thể phủ Chúa Trịnh Phủ Chúa Trịnh là một dãylâu đài nguy nga, đồ sộ, bên trong còn được bố trí rất nhiều cảnh sắc thiênnhiên để tô điểm Samuel Baron đã mô tả về phủ chúa Trịnh mà ông gọi là

“Phủ tướng quân” là một công trình kiến trúc lớn ở kinh thành “Phủ tướngquân đặt tại Kẻ Chợ, gần như là ở giữa thành phố: nó rất là rộng và xâytường xung quanh; trong đó có đầy những ngôi nhà nhỏ, thấp và không đượcxây bằng gạch vốn thuận tiện cho binh lính ở; ở trong đó có hai gác cao hầunhư lộ thiên Những cái cổng rộng và trang nghiêm, tất cả đều làm bằng sắt,

4 NguyÔn Thõa Hû, s®d, tr 25

5 DÉn theo NguyÔn Thõa Hû, s®d, tr 33-34

9

Trang 10

Lịch sử

dường như đây mới chính là phần vĩ đại nhất của khu cung điện Nơi ở củaông ta và những người vợ của ông ta cũng rất uy nghi và tốn kém ngang vớinhững toà lâu đài, bốn phía đều được trạm trổ, mạ vàng và sơn mài ở cánhđồng đầu tiên của cung điện là những cái chuồng cho những con voi to nhất

và những con ngưạ tốt nhất của ông ta; phần đằng sau là nhiều công viên,những khu rừng nhỏ, những con đường bách bộ, chỗ ở, ao cá, và tất cảnhững gì có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu khiển hay những lúc nghỉ ngơi,giải trí của ông ta, bởi ông ta hiếm khi thoả mãn”(6) Cũng giống nh lâu đàicủa nhà vua, “ở đằng trước phủ Chúa (Choua) có một thao đường rộng, mộtsân hình vuông để cho binh lính sắp hàng Một phía là chỗ các quan ngồixem binh lính tập, còn phía bên kia là một cái nhà chứa đồ mà trong đó cóxếp xung quanh những khẩu đại bác và súng hạng nặng”(7)

Nh vậy là vai trò của nhà nước được thể hiện rất rõ trong việc xây dựng

và hình thành khu đô thị cổ Thăng Long Vói chính sách mở rộng thành đôcủa nhà nước phong kiến, Thăng Long đã trở thành một trung tâm hấp dẫn

và kích thích đối với các địa phương xung quanh, khơi lên một luồng chuyểndịch hanhg hoá và đưa đến sự hưng khởi của thành thị

2 Hoạt động kinh tế

Phương diện chủ yếu của đời sống đô thị là những hoạt động kinh tế

mà nền tảng cốt lõi là kinh tế công thương và dịch vụ Tuy nhiên trong suốthàng nghìn năm tồn tại của mình đô thị cổ Thăng Long còn có một đặc trưngchủ yếu nữa là vị trí quốc đô của nó Vai trò quốc đô này vừa qui địnhnhững hoạt động đô thị chỉ riêng ở Thăng Long cổ mới có, về các phươngdiện chính trị văn hoá vừa ảnh hưởng ngay đến cả tính chất của hoạt độngkinh tế đô thị

6

S Baron, S®d, tr 692.

7 William Dampier, Du hµnh vµ kh¸m ph¸, S®d, tr 52.

10

Trang 11

Từ khi định đụ ở thế kỷ XI cho đến ngay cả khi quốc đụ đó rời về Huếhồi thế kỷ XIX Thăng Long cổ vẫn là một đụ thị tập trung những hoạt độngtriều chớnh cung đỡnh Và sinh hoạt hàng nghỡn năm của Thăng Long đó tạo

ra một đường hướng, một mụ hỡnh vận động theo kiến thức và tổ chức củamột đụ thi kết hợp chợ – bến – phố- phường mà hạt nhõn là những khu chợ

Ngay từ khi mới định đụ, hoạt động chợ bỳa ở Hà Nội cổ đó in dấu

vào sử sỏch: “mở chợ Tõy Nhai với hành lang dài”8, “Mở phố chợ về cửa

đụng, hàng quõn chen chỳc đến bờn đến Bạch Mó rất là huyờn nỏo”9 Sứgiả nhà Nguyờn khi đến Thăng Long cuối thế kỷ XIII , đó ghi chộp về một

mạng lưới chợ, họp định kỡ “hàng hoỏ phong phỳ cú dựng lều quỏn” Đến thế kỷ XV thỡ cố đạo Ferreira đó tổng kết: “Kẻ Chợ cú rất nhiều chợ đẹp”.

Những phiờn chợ này thu hỳt một số lượng lớn dõn xung quanh kinh thànhđến trao đổi buụn bỏn tại đõy với rất nhiều loại hàng hoỏ tạo một số lượng

người đụng “khụng thể tưởng tượng nổi; vài đường phố dự rất rộng rói

mà cũng trở nờn chật cứng đến nỗi một người cú thể tỡm thấy nhiều việc

để làm nếu anh ta đi xuyờn qua một đỏm đụng khoảng 100 bước trong vũng nửa tiếng đồng hồ” (10)

Từ thời Lý-Trần, với sức mạnh của một quốc gia đang lờn, ThăngLong - Đại Việt đó phỏt triển lờn một tầm cao mới, dự nhập mạnh mẽ vào hệthống thương mại, buụn bỏn chung của khu vực Đụng Nam Á-hệ thốngthương mại biển Đụng Với lợi thế giao thụng đường thuỷ, đú là con sụngCỏi – sụng Hồng, kinh thành là trung tõm buụn bỏn lớn, thu hỳt nhiều thuyền

hàng ra vào tập nập Theo Richard, số lượng thuyền “khổng lồ” đến nỗi mà

mỗi chiếc chỉ cần trả hai xu rưỡi phớ đỗ thuyền thụi mà cũng cú thể thành

một khoản thu nhập lớn Cỏc loại thuyền đậu san sỏt đến nỗi “rất khú cú thể

tiến vào gần được bờ sụng; những con sụng ở nước chỳng tụi và hầu hết

8 Đại Việt sử lợc, biên niên sử năm 1039.

9 Việt điên u linh tập, chuyện đời của vua Lí Thánh Tông.

10 S Baron, Sđd, tr 659.

11

Trang 12

Lịch sử

những cảng buôn bán, thậm chí Venice, với tất cả thuyền dài (11) và thuyềnnhỏ, cũng không thể nào bằng được sự nhộn nhịp và đông đúc trên sông ở

Kẻ Chợ, mặc dù đó chỉ là số người cần thiết ở lại để quản lý thuyền và bảo

vệ hàng hoá còn lại của họ: tất cả các lái buôn đều có nhà riêng của họ ởnhững làng xung quanh, không ai trong số họ sống trên những chiếcthuyền”

Tuy đông đúc nh vậy nhưng những hoạt động buôn bán của người dân

ở đây lại rất quy củ mà Richard gọi là “một trật tự hoàn hảo” Mỗi loại hàng hoá khác nhau “được sắp đặt vào một phố nhất định, và những phố

này một lần nữa cũng nhận hàng bởi một, hai hay nhiều làng khác nhau; những người dân tại những làng này mới có đặc quyền mở cửa hiệu ở đây, cũng phần nhiều giống với một số công ty hay nghiệp đoàn ở những thành phố châu Âu” (12) Hoạt động buôn bán của Kẻ Chợ được chia ra thành

những phường mà cụ thể là có khoảng 36 phường “Nhiều trong sè 36

phường này (đơn vị hành chính) của Thăng Long được đặt dưới cái tên của những sản phẩm thủ công được làm ra ở đây Mỗi phường này nắm giữ một phố nhất định với những cửa hàng được dành bán loại sản phẩm của họ”(13) Những thương nhân ở đây cũng thành lập những Hội buôn bán.

Những hội này đều có người đứng đầu, thu hút nhiều nhóm người khác

nhau, có lực lượng bảo vệ và luật lệ riêng “Quy mô buôn bán rất lớn dưới

hình thức chủ yếu là qua những người rao hàng và những con thuyền trên con sông rộng chảy qua thành phố này” (14)

Trong “thời kỳ thương mại”, hoạt động buôn bán của Kẻ Chợ không

chỉ bó hẹp trong nước mà còn được mở rộng giao lưu quốc tế Nhữngthương điếm Hà Lan, Anh đã lần lượt được thành lập ở đây điều khiển mọi

11 Lo¹i thuyÒn cong vµ dµi thêng ®i h¬n 50 ngêi ë thµnh phè Venice.

Trang 13

hoạt động buôn bán của cả vùng Theo những ghi chép của người Hà Lan,Anh, Kẻ Chợ là một trung tâm buôn bán lớn trong hệ thống các thành phốthương mại quốc tế dọc tuyến sông Đàng Ngoài, trong đó, Thăng Long/KẻChợ, Phố Hiến – Domea là những địa danh được nhắc đến nhiều hơn cả.

Theo William Dampier, “nhưng công việc kinh doanh ở vương quốc này

làm ở Cacho (Kẻ Chợ), là thành phố chính Vì vậy cho nên các công ty Đông Ên của người Anh và người Hà Lan đặt tại đây những uỷ viên thường trực Thành phố này còn ngược xa hơn nữa trên con sông, nằm cách chỗ chúng tôi thả neo (Domea) chừng độ tám chục dặm (mile)” (15)

Với sù nhộn nhịp buôn bán đó, ở Kẻ Chợ tập trung nhiều mặt hàngphong phú Hơn thế, theo ghi chép của những người Âu, đây là một vùng đất

rất trù phú: “Tỉnh Cachao (Kẻ Chợ), ngay trung tâm vương quốc, nằm

giữa các tỉnh Miền Đông, Miền Tây, Miền Bắc và Miền Nam Đây là một vùng rất đẹp và rất tốt Đất đai màu vàng hay mầu xám và có khá nhiều gỗ… Hai mặt hàng chính của nền thương mại, tức là sơn sống và tơ tằm,

có ở đây rất nhiều Người ta cũng đưa đến đây Ýt gạo Nhưng có thể nói rằng không tỉnh nào trong các tỉnh này thiếu những thứ Êy, tuy rằng tỉnh

nọ không có đầy đủ bằng tỉnh kia, do tính chất đất đai khác nhau” (16)

Trong Dư địa chí của Nguyễn Trãi còn nhắc nhiều tới gốm sứ BátTràng Vào thế kỷ XVI, các lái buôn thường đến Thăng Long mua đồ gốm

sứ mang đi bán ở một số nước khác trong vùng Đông Nam Á

Đến thế kỷ XVIII, nghề khảm xà cừ khá phát triển ở Thăng Long Lê

Quý Đôn trong “Phủ biên tạp lục” cho rằng: Nghề khảm xà cừ từ rất lâu

trước đây đã vừa lan đến những miền xa xôi nhất của đất nước, tận nhữngvùng thuộc Chiêm Thành và Cao Miên, lại vừa hội tụ trong 36 phố phường

15

William Dampier, Mét chuyÕn du hµnh s¸ng B¾c Kú vµo n¨m 1688, S®d, tr 11.

16 William Dampier, Mét chuyÕn du hµnh sang B¾c Kú vµo n¨m 1688, S®d, tr 16, 17.

13

Trang 14

Lịch sử

của đất đế đô, đã khẳng định hùng hồn sự phát triển của nó cả về chiều rộnglãnh thổ, cả về số lượng và chất lượng

3 Về mặt quản lí xã hội đô thị Thăng Long

3.1 Bộ máy hành chính Thăng Long:

Thời Lý, quản lý đô thị Hà Nội là Ty Bình Bạc tồn tại như một chính

quyền địa phương đặc biệt, trực thuộc triều đình trung ương Đời Trần, năm

1265 đổi Ty Bình Bạc làm Kinh sư An phủ sứ, năm 1311 đổi làm kinh sư

đại doãn, năm 1394 lại đổi trung đo doãn Đô thi cổ Hà Nội lúc này được

coi như tương đương với một phủ, một lộ nhưng do vị trí đặc biệt của nó nênngười đứng đầu chính quyền đô thị được tuyển chọn rất ngặt nghèo Theoqui định năm 1265, người này phải trải qua chức An phủ sứ các lộ, đủ lệkhảo duyệt thì về làm An phủ sứ thiên trường sau đó mới được khảo duyệt

để làm kinh sư An phủ sứ

Đến đời Lê, năm 1466 đô thị Hà Nội chính thức đặt thành một phủ

mang tên là phủ Trang đô Đơn vị hành chính cấp trung gian ở đô thị cũng là

huyện nh các vùng nông thôn.

Thiết chế đô thị kiểu này còn tồn tại ở Hà Nội cổ cho đến thế kỷ XIX

mới bị xáo trộn và hạ cấp Từ năm 1831, triều Nguyễn thành lập tỉnh Hà

Nội17 và đô thị Hà Nội cổ đóng vai tỉnh thành cảu tỉnh này, Nhưng đứng đàutỉnh lại là chức Tổng Đốc Hà Ninh, cai quản cả hai tỉnh Hà Nội và NinhBình

Trên phương diện chính quyền trung ương, sự dịch chuyển quyền lựccủa các tập đoàn phong kiến là nét nổi bật của thế kỷ XVI Phải đến thế kỷ

XVII, tức là khi cơ chế “lưỡng đầu” được thiết lập, sự ổn định về cơ bản

của kết cấu quyền lực mới được đảm bảo GS TSKH Vò Minh Giang có

đưa ra mô hình hoá thể chế “lưỡng đầu” này như sau:

17 Gåm kinh thµnh Th¨ng Long cò vµ huyÖn Tõ Liªm, phñ øng Hoµ, phñ Lý Nh©n.

14

Trang 15

Cương tự tiện đặt ra Lục phiờn; đến thỏng giờng năm 1724, Trịnh Cương

tạm quyền thay nhà vua cử hành lễ tế nam giao…

Về cơ cấu tổ chức của bộ mỏy hành chớnh của Kinh thành gồm cú 1

phủ Phụng Thiờn, 2 huyện Thọ Xương (do Vĩnh Xương đổi ra) và QuảngĐức Đứng đầu phủ Phụng Thiờn là chức Phủ doón, cũn chức Thiếu doóntrước đõy thay bằng chức Đề lĩnh Chức vụ và quyền hạn của hai viờn quannày được quy định khỏ rừ ràng

Theo Dư Địa chớ và Hoàng Việt địa dư, thỡ mỗi huyện đều cú 18

phường, tổng cộng là 36 phường Tuy nhiờn, cho đến nay chúng ta vẫn chưathể cú đủ con số thống kờ danh sỏch của 36 phường trờn Dựa vào kết quảnghiờn cứu của tỏc giả Nguyễn Thừa Hỷ, chỳng ta cú:

+ Huyện Thọ Xương:

Triều Đình Lục Bộ: Binh; Hình;

Công; Lại; Lễ; Hộ

Phủ Liêu Lục Phiên: Binh; Hình;

Công; Lại; Lễ; Hộ

Chính quyền

địa ph ơng các cấp

15

Trang 16

Lịch sử

- Các phường ở phía đông Hoàng Thành (giữa Hoàng Thành và

Sông Hồng): Đồng Xuân, Đông Hà, Hà Khẩu, Đông Các, DiênHưng, Thái Cực, Cổ Vũ, Kim Cổ, Báo Thiên

- Các phường phía nam Hoàng Thành: Vĩnh Xương, Bích Câu, Xã

Đàn, Kim Hoa, Phúc Lâm, Phục Cổ, Hồng Mai, Yên Xá

Cộng 17 phường

+ Huyện Quảng Đức:

- Các phường phía đông Hồ Tây: Nhật Chiêu, Quảng Bá Tây Hồ,

Nghi Tàm, Yên Hoa, Thạch Khối (Dư Địa Chí chép: Hà Tân),Hoè Nhai

- Các phường phía tây Hồ Tây: Trích Sài, Bái Ân, Yên Thái,

Võng Thị, Hồ Khẩu, Thuỵ Chương

- Các phường phía tây nam Hoàng Thành: Thịnh Hào, Công Bộ,

Quan Trạm, Thịnh Quang

Cộng 17 phường.

Tháng 2 năm Dương Đức 3 (1674), chiếu lệnh của vua quy định chức

vụ của quan Phủ doãn là “Cốt giữ gìn trật tự; nếu thấy nhân viên trong các

nhà quyền thế, kiêu dông ngang ngược, không theo pháp chế, thì được phép đàn hặc việc bậy ra để nhà chức trách trừng trị Còn sự tra xét các

từ tụng, phải theo đóng thứ bậc lệ luật mà thừa hành Viên nào làm việc xứng chức sẽ được thăng thưởng; nếu làm việc trái phép sẽ tuỳ việc nặng nhẹ mà luận tội”18 Lịch triều hiến chương loại chí ghi: quan Phủ doãn có

chức trách “đàn áp những kẻ quyền quý cường hào, xét hỏi những vụ

kiện do huyện quan xử mà kêu lại ở bản hạt, cùng là khảo xét thành tích của quan lại, khảo luận sĩ tử trong kỳ thi hương và các việc khác”19 Năm

1718, chúa Trịnh lại quy định trách nhiệm “về cách tạp tụng nh hộ, việc giá

18 Lª triÒu chiÕu lÞnh thiÖn chÝnh, §¹i häc viÖn Sµi Gßn, 1961, Q.1, L¹i thuéc, tr 39

19 Phan Huy Chó, LÞch triÒu hiÕn ch¬ng lo¹i chÝ, tËp II, Nxb KHXH, H.1992, tr 42

16

Ngày đăng: 19/04/2015, 10:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Anthony Reid, Đông Nam Á trong thời kỳ thương mại 1450 - 1680 (Southest Asia in the Age of Commerce 1450 - 1680), tập 1, Nxb. Yale University, USA. 1988 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đông Nam Á trong thời kỳ thương mại 1450 - 1680
Nhà XB: Nxb. YaleUniversity
2. Alexandre de Rhodes, Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài, (bản dịch của Hồng Nhuệ), Tủ sách Đại Kết, Uỷ ban Đoàn kết Công giáo Thành phố Hồ Chí Minh, 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài
3. William Dampier, Một chuyến du hành sang Bắc Kỳ vào năm 1688, Tư liệu bản dịch Khoa Lịch sử, Trường ĐHKHXH&NV Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một chuyến du hành sang Bắc Kỳ vào năm 1688
4. William Dampier, Một chuyến du hành sang Bắc Kỳ vào năm 1688, Tư liệu bản dịch Khoa Lịch sử, Trường ĐHKHXH&NV Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một chuyến du hành sang Bắc Kỳ vào năm 1688
5. Nguyễn Thừa Hỷ, Thăng Long - Hà Nội thế kỷ XVII - XVIII - XIX, Nxb. Hội Sử học Việt Nam, HN 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thăng Long - Hà Nội thế kỷ XVII - XVIII - XIX
Nhà XB: Nxb. Hội Sử học Việt Nam
6. Phan Huy Lê: Thăng Long - Đông Đô - Đông Kinh- Hà Nội thế kỷ XI- XIX. Trong: Thăng Long-Hà Nội, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội- 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thăng Long - Đông Đô - Đông Kinh- Hà Nội thế kỷ XI-XIX
Nhà XB: NXB Chính Trị Quốc Gia
7. Trần Quốc Vượng, Tìm hiểu di sản văn hoá dân gian Hà Nội, NXB Hà Nội – 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu di sản văn hoá dân gian Hà Nội
Nhà XB: NXB HàNội – 1994
8. Trần Quốc Vượng, Hà Nội-Như tôi hiểu, NXB Tôn Giáo, Hà Nội-2005 9. Đô thị cổ Việt Nam, Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam, Viện sử học, HàNội, 1989 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hà Nội-Như tôi hiểu
Nhà XB: NXB Tôn Giáo
10. Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, Địa chí văn hoá dân gian, Sở văn hoá và thông tin Hà Nội, 1991 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w