1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận đề tài kinh tế xanh trung quốc

60 1,7K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 1,35 MB

Nội dung

Các mô hình kinh tế truyền thống và mô hình tiêu thụ nguyên liệu cho đến nay là không bền vững, không chỉ đối mặt với suy thoái môi trường toàn cầu nghiêm trọng mà còn nảy sinh nhiều vấn

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT i

DANH MỤC HÌNH ii

DANH MỤC BẢNG iii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ NỀN VỀ KINH TẾ XANH 5

1.1 Khái quát về kinh tế xanh 5

1.1.1 Khái niệm kinh tế xanh 5

1.1.2 Các khái niệm liên quan 6

1.1.3 Các chỉ số đo lường nền kinh tế xanh……… ……… 7

1.1.4 Vai trò của phát triển kinh tế xanh 8

1.2 Các nhân tố thúc đẩy các nước chuyển dịch sang nền kinh tế xanh 9

1.3 Những xu thế đặc thù của quá trình chuyển dịch sang nền kinh tế xanh 10

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH Ở TRUNG QUỐC 12

2.1 Khái quát quá trình hướng tới nền kinh tế xanh ở Trung Quốc 12

2.1.1 Tình hình phát triển của Trung Quốc hiện nay 12

2.1.2 Quá trình phát triển nền kinh tế xanh của Trung Quốc 17

2.2 Thực tiễn phát triển kinh tế xanh ở Trung Quốc……… 22

2.2.1 Phát triển và tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo … 22

2.2.3 Phát triển các ngành công nghệ tiên tiến……… ……….……….30

2.2.4 Hành động ứng phó với biến đổi khí hậu 32

2.2.2 Phát triển hệ thống giao thông xanh… 38

2.2.5 Thành lập các đặc khu kinh tế “xanh” ,,, 42

CHƯƠNG 3 TRIỂN VỌNG CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH Ở TRUNG QUỐC TRONG VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM ………… …… 44

3.1 Cơ hội và thách thức cho phát triển xanh ở Trung Quốc… 44

3.1.1 Cơ hội… 44

Trang 3

3.1.2 Thách thức……… ……… ……… 45

3.1.2 Giải pháp cho phát triển kinh tế xanh ở Trung Quốc……… … ………46

3.2 Bài học phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam từ Trung Quốc …… ……… …48

KẾT LUẬN 51

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 52

Trang 4

i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Nguyên nghĩa tiếng Anh Nguyên nghĩa tiếng Việt

2 CDM Clean Development

Mechanism

Cơ chế phát triển sạch

3 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài

4 EAS East Asia Summit

Hội nghị thượng đỉnh Đông Á

6 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội

7 GHGs Green House Gas Khí nhà kính

8 HSR Hochschule lông Technik

10 OECD The Organisation for

Economic Co-operation and Development

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

11 R&D Research & evelopment Nghiên cứu và phát triển

12 RPS Renewable Energy Standard Tiêu chuẩn năng lượng tái tạo

13 SEZ Special Economic Zone Đặc khu kinh tế

Trang 5

ii

14 UNCESCAP The United Nations

Economic and Social Commission for Asia and the Pacific

Ủy ban Liên hợp quốc về kinh tế

và xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương

15 UNFCCC United Nations Framework

Convention on Climate Change

Công ước khung về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc

16 UNEP United Nations Environment

Programme

Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc

18 WCED World Commission on

Enviroment and Development

Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển

Trang 6

Biểu đồ biểu thị các thành phố có chỉ số AQI cao nhất trên thế giới

3 Hình 2.4 Công suất lắp đặt pin mặt trời của một số nước 24

4 Hình 2.5 Top 10 quốc gia có tổng công suất lắp đặt tuabin gió

lớn nhất thế giới

26

5 Hình 2.6

Dung tích sinh khối được lắp đặt, 2006-2020 28

6 Hình 2.7 Tăng sản xuất khí sinh học ở Trung Quốc ,

2008-2010

30

Trang 7

iv

DANH MỤC BẢNG

1 Bảng 2.1 Tóm tắt các chỉ tiêu môi trường trong kế hoạch 5 năm

lần thứ 11, 12

21

2 Bảng 2.2 Thay đổi giá bán dự kiến ( RMB ) để lắp đặt nhà máy

điện mặt trời ở Trung Quốc từ 2010-2012

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Theo Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) thì Kinh tế Xanh là nền kinh tế vừa mang lại hạnh phúc cho con người, công bằng cho xã hội, vừa giảm thiểu đáng kể các rủi ro, tai biến về môi trường và khủng hoảng sinh thái Đây được xem là

mô hình mới, góp phần giải quyết những thách thức mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên

Trong ba thập kỷ qua, Trung Quốc đã thực hiện chính sách công nghiệp hóa, đô thị hóa, mở rộng vai trò và tầm quan trọng của mình trong nền kinh tế toàn cầu Phát triển nhanh chóng đã đưa Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới Tuy nhiên, bên cạnh đó, Trung Quốc cũng là nước phát là lượng khí thải Carbon lớn nhất trong thời gian ngắn này Tăng dân số và phát triển kinh tế của Trung Quốc đang gây sức ép rất lớn về nhu cầu và nguồn cung cấp năng lượng và nước Và như một hệ quả đối với môi trường, báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới về Trung Quốc, được xuất bản vào năm 2012, ước tính mức độ suy thoái môi trường và cạn kiệt tài nguyên của Trung Quốc là khoảng 9% tổng thu nhập quốc gia (số đo tương tự như tổng sản phẩm trong nước) Khoảng năm 2007, Trung Quốc đã trở thành nước đóng góp lượng carbon lớn nhất trong các quốc gia trên thế giới Điều này đã đẩy Trung Quốc vào ánh đèn sân khấu toàn cầu, đặc biệt là tại các cuộc đàm phán biến đổi khí hậu hàng năm của Liên Hợp Quốc

Các mô hình kinh tế truyền thống và mô hình tiêu thụ nguyên liệu cho đến nay là không bền vững, không chỉ đối mặt với suy thoái môi trường toàn cầu nghiêm trọng mà còn nảy sinh nhiều vấn đề , như bất bình đẳng xã hội gia tăng, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên…Một cuộc chuyển đổi trên toàn thế giới là rất cần thiết để giải quyết các vấn đề môi trường trong bối cảnh sự gia tăng của dân số , cũng như bất bình đẳng xã hội rộng lớn Chính vì thế, Chính phủ Trung Quốc đã và đang thực hiện Chiến lược phát triển mới: phát triển kinh tế xanh nhằm hướng tới duy trì nền kinh tế tăng trưởng ổn định và bền vững, đề cao chất lượng tăng trưởng Chiến lược phát triển mới của Trung Quốc chuyển từ phương thức phát triển kinh tế tiêu hao nhiều tài nguyên sang phương thức phát triển kinh tế tiết kiệm tài nguyên

Trang 9

2 Tình hình nghiên cứu

- PGS.TS Kim Ngọc (2011), Phát triển Kinh tế xanh ở Trung Quốc và hàm ý chính

sách cho Việt nam, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam

Bài nghiên cứu đã phân tích khá chi tiết về các chính sách phát triển kinh tế xanh ở Trung Quốc bao gồm phát triển năng lượng tái tao, phát triển các ngành công ngệ tiên tiến, chính sách và hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, thành lập đặc khu kinh tế xanh Từ đó đưa ra các giải pháp cho việc phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam

- Tổng cục môi trường, trung tâm đào tạo và truyền thông môi trường (2012), Sổ

tay hành trang kinh tế xanh, Hà Nội

Quyển sổ tay đã đưa ra một cái nhìn khái quát về khái niệm của kinh tế xanh, vai trò của kinh tế xanh đối với các vấn đề toàn cầu và chỉ ra một số thành công của các nước khi áp dụng mô hình kinh tế xanh, trong đó có phát triển năng lượng tái tạo của Trung Quốc

- Achim Steiner (2013) , China’ Green Long March, UNEP

Bài viết đã nghiên cứu tương đối đầy đủ về việc phát triển năng lượng tái tạo của Trung Quốc trên các lĩnh vực năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh học, công nghiệp môi trường và ngành xi măng

- Christine Loh (2012), The Green economy: Pushes and pulls on corporate

China, ACCA

Bài viết nêu chi tiết về các kế hoạch 5 năm lần thứ 11, 12 tại Trung Quốc trong lĩnh vực tăng trưởng xanh, đồng thời phân tích chi tiết về môi trường của Trung Quốc hiện nay

- Pan, J., Ma, H., & Zhang, Y (2011), Green economy and green jobs in China:

Current status and potentials for 2020, Worldwatch Institute

Bài viết đã chỉ ra về tình hình kinh tế xanh và việc làm xanh của Trung Quốc hiện nay

và dự báo cho năm 2020 Bài phân tích đưa ra được các con số cụ thể về quá trình thực hiện nền kinh tế xanh ở Trung Quốc từ năm 2006 – 2010 Đặc biệt trong việc phát triển các năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng gió Từ đó cho thấy số lượng việc làm mà các ngành này tạo ra tại Trung Quốc là rất lớn và sẽ tiếp tục tăng lên

Trang 10

3 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

 Mục tiêu nghiên cứu :

Tổng hợp và phân tích những thông tin tổng quan về kinh tế xanh, thực trạng kinh

tế xanh Trung Quốc, những cơ hội, thách thức và giải pháp phát triển nền kinh tế xanh Trung Quốc

 Câu hỏi nghiên cứu :

- Kinh tế xanh là gì, vai trò và các nhân tố thúc đẩy các nước chuyển dịch sang nền kinh tế xanh?

- Thực trạng phát triển kinh tế xanh ở Trung Quốc như thế nào?

- Cơ hội và thách thức của việc phát triển kinh tế xanh ở Trung Quốc hiện nay? Giải pháp cho việc phát triển kinh tế xanh ở Trung Quốc trong bối cảnh hiện nay là gì?

4 Phương pháp nghiên cứu

- Đọc tài liệu, tư duy logic, kế thừa những lý luận và con số điều tra của các nghiên cứu trước đây

- Mô tả: Phương pháp này giúp miêu tả cụ thể và chi tiết quá trình xây dựng nền Kinh tế xanh của Trung Quốc

- Phân tích, tổng hợp, đánh giá: phân tích những dữ kiện quan trọng, tổng hợp các kết quả để từ đó phân tích đầy đủ về bài nghiên cứu

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu : Nền kinh tế xanh Trung Quốc

- Phạm vi nghiên cứu : Trung Quốc

6 Đóng góp của đề tài

Đề tài chỉ ra cài nhìn tổng quan về nền Kinh tế xanh bao gồm khái niệm, đặc điểm, vai trò của nền kinh tế xanh, những nhân tố thúc đẩy việc các nước chuyển dịch sang nền kinh tế xanh Quá trình phát triển kinh tế xanh ở Trung Quốc qua các thời kì đặc biệt là kế hoạch năm năm lần thứ 11 ( 2006 – 2011) và kế hoạch năm năm lần thứ

12 ( 2011 – 2015) Những chiến lược của Trung Quốc trong phát triển năng lượng tái tạo, phát triển khoa học công nghệ, ứng phó với biến đổi khí hậu và thành lập đặc khu

Trang 11

kinh tế Từ đó nghiên cứu chỉ ra được những cơ hội và thách thức của Trung quốc và đưa ra những giải pháp của Trung quốc trong bối cảnh kinh tế Đông Á trong thời đại hiện nay, đồng thời đưa ra một số chính sách kiến nghị cho Việt Nam

7 Kết cấu

Bài nghiên cứu gồm 3 chương:

Chương 1 : Những lý luận chung về nền kinh tế xanh

Chương 2 : Thực trạng phát triển kinh tế xanh ở Trung Quốc

Chương 3 : Giải pháp trong phát triển kinh tế xanh ở Trung Quốc và bài học cho Việt Nam

Trang 12

CHƯƠNG 1 NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ XANH

1.1 Khái quát về kinh tế xanh

1.1.1 Khái niệm kinh tế xanh

Kinh tế xanh/tăng trưởng xanh không chỉ là sự lồng ghép vấn đề môi trường trong phát triển kinh tế, mà nó đã được hiểu sâu rộng hơn, đề cập đến cả phát triển cân bằng, hài hòa giữa các mục tiêu Ngày nay nó đã được coi là một mô hình phát triển mới, được nhiều nước ủng hộ và hướng theo

- Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD)

“Tăng trưởng xanh là thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo các nguồn tài sản tự nhiên tiếp tục cung cấp các tài nguyên và dịch vụ môi trường thiết yếu cho cuộc sống của chúng ta Để thực hiện điều này, tăng trưởng xanh phải là nhân tố xúc tác trong việc đầu tư và đổi mới, là cơ sở cho sự tăng trưởng bền vững và tăng cường tạo ra các cơ hội kinh tế mới’’

Trong nền kinh tế xanh, sự tăng trưởng kinh tế phải gắn với giảm phát thải carbon, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng và tài nguyên, ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái

- Theo chương trình môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP)

“Kinh tế xanh là nền kinh tế nâng cao đời sống của con người và cải thiện công bằng xã hội, đồng thời giảm đáng kể những rủi ro môi trường và những thiếu hụt sinh thái Nói một cách đơn giản thì nền kinh tế xanh có mức phát thải thấp, sử dụng hiệu quả tài nguyên và hướng tới công bằng xã hội”

- Theo Ủy ban Liên hợp quốc về kinh tế và xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương (UNESCAP)

Từ năm 2005, UNESCAP đã tổ chức Diễn đàn đối thoại chính sách: "Hướng tới tăng trưởng xanh ở châu Á - Thái Bình Dương" Theo đó, tăng trưởng xanh là cách tiếp cận để đạt được tăng trưởng kinh tế, với mục đích giảm nghèo, đảm bảo sự

Trang 13

bền vững về đẩy hiệu quả về sinh thái; tăng trưởng xanh khác với tăng trưởng truyền thống là không lấy phương châm "phát triển trước, bảo vệ môi trường sau",

mà lấy việc phòng ngừa, lồng ghép bảo vệ môi trường, giảm phát thải cácbon trong sản xuất, kinh doanh làm động lực để tăng trưởng

 Các khái niệm của các tổ chức khác nhau có cách diễn đạt khác nhau nhưng chúng đều quy tụ 3 điểm chính :

1 Kinh tế xanh là nền kinh tế thân thiện với môi trường, giảm phát thải khí nhà kính

để giảm thiểu biến đổi khí hậu

2 Kinh tế xanh là nền kinh tế tăng trưởng theo chiều sâu, hao tổn ít nhiên liệu, tăng cường các ngành công nghiệp sinh thái, đổi mới công nghệ

3 Kinh tế xanh là nền kinh tế tăng trưởng bền vững, xóa đói giảm nghèo và phát triển công bằng

Như vậy, có thể hiểu nền kinh tế xanh là một nền kinh tế sạch, phát triển theo chiều sâu và gắn với phát triển bền vững trong đó con người là trung tâm và giữ vai trò chủ đạo

1.1.2 Các khái niệm liên quan

- Kinh tế nâu( Brown economy)

Là nền kinh tế dựa trên các nguồn năng lượng hóa thạch, đã bộc lộ phát thải khí nhà kính, khủng hoảng biến đổi khí hậu, không bảo đảm an ninh năng lượng dẫn đến chiến tranh và xung đột, không bảo đảm an ninh lương thực…

Hiện nay trên thế giới còn tới 40% dân số thế giới dùng nguồn năng lượng hóa thạch để nấu ăn; đây là nguồn năng lượng xả ra nhiều khí nhà kính - nguyên nhân gây biến đổi khí hậu, đẩy con người vào nguy cơ thiếu lương thực Mặt khác, nền

“kinh tế nâu” thúc đẩy khai thác các nguồn năng lượng hóa thạch một cách mạnh

mẽ, đồng thời xả ra môi trường một lượng khí nhà kính cực lớn; còn tới 20% số người dân trên trái đất (1,3 tỷ người) hiện chưa được dùng điện, trong khi nguồn

năng lượng hoá thạch của trái đất đang cạn kiệt

Trang 14

- Kinh tế môi trường

Xét về mặt học thuật, “Nền kinh tế xanh” là sự nâng cấp của “Kinh tế môi trường”, trong kinh tế môi trường về bản chất đó là “Nghiên cứu mối quan hệ tương tác, phụ thuộc và quy định lẫn nhau giữa kinh tế và môi trường (hệ thống hỗ trợ cuộc sống của trái đất) nhằm bảo đảm một sự phát triển ổn định, hiệu quả, liên tục và bền vững trên cơ sở bảo vệ môi trường và lấy con người làm trung tâm”, kinh tế xanh nhấn mạnh hơn đầu tư cho phát triển chú trọng tới giảm thiểu ô nhiễm, nhất là giảm phát thải cacbon và duy trì, phát triển nguồn vốn của tự nhiên, mang lại quyền hưởng lợi của mọi người do đầu tư đó mang lại

- Kinh tế sinh thái(Ecological Economy)

Nền kinh tế sinh thái là nền kinh tế được xây dựng, vận hành, phát triển dựa trên

cơ cấu năng lượng tổng hợp sạch; hệ thống công nghệ sạch theo chu trình kín, trình độ

tự động hóa cao; là hệ thống thân thiện với môi trường trong sự gắn bó hài hòa giữa tự nhiên, con người và xã hội Mục tiêu của nền kinh tế sinh thái hiện đại là đem sức khỏe, hạnh phúc được sống hòa hợp giữa con người với tự nhiên, giữa con người với con người

- Phát triển bền vững

Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại

mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai " phát triển bền vững đòi hỏi sự tiến bộ và tăng cường sức mạnh của cả ba yếu tố

có tính chất phụ thuộc và tương hỗ: Kinh tế- Xã hội- Môi trường Kinh tế xanh cùng với tiêu dung và sản xuất xanh có thể ví như hai mặt của đồng xu đều nhằm đẩy nhanh quá trình tiến tới quá trình phát triển bền vững

1.1.3 Các chỉ số đo lường kinh tế xanh

UNEP phối hợp với OECD và World Bank (WB) phát triển một bộ các chỉ tiêu

mà từ đó các chính phủ có thể lựa chọn các chỉ tiêu phù hợp tùy thuộc vào tình hình của từng quốc gia Các chỉ tiêu có thể được chia thành ba nhóm sau đây:

 Chỉ số kinh tế: Chỉ số về tỉ lệ đầu tư, tỉ lệ sản lượng và việc làm trong các

lĩnh vực đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững,chẳng hạn như : GDP xanh

Trang 15

 Chỉ số môi trường: Chỉ số sử dụng hiệu quả tài nguyên, về ô nhiềm ở mức

độ ngành hoặc toàn nền kinh tế (như hệ số sử dụng năng lượng/GDP), hoặc hệ

số sử dụng nước/GDP)

 Chỉ số tổng hợp về tiến bộ và phúc lợi xã hội: Chỉ số tổng hợp về kinh tế vĩ

mô, bao gồm ngân sách quốc gia về kinh tế và môi trường

1.1.4 Vai trò của phát triển kinh tế xanh

 Kinh tế xanh đóng vai trò quan trọng trong phát triển bền vững

Sản xuất và tiêu dùng bền vững tập trung chủ yếu vào việc tăng hiệu quả của việc sử dụng tài nguyên trong quá trình sản xuất và tiêu thụ Thêm vào đó, các hoạt động của Kinh tế xanh xem xét các xu hướng kinh tế vĩ mô và các công cụ điều tiết mà chính phủ

có thể sử dụng, thông qua các chính sách kinh tế và các loại hình chính sách khác nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm, đáp ứng các tiêu chuẩn xanh hóa nền kinh

tế

 Kinh tế xanh góp phần xóa đói giảm nghèo

Kinh tế xanh góp phần xóa đói giảm nghèomà không phải trả giá đắt cho việc khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên như: khoáng sản, nước, rừng, không khí Hạn chế được sự suy giảm đa dạng sinh học và suy thoái các hệ sinh thái; giúp kinh tế nông – lâm - ngư… phát triển ổn định

 Kinh tế xanh tạo ra hàng loạt việc làm mới và có nhiều tiềm năng

Nền kinh tế xanh có khả năng tạo ra nhiều việc làm trong một loạt các lĩnh vực mới nổi và nhiều tiềm năng như: nông nghiệp hữu cơ, năng lượng tái tạo,giao thông công cộng… đồng thời, kinh tế xanh cũng tạo ra nhiều việc làm có năng suất lao động cao, hiệu quả về cải thiện môi trường sinh thái,thúc đẩy tăng trưởng và bảo vệ môi trường

 Chương trình kinh tế xanh sẽ góp phần ổn định đời sống

Bằng cách thúc đẩy đầu tư vào lâm nghiệp xanh, các của hơn 1 tỉ người đang sinh sống bằng các sảnphẩm từ gỗ và chất xơ, với tổng thu nhập chỉ chiếm 1% GDP toàn cầu

Trang 16

Kinh tế xanh giúp các nước đang phát triển đạt được các lợi ích kinh tế và

xã hội

Chính sách Kinh tế Xanh có thể giúp các nước đang phát triển đạt được các lợi ích kinh

tế và xã hội về nhiều mặt, chẳng hạn như thông qua việc triển khai các công nghệ năng lượng sạch và cải thiện tiếp cận với các dịch vụ năng lượng; nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thông qua đầu tư và áp dụng sản xuất sạch hơn; đảm bảo an ninh lương thực thông qua việc sử dụng nhiều phương pháp nông nghiệp bền vững và tiếp cận với các thị trường mới nổi nhờ các hàng hóa và dịch vụ “xanh” của họ.Những tiến bộ trong khai thác hiệu quả tài nguyên và đa dạng hóa các nguồn năng lượng sẽ góp phần giảm chi phí nhập khẩu và đảm bảo an ninh năng lượng cho các quốc gia, tránh những biến động về giá cả thị trường; đồng thời hạn chế các ảnh hưởng môi trường và chi phí liên quan đến sức khỏe từ những hoạt động sản xuất

1.2 Các nhân tố thúc đẩy các nước chuyển dịch sang nền kinh tế xanh

Không phải ngẫu nhiên, các nước lại chuyển dịch từ mô hình kinh tế truyền thống sử dụng tài nguyên và nguyên liệu hóa thạch cho hoạt động sản xuất sang một nền kinh tế sử dụng hiệu quả và bền vững các nguồn năng lượng tái tạo và ít gây hại cho môi trường Nhóm nghiên cứu chia các nhân tố thúc đẩy các nước chuyển dịch sang nền kinh tế xanh thành ba loại: Nhân tố kinh tế, nhân tố xã hội và nhân tố môi trường

- Nhân tố kinh tế: Thể hiện qua tốc độ tăng trưởng và mức thu nhập GDP.Các

hoạt động kinh tế nhằm làm tăng nhu cầu sử dụng nguyên liệu và tài nguyên thiên nhiên Thêm vào đó, lý thuyết đường cong môi trường Kunznet về mối quan hệ giữa chất lượng môi trường và tăng trưởng kinh tế chỉ ra rằng khi GDP bình quân đầu người tăng thì dẫn đến môi trường bị suy thoái; tuy nhiên, khi đạt đến một điểm nàođó, thì tăng GDP bình quân đầu người lại làm giảm suy thoái môi trường Do đó, cần phải chuyển dịch sang nền kinh tế xanh để đạt đến mức tăng trưởng bền vững tối ưu đó, phát triển đồng đều giữa tăng trưởng kinh tế và chất lượng môi trường

Trang 17

- Nhân tố xã hội bao gồm: Dân số và khoảng cách thu nhập

Dân số: Yếu tố dân số tác động đến sự cần thiết phải chuyển dịch sang nền

kinh tế xanh bởi việc tiêu thụ nguyên liệu và sử dụng đất không qua thị trường chính thức, đặc biệt ở các nước đang phát triển Những nước có dân số gia tăng nhanh chóng thì nhu cầu năng lượng càng cao mà không phải lúc nào cũng phản ánh được bởi sự tăng trưởng GDP Điều này đòi hỏi phải phát triển kinh tế theo hướng sử dụng các nguồn năng lượng thay thế đặc biệt là khi nhiên liệu hóa thạch đang khan hiếm hoặc tương đối đắt tiền hoặc khi nguồn tài nguyên tái tạo đang dồi dào (như nước ở Trung Quốc)

Khoảng cách thu nhập: Cùng với sự phát triển kinh tế đặt những gánh nặng

lên xã hội và khoảng cách thu nhập ngày một gia tăng Phát triển bền vững là khi cân đối hài hòa giữa các lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường Khi khoảng cách thu nhập càng cao thì càng phải đặt ra yêu cầu cấp thiết phải thay đổi mô hình sang nền kinh tế xanh nhằm thu hẹp khoảng cách giàu nghèo

- Nhân tố môi trường: Nguồn tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi trường

Nguồn tài nguyên thiên nhiên: Hầu hết các nguồn tài nguyên thiên nhiên như

than đá, khí đốt, dầu mỏ là nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất Tuy nhiên, số lượng tài nguyên thiên nhiên là có hạn, trong khi nhu cầu sản xuất của con người ngày một gia tăng Vì thế, điều này thúc đẩy phải chuyển dịch sang một

mô hình tăng trưởng mới sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, chuyển hướng sang sử dụng năng lượng tái tạo

Chất lượng môi trường: Ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính, sự nóng

lên của Trái Đất là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay và có lẽ là nhân tố

có tác động lớn nhất đến việc thúc đẩy các nước chuyển dịch sang nền kinh tế xanh Mức độ ô nhiễm môi trường càng lớn, càng cần chuyển dịch sang nền kinh

tế xanh

1.3 Những xu thế đặc thù của quá trình chuyển dịch sang nền kinh tế xanh

Nền “kinh tế xanh” ghi nhận giá trị và vai trò của đầu tư vào vốn tự nhiên nhằm

bảo vệ đa dạng sinh học, kết cấu sống của hành tinh Đa dạng sinh học đóng góp cho phúc lợi của con người và cung cấp cho các nền kinh tế nguồn tài nguyên đầu vào có

Trang 18

giá trị cũng như các dịch vụ điều hòa hướng tới một môi trường vận hành an toàn Tuy nhiên, những “dịch vụ hệ sinh thái” chủ yếu mang bản chất hàng hóa và dịch vụ công cộng nên không được lượng hóa giá trị kinh tế đầy đủ Điều này là một trong những nguyên nhân chính khiến giá trị của đa dạng sinh học không được đánh giá đúng mức

và quản lý yếu kém gây nhiều tổn thất, trong khi giá trị kinh tế của các dịch vụ hệ sinh thái là một phần cơ bản của vốn tự nhiên

Nền “kinh tế xanh” sử dụng năng lượng tái tạo và công nghệ các-bon thấp thay thế cho nhiên liệu hóa thạch.Nguồn cung cấp năng lượng tái tạo ngày càng tăng sẽ giảm

những rủi ro về biến động giá nhiên liệu hóa thạch, đồng thời đạt được lợi ích giảm phát thải khí nhà kính (Greenhouse gases -GHGs) vì hệ thống năng lượng dựa trên nhiên liệu hóa thạch hiện nay là gốc rễ của hiện tượng biến đổi khí hậu (BĐKH) Ngành năng lượng chiếm tới 2/3 lượng phát thải GHGs và chi phí thích ứng với BĐKH ước đạt 50

tỷ - 170 tỷ USD vào năm 2030, trong đó các nước đang phát triển có thể phải gánh chịu một nửa chi phí đó Nhiều quốc gia, đặc biệt những nước nhập khẩu dầu ròng phải đứng trước thách thức giá nhiên liệu hóa thạch tăng cao Chính vì vậy, đầu tư vào các nguồn tái tạo có sẵn (thậm chí dồi dào ở nhiều nơi) có thể cải thiện đáng kể an ninh năng lượng, nói rộng ra là an ninh kinh tế và tài chính Ngoài ra năng lượng tái tạo còn mang lại nhiều cơ hội kinh tế lớn

Một nền kinh tế xanh hướng tới lối sống đô thị bền vững và giao thông các-bon thấp Khu vực thành thị ngày nay là nơi cư trú của hơn 50% dân số thế giới, tiêu thụ

50% - 60% năng lượng và phát thải 75% tổng lượng GHGs Đô thị hóa nhanh chóng đang gia tăng về áp lực cung cấp nước sạch, hệ thống thoát nước và y tế cộng đồng, thường gây nên kết cấu hạ tầng nghèo nàn, hoạt động môi trường suy giảm và chi phí chăm sóc sức khỏe công cộng cao Trong bối cảnh đó, cơ hội duy nhất cho các thành phố tăng hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm lượng khí thải cũng như rác thải là nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ thiết yếu thông qua các phương thức giao thông cải tiến, các-bon thấp, giúp tiết kiệm tiền, đồng thời cải thiện năng suất và công bằng xã hội

Trang 19

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ XANH TRUNG QUỐC HIỆN NAY

2.1 Khái quát quá trình hướng tới nền kinh tế xanh của Trung Quốc

2.1.1 Tình hình phát triển của Trung Quốc hiện nay

Kể từ năm 1978 chính quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã cải cách nền kinh tế từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung theo mô hình Liên Xô sang một nền kinh tế theo định hướng thị trường trong khi vẫn duy trì thể chế chính trị do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo Chế độ này được gọi bằng tên "Chủ nghĩa Xã hội mang màu sắc Trung Quốc", là một loại kinh tế hỗn hợp Các cải cách quyết liệt từ những năm

1978 đã giúp hàng triệu người thoát nghèo, đưa tỷ lệ nghèo từ 53% dân số năm 1981 xuống còn 8% vào năm 2001.[3] Tăng trưởng GDP trung bình khoảng 10% một năm đã giúp Trung Quốcgần đây đã trở thành nền kinh thế lớn thứ hai thế giới và ngày càng đóng một vài trò quan trọng và có ảnh hưởng trong nền kinh tế toàn cầu Hiện nay, Trung Quốc có một số điểm đáng chú ý như sau:

đã tăng gấp 10 lần, trở thành nước có dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới với hơn

3240 tỉ USD dự trữ (tính đến cuối tháng 6 năm 2012) Hình 2.1 cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc giai đoạn 2000-2012, và sự vươn lên mạnh mẽ của Trung Quốc trên thế giới

Trang 20

Hình 2.1 Hình 2.1 cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc giai

ả Số liệu của Tổng cục thống kê Trung Quốc cho thấy, đến cuối năm 2011, hơn 1,3

tỉ dân Trung Quốc đã được đóng bảo hiểm y tế,với mức phí tăng từ 80 CNY (năm 2008) lên 200 CNY Mặc dù vậy, số người khám bệnh sử dụng bảo hiểm y tế để chi trả còn quá ít, khám bệnh vẫn khó và đắt

Trang 21

+ Tốc độ đô thị hóa kể từ năm 2010 đã được đẩy mạnh, số liệu Viện Khoa học

Xã hội Trung Quốc cho thấy đến cuối năm 2011, số người thường trú tại các đô thị của Trung Quốc đã đạt 691 triệu, tỉ lệ đô thị hóa đạt 51,27%, tăng 12,26% so với năm 2002 –tăng khoảng 189 triệu người Mặc dù vậy, hiệu quả sử dụng đất rất thấp, quy hoạch xây dựng còn nhiều hỗn loạn, điều kiện về nhà ở, môi trường nhiều thành phố ô nhiễm nghiêm trọng

+ Bất bình đẳng và chênh lệch giàu nghèo ngày càng gia tăng Theo số liệu của WorldBank, hệ số Gini để tính mức độ chênh lệch giàu nghèo của Trung Quốc vào năm 2009 là 42,1% so sánh con số 63,1% của Cộng hòa Nam Phi nước có

sự chênh lệch giàu nghèo lớn nhất Hệ số Gini càng cao, mức độ chênh lệch giàu nghèo càng lớn

Môi trường nước

Số liệu trong báo cáo cho thấy tỷ lệ nước ngầm tại 198 thành phố có chất lượng

"tệ" hoặc "cực kỳ tệ" chiếm 57,3% trong năm 2012 và hơn 30% sông lớn của Trung Quốc bị "ô nhiễm" hoặc "ô nhiễm nghiêm trọng" Hầu như tất cả các dòng sông của quốc gia này đều bị ô nhiễm ở các mức độ khác nhau, và một nửa dân số thiếu nước sạch 90% các vùng nước ở đô thị bị ô nhiễm nghiêm trọng Khan hiếm nước cũng

là một vấn đề; ví dụ sự khan hiếm nước gay gắt ở miền Bắc Trung Quốc đã buộc chính quyền lập một kế hoạch chuyển nước quy mô lớn lấy nước từ sông Dương Tử đến các thành phố phía Bắc, bao gồm Bắc Kinh và Thiên Tân

Môi trường không khí

Năm 2011, chỉ 27 trongsố 113 thành phố quan trọng sở hữu bầu không khí đạt chất lượng tiêu chuẩn Đầunăm 2013, sương mù ô nhiễm đã bao trùm ¼ lãnh thổ

và ảnh hưởng tới hơn một nửa dân số Trung Quốc trong hơn 20 ngày AQI (Air Quality Index) là chỉ số đại diện cho nồng độ của một nhóm các chất gây ô nhiễm gồm

CO, NO2, SO2, O3 và bụi, được sử dụng để đánh giá tình trạng chất lượng không khí

Trang 22

Chỉ số AQI trên 100 điểm có nghĩa là không khí ở thành phố đó “không tốt cho sức khỏe của những nhóm người nhạy cảm” trong khi chỉ số trên 400 điểm được đánh giá

là rất nguy hiểm

Hình 2.2: Biểu đồ biểu thị các thành phố có chỉ số AQI cao nhất trên thế giới.

Nguồn: worldbank.org Nhìn vào biếu đồ trên,ta có thể thấy thành phố Lanzhoucuar, Trung Quốc là một trong thành phố có chỉ số AQI cao thứ 2 thế giới chỉ sau Ludhiania của Ấn Độ báo động tình trạng ô nhiễm không khí trầm trọng của Trung Quốc

Bên cạnh đó,một trong những nguyên nhân hàng đầu trong ô nhiễm không khí tại Trung Quốc là quốc gia này có lượng phát thải CO2 quá lớn từ các hoạt động sản xuất Biểu

đồ dưới đây thể hiện lượng phát thải CO2 của một số nước khu vực châu Á giai đoạn 2006-2010

Trang 23

Hình 2.3: Lượng phát thải CO2 của một số nước trong khu vực châu Á, 2006-2010

Đơn vị: triệu kiloton

Nguồn: Ngân hàng Thế giới, worldbank.org

Nhìn vào hình vẽ ta thấy, lượng phát thải CO2 của Trung Quốc rất lớn và tăng qua các năm Lượng phát thải của Trung Quốc ra môi trường không khí gấp khoảng 8 lần so với Nhật Bản và gấp khoảng gần 10 lần so với Hàn Quốc Điều này cho thấy

ô nhiễm môi trường không khí ở Trung Quốc là cực kỳ trầm trọng

Môi trường đất

Tình trạng ô nhiễm đất được xem là một trong những mối nguy sức khỏe nghiêm trọng nhất tại Trung Quốc Đất ô nhiễm các loại thuốc trừ sâu, phân bón hóa học cũng như các chất độc hại như chì, arsenic, và cadium có đến 65% các loại phân bón ở khu vực nông thôn Trung Quốc không được sử dụng đúng cách dẫn đến ô nhiễm đồng ruộng

và các dòng sông

Tác hại của ô nhiễm môi trường

Khủng hoảng môi trường ở Trung Quốc đặt ra một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế Theo số liệu gần đây nhất của Ngân hàng Thế giới, chi phí cho việc giữ sạch nguồn nước chiếm khoảng 9% GDP Thêm vào đó, Bộ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc cũng ước tính chi phí chung cho ô nhiễm môi trường ở mức khoảng 1.500

tỷ Nhân dân tệ (chiếm khoảng 3,5% GDP của đất nước) theo số liệu năm 2010.Khủng hoảng môi trường khiến Trung Quốc phải trả giá đắt Bên cạnh thiệt hại lớn về kinh tế

mà cuộc khủng hoảng này mang lại, Trung Quốc phải chịu thiệt hại về con người

Trang 24

Ô nhiễm không khí cũng đã khiến 1,2 triệu người dân Trung Quốc chết sớm trong năm

2010 Cuối năm 2013, 1 cô bé 8 tuổi ở tỉnh Giang Tô đã trở thành bệnh nhân ung thư phổi trẻ nhất của Trung Quốc vì ô nhiễm không khí.Nghiên cứu dịch tễ tiến hành từ những năm 1980 ở miền Bắc Trung Quốc cũng đã chỉ ra rằng không khí ở thành thị Trung Quốc gây ra những biến chứng sức khỏe nghiêm trọng như: bệnh về hô hấp, tim mạch, mạch máu não Tình trạng ô nhiễm gia tăng kéo theo sự gia tăng các bệnh cấp và mãn tính Những con số cho thấy khoảng 11% bệnh nhân mắc bệnh ung thư hệ tiêu hóa

ở Trung Quốc có thể xuất phát từ việc dùng nguồn nước uống không an toàn

Sự suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cùng với khoảng cách giàu nghèo ngày một gia tăng là do sự tăng trưởng kinh tế quá nhanh của Trung Quốc hiện nay Điều này là do, trong quá trình tăng trưởng, chính sách và biện pháp bảo vệ môi trường không được quan tâm đúng mức, đặc biệt là khi một số người theo đuổi mục tiêu phát triển thái quá, hi sinh môi trường sinh thái để phục vụ tăng trưởng Mô hình kinh tế phát triển theo hướng phát triển kinh tế trước rồi khắc phục vấn đề ô nhiễm môi trường sau, dựa vào đầu tư tài nguyên để kích thích tăng trưởng đã giúp Trung Quốc đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong hơn 30 năm qua nhưng đem lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng, làm môi trường bị ô nhiễm, sinh thái bị hủy hoại Do đó, Trung Quốc không thể hi sinh môi trường để phát triển kinh tế với tốc độ cao, áp lực tài nguyên môi trường không cho phép Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng cao Tăng trưởng nóng, ô nhiễm môi trường trầm trọng, áp lực tài nguyên môi trường là những nhân tố thúc đẩy Trung Quốc chuyển dịch sang nền kinh tế xanh, để hướng tới tăng trưởng và phát triển bền vững

 1996 : Chuyển đổi phương thức tăng trưởng kinh tế

 2003 : Tập trung phát triển khoa học công nghệ

 2007 : Phát triển nền văn minh sinh thái

 2006- 2011 : Kế hoach 5 năm lần thứ 11, bước đầu chuyển đổi phát triển kinhtế theo mô hình kinh tế xanh

Trang 25

 2012- 2015 : Kế hoạch 5 năm lần thứ 12, tiếp tục phát triển mô hình kinh

tế xanh, hướng tới các mục tiêu xanh

Trong đó, hai kế hoạch năm năm lần thứ 11 và 12 là hai dấu mốc quan trọng và thể hiện rõ nhất việc hiện thực hóa chiến lược phát triển kinh tế xanh của chính phủ Trung Quốc Vì vậy, nhóm nghiên cứu trước tiên trình bày một cách tóm tắt về những mục tiêu đề ra và kết qủa đạt được của các kế hoạch năm năm lần thứ 11 và 12 của Trung Quốc trong việc phát triển kinh tế xanh Sau đó sẽ tập trung nghiên cứu thực tiễn phát triển kinh tế xanh ở Trung Quốc trong một số ngành tiêu biểu như năng lượng tái tạo, công nghệ tiên tiến, giao thông vận tải,

2.1.2.1 Kế hoạch 5 năm lần thứ 11 (2006 – 2010)

Ngày 14 tháng 3 năm 2006, phiên họp toàn thể lần thứ tư của kỳ họp Quốc hội nhân dân Trung Quốc lần thứ 10 đã chính thức thông qua kế hoạch 5 năm lần thứ 11 (11th FYP) cho giai đoạn 2006 – 2010 Trong giai đoạn đó, Trung Quốc

đã đưa ra những quy định và thi hành hàng loạt những luật định và điều chỉnh cùng rất nhiều những chính sách khác thể hiện nỗ lực đẩy mạnh những mục tiêu xanh trong 11th FYP Những chính sách đó đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo tồn năng lượng và giảm phát thải trong đó có những điểm ch ính sau:

Đầu tư vào những dự án bảo tồn năng lượng trọng điểm Trong 4 năm đầu

của 11th FYP, Chính phủ đã đầu tư 128,5 tỷ nhân dân tệ vào các dự án tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường và tiếp tục đầu tư thêm 83,3 tỷ cho cả năm 2010 Tuy nhiên, tổng quỹ đầu tư của chính phủ, khoảng 200 tỷ nhân dân tệ chỉ chiếm 10 – 15% tổng đầu tư vào bảo tồn năng lượng Chính quyền trung ương đóng một vai trò quan trọng trong việc định hướng các doanh nghiệp và chính quyền các cấp để đầu tư vào việc chuyển đổi sang công nghệ tiết kiệm năng lượng Ví dụ, chính quyền trung ương dành quỹ như tiền thưởng thay vì trợ cấp các dự án tiết kiệm năng lượng của công ty trong phạm vi dự án tiết kiệm năng lượng lớn (lượng năng lượng tiết kiệm vượt 10.000 tấn than đá tương đương) được thưởng theo số lượng năng lượng tiết kiệm được

Trang 26

Cắt giảm công suất sản xuất (production capacity) lỗi thời và không hiệu quả Trong 4 năm đầu tiên của 11th FYP thì việc bảo tồn năng lượng chủ yếu

dựa trên việc cắt giảm những công suất sản xuất đã lỗi thời và không mang lại hiệu quả cao Nhiệm vụ này sẽ đạt được nếu những ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng dừng lại những hoạt động sản xuất không hiệu quả Đến cuối năm 2009, Chính phủ đã cắt giảm 60 tỷ Oát đơn vị nhiệt điện, giảm 87,12 triệu tấn công suất sản xuất sắt không hiệu quả, 60.38 triệu tấn công suất sản xuất thép không hiệu quả và 214 triệu tấn xi măng sản xuất, tương đương đã tiết kiệm 110 tấn than đá Tổng công suất tiết kiệm đã đạt được 70 tỷ oát, vượt kế hoạch 6 tháng là đạt mục tiêu 50 tỷ Oát, như vậy đã vượt kế hoạch là 40% Ngành công nghiệp than đá đã đóng cửa 1259 những mỏ khai thác than nhỏ, vượt 80% kế hoạch đã đặt ra cho cả năm, tính đến giữa năm 2010 và chỉ còn dưới 10000 mỏ khai thác than nhỏ đến cuối năm 2010

2.1.2.2 Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 (2011 – 2015)

Vào ngày 14/3/2011, Trung Quốc chính thức thông qua kế hoạch 5 năm (FYP) lần thứ 12 tại phiên bế mạc Quốc hội nhân dân Trung Quốc và hội nghị chính trị hiệp thương nhân dân Trung Quốc FYP lần thứ 12 là một kế hoạch chi tiết cho sự phát triển của Trung Quốc từ 2011 đến 2015 và các “mục tiêu xanh” sẽ định hướng hành động của nước này đối với môi trường trong vòng 5 năm tới Dưới đây là những nội dung chính trong FYP lần thứ 12 của Trung Quốc về môi trường

 Mục tiêu : Kế hoạch bao gồm các mục tiêu ràng buộc về tài nguyên và bảo vệ môi trường

 Năng lượng: Cắt giảm 16% cường độ năng lượng (năng lượng tiêu thụ trên một đơn vị GDP), cắt giảm 17% cường độ rbon (carbon thải ra trên một đơn vị GDP) và thúc đẩy việc phi hóa thạch nguồn năng lượng nhiên liệu 11,4% mức tiêu thụ năng lượng sơ cấp (hiện nay là 8,3%)

 Ô nhiễm: Mục tiêu cắt giảm 8% nhu cầu về sulphur dioxide và oxy hóa học Đồng thời, cắt giảm 10% nitơ amoniac và nitơ oxit mà nguồn gây ra chủ yếu đến từ khu vực sử dụng than đá Ngoài ra, kế hoạch cũng đặt ra mục tiêu tập trung cắt giảm ô nhiễm kim loại nặng từ ngành công nghiệp

Trang 27

 Nước : giảm 30% cường độ sử dụng nước (nước tiêu thụ trên một đơn vị sản xuất công nghiệp giá trị gia tăng) vào năm 2015

 Lâm nghiệp : Trung Quốc đặt mục tiêu tăng 600 triệu mét khối rừng và độ che phủ rừng lên đến 21,66%

 Khí hậu : Thuế carbon và việc mua bán carbon đã được thảo luận rộng rãi và có thể được giới thiệu trong năm năm tiếp theo, mặc dù không có thông tin chi tiết về điều này trong FYP lần thứ 12

 Đầu tư : Đầu tư bảo vệ môi trường dự kiến sẽ vượt 3 nghìn tỷ nhân dân tệ trong giai đoạn 5 năm Phần lớn sẽ được đầu tư để kiểm soát ô nhiễm môi trường, giúp đạt được mục tiêu cắt giảm đáng kể việc phát hành các chất gây ô nhiễm lớn Là một phần trong chiến lược cắt giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, Trung Quốc đặt mục tiêu xây dựng thêm 40 tỷ oát công suất năng lượng hạt nhân vào năm 2015 (mặc dù sự cố điện hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản khiến chính phủ tạm dừng chấp thuận cho các nhà máy điện mới để xem xét lại các biện pháp an toàn) Đồng thời, bản kế hoạch đưa ra mục tiêu tăng đáng kể đầu tư vào thủy điện và thêm 70 tỷ oát công suất năng lượng gió

và 5 tỷ oát công suất năng lượng mặt trời Bản kế hoạch cũng đặt ra nhiệm vụ đầu tư vào phương tiện giao thông cộng, với mục tiêu xây dựng 35000 km đường sắt cao tốc

và kết nối các thành phố với hơn 500.000 cư dân

Trang 28

Bảng 2.1: Tóm tắt các chỉ tiêu môi trường trong kế hoạch 5 năm lần thứ 11, 12

Mục tiêu

Chỉ tiêu đề ra trong kế hoạch

5 năm lần thứ

11

Chỉ tiêu đạt được trong kế hoạch 5 năm lần thứ 11

Chỉ tiêu đề ra trong kế hoạch

5 năm lần thứ

12

Năm kim loại nặng giảm -

chì, thủy ngân , crom ,

cadmium và thạch tín

2007

Cường độ nước (nước tiêu

thụ trên một đơn vị sản lượng

công nghiệp giá trị gia tăng )

giảm

Nguồn: Worldwatch Institute, 2011

So với Kế hoạch năm năm lần thứ 11, Kế hoạch năm năm tăng cường trọng tâm vào các nguyên tắc về môi trường để làm nền tảng cho phát triển kinh tế và xã hội Kế hoạch giảm tăng trưởng GDP xuống 7% và thiết lập mục tiêu ràng buộc về môi trường bao gồm cường độ năng lượng, cường độ carbon, sử dụng nhiên liệu phi hóa thạch, cường độ nước, độ che phủ rừng và kiểm soát ô nhiễm Một vài trong số này (chẳng hạn như cường độ carbon và năng lượng phi hóa thạch nhiên liệu) có trong một kế hoạch năm năm lần thứ nhất Những mục tiêu này sẽ được phân bổ cho các chính phủ và các

Trang 29

ngành địa phương thực hiện, cho thấy những nỗ lực của chính phủ để cân bằng tăng trưởng với tính bền vững

2.2 Thực tiễn phát triển kinh tế xanh Trung Quốc hiện nay

Hiện nay, Trung Quốc hướng tới việc phát triển nền kinh tế xanh trên nhiều lĩnh vực Đặc biệt trong các lĩnh vực tiêu biểu như: Phát triển nguồn năng lượng tái tạo, phát triển các ngành công nghệ tiên tiến, ứng phó với biến đổi khí hậu, xanh hóa nền giao thông vận tải và xây dựng các đặc khu kinh tế xanh

2.2.1 Phát triển năng lượng tái tạo

Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 17, tháng 10/2007 đã đề ra các mục tiêu đẩy nhanh quá trình chuyển đổi mô hình phát triển thông qua tối ưu hóa cơ cấu kinh

tế, giảm tiêu thụ các nguồn năng lượng và bảo vệ môi trường Các nguồn cung cấp năng lượng về cơ bản sẽ đáp ứng đủ nhu cầu cho phát triển kinh tế và xã hội của đất nước, đạt được những tiến bộ to lớn trong việc bảo tồn năng lượng, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, tối ưu hóa cơ cấu năng lượng, đạt được những thành tựu trong phát triển công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, nâng cao khả năng quản lý vĩ

mô của Nhà nước đối với vấn đề năng lượng, ban hành các quy định đối với thị trường năng lượng Chính phủ Trung Quốc cam kết, năm 2012, năng lượng tái tạo chiếm 16% tổng năng lượng tiêu thụ

Luật Năng lượng tái tạo của Trung Quốc (thông qua năm 2005) được coi là bộ luật định hướng cho sự phát triển của ngành này Bộ Luật này cung cấp một loạt các ưu đãi tài chính, chẳng hạn như một quỹ quốc gia để thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, cho vay, ưu đãi về thuế cho các dự án năng lượng tái tạo; yêu cầu các nhà khai thác lưới điện mua các nguyên liệu từ các nhà sản xuất năng lượng tái tạo đã đăng ký Sự kết hợp giữa đầu tư và các chính sách ưu đãi tạo điều kiện cho những bước tiến lớn trong việc phát triển năng lượng gió và năng lượng mặt trời của Trung Quốc

Hiện nay, ngành năng lượng của Trung Quốc phụ thuộc rất nhiều vào than Tăng

tỷ lệ năng lượng tái tạo trong cơ cấu năng lượng của nước này sẽ đóng góp đáng kể vào việc giảm lượng khí thải và đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng xanh Nguồn năng lượng tái tạo được phát triển nhanh chóng ở Trung Quốc bao gồm: Pin mặt trời (PV), nước nóng năng lượng mặt trời, và năng lượng gió

2.2.1.1 Nước nóng từ năng lượng mặt trời

Trang 30

Trong hơn một thập kỷ, Trung Quốc đã có thành tích chưa từng có trong lĩnh vực nước nóng từ năng lượng mặt trời Cho đến nay đến nay Trung Quốc là nhà sản xuất hàng đầu thế giới về máy nước nóng năng lượng mặt trời, với năng lực sản xuất trong nước đạt 40 triệu mét vuông trong năm 2009 Tính đến năm 2010, có hơn 2.000 nhà sản xuất các hệ thống như thế này Trung Quốc là các nhà đi đầu về công nghệ trong lĩnh vực nhiệt năng từ năng lượng mặt trời Các hệ thống này đang được sử dụng rộng rãi trong nước và được xuất khẩu sang châu Á , châu Âu và châu Phi Các sản phẩm của Trung Quốc chiếm 90% thị trường toàn cầu

Theo Worldwatch, trong năm 2009, Trung Quốc tăng thêm 42 triệu m2 hệ thống nước nóng năng lượng mặt trời, nâng tổng số lên 177 triệu m2 Con số này đã vượt qua mục tiêu quốc gia 150 triệu m2 vào năm 2010 và chiếm hơn 80% sản lượng toàn thế giới Nước nóng từ năng lượng mặt trời, cùng với các ứng dụng nhiệt năng lượng mặt trời khác như bếp nấu ăn năng lượng mặt trời, nhà năng lượng mặt trời, dự kiến sẽ thay thế hơn 50 triệu tấn than của Trung Quốc hàng năm và có tiềm năng phát triển hơn nữa Ước tính cho thấy rằng, có 20% diện tích mái nhà của đất nước lắp đặt hệ thống nước nóng, hệ thống sưởi ấm từ năng lượng mặt trời, điều này đã thay thế 340 triệu tấn than, hay 11,4 % lượng tiêu thụ than của Trung Quốc năm 2008

2.2.1.2 Pin mặt trời

Từ năm 2006, Trung Quốc đã chứng kiến sự đầu tư mạnh mẽ trong lĩnh vực sản xuất pin mặt trời Sau một thời gian khởi đầu chậm chạp, số lượng các nhà máy pin mặt trời trong nước đang gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là ở miền tây Trung Quốc Và hiện nay, Trung Quốc đã trở thành nhà sản xuất pin mặt trời lớn nhất thế giới Giữa năm

2006 và 2011, chính sách hỗ trợ từ các chính phủ châu Âu, đặc biệt là từ Đức, Tây Ban Nha và Ý, đã dẫn đến một sự bùng nổ toàn cầu trong lĩnh vực pin mặt trời

Ngày đăng: 18/04/2015, 20:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. PGS. TS Nguyễn Thế Chinh (2011), Chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế theo hướng nền kinh tế xanh ở Việt Nam, Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế theo hướng nền kinh tế xanh ở Việt Nam
Tác giả: PGS. TS Nguyễn Thế Chinh
Năm: 2011
3. UNEP (2011), Hướng tới nền kinh tế xanh – Lộ trình cho phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo, NXB.Nông nghiệp, Hà Nội, tr.13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng tới nền kinh tế xanh – Lộ trình cho phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo
Tác giả: UNEP
Nhà XB: NXB.Nông nghiệp
Năm: 2011
4. Tổng cục môi trường, trung tâm đào tạo và truyền thông môi trường ( 2012), Sổ tay hành trang kinh tế xanh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng cục môi trường, trung tâm đào tạo và truyền thông môi trường ( 2012)
5. Vụ Tổng hợp kinh tế - Bộ Ngoại giao (2009), phát triển kinh tế xanh trong và sau khủng hoảng kinh tế, bản tin Kinh tế số 21-11/2009Tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: phát triển kinh tế xanh trong và sau khủng hoảng kinh tế
Tác giả: Vụ Tổng hợp kinh tế - Bộ Ngoại giao
Năm: 2009
7. Luo Sha, Yu Xiaojie (2010), China Electric Vehicle Production Will Reach 1 Million by 2020, Xinhua News Sách, tạp chí
Tiêu đề: China Electric Vehicle Production Will Reach 1 Million by 2020
Tác giả: Luo Sha, Yu Xiaojie
Năm: 2010
8. Ma Yang, Liu Jingyang (2010), China Needs New Energy Transportation System to Decrease Dependence on Oil, Xinhua Sách, tạp chí
Tiêu đề: China Needs New Energy Transportation System to Decrease Dependence on Oil
Tác giả: Ma Yang, Liu Jingyang
Năm: 2010
9. Pan, J., Ma, H., & Zhang, Y. (2011), Green economy and green jobs in China: Current status and potentials for 2020, Worldwatch Institute Sách, tạp chí
Tiêu đề: Green economy and green jobs in China: Current status and potentials for 2020
Tác giả: Pan, J., Ma, H., & Zhang, Y
Năm: 2011
10. Scotney, R., Chapman, S., Hepburn, C., & Jie, C. (2012), Carbon Markets and Climate Policy in China, The Climate Institute, October Sách, tạp chí
Tiêu đề: Carbon Markets and Climate Policy in China
Tác giả: Scotney, R., Chapman, S., Hepburn, C., & Jie, C
Năm: 2012
1. PGS. TS Kim Ngọc (01/02/2011), Phát triển Kinh tế xanh ở Trung Quốc và hàm ý chính sách cho Việt nam, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam Khác
6. Loh, C. (2012), The green economy: pushes and pulls on corporate China Khác
11. Trusts, P. C. (2010), Who’s winning the clean energy race, Growth, Competition and Opportunity in the World’s Largest Economies Khác
12. Worldbank (2011), Special economic zones, Progress, Emerging challanges Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w