Đặc khu kinh tế (SEZ) là một thuật ngữ chung bao gồm các biến thể gần đây của khu vực thương mại truyền thống. Một đặc khu kinh tế bao gồm một số đặc điểm cụ thể: là một khu vực địa lý được phân định, có duy nhất một chính quyền quản lý, mang lại những lợi ích dựa trên vị trí địa lý trong khu vực, có một khu vực hải quan riêng biệt và thủ tục sắp xếp hợp lý (Ngân hàng Thế giới 2009). Tiền thân của mô hình đặc khu kinh tế là các loại hình khu công nghiệp, khu kinh tế tự do. Theo Chương trình nghị sự về biến đổi khí hậu, biến đổi khí hậu đã nổi lên như một thách thức phát triển cốt lõi vì
43 rõ ràng là các nước không thể tiếp tục một mô hình phát triển của quá khứ phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch nặng và khí nhà kính (GHG), cắt giảm mạnh lượng khí thải toàn cầu là yêu cầu bắt buộc để giữ cho gia tăng nhiệt độ toàn cầu không quá 2 độ C. Trong bối cảnh đó phát triển các đặc khu kinh tế xanh cũng là nhân tố góp phần vào sự bền vững môi trường và giảm nhẹ khí nhà kính.
SEZs xanh với hàm lượng carbon thấp là khái niệm toàn diện và tiên tiến trong phát triển môi trường bền vững. Kiểm soát ô nhiễm và quản lý môi trường cũng như tái sử dụng và tái chế các nguồn tài nguyên trong công nghiệp cộng sinh là các thành phần quan trọng trong phát triển SEZs xanh. Theo World bank, SEZs xanh với hàm lượng carbon thấp là các đặc khu kinh tế mà được thiết kế, phát triển, hoạt động vớihàmlượng các-bon thấp và bền vững, do đó có thể giảm lượng khí thải carbon và giảm thiểu hiệu quả tình trạng biến đổi khí hậu từ hoạt động công nghiệp của các SEZs. Một trong những đặc tính của SEZs carbon thấp là sử dụng nguồn năng lượng có khả năng tái tạo, các biện pháp tiết kiệm năng lượng hiệu quả như các phương thức sản xuất sử dụng năng lượng hiệu quả, xây dựng các tòa nhà và nhà máy sử dụng quy chuẩn xây dựng xanh, tái sử dụng nước và hệ thống tái chế trong và ngoài khu vực, thúc đẩy R&D vào công nghệ sạch, cơ chế carbon tài chính.
Trong nhiều thập niên qua, Trung Quốc đã xây dựng nhiều đặc khu kinh tế theo định hướng thị trường. Từ cuối thập niên 1970, Bắc Kinh đã thành lập cá đặc khu kinh tế, tiêu biểu nhất là đặc khu kinh tế Thâm Quyến. Nhờ cải cách mạnh bạo, nơi đây đã thay đổi rõ rệt: từ một làng chài (1979) trở thành một trong những thành phố có kinh tế tăng trưởng nhất Trung Quốc hiện nay.Tuy nhiên, hầu hết các đặc khu kinh tế này đều gây ô nhiễm môi trường nên hiện nay các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang nỗ lực hướng đất nước vào quỹ đạo phát triển bền vững, thông qua các đặc khu kinh tế “xanh”.
Trung Quốc đã chọn ra 2 nhóm thành phố ở miền Trung làm “đầu tàu” áp dụng các chính sách phát triển bền vững và thân thiện môi trường. Ủy ban quốc gia về Phát triển và Đổi mới đã kêu gọi có những bước đột phá mạnh bạo và sáng tạo trong chiến dịch bảo tồn nguồn năng lượng và bảo vệ môi trường sinh thái. Theo đó, các thành phố liên quan sẽ phải đi tiên phong trong việc áp dụng chính sách mới, khác hẳn các phương thức truyền thống về công nghiệp hóa và đô thị hóa. Hai nhóm thành phố thí điểm là nhóm Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc và nhóm Chu Châu thuộc tỉnh Hồ Nam.
44 Những thành phố này được chọn vì phần lớn đều có nền công nghiệp lạc hậu, đã khai thác đến kiệt quệ các tài nguyên thiên nhiên và gây ô nhiễm môi trường. Các thành phố này bị tụt hậu cũng vì kiểu phát triển bất chấp hậu quả như thế. Sự lựa chọn trên phù hợp với chủ trương của Chính phủ Trung Quốc. Đó là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế các thành phố miền Trung. Bởi khu vực này vẫn phát triển chậm hơn nhiều so với các tỉnh phía Nam và vùng duyên hải, nơi tăng trưởng kinh tế đang bùng nổ.
CHƯƠNG 3. TRIỂN VỌNG TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH Ở TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
3.1 Cơ hội và thách thức trong phát triển kinh tế xanh ở Trung Quốc hiện nay
3.1.1 Cơ hội cho phát triển kinh tế xanh Trung Quốc
Trong thập kỉ vừa qua, đặc biệt kế hoạch năm năm lần thứ 11 giai đoạn 2006- 2010, Trung Quốc đã ưu tiên phát triển xanh trong hầu hết các ngành kinh tế mũi nhọn. Một trong những cam kết lớn nhất về chuyển đổi xanh của Trung Quốc là tiềm năng mở rộng việc làm trong các khu vực kinh tế và công nghiệp có thể giúp làm giảm tác động của môi trường. Báo cáo này chỉ ra các hoạt động tốt cho môi trường trong ba lĩnh vực chính: năng lượng, vận tải, và lâm nghiệp. Qua các việc trên, Trung Quốc đang nhắm tới mục tiêu mở rộng quy mô đầu tư và việc làm hiện tại trong các lĩnh vực trên cũng như đánh giá tiềm năng đến năm 2020.
Ngành năng lượng Trung Quốc đang chủ yếu phụ thuộc vào than đá. Làm tăng tỷ phần năng lượng tái tạo trong nguồn năng lượng quốc gia sẽ góp phần đáng kể trong việc giảm phát thải và đóng 1 vai trò quan trọng trong xanh hoá nguồn cung cấp năng lượng. Điều này tập trung vào khía cạnh việc làm ở các ngành năng lượng tái tạo đang phát triển ở Trung Quốc: Nước nóng từ mặt trời, quang năng (PV-solar photovoltaics) và phong năng.
Trong suốt kế hoạch năm năm lần thứ 11, ngành quang năng ở Trung Quốc đã tạo ra trung bình 2700 việc làm trực tiếp và 6500 việc làm gián tiếp mỗi năm. Con số này được dự báo sẽ tăng lên trung bình khoảng 6680 việc làm trực tiếp và 16370 việc
45 làm gián tiếp mỗi năm trong giao đoạn 2014-2020. Những dự báo về việc làm xanh trong tương lai nói trên có thể sẽ còn tăng hơn nữa trong những năm tiếp theo khi mà ngành công nghiệp năng lượng mặt trời của Trung Quốc tăng nhanh chóng và những xét duyệt từ phía chính phủ về những dự báo đang có tiềm năng lớn.
Công nghiệp năng lượng gió ở Trung Quốc-bao gồm cả ngành sản xuất tuabin và máy phát điện- tạo ra trung bình 40000 việc làm xanh từ năm 2008-2013. Thậm chí khi sản lượng tăng không nhiều, phát triển phong năng ở Trung Quốc giai đoạn 2012- 2020 được dự đoán sẽ tạo ra trung bình khoảng 34000 việc làm xanh mỗi năm.
Trung Quốc cũng có nhiều cơ hội mở rộng loại hình du lịch công viên rừng vẫn còn nhỏ hẹp, bởi đây là đất nước có tới hơn 2000 vườn quốc gia trên phạm vi toàn quốc. người ta ước tính rằng, đến năm 2020, khu vực kinh tế xanh còn khá mới mẻ này sẽ cung cấp 392000 việc làm trực tiếp và khoảng 607000 việc làm gián tiếp, hay tổng cộng là gần 1 triệu việc làm xanh.
Trong tương lai , nguồn dữ liệu đáng tin cậy và thiết thực có sẵn sẽ cho phép những nhà hoạch định chính sách ở Trung Quốc và các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về những thành quả sẽ đạt được khi theo đuổi một nền kinh tế xanh.
3.1.2 Thách thức cho phát triển kinh tế xanh Trung Quốc
Trong tình hình hiện nay, Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều thách thức môi trường và xã hội cần giải quyết nếu muốn đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.
Trung Quốc đang áp dụng khung chính sách khá mạnh hỗ trợ tiến trình chuyển đổi quốc gia sang một nền kinh tế xanh. Ngoài ra, Trung Quốc cũng là nước đi đầu trong đầu tư phát triển công nghệ năng lượng tái tạo với tổng kinh phí đầu tư cho lĩnh vực này trong năm 2012 là 67,7 tỷ USD, cao nhất thế giới.
Tuy nhiên, quốc gia này lại là nơi phát thải lượng khí gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất thế giới, chiếm tới 27% tổng lượng khí thải toàn cầu trong năm 2012. Theo thống kê, Trung Quốc tiêu thụ tới 60% lượng tiêu thụ ximăng của thế giới, 49% lượng sắt và thép, 20% năng lượng. 90% nguồn nước ở các đô thị Trung Quốc bị ô nhiễm. Tình trạng
46 ô nhiễm, nhất là nước và không khí, ở các địa phương cũng rất lo ngại vì nó đang cản trở tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.
Thêm vào đó, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trong hai thập kỉ tới khi chuyển đổi hệ thống tiêu thụ năng lượng sử dụng chủ yếu than đá sang một hệ thống khác đa dạng và cân bằng hơn.
Cũng theo báo cáo trên, khi tiếp tục quá trình đô thị hóa, Trung Quốc không chỉ cần xây dựng các tòa nhà sử dụng năng lượng hiệu quả hơn, mà còn phải tạo ra các chuỗi cung ứng “xanh” nhằm làm giảm chất thải, giảm mức tiêu thụ nguyên liệu, nước và năng lượng.
3.2 Giải pháp cho phát triển nền kinh tế xanh ở Trung Quốc
Trước những thách thức to lớn trước mắt, Trung Quốc đã đặt ra các mục tiêu cũng như giải pháp ngắn- dài hạn trong quá trình theo đuổi một nền kinh tế xanh. Trong đó có nỗ lực chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tài chính, và tự do hoá thị trường.
Chính phủ Trung Quốc thúc giục hạ giá thành chuyển giao công nghệ giảm thiểu phát thải khí các-bon, thành lập một liên kết quốc tế thống nhất, công bằng và hiệu quả, cho phép các nước thành viên hỗ trợ lẫn nhau trong việc thực hiện cam kết cắt giảm phát thải khí các-bon.
Những ưu tiên hàng đầu
Nền kinh tế Trung Quốc đang được áp dụng chuyển đổi mô hình phát triển, cho nên những ưu tiên hàng đầu nên được đặt vào tính hiệu quả của năng lượng, thể hiện rõ trong chiến lược năng lượng xanh của nước này.
Tiết kiệm năng lượng cũng có thể được xem như là một dạng của nguồn năng lượng ít phát thải cácbon. Trung Quốc cần tuân theo mô hình phát triển hiệu suất năng lượng, nếu không tổng đầu ra năng lượng của toàn thế giới sẽ không đáp ứng kịp nhu cầu của quốc gia này khi tỷ lệ năng lượng tiêu thụ trên đầu người tăng lên mức bằng Mỹ. Bên cạnh tiết kiệm năng lượng, việc sử dụng hiệu quả nhiên liệu hoá thạch sạch và phát triển năng lượng tái tạo cũng như năng lượng hạt nhân đang là hai điểm nhấn lớn trong
47 chiến lược năng lượng ít cácbon của Trung Quốc nửa đầu thế kỉ 20. Đồng thời, những cải tiến trong hệ thống lưới điện thông minh và công nghệ lưu trữ năng lượng phải bắt kịp với sự phát triển của năng lượng tái tạo.
Nền kinh tế phát thải ít khí các-bon bao gồm các sản phẩm ít khí các bon, các bể chứa các-bon, năng lượng sản sinh ít các-bon cùng các công nghệ lưu trữ. Trong đó, các bể chứa các-bon là các hồ tự nhiên hay nhân tạo dùng để tích luỹ, lưu trữ các hợp chất hoá học chứa thành phần là các-bon nhằm bảo tồn các cánh rừng, các đại dương và đất liền. Các cải tiến về hiệu suất năng lượng có thể được thực hiện ở 3 lĩnh vực chính: xây dựng, sản xuất công nghiệp và vận tải. Điều này sẽ làm giảm đáng kể những tác động của biến đổi khí hậu.
Bốn lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu nhằm ổn định mức độ các-bon là: các giải pháp tiên tiến nhằm giảm thiểu phát thải, mạng lưới điện có tính nhanh nhạy cao, các giải pháp làm tăng hiệu suất điện năng trong các toà nhà và cơ sở hạ tầng, nâng cao mô hình chuyển giao công nghệ, thúc đẩy triển khai công nghệ trên quy mô toàn cầu.
Trong nỗ lực phát triển mạng lưới điện thông minh tiên tiến với các cơ quan, viện nghiên cứu lớn của Trung Quốc bao gồm Mạng lưới Bắc Trung và Mạng lưới Nam Trung, Viện thí nghiệm quốc gia bắc Đại tây dương của Mỹ cũng đang hỗ trợ các thành phố Trung Quốc như Nam Ninh, Quảng Châu bằng việc đào tạo và gắn kết các tiêu chuẩn năng lượng.
Những cải tiến trong việc nâng cao hiệu suất nhiên liệu và phát triển các loại phương tiện chạy bằng điện hoặc khí hyđrô sẽ làm giảm sự phụ thuộc của Trung Quốc vào dầu lửa xuống dưới 200 triệu tấn đến năm 2050, và xoá bỏ chênh lệch cung cầu về dầu.
48
3.3. Bài học phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam từ Trung Quốc
3.3.1 Xu hướng phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam
Trong gần 30 năm thực hiện đổi mới vừa qua, chúng ta đã chứng kiến quá trình chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang mô hình kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, chúng ta có thể quan sát thấy mô hình kinh tế thị trường có xu hướng thay đổi theo thời gian. Mô hình kinh tế thị trường truyền thống – dựa trên quan điểm tăng trưởng bắt nguồn từ lợi ích các nhân- đang chuyển dần sang mô hình kinh tế thị trường hiện đại- theo quan điểm tăng trưởng và phát triển bền vững bắt nguồn từ lợi ích xã hội. Theo đó, phát triển kinh tế phải tính đến lợi ích xã hội và môi trường bền vững.
Phát triển kinh tế ở Việt Nam thời gian qua dựa nhiều vào khai thác tài nguyên, xuất khẩu nguyên liệu thô và sơ chế. Phát triển bền vững mặc dù là chủ trương lớn nhưng chưa được thực hiên triệt để. Xu thế phát triển xanh trên thế giới mở ra cơ hội cho Việt Nam có thể “đón đầu” đi thẳng vào phát triển kinh tế xanh, song cũng tạo ra thách thức tụt hậu xa hơn nếu không nắm bắt được cơ hội. Việt Nam mới bắt đầu làm quen với xu thế này với một số ít các dự án năng lượng xanh dã được triển khai ở dạng thử nghiệm, Việt Nam cũng đang tiến hành dự án 3R (Reduce-giảm thiểu, Reuse-tái sử dụng, Recycle-tái chế) được quốc tế đánh giá rất tốt về mặt lý thuyết. Mặc dù Việt Nam có chủ trương hướng tới một nền công nghiệp xanh, ít tiêu hao năng lượng, hạn chế thấp nhất sản xuất gây ô nhiễm môi trường nhưng việc thực hiện còn mang tính lẻ tẻ, chưa đồng bộ do khu vực này chưa có chiến lược và quy hoạch phát triển rõ ràng theo hướng xanh. Đây cũng là tình hình chung đối với các khu vực khác của nền kinh tế.
Ở Việt Nam, quan điểm phát triển nhanh và bền vững đã được nhận thức rất sớm và thể hiện trong nhiều chủ trương, nghị quyết của Đảng và các kì Đại hội. Trong đó, Đại hội Đảng lần thứ XI đã nêu ra chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020: “tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Phát triển kinh tế xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu ”. Như vậy, tăng trưởng xanh là phù hợp với Chiến lược
49 dài hạn của Việt Nam và định hướng phát triển bền vững nói chung, điều này cũng phù hợp với những lợi thế so sánh của Việt Nam cần phát huy trong thế giới toàn cầu hóa.
3.3.2. Những thách thức của Việt Nam trong phát triển kinh tế xanh
Để chuyển đổi nền kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh, Việt Nam cũng có những khó khăn, thách thức rất lớn như sau:
Trình độ phát triển nói chung còn thấp, bị tụt hậu so với nhiều nước sau những năm chiến tranh kéo dài đang để lại những di hại không nhỏ, cần có thời gian và nguồn lực lớn để khắc phục. Nhưng nếu biết cách tổ chức lại một cách có hệ thống và khôn khéo thì Việt Nam hoàn toàn có cơ hội rút ngắn khoảng cách phát triển trong thời gian không dài, bằng cách phi truyền thống.
Hệ thống pháp luật đang trong thời kỳ chuyển đổi chưa đồng bộ, chưa thật phù hợp với xu thế toàn cầu hóa và hướng tới tăng trưởng xanh. Hệ thống tổ chức, bộ máy quản lý còn chia cắt chưa phù hợp với sự phát triển trong liên kết của đất nước trong hội nhập, cần có những chỉnh sửa rất mạnh mẽ.