1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA THỊ TRƯỜNG PHÂN BÓN VÔ CƠ TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

67 715 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 452,5 KB

Nội dung

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA THỊ TRƯỜNG PHÂN BÓN VÔ CƠ TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ BẢN CỦA THỊ TRƯỜNG PHÂN BÓN TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM LỜI NÓI ĐẦU 1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI: - Nông nghiệp là một ngành sản xuất quan trọng của Việt Nam, hiện tại nông nghiệp vẫn chiếm 70% lực lượng lao động của toàn xã hội và khoảng 27,2% GDP của cả nước. Theo nghị quyết đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng cộng sản Việt Nam, từ năm 1997 trở đi Việt Nam sẽ chuyển sang một giai đoạn phát triển mới giai đoạn thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mặc dù vậy sản xuất nông nghiệp vẫn một vị trí hết sức quan trọng trong nhiều năm nữa. - Trong sản xuất nông nghiệp, nhiều yếu tố tác động đến năng suất và sản lượng các loài cây trồng như: đất đai, thời tiết, khí hậu, các thiết bị kỹ thuật, giống, phân bón .v.v. Song phân bón bao giờ cũng là yếu tố tính quyết định thường xuyên. Bởi vậy, ở Việt Nam phân bón được xếp vào loại mặt hàng chiến lược hết sức quan trọng. - Là một nước nông nghiệp, nên nhu cầu về phân bón của Việt Nam rất lớn (bình quân mỗi năm trên 2 triệu tấn). Tuy nhiên công nghiệp phân bón của Việt Nam đang còn quá nhỏ bé và lạc hậu, hiện tại mới sản xuất và cung ứng được khoảng 8- 10% nhu cầu về phân ure của cả nước, số còn lại phải dựa vào nhập khẩu từ bên ngoài. - Nông nghiệp luôn cần phân, song do nhiều lý do khách quan và chủ quan tác động (tài chính, tổ chức quản lý, chế chính sách .) nên việc nhập khẩu phân bón của Việt Nam vừa qua diễn ra không được thuận lợi. Điều này đã làm cho Cung-Cầu, giá cả phân bónViệt Nam diễn ra không ổn 1 định: lúc sốt nóng, lúc sốt lạnh gây không ít khó khăn cho nông dân và cho sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy, việc nghiên cứu các yếu tố bản của thị trường phân bón như: cung, cầu, giá cả phân bón trên thị trườngcác chính sách điều tiết của nhà nước nhằm tìm ra những giải pháp hữu hiệu. Giải quyết một cách căn bản, ổn định vấn đề phân bónthị trường phân bónViệt Nam một đòi hỏi cấp bách hiện nay. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: -Mục đích của đề tài là đánh giá đúng đắn thực trạng cung cầu phân bón trên thị trườngViệt Nam hiện nay. -Hệ thống hoá các công cụ điều tiết của nhà nước quản lý vĩ mô hoạt động thương mại kinh doanh phân bón cơ. -Đề xuất những giải pháp chủ yếu, trong đó quan trọng nhất là chế tổ chức và hệ thống chính sách nhằm giải quyết một cách căn bản vấn đề phân bón và ổn định thị trường phân bónViệt Nam trong giai đoạn tới (2000 - 2010). 2 PHẦN 1: NHU CẦU PHÂN BÓN CỎ TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 1. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NỀN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG VÀ NHU CẦU PHÂN BÓN CƠ. 1.1.Phát triển nông nghiệp-mục tiêu mũi nhọn của nền kinh tế Việt nam. Khi đánh giá về những thành tựu đạt được trong sự nghiệp đổi mới kinh tế Việt Nam, các nhà kinh tế thế giới đều thống nhất nhận định rằng: Thành công lớn nhất là nông nghiệp. Điều đó hoàn toàn đúng, nông nghiệp Việt Nam bắt đầu đổi mới chế quản lý từ sau Nghị quyết 10(4/1988). Nếu trước đổi mới nông nghiệp Việt Nam mang nặng tính tự túc tự cấp, làm không đủ ăn, lương thực thiếu triền miên từ năm này qua năm khác thì từ sau đổi mới, tình hình đã khác hẳn. Nông nghiệp Việt Nam hiện nay được xem là ngành quan trọng để phát triển kinh tế đất nước. Vai trò của nó được thể hiện như sau: + Sản xuất nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong quá trình tích luỹ vốn cho Công nghiệp hoá. Trong nhiều năm trước đây, nông nghiệp đã tạo ra trên 40% thu nhập quốc dân sản xuất và hiện nay ngành này đang tạo ra gần 30% GDP và hơn 45% giá trị xuất khẩu của cả nước. Tích luỹ từ nông nghiệp tuy không lớn về ngoại tệ, nhưng lại diễn ra trên phạm vi rộng (trên 10 triệu hộ nông nghiệp). Tích luỹ từ ngành này được thực hiện trực tiếp thông qua thuế nông nghiệp trước đây(nay là thuế sử dụng đất nông nghiệp). Đối với các Tỉnh, Huyện nông nghiệp thì đây là nguồn thu chủ yếu. 3 BIỂU 1: TỶ LỆ THUẾ NÔNG NGHIỆP TRONG TỔNG THU NGÂN SÁCH VÀ GDP NÔNG NGHIỆP (1993-1998) Năm Tỷ lệ thuế nông nghiệp so với Tổng thu ngân sách Tổng GDP nông nghiệp 1993 4,7% 1,9% 1994 6,7% 2,3% 1995 6,1% 3,6% 1996 4,2% 3,3% 1997 2,7% 2,4% 1998 2,7% 2,5% Mức và tỷ lệ đóng góp của thuế nông nghiệp vào ngân sách nhà nước và vào GDP tuy không lớn nhưng là nguồn thu ổn định, ý nghĩa rất quan trọng đến sự phát triển kinh tế địa phương trong bước đi ban đầu của thời kỳ công nghiệp hoá. + Sản xuất nông nghiệp là nguồn cung cấp ngoại tệ nhờ xuất khẩu: Để hiện đại hoá và công nghiệp hoá đất nước thì nước ta phải tạo điều kiện dựa vào thế mạnh của mình- đó là sự thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và sản xuất hàng tiêu dùng. Nhờ vậy sản phẩm nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc xuất khẩu, tạo điều kiện cho việc mở rộng và phân công hợp tác quốc tế. Hơn nữa, với khoa học kỹ thuật còn kém, công nghiệp nhỏ bé, sản phẩm công nghiệp chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới thì nguồn tích luỹ từ nông nghiệp ý nghĩa to lớn. Từ những mặt hàng xuất khẩu như gạo, cà phê, ca cao, chè . sẽ tạo nguồn ngoại tệ cho đất nước nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ cho phát triển các ngành kinh tế khác của đất nước. + Nông nghiệp và nông thôn là thị trường rộng lớn của công nghiệp và dịch vụ vì khu vực này chiếm 80% dân số cả nước. thể nói sức mua của nông dân vai trò quan trọng, đôi khi là quyết định đối với quy mô và tốc độ phát triển của công nghiệp và dịch vụ. Vì vậy, muốn phát triển 4 kinh tế bền vững và ổn định phải dựa vào thị trường trong nước, trước hết là nông dân. Sức mua của thị trường này hiện nay còn rất thấp cho nên tiềm năng thể khai thác là rất lớn. Nông dân càng giàu thì chênh lệch giữa nông thôn và thành thị càng thấp, sức mạnh của nông dân càng cao, tăng trương kinh tế càng lớn và ổn định. Ngược lai, thu nhập của nông dân càng thấp, chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị càng cao thì sức mua của nông thôn sẽ giảm, kéo theo nhiều vấn đề phức tạp như tỷ lệ đói nghèo cao, di cư từ nông thôn ra thành thị sẽ tăng, tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát làm chậm quá trình tăng trưởng kinh tế. +Sản xuất nông nghiệp là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho đời sống và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp. Cho đến nay, lương thực thực phẩm tạo ra từ nông nghiệp vẫn là nguồn nuôi dưỡng không thể thiếu được của xã hội loài người. Nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày càng tăng do dân số ngày càng nhiều, cũng như qua trình công nghiệp hoá gắn liền với sự tăng liên tục của lực lượng lao động phi nông nghiệp. Lương thực, thực phẩm không những là yếu tố vật chất bản nuôi sống con người mà còn cung cấp các nguyên liệu cần thíêt cho Công nghiệp chế biến. Quy mô và tốc độ tăng trưởng của công nghiệp chế biến phụ thuộc vào quy mô và tốc độ phát triển nông nghiệp. Hiện nay công nghiệp chế biến ở ở nước ta chưa đạt đến trình độ cao. Nhiều nông sản nguyên liệu vẫn phải xuất thô, giá trị thấp như cà phê nhân, cao su tấm, cao su xốp, chè sơ chế, thuỷ sản đông lạnh, gỗ ván sàn cùng với quá trình công nghiệp hoá, tình trạng đó sẽ được khắc phục dần bằng việc xuất khẩu các sản phẩm tinh chế qua công nghiệp kỹ thuật cao. Khi đó vai trò của nông nghiệp trong việc cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp càng tăng lên. +Nông nghiệp còn là nguồn cung cấp nhân lực cho công nghiệp và dịch vụ. Học thuyết về kinh tế và thực tiễn các nước đã qua công nghiệp hoá chỉ ra rằng, quá trình phát triển kinh tế theo hướng hiện đại đều gắn kết với việc chuyển dịch cấu kinh tế và lao động từ nông thôn ra thành thị, 5 từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Công nghiệp hoá gắn liền với thành thị hoá và thu hút nguồn lao động từ nông nghiệp chuyển sang các ngành phi nông nghiệp. Quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá không đòi hỏi tăng nhanh số lượng lao động vào các hoạt động thuần tuý Công nghiệp nhưng đòi hỏi nhiều hoạt động dịch vụ hỗ trợ như vận chuyển, bao bì, đóng gói, phân loại sản phẩm, nhận hàng, tiếp thị, thông tin thị trường, y tế, văn hoá, giáo dục, khi các hoạt động này tăng lên tất yếu đòi hỏi nguồn lao động bổ sung rất lớn từ nông nghiệp. Từ sự phân tích trên, chúng ta thể thấy rằng nông nghiệp giữ một vị trí cực kỳ quan trọng trong sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Chính vì vậy, Đảng ta đã khẳng định: Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã, đang và sẽ còn là mối quan tâm hàng đầu vai trò quyết định đối với việc ổn định tình hình kinh tế, xã hội, tạo sở cho phát triển công nghiệp. 1.2.Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp và nhu cầu phân bón cơ. Trước năm 1950, trong sản xuất nông nghiệp người nông dân Việt Nam dường như chỉ dùng các loại phân hữu (phân chuồng, phân xanh, phân bùn, phân bắc ) để bón cho các loại cây trồng. Phân hữu những ưu điểm là: làm cho đất tơi xốp, từng bước được cải tạo, nâng cao dần độ màu mỡ của đất, song nhược điểm là phân huỷ lâu, cây trồng sử dụng được ít. Vì thế năng suất cây trồng tăng chậm. Từ những năm 1960 trở lại đây, các loại phân bón như ure, kali, lân được đưa vào sử dụng ngày một tăng ở Việt Nam. Ngày nay, để vừa cải tạo đất, vừa nâng cao năng suất cây trồng người nông dân Việt Nam thường dùng kết hợp giữa phân hữu phân cơ. Tuy nhiên phân hữu chủ yếu được dùng từ miềnTrung trở ra và thường các hộ nông dân, ai bao nhiêu dùng bấy nhiêu, nó không phải là hàng hoá mua bán trên thị trường như phânvô cơ. Ở đồng bằng Sông Cửu Long do đồng ruộng hàng năm luôn được phù xa bồi đắp nên người nông dân không tập quán dùng phân hưũ để bón ruộng. 6 Nói tới Cung- cầu về phân là nói tới nhu cầu của người dân về loại phân này và khả năng cung ứng của các loại doanh nghiệp (thuộc mọi thành phần kinh tế ) cho họ. Tuy nhiên phân bón là một mặt hàng khá đặc biệt về cầu và cung. Mặt hàng này ở Việt Nam những nét đặc trưng riêng hơi khác so với thị trường phân bón bình thường ở các nước nền kinh tế phát triển hoàn hảo. Thứ nhất, nông nghiệp là ngành lịch sử phát triển lâu đời. Nó mang tính kế thừa sâu sắc về các kỹ thuật gieo trồng từ đời nọ sang đời kia qua hàng nghìn năm với tính bảo thủ cao và khó thay đổi. Thứ hai, lao động trong nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số lực lượng lao động nhất là ở những nước nông nghiệp như nước ta, những giá trị sản xuất nông nghiệp lại thấp hơn. Tuy nhiên, xu hướng biến đổi tỷ trọng nông nghiệp giảm dần về mặt số lao động và giá trị sản lượng. Theo quy luật tiêu thụ sản phẩm, sản phẩm nông nghiệp là sản phẩm thiết yếu, con người chỉ thể tiêu dùng ở một mức độ nhất định mà không thể tăng mức tiêu dùng lên cao mãi được. Ngày nay, năng suất lao động ngày càng tăng, nên lao động cần cho sản xuất giảm. Như các ngành khác, nông nghiệp sẽ dần dần được giới hoá sử dụng nhiều máy móc và chỉ cần ít người làm. Thứ ba, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan như đất đai, thời tiết, nguồn nước Trong đó đất đai giữ vai trò quyết định, đây là tư liệu sản xuất bản của sản xuất nông nghiệp. Gắn liền vơí vai trò chủ đạo của đất đai là ảnh hưởng của thời tiết- yếu tố quan trọng quyết định sản lượng của nông nghiệp cao hay thấp. Trong nông nghiệp sự khác nhau về chất lượng đất trồng, khí hậu và nguồn nước sẵn dẫn đến việc sản xuất lương thực khác nhau và các biện pháp để nâng cao năng suất của mùa vụ cũng khác nhau. Tuy khối lượng chất dinh dưỡng trong đất rất lớn nhưng trên thực tế cây trồng không thể huy động hết được. Mặt khác, tỷ lệ chất dinh dưỡng trong đất không giống nhau. loại đất chứa nhiều đạm nhưng ít lân, Ka li và ngược lại. Ngoài ra, chất dinh dưỡng còn bị các loại cây trên mặt đất sử dụng hoặc 7 đất bị rửa trôi. Do đó mà việc sử dụng phân bón cho đất, cho cây là rất cần thiết. 1.3.Phân bón và nhu cầu phân bón trong nông nghiệp Phân bón đã từng là một trong những nhân tố quan trọng (cùng với giống và thuỷ lợi) của cách mạng xanh, giúp cho nhiều nước đông dân tự túc được lương thực thoát khỏi đói nghèo. Trước đây sản lượng ngũ cốc chủ yếu đưa vào 2 yếu tố: Diện tích và năng suất. Trong thời gian gần đây khi diện tích đất canh tác ngày càng tới gần giới hạn tối đa thì vai trò năng suất ngày càng quan trọng.Theo tính toán của IFPRI năm 1996, hiện nay tăng năng suất đóng góp trên 80% tăng sản lượng ngũ cốc và trong tương lai, việc tăng sản lượng sẽ cũng dựa vào tăng năng suất. Để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, thâm canh gần như là giải pháp duy nhất đối với Việt Nam. Mà trong thâm canh, vai trò của phân bón lại càng quan trọng, phân bón thể góp phần tăng năng suất cây trồng qua nhiều chế tác động khác nhau. Song quan trọng hơn cả là phân bón cung cấp cho cây trồng những dinh dưỡng cần thiết mà đất không đủ khả năng cung cấp, góp phần duy trì độ phì nhiêu của đất trong canh tác. Thêm nữa, cùng với năng suất kinh tế, phân bón góp phần tăng lượng sinh khối và nhờ đó tăng hữu trở lại cho đất- yếu tố cực kỳ quan trọng với đất nhiệt đới. Cùng với gieo cấy các giống mới, việc nâng cao hệ số sử dụng đất thông qua tăng vụ cũng là nguyên nhân làm cho nhu cầu dinh dưỡng phải bổ sung tăng lên. Như vậy, ngoài những nguyên nhân gây thoái hoá đất như sói mòn, rửa trôi thì việc không đảm bảo cân bằng giữa lượng dinh dưỡng được bón vào đất cũng là một yếu tố làm đất thoái hoá (dạng thoái hoá này xu hướng tăng lên). Ở những vùng đồi núi nơi mà nông dân tập quán du canh thì trước đây thông thường chu kỳ bỏ hoá là 10- 15 năm. Hiện nay do áp lực về dân số nên chu kỳ bỏ hoá chỉ còn 5 năm, thậm chí 3 năm. Như vậy về mặt thời gian không đủ cho đất phục hồi phì nhiêu một cách tự nhiên. Việc xoá bỏ du canh, 8 thiết lập một nền tảng thâm canh, trong đó cân bằng dinh dưỡng thông qua phân bón giữ một vị trí quyết định. Ngoài ra, việc bón phân không những chỉ là cung cấp dinh dưỡng mà còn ý nghĩa cải tạo đất, hoặc loại trừ các yếu tố hạn chế năng suất trong đất. Trong một số trường hợp, phân bón (nhất là Lân, Kali và một vài nguyên tố vi lượng khác) còn thúc đẩy quá trình cố định đạm của cây Bộ đậu, và tăng cường dinh dưỡng cho đất. Đồng thời việc kết hợp hài hoà các nguồn dinh dưỡng như hữu cơ, phân khoáng, phân sinh học . sẽ đảm bảo cho một nền thâm canh ổn định. KHUYẾN NÔNG PHÂN BÓN. (CHƯƠNG TRÌNH THỰC HIỆN Ở 15 TỈNH VỚI 3726 HA ) Phương pháp bón Quy mô Số HTX Số hộ Sản lượng tham gia tăng(Tấn) -Bón phân cân đối cho lúa vàng thâm canh 1.000 29 10610 800 -Bón phân cân đối cho vùng nghèo dinh dưỡng 448 22 4.272 535 -Bón phân cân đối cho vùng trũng 300 16 3.185 150 -Bón phân cân đối cho vùng mặn 350 10 2.281 277 -Sử dụng các chế phẩm vi sinh 538 27 5.686 215 -Bón phân phun lá 490 23 5.200 190 -Bón phân cân đối cho Ngô 300 17 3.110 - -Bón phân cân đối cho đậu tương 250 26 3.036 - -Bón phân cân đối cho lạc 50 2 698 58 Cộng 3.726 172 38.120 2.225 9 Mặc dù đã nhiều tiến bộ trong sử dụng phân bón cơ, song hệ số sử dụng phân đạm ở Việt Nam cũng chỉ mới đạt 30-40%, phân lân và kali khoảng 50-60%. Một lượng lớn phân bị mất đi do rửa trôi, xói mòn, bay hơi, cố định chặt Chỉ tính riêng với phân đạm, hàng năm chúng ta mất đi xấp xỉ 1-1,2 triệu tấn (quy ure) với giá trị hàng triệu USD/ năm, còn chưa kể đến những tác động môi trường do sự mất mát này đem lại. Bón phân cân đối hiện nay được coi là giải pháp quan trọng nhất để năng cao hiệu lực phân bón. Theo tổng kết của FAO, bón phân không cân đối thể giảm hiệu lực phân bón từ 20-50%. Ở các nước đang phát triển như Việt Nam hiên nay, việc sử dụng không cân đối dinh dưỡng với liều lượng phân đạm tương đối cao đã làm giảm hiệu lực phân bón (khái niệm cân đối bao gồm: cân đối về nhu cầu và lượng hút của cây trồng, cân đối giữa các chất dinh dưỡng tại các thơì kỳ sinh trưởng khác nhau, cân đối với các điều kiện tự nhiên liên quan đến hiệu lực phân bón, cũng như cân đối với từng loại cây trồng trong một hệ thống luân canh). Tóm lại, phân bón nói chung và phân bón nói riêng rất cần cho cây trồng. Song để sử dụng mang lại kết quả như mong muốn thì phải quan tâm và nghiên cứu đến tính chất, tác dụng từng loại phân cũng như đặc điểm đất đai, sử dụng hợp lý và đúng thời vụ. 2. CÁC NHÂN TỐ BẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẦU PHÂN BÓN VIỆT NAM. Ở các nước nền kinh tế thị trường phát triển hoàn hảo, nền nông nghiệp phát triển cao, cấu các loại cây trồng tương đối ổn định thì nhu cầu phân của người nông dân chủ yếu phụ thuộc vào thu nhập của người nông dân, song ở Việt Nam nhu cầu phân hiện tại còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố đó là: 2.1. Phụ thuộc vào sự phát triển của diện tích gieo trồng. Việt Nam chỉ khoảng 7 triệu ha đất nông nghiệp, song do Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều, nắng cũng nhiều, thời tiết nóng 10 [...]... sản xuất phân hoá hợp, phana trộn chứa từ 2-3, nguyên tố trở lên như MAP, DAP, Phân NPK các loại +Sản xuất phân bón chuyên cây 17 PHẦN 2 CUNG PHÂN BÓN TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 2 nguồn cung câp phân bón cho sản xuất nông nghiệp trên thị trường Việt nam đó là: Nguồn nhập khẩu và nguồn sản xuất phân bón trong nước 1 NGUỒN SẢN XUẤTPHÂN BÓN TRONG NƯỚC 1.1 Năng lực sản xuất của các doanh... doanh của doanh nghiệp 3 CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH NHU CẦU PHÂN BÓN VIỆT NAM 3.1 Căn cứ vào mức tiêu hao phân bón cho một đơn vị sản phẩm cây trồng Cách tính này dựa trên quyết định số 18-UB/ĐM của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước ngày 14/2/1987 về việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật Trong đó các quy định về mức phân bón cho 1 đơn vị sản phẩm để làm căn cứ cho việc tính nhu cầu phân bón +Cơ sở... lương thực ở Việt Nam đã các loại: lúa , ngô, khoai, sắn, đỗ (trừ đỗ tương), đồng thời cũng thể tính cả cây khoai tây nữa Trong tập đoàn cây trồng đó, không phải cây nào người nông dân Việt Nam cũng dùng phân bón để bón trong quá trình sản xuất Thực tiễn sự phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam mấy chục năm vừa qua đã cho thấy, phân bón hầu như 80% là dùng bón cho cây lúa, các loại... Đối với phân NPK, năm 1999 mới nhà máy liên doanh với Nhật để sản xuất, còn trước đây ta phải nhập phân bón hoàn toàn từ các nước khác Tổng kết lại, so với nhu cầu của sản xuất nông nghiệp, phân đạm mới đảm bảo khoảng 7% nhu cầu trong tổng nhu cầu phân bón hoá học cả nước, phân lân khoảng 18 40-50% Như vậy hơn 90% phân đạm, khoảng 50% phân Lân, 100% Kali và các loại phân bón khác cần... 2 PHÂN TÍCH NGUỒN CUNG ỨNG PHÂN BÓN TỪ NHẬP KHẨU 2.1 Phân tích nguồn cung ứng phân bón từ nhập khẩu Một khi sản xuất trong nước còn chưa phát triển thì buộc phải nhập khẩu Trước kia khi nền kinh tế nước ta được quản lý theo kiểu kế hoạch hoá tập trung, việc nhập khẩu phân bón chủ yếu từ các nước XHCN trong đó 34 phân đạm chiếm gần 80%, Kali 100% so với tổng số nhập khẩu Nhập từ các. .. 100% phân Kali * Ngoài những sản phẩm phân bón chính trên, cần đổi mới kỹ thuật, nâng cao năng lực sản xuất, cải tiến chất lượng các loại phân hỗn hợp đáp ứng nhu cầu của từng loại đất, từng cây và từng vùng đồng thời nghiên cứu phát triển thêm các loại phân vi sinh, vi lượng, phân phun trên lá và các loại phân khác Kế hoạch phát triển Từ những mục tiêu phương hướng trên, xuất phát từ thực trạng của. .. tệ.Chính 35 phủ Việt Nam trong tình hình đó đã làm mọi cách, làm hết sức mình để nhập phân bón về phục vụ cho sản xuất nông nghiệp Vì thiếu ngoại tệ mạnh, lại mới chuyển sang kinh tế thị trường, mới tiếp cận với thị trường khu vực II chưa nhiều kinh nghiệm trên thương trường, nên những năm vừa qua, trong việc nhập khẩu phân bón Chính phủ Việt Nam thường phải áp dụng các giải pháp tình thế - các giải pháp... công nghiệp sản xuất phân bón của chúng ta chưa khả năng sản xuất và cung ứng đủ lượng phân bón các loại cần thiết cho nông dân theo yêu cầu Theo các phương pháp tính toán, thu thập được cho thấy, nhu cầu về phân bón ure của toàn quốc là khoảng 1,4 triệu tấn /năm đến 1,5 triệu tấn/năm; nhu cầu về phân DAP là từ khoảng 450.000 tấn/năm đến 500.000tấn/năm; nhu cầu phân NPK là từ khoảng... được nhu cầu phân bón của cả nước trong những năm sau này thì việc đầu tư xây dựng thêm các sở sản xuất mới là hết sức cấp bách và mang tính chiến lược cho việc phát triển ngành phân bón Việt Nam Nhu cầu phân bón những năm 2000 và 2010 được dự tính như sau: +Năm 2000: Phân đạm : 1,8-2triệu tấn (Qui ure) Phân lân : 2 triệu tấn (Qui về supe đơn) +Năm 2010: Phân đạm: 2-2,2 triệu tấn Phân lân: trên 2 triệu... xuất phân bón nước ta đang đi dần vào ổn định Các sở sản xuất phân bón đã chú trọng đến việc đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất giảm tiêu hao vật tư, hạ giá thành sản phẩm, cải tiến mẫu mã bao bì để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam là doanh nghiệp lớn sản xuất các loại phân bón phục vụ nông nghiệp trong cả nước Hiện nay, Tổng Công ty 4 . việc nghiên cứu các yếu tố cơ bản của thị trường phân bón vô cơ như: cung, cầu, giá cả phân bón vô cơ trên thị trường và các chính sách điều tiết của. NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA THỊ TRƯỜNG PHÂN BÓN VÔ CƠ TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM LỜI NÓI ĐẦU 1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI: - Nông

Ngày đăng: 04/04/2013, 14:16

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BIỂU SỐ 3: TÌNH HÌNH SẢN LƯỢNG PHÂN BÓN VÔ CƠ Ở MỘT SỐ DOANH NGHIỆP NĂM1998 - NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN  CỦA THỊ TRƯỜNG PHÂN BÓN VÔ CƠ TRÊN  THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
3 TÌNH HÌNH SẢN LƯỢNG PHÂN BÓN VÔ CƠ Ở MỘT SỐ DOANH NGHIỆP NĂM1998 (Trang 19)
Nguồn tính từ số liệu của tổng cục thông kê Trước tình hình nhu cầu phân hoá học ngày một tăng các đơn vị sản xuất phân hoá học ở Việt Nam  cũng đã tìm cách khôi phục và mở rộng các hoạt động sản xuất của mình. - NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN  CỦA THỊ TRƯỜNG PHÂN BÓN VÔ CƠ TRÊN  THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
gu ồn tính từ số liệu của tổng cục thông kê Trước tình hình nhu cầu phân hoá học ngày một tăng các đơn vị sản xuất phân hoá học ở Việt Nam cũng đã tìm cách khôi phục và mở rộng các hoạt động sản xuất của mình (Trang 20)
BIỂU SỐ 6: BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY PHÂN ĐẠM VÀ HOÁ CHẤT HÀ BẮC. - NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN  CỦA THỊ TRƯỜNG PHÂN BÓN VÔ CƠ TRÊN  THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
6 BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY PHÂN ĐẠM VÀ HOÁ CHẤT HÀ BẮC (Trang 21)
Trước tình hình đó, các DN đã tập trung đầu tư chiều sâu, đổi mới kỹ thuật và công nghệ sản xuất, đổi mới mẫu mã bao bì, đóng gói - Phân lân từ  chỗ bán phân rời đã chuyển sang đóng bao bì như phân đạm - NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN  CỦA THỊ TRƯỜNG PHÂN BÓN VÔ CƠ TRÊN  THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
r ước tình hình đó, các DN đã tập trung đầu tư chiều sâu, đổi mới kỹ thuật và công nghệ sản xuất, đổi mới mẫu mã bao bì, đóng gói - Phân lân từ chỗ bán phân rời đã chuyển sang đóng bao bì như phân đạm (Trang 24)
Biểu số 10: Tình hình nhập khẩu phân Urê của Việt Nam từ 1989 - 1997 - NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN  CỦA THỊ TRƯỜNG PHÂN BÓN VÔ CƠ TRÊN  THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
i ểu số 10: Tình hình nhập khẩu phân Urê của Việt Nam từ 1989 - 1997 (Trang 37)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w