NHU CẦU PHÂN BÓN CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TỚI.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA THỊ TRƯỜNG PHÂN BÓN VÔ CƠ TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM (Trang 56 - 58)

1. NHU CẦU PHÂN BÓN CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TỚI. TỚI.

Từ nay đến năm 2000 và 2010 nhu cầu phân bón của Việt Nam cũng vẫn sẽ tiếp tục tăng lên hàng năm, bởi hai lý do:

-Một là, Việt Nam trong quỹ đất của mình vẫn còn khoảng 3 triệu ha có

thể khai thác đưa vào sản xuất nông nghiệp, nhất là ở vùng Tây Nguyên và một số nơi ở miền núi phía bắc.ở đồng bằng Sông Cửu Long, Chính Phủ Việt Nam dự định cố gắng đến năm 2010 sẽ đưa phần lớn số đất này vào sử dụng. Mặt khác, khả năng tăng vụ của Việt Nam vẫn còn khá lớn ở tất cả các vùng nhất là đồng bằng Sông Cửu Long. Nếu làm tốt công tác thuỷ lợi, bảo đảm việc tưới tiêu chủ động, đồng thời có các giống cây trồng phù hợp, có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng tốt, thì vụ tăng vụ sản xuất sẽ tăng nhanh. Dự tính đến năm 2000, nhờ tăng vụ Việt Nam có thể tăng diện tích gieo trồng lên từ 300- 500 ngàn ha.

Diện tích gieo trồng tăng là nhân tố quan trọng góp phần làm cho nhu cầu về phân bón tăng lên hàng năm.

-Hai là, cùng với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá sản xuất nông

nghiệp, trình độ thâm canh của sản xuất cũng không ngừng nâng cao, nhu cầu phân bón vì thế cũng từng bước được tăng lên. sự tăng lên ở đây cũng thể hiện hai phương diện: một mặt là những nơi nông dân đã dùng phân hoá học rồi, sẽ tăng thêm số lượng sử dụng trên 1 ha mỗi vụ, mặt khác nông dân ở những nơi chưa sử dụng và chưa biết sử dụng, sẽ dần dần làm quen với việc sử dụng- chính điều này sẽ làm cho nhu cầu phân bón tăng đáng kể trong những năm tới.

Thực ra so với quy trình kỹ thuật hiện nay trong sản xuất nông nghiệp do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đề ra. Thì lượng phân bón đã sử dụng tính bình quân trên mỗi ha của Việt Nam mới đạt khoảng 60-70% yêu cầu.

So với các nước trong khu vực và các nước có nông nghiệp tiên tiến trên thế giới, thì lượng phân hoá học Việt Nam đã sử dụng tính bình quân trên 1 ha còn thua rất xa.

Hà Lan 788kg /ha

Nhật Bản 571 kg/ha

Cộng hoà Liên Bang Đức 487kg /ha Nam Triều Tiên 450kg /ha

Trung Quốc 332kg/ha

Bắc Triều Tiên 300 kg/ha

Lượng phân Việt Nam sử dụng bình quân trên 1 ha chỉ mới bằng khoảng 31% của Trung Quốc và khoảng 29% của Nhật Bản. Bởi vậy, Nhu cầu phân bón của Việt Nam trong những năm tới sẽ tiếp tục tăng, đó là điều tất yếu. Căn cứ nhịp độ phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam hiện nay, cũng như nhịp độ phát triển cần phải đạt trong những năm tới, các cơ quan có chức năng của Việt Nam- trước hết là Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Thương mại , Ban vật giá chính phủ đã dự đoán nhu cầu phân bón của Việt Nam đến năm 2000 như sau.

BIỂU SỐ 14: DỰ ĐOÁN NHU CẦU PHÂN BÓN CÁC LOẠI Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2000 Đơn vị tính: tấn Chỉ tiêu 1998 1999 2000 Cả nước Phân ure 1.811.000 1.958.000 2.000.000 2.200.000 Phân lân 850.000 860.000 950.000 1.000.000 Phân DAP 300.000 300.000 300.000 Phân NPK 750.000 800.000 900.000

Phân ure phân theo vùng

Đông bắc 75.000 80.000 85.000

Tây bắc 32.000 35.000 40.000

ĐB Sông Hồng 597.000 653.000 740.000

Khu 4 cũ 66.000 72.000 90.000

Duyên Hải Miền Trung 147.000 152.000 160.000

Tây Nguyên 83.000 86.000 90.000

Đông nam bộ 155.000 60.000 165.000

Đồng bằng Sông Cửu Long 656.000 720.000 830.000

Như vậy, ta thấy riêng phân ure, bình quân nhu cầu mỗi năm tăng thêm khoảng 150.000 tấn.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA THỊ TRƯỜNG PHÂN BÓN VÔ CƠ TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM (Trang 56 - 58)