CẠNH TRANH TRÊN THỊ TRƯỜNG PHÂN BÓN VÔ CƠ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA THỊ TRƯỜNG PHÂN BÓN VÔ CƠ TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM (Trang 51 - 56)

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào trên thị trường, cuộc cạnh tranh sôi động nhất, tàn khốc nhất nhưng cũng vinh quang nhất là cuộc chiến giữa doanh nghiệp với các đói thủ cạnh tranh trong ngành. Cuộc cạnh tranh này mang tính quyết định đói với sự tồn tại cũng như đi lên của doanh nghiệp trong thương trường. Đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh phân bón vô cơ, có rất nhiều doanh nghiệp tham gia kinh doanh phân bón trên thị trường, bao gồm cả doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh. Các doanh nghiệp này phải cạnh tranh với nhau về giá cả, chất lượng sản phẩm và dịch vụ.... Nếu như doanh nghiệp nào cung ứng phân bón với giá cả hợp lý, chất lượng tốt, kịp thời vụ và phù hợp với yêu cầu của người nông dân thì sẽ thắng trong cạnh tranh và thu thêm được nhiều lợi nhuận.

Thực tế hiện nay hiện nay, ngoài Tổng công ty vật tư nông nghiệp, Nhà nước đã chỉ định thêm một số đầu mối cùng tham gia nhập khẩu phân bón vô cơ nhằm đáp ứng nhu cầu lớn về sản xuất nông nghiệp trong nước, cụ thể là:

- Trong năm 1992 - 1993, có trên 80 đầu mối nhập khẩu (cả nước và tư nhân).

- Năm 1994, nhà nước thu hẹp đầu mối nhập khẩu có 17 doanh nghiệp được phép nhập khẩu, trong đó Tổng công ty vật tư nông nghiệp được cấp 60% lượng hàng nhập khẩu.

- Năm 1993 Nhà nước có kế hoạch định hướng, 25 trong số 26 đầu mối nhập khẩu phân bón là doanh nghiệp Nhà nước, trong đó 7 doanh nghiệp Trung ương chiếm 70% khối lượng (Tổng công ty vật tư nông nghiệp chiếm 60% khối lượng) 18 doanh nghiệp địa phương chiếm 28,5% và một doanh nghiệp tư nhân chiếm 1,5%.

- Năm 1996 có 67 doanh nghiệp được phép làm đầu mối nhập. - Năm 1997 có 31 đầu mối.

- Năm 1998 có 32 đầu mối.

Trong các đầu mối này Tổng công ty vật tư nông nghiệp là một đầu mối chính và cung cấp phần lớn trong thị trường nội địa. Tuy nhiên, do có

quá nhiều đầu mối nhập khẩu nên thị phần của Tổng công ty ngày càng bị thu hẹp lại ( Đặc biệt là năm 1996) và do có quá nhiều đầu mối cùng giao dịch một lúc nên phía Việt Nam và Tổng công ty phải chịu hậu quả và bị ép mua với giá cao không có lợi.

Ngoài ra, do các doanh nghiệp không nắm vững nhu cầu thực tế nên đã cạnh tranh nhập khẩu phân bón làm cho nguồn cung lớn hơn cầu, tiêu thụ chậm gây ứ đọng với khối lượng lớn trong khi đó phí thuê kho bãi tăng lên, lãi vay ngân hàng ngày càng lớn - nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản vì vậy phải bán phân ra thị trường với giá thấp để thu hồi vốn- Điều này đã dẫn tới cơn "sốt lạnh" về phân bón .

Hơn nữa, hiện tượng các đơn vị khác thường nhập khẩu theo phương thức trả chậm, (chiếm 90% tổng khối lượng nhập khẩu) gây nên tình trạng cung không đúng thời vụ. Với phương thức nhập khẩu trả chậm các doanh nghiệp nhập khẩu có thể chiếm dụng vốn của bên bán để kinh doanh. Khi mua về nhiều giá phân bón giảm, các doanh nghiệp phải tìm mọi cách để tiêu thụ thu hồi vốn làm thị trường rối loạn, ảnh hưởng tới hoạt động cung ứng kinh doanh của các doanh nghiệp khác trên thị trường.

3.HIỆU QUẢ CỦA CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC.

-Các cơn sốt tăng giá, chủ yếu là phân đạm. Sự thiếu phân đạm không phải lúc này mới xảy ra mà đã xảy ra nghiêm trọng từ năm 1975-1989, biểu hiện ở năng suất của ngành nông nghiệp thấp và giá phân bón ở chợ đen gấp 10-20lần giá phân cung cấp. Sau khi giao quyền sử dụng đất, nông dân hào hứng sản xuất, nhu cầu sử dụng phân tăng lên, sự thiếu hụt đáng lẽ thể hiện trầm trọng hơn nhưng chỉ diễn ra dưới hình thức sốt thiếu theo địa bàn và thời điểm. Tuy nhiên các cơn sốt tăng giá xảy ra trên toàn quốc còn có 3 nguyên nhân chính là: Giá phân thị trường thế giới cũng tăng; giảm giá năm trước làm nhiều nhà kinh doanh sợ lỗ không dám nhận; sự kiểm soát bằng quota đã làm cho nhập không kịp nhu cầu về số lượng và thời vụ. Chính các giải pháp can thiệp của nhà nước trước hết là mở rộng và khuyến khích tất cả các đầu mối

nhập khẩu và tăng cường lưu thông nội bộ đã đưa lại kết quả đó. Đó là bài học thành công.

-Cơn sốt giảm giá làm cho nhiều doanh nghiệp kinh doanh phân đạm quốc doanh lỗ. Có ý kiến cho rằng nguyên nhân là do buông lỏng quản lý dẫn đến nhập thừa, điều này không phải là có sự thừa phân bón, vấn đề được lý giải là: Mức phân bón cho cây trồng thời kỳ này đều dưới mức khuyến cáo của IFA. Mức bón cho cà phê là chỉ đạt76%, Cao su kinh doanh 90%, Cam 45%, Chè kinh doanh 52,1%, Dứa 12 %, Sắn 10,6%, Khoai 6%. Đối với cây lúa nước chỉ đạt 75% mức khuyến cáo ở vùng thâm canh và trên 50% tính trung bình ở các vùng; giá nông sản, gạo còn quá thấp ảnh hưởng đến sức mua.; Giá phân bón thế giới giảm; ảnh hưởng của công nghiệp hữu cơ phản ánh vào nước ta thể hiện điển hình là kiến nghị không phát triển công nghiệp phân vô cơ, không nhập phân vô cơ để phát triển phần sinh học kiểu phân lân hữu cơ, vi sinh thiên nông và Tiền giang; Từ nhận định sai về nguyên nhân dẫn đến sử lý sai. Theo kiến nghị từ nhiều phí, Nhà nước đã áp dụng biện pháp hành chính kiểm soát nhập khẩu bằng quota, và thuế phụ thu.

PHẦN 4- NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ GIẢI QUYẾT PHÂN BÓN VÀ ỔN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG PHÂN BÓN PHÂN BÓN VÀ ỔN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG PHÂN BÓN

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA THỊ TRƯỜNG PHÂN BÓN VÔ CƠ TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM (Trang 51 - 56)