Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 36 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
36
Dung lượng
465,5 KB
Nội dung
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP TẠI NÔNG TRƯỜNG CAO SU PHÚ XUÂN Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Trí Ngành học : Kế Toán 1 PHẦN THỨ NHẤT ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Nước ta đang trong tiến trình hội nhập kinh tế trong khu vực cũng như thế giới. Đặc biệt là Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO, đây là cơ hội và cũng là thách thức rất lớn. Vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước không ngừng nâng cao trình độ mọi mặt để tiếp cận với trình độ chung của thế giới. Các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất muốn nâng cao hiệu quả sản xuất của đơn vị mình thì phải thường xuyên nắm bắt được mọi thông tin về tình hình sản xuất và kết quả kinh doanh qua những số liệu mà kế toán tổng hợp. Đó chính là chìa khoá của thành công, đảm bảo cho danh nghiệp không những tồn tại mà còn tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong và ngoài nước. Đối với sản xuất kinh doanh, yếu tố sản xuất phải đề cập đến là nguyên vật liệu trưc tiếp, nó là điều kiện tất yếu, giữ vị trí chủ đạo trong giá trị thực tế của sản phẩm, công trình được thực hiện. Khả năng chiếm lĩnh thị trường và cạnh tranh được đối với các đối thủ cạnh tranh của mình thì công việc kiểm tra hoạch toán nguyên vật liệu trực tiếp phải được quản lý tốt từ giai đoạn nhập, giai đoạn bảo quản, giai đoạn sử dụng và giai đoạn quản lý, phải tính toán mức hao tổn nguyên vật liệu trực tiếp để có một sản phẩm hoàn thiện, bền đẹp hơn. Nông trường cao su Phú Xuân trực thuộc Công ty cao su ĐắkLắk là một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây đã đạt được những kết quả kinh doanh khả quan trong điều kiện cạnh tranh gay go của thị trường ngành cao su, điều đó phản ánh sự nổ lực của cả Nông trường, trong đó không thể không kể đến việc hoạch toán nguyên vật liệu trưc tiếp tại Nông trường cao su Phú Xuân. Chính vì tầm quan trọng của nguyên vật liệu trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của nông trường nên em đã chọn đề tài: “Hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp tại Nông trường cao su Phú Xuân”. 1.2 Mục tiêu nguyên cứu 2 Tìm hiểu các bước hoạch toán các nghiệp vụ kế toán về nguyên vật liệu trực tiếp tại Nông trường cao su Phú Xuân. Qua đó xem xét và đánh giá thực trạng sử dụng nguyên vật liệu trực tiếp tại Nông trường cao su Phú Xuân đồng thời đưa ra được các biên pháp cải thiện công tác hoạch toán và đề xuất ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán và sử dụng có hiệu quả hơn ngauyên vật liệu trực tiếp. 1.3 Phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu về tình hình sử dụng nguyên vật liệu trực tiếp của Nông trường cao su Phú Xuân. và cách thức hoạch toán về nguyên vật liệu trực tiếp tại Nông trường này như thế nào, từ đó chỉ ra được các nguyên nhân và đưa ra cách khắc phục giúp cho Nông trường hoạt động có hiệu quả hơn. 1.3.2 Không gian nghiên cứu . Tại Nông trường cao su Phú Xuân, Xã EraPương – Huyện Cư Mgar ĐắkLắk. 3 PHẦN THỨ HAI CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận của kế toán nguyên vật liệu trực tiếp tại Nông trường cao su Phú Xuân 2.1.1 Những vấn đề chung về nguyên vật liệu trực tiếp 2.1.1.1 khái niệm nguyên vật liệu trực tiếp Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố của quá trình sản xuất sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm được sản xuất. 2.1.1.2 Đặc điểm nguyên vật liệu trực tiếp Nguyên vật trực tiếp là đối tưọng lao động nên có đặc điểm: +Tham gia vào một chu kỳ sản xuất. + Thay đổi hình dáng ban đầu sau quá trình sử dụng và chuyển toàn bộ giá trị vào giá trị sản phẩm được sản xuất ra. 2.1.1.3 Phân loại nguyên vật liệu trực tiếp Căn cứ tác dụng, nguyên vật liệu trực tiếp được phân loại như sau: - Nguyên vật liệu chính: Là những loại nguyên vật liệu mà khi tham gia vào quá trình sản xuất sẽ cấu thành nên thực thể vật chất chủ yếu của sản phẩm. Nghĩa là nếu thiếu nó thì quá trình sản xuất sẽ mất đi đối tượng lao động. - Nguyên vật liệu phụ: Là những vật liệu mà sử dụng kết hợp với vật liệu chính nhằm tăng độ bền, tuổi thọ, tăng giá trị hoặc thay đổi tính chất của sản phẩm. 2.1.1.4 Tính giá nguyên vật liệu trực tiếp Tính giá nguyên vật liệu trực tiếp có ý nghĩa quan trọng trong việc hoạch toán đúng đắn tình hình tài sản cũng như chi phí sản xuất kinh doanh. a) Tính giá nguyên vật liệu trực tiếp nhập Giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho được hình thành trên cơ sở chứng từ chứng minh các khoản chi phí hợp lệ để có được nguyên vật liệu tại đơn vị. Tuỳ theo nguồn nhập mà giá của chúng được xác định khác nhau. b) Tính giá nguyên vật liệu xuất Phương pháp thực tế đích danh 4 Theo dõi vật liệu nhập kho cụ thể, đích doanh cho từng lô hàng cả về mặt đặc tính kỷ thuật lẫn giá trị nhập kho và là căn cứ để, là cơ sở để ghi giá thực tế cho chính lô hàng này. Phương pháp này áp dụng ở nhiều doanh nghiệp mà vật liệu có giá trị cao, có đặc điểm riêng, đơn chiếc. Phương pháp bình quân gia quyền: Đơn giá Trị giá t. tế tồn đầu kỳ + Trị giá t.tế nhập trong kỳ xuất bình quân Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ 2.1.2 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu trực tiếp Để kiểm tra đối chiếu giữ sổ sách kế toán với sổ sách nhập xuất nguyên vật liệu tại kho ta có thể tiến hành theo một trong các phương pháp sau: Phương pháp thẻ song song Theo phương pháp này được thực hiện một phần tại kho vật liệu, phiếu nhập kho, xuất kho được thủ kho ghi vào thẻ kho. Định kỳ kế toán kho cùng với thủ khoa đối chiếu phiếu nhập, phiếu xuất và kiểm tra việc thủ kho vào thẻ kho có đúng hay sai? Sau khi ký vào thẻ kho để xác nhận số vật liệu xuất kho, tồn kho trong kỳ, cùng với thủ kho lập biên bản giao nhận chứng từ gốc (phiếu xuất, phiếu nhập) và chuyển về phòng kế toán để quản lý và hoạch toán, tại phòng kế toán thì kế toán căn cứ vào phiếu nhập, phiếu xuất để vào sổ chi tiết nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm cả số lượng và giá trị vật liệu xuất nhập trong kỳ. 2.1.3 Kế toán nguyên vật liệu trực tiếp theo phương pháp kê khai thường xuyên. Là phương pháp phản ánh các đối tượng kế toán về tình hình biến động và số hiện có một cách thường xuyên, liên tục, việc ghi chép vào sổ kế toán đựoc tiến hành ngay tại thời điểm phát sinh . 2.1.3.1 Tài khoản sử dụng Tài khoản 152: Nguyên vật liệu trực tiếp Tài khoản nay được sử dụng để phản ảnh tình hình tăng giảm và số hiện có của các loại vật liệu trực tiếp trong Nông Trường theo giá thực tế Bên Nợ: + Phản ánh các loại vật liệu trực tiếp tăng trong kỳ 5 +Kết chuyển giá trị vật liệu tồn cuối kỳ (theo phương pháp kiểm kê định kỳ) Bên có: +Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm giảm làm giảm giá trị vật liệu trực tiếp trong kỳ +Kết chuyển giá trị VL tồn đầu kỳ ( theo phương pháp kiểm kê định kỳ). Tài khoản này có số dư nợ : Phản ánh giá trị thực tế của vật liêu trực tiếp tồn cuối kỳ. Tài khoản này được mở chi tiếp các tài khoản cấp hai như sau: TK 1521: Nguyên vật trực tiếp chính. TK 1522: Nguyên vật liệu trực tiếp phụ 2.1.3.2 Kế toán tăng nguyên vật liệu a) Tăng do mua ngoài Hoá đơn và hàng cùng mua về, kế toán ghi: Nợ TK 152 Có TK 111,112, 331, 141…. Hoá đơn về nhưng hàng chưa về: Kế toán lưu hoá đơn vào tập hồ sơ hàng đang đi đường để theo dõi. Nếu trong tháng hàng về thì tiến hàng ghi sổ theo bút toán 1. Nếu cuối tháng mà hoá đơn vẫn chưa về thì kế toán ghi: Nơ TK 152 Giá hạch toán Có TK 331 Phát hiện hàng không đúng quy cách phẩm chất, hoặc đề nghị giảm giá hoặc trả lại cho người bán. Nợ TK 331 giảm giá hoặc trả lại cho người bán Có TK 152 Khi thanh toán tiền hàng cho khách hàng nếu được hưởng thiết khấu thì ghi: Nợ TK331 Số tiền thực tế thanh toán Có TK 111,112,152,153 6 b) Tăng do nhập vật liệu tự sản xuất hoặc thuê ngoài gia công Nợ TK 152 Giá thành sản xuất Có TK 154 2.1.3.3 Kế toán giảm nguyên vật liệu a) Xuất vật liệu cho sản xuất kinh doanh Nợ TK 621: Xuất chế tạo sản phẩm Nợ TK 627: Dùng ở phân xưởng Có TK 152 Có TK 152 b) Giảm nguyên vật liệu do thiếu lúc kiểm kê Nợ TK 1388 : Bắt bồi thường vật chất Nợ TK 811 : Nếu đây là nguyên nhân khách quan. Nợ TK 411: Nguyên nhân thuộc về nông truờng. Có TK 152 : Pần giá trị của các nguyên nhân trên. 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Đây là phương pháp nghiên cứu sự vật hiện tượng vừa ở trạng thái tĩnh (tức là nghiên cứu sự vật hiện tượng tại một thời điểm nhất định, trong một thời gian xác định để tìm hiểu bản chất của sự vật đó), vừa ở trạng thái động (tức là xem xét các sự vật hiện tượng trong mối liên hệ tác động qua lại với các sự vật hiện tượng khác). 2.2.2 Phương pháp tổng hợp và phân tích - Tổng hợp, hệ thống hoá tài liệu trên cơ sở phân tổ thống kê - Phân tích tài liệu qua phân tích mức độ của hiện tượng, phân tích tình hình biến động và mối liên hệ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các hiện tượng. 2.2.3 Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp giản đơn và dược sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô. 7 2.2.4 Phương pháp điều tra Là phương pháp điều tra thu thập tài liệu trên cơ sở quan sát số lớn. - Đối với số liệu sơ cấp : thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp - Đối với số liệu thứ cấp : thu thập các chứng từ kế toán và các báo cáo tài chính. 2.2.5 Phương pháp chuyên gia Là phương pháp nghiên cứu khoa học dựa trên ý kiến của các chuyên gia. Thông qua ý kiến của các chuyên gia, giúp ta mau mắn chóng nắm được cơ sở lý luận, nắm được thực trạng của hiện tượng và những định hướng cũng như giải pháp cơ bản thúc đẩy sự phát triển của hiện tượng phù hợp với quy luật. 8 PHẦN THỨ BA ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm Nông trường cao su Phú Xuân 3.1.1 Tình hình cơ bản lịch sử hình thành và phát triển của Nông trường Nông trường cao su Phú Xuân là một doanh nghiệp trực thuộc Công ty cao su ĐắkLắk, được thành lập theo quyết định số 278/QĐ-UB của UBND tỉnh ĐăkLăk ngày 14/06/1978. Nông trường đóng trên địa bàn xã EaĐrơng – huyện CưMGar – ĐắkLắk, cách thành phố 20km về phía Đông đi về hướng tỉnh Gia Lai. Phía Đông: giáp xã CưBao – KrôngBuk Phía Tây: giáp xã CuôrĐăng, xã EaĐrơng – CưMGar Phía Nam: giáp Công ty cà phê Thắng Lợi - huyện Krông Back Phía Bắc: giáp Công ty cà phê ĐRao - huyện CưMGar Qua 28 năm xây dựng và phát triển, hiện nay Nông trường đang quản lý 749 cán bộ công nhân viên với hơn 3.500 nhân khẩu. Hiện tại Nông Trường quản lý 1.750 ha cao su, ngoài ra còn một số diện tích cà phê và ao hồ. Trong những năm đầu thành lập, Nông trường đã gặp phải không ít khó khăn. Thiếu cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân đa số xuất thân từ tầng lớp nông dân, tư tưởng còn mang nặng tư hữu sản xuất nhỏ chủ yếu là tự cấp, tự túc, đang mới mẽ với nền sản xuất lớn XHCN. Nhưng ưu điểm của họ là thật thà, chất phác, cần cù, chịu khó, không ngại khó khăn, gian khổ. Thêm vào đó cơ sở vật chất thiếu thốn, vật tư trang thiết bị khi mới thành lập là lán trại tam. Nhờ sự phấn đấu nổ lực của toàn thể Nông trường đến nay Nông trường đã có cơ ngươi khang trang, trụ sở làm việc với phương tiện hiện đại thích ứng nền sản xuất hàng hoá thị trường. Từ ngày thành lập đến nay, Nông trường luôn hoàn thành kế hoạch được giao, nhất là 06 năm gần đây từ năm 1999 – 2006 Nông trường đã không ngừng đổi mới công tác quản lý, công tác kế toán, áp dụng công tác khoa học kỹ thuật, tăng cường quản lý bảo vệ sản phẩm, công nhân có tay nghề khá giỏi ngày càng nhiều, số lượng yếu và trung bình thấp. 9 Nông trường cao su Phú Xuân là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Công ty cao su ĐắkLắk, hạch toán theo mô hình nửa độc lập nửa phụ thuộc. Nhiệm vụ chính của nông trường là trồng mới, khai thác mủ, thâm canh, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để không ngừng nâng cao sản lượng mủ khai thác, cung cấp đủ nguyên liệu mủ cao su cho công ty theo pháp lệnh mà Công ty cao su ĐắkLắk giao cho. Ngoài ra Nông trường còn thực hiện liên kết cao su và cà phê với các hộ gia đình theo hình thức Nông trường cung cấp cho họ chi phí chăm sóc và thu tiền vào mỗi tháng. 3.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý tại Nông Trường 3.1.2.1 Sơ đồ tổ chức quản lý Ghi chú: : quan hệ trực tuyến : quan hệ chức năng 3.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban tại Nông trường Qua sơ đồ trên ta thấy cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của nông trường theo hai kiểu: chức năng - trực tuyến. Cơ cấu này phân rõ quyền hạn, nhiệm vụ, chức năng và tách nhiệm của từng phòng ban, thực hiện nhanh chóng khi có chỉ thị của cấp trên, dễ dàng kiểm tra khi 10 BAN GIÁM ĐỐC NÔNG TRƯỜNG Phòng kỹ thuật - sản xuất Phòng kế toán – tài vụ Phòng tổ chức hành chính Phòng bảo vệ 5 Đội sản xuất [...]... lượng nguyên vật liệu xuất dùng bình quân trực tiếp xuất dùng 3.2.1.3 Nhiệm vụ kế toán nguyên vật trực tiếp tại Nông trường cao su Phú Xuân - Theo dõi nguyên vật liệu xuất nhập nguyên vật trực tiếp nhập xuất, tồn, đảm bảo cung ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất Hàng ngày đối chiếu với thủ kho nguyên vật trực tiếp và ký vào biên bản - Theo dõi báo cáo giá thành nguyên vật liệu trực tiếp - Lập báo cáo nguyên. .. tiết về nguyên vật liêu trực tiếp + Sổ chi tiết nguyên vật liệu trực tiếp 24 + Báo cáo xuất nhập tồn kho nguyên vật liệu trực tiếp Để minh hoạ cho quá trình sử dụng nguyên vật liệu trực tiếp tại Nông trường cao su Phú Xuân trong 9 tháng năm 2007 thì tình hình xuất và nhập được thể hiện qua các sổ chi tiết sau đây: 25 Mẫu sổ chi tiết nguyên vật liệu trực tiếp NÔNG TRƯỜNG CAO SU PHÚ XUÂN = = = = = = == =... nguyên vật liệu trực tiếp phục vụ cho quá trình sản xuất thì việc đầu tiên để xuất nguyên vật liêu là các đội trưởng của các đội sản xuất viết giấy đề nghị cấp nguyên vật liệu trực tiếp để trình lên Ban lãnh đạo đơn vị Nông Trường thì kế toán nguyên vật liệu trực tiếp lập phiếu xuất kho Sau đây là ví dụ minh hoạ về giấy đề nghị cấp nguyên vật liệu trực tiếp của Nông Trường Cao Su Phú Xuân CÔNG TY CAO. .. doanh của nông trường đạt hiệu quả rất cao, lợi nhuận tăng, doanh thu lớn, đời sống của cán bộ công nhân viên được cải thiện rất nhiều 3.2 Thực trạng hoạch toán nguyên vật liệu trực tiếp tại Nông trường cao su Phú Xuân thuộc Công ty cao su ĐắkLắk 3.2.1 Những vấn đề chung về nguyên vật liệu trực tiếp 3.2.1.1 Đối tượng tính giá nguyên vật liệu trực tiếp Như đã nói ở trên, Nông trường là đơn vị trực thuộc... liệu trực tiếp kế toán làm giấy giới thiệu trình lên lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Công ty duyệt rồi căn cứ vào đó kế toán nguyên vật liệu, thủ kho tại Công ty xuất nguyên vật liệu cho Nông trường Với đặc điểm của Nông trường trồng cây cao su sau đó thu hoạch mủ nước và mủ tạp, để nhập về Công ty mẹ, như vậy kế toán nguyên vật liệu không tính giá nhập cho các loại nguyên vật liệu này, còn các loại nguyên vật. .. 3.1.5 Kết quả kinh doanh chủ yếu * Diện tích cao su của nông trường hiện tại: - Cao su trồng năm 1979: 141 ha - Cao su trồng năm 1983: 40 ha - Cao su trồng năm 1984: 88 ha - Cao su trồng năm 1985: 111 ha - Cao su trồng năm 1986: 160 ha - Cao su trồng năm 1987: 250 ha - Cao su trồng năm 1988: 200 ha - Cao su trồng năm 1989: 266 ha - Cao su trồng năm 1990: 200 ha - Cao su trồng năm 1991: 49.1 ha - Cao su. .. doanh tại Công ty căn cứ vào đó làm phiếu xuất nguyên vật liệu rồi chuyển phiếu đó cho kho kế toán nguyên vật liệu và thủ kho của Công ty để xuất cho Nông trường 18 Khi các loại nguyên vật liệu về đến Nông trường, thủ kho vật tư nhận - nhập kho, kế toán vật tư căn cứ vào phiếu xuất kho của Công ty để làm phiếu nhập kho cho đơn vị Khi đã có phiếu nhập kho vật tư tại Nông trường thì định kỳ kế toán tiến... thiết, kế toán lưu các chứng từ đó lại, và kế toán định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Đối với lượng nhập trên kế toán định khoản: Nợ TK 152 : 9020.000 Có TK 13682 : 902.000 b) Kế toán xuất nguyên vật liệu trực tiếp Nguyên vật liệu trực tiếp tại Nông trường chủ yếu xuất cho các đội sản xuất để các đội sản xuất chăm sóc cho các lô cao su của Nông trường và xuất cho các đơn vị khác 20 + Trường. .. liệu như xăng, dầu… thì tình vào chi phí sản xuất chung Còn các loại nguyên vật liệu trực tiếp như Amoniac, hoá chất khác… nhập từ Công ty về Nông trường để kế toán nguyên vật liệu phải phản ánh 3.2.1.2 Phương pháp tính giá nguyên vật liệu của nông trường - Giá nhập: Đối với các loại nguyên vật liệu trực tiếp nhập từ kho Công ty thì giá nhập kho chính là giá xuất kho tại Công ty, căn cứ vào đó kế toán. .. ty cao su ĐăkLắk, hoạch toán báo cáo sổ, 100% vốn mà Nông trường sử dụng là do Công ty cấp Đối với các loại nguyên vật liệu trực tiếp cũng vậy, ngay từ đầu năm căn cứ vào bảng dự toán nguyên vật liệu trực tiếp của Công ty gửi xuống, hàng quý kế toán vật tư lập kế hoạch chi tiết các loại vật iệu trực tiếp cần thiết để cung cấp cho sản xuất trình lên công ty Trong quý, khi các bộ phận cần nguyên vật liệu . hoạch toán các nghiệp vụ kế toán về nguyên vật liệu trực tiếp tại Nông trường cao su Phú Xuân. Qua đó xem xét và đánh giá thực trạng sử dụng nguyên vật liệu trực tiếp tại Nông trường cao su Phú Xuân. luận của kế toán nguyên vật liệu trực tiếp tại Nông trường cao su Phú Xuân 2.1.1 Những vấn đề chung về nguyên vật liệu trực tiếp 2.1.1.1 khái niệm nguyên vật liệu trực tiếp Nguyên vật liệu là. giá nguyên vật liệu trực tiếp = Đơn giá xuất kho x Số lượng nguyên vật liệu xuất dùng bình quân trực tiếp xuất dùng 3.2.1.3 Nhiệm vụ kế toán nguyên vật trực tiếp tại Nông trường cao su Phú Xuân