Khái niệm thẻThẻ ngân hàng là một phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt do ngânhàng phát hành cấp cho chủ thẻ sử dụng để rút tiền mặt tại các điểm ứng tiền mặthoặc thanh toán tiền hà
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH DOANH THẺ TẠI NHNo&PTNT HÀ NỘI 2
1.1 Lý luận chung về phát triển kinh doanh thẻ ngân hàng 2
1.1.1.Khái niệm và phân loại thẻ ngân hàng 2
1.1.2.Nội dung hoạt động kinh doanh thẻ ngân hàng 5
1.1.3 Sự cần thiết và ý nghĩa của phát triển kinh doanh thẻ ngân hàng 8
1.2 Nhân tố ảnh hưởng đến kinh doanh thẻ ngân hàng 12
1.2.1 Đối thủ cạnh tranh 12
1.2.2 Quy định phát luật, chính sách nhà nước 14
1.2.3 Uy tín của ngân hàng phát hành thẻ 15
1.3 Đặc điểm của ngân hàng No&PTNT Hà Nội 16
1.3.1 Quá trình hình thành và quá trình phát triển 16
1.3.2 Chức năng,nhiệm vụ và bộ máy tổ chức 21
1.3.3 Đặc điểm các nguồn lực của Ngân hàng 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG No&PTNT HÀ NỘI 30
2.1 Kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Hà Nội 30
2.1.1 Kết quả và hiệu quả kinh doanh thẻ của NHNo&PTNT Hà Nội 30
2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng 36
2.2 Thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng NN&PTNT Hà Nội 37
2.2.1 Nghiên cứu nhu cầu dùng thẻ của người tiêu dùng 37
2.2.2.Lập kế hoạch phát hành thẻ 39
Trang 22.3 Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại NHNo&PTNT
Hà Nội 42
2.3.1.Những mặt mạnh 42
2.3.2 Những mặt hạn chế 43
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 45
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NHNo&PTNT HÀ NỘI 47
3.1 Phương hướng chiến lược kinh doanh thẻ của NHNo&PTNT Hà Nội 47
3.2 Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng No&PTNT Hà Nội trong thời gian tới 48
3.2.1.Phát triển các dịch vụ thẻ của Ngân Hàng 48
3.2.2 Giải pháp con người 49
3.2.3 Giải pháp về lĩnh vực công nghệ 50
3.2.4 Xây dựng và triển khai đồng bộ chiến lược marketing cho dịch vụ thẻ 50 3.3 Một số kiến nghị nhằm phát triển hoạt động kinh doanh thẻ 51
3.3.1 Kiến nghị với chính phủ 51
3.3.2 Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước 53
3.3.3.Kiến nghị đối với ngân hàng No& PTNT Việt Nam 54
KẾT LUẬN 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
Trang 3DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Agribank hanoi Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh
Hanoi
thống thanh toán và kế toán khách hàng)
Trang 4DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1: Quy trình phát hành và thanh toán thẻ ngân hàng Agribank Hanoi 7
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức của NHNo&PTNT Hà Nội 22
Bảng 1.1 : Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Hà Nội từ 2007-2010 24 Bảng 1.2: Tình hình sử dụng vốn từ năm 2007 -2010 .25
Bảng 2.1: Số lượng thẻ đã phát hành 2007-2010 .30
Bảng 2.2: Số lượng thanh toán thẻ qua các năm 2007-2010 .33
Bảng 2.3: Doanh số giao dịch tại ATM và EDC đến 31/12/2010 35
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng từ 2007-2010 36
Biểu đồ 2.1: Sự tăng trưởng về việc phát hành thẻ ở Agribank Hanoi 31
Biểu đồ 2.2: Số dư trên tài khoản tiền gửi thẻ 2007-2010 .32
Biểu đồ 2.3: Thị phần về ATM của Agribank hanoi đến 31/12/2010 .33
Biểu đồ 2.4: Thị phần về EDC của Agribank hanoi đến 31/12/2010 34
Biểu đồ 2.5: Về số lượng người sử dụng thẻ và sử dụng tiền mặt 38
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Trong những thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 20, loài người đã được chứng kiếnnhững bước mang tính đột phá của nhiều ngành khoa học và công nghệ, trong đó cócông nghệ thông tin và công nghệ sinh học Cách đây hơn 10 năm, mạng internetcòn là một lĩnh vực bí ẩn cuả riêng các nhà vật lý thì nay nó đã trở thành cuốn báchkhoa toàn thư bình thương của hàng triệu học sinh trên thế giới Các nhà khoa học
đã khẳng định rằng sự phát triển như vũ bão của ngành công nghệ thông tin là mộtbước tiến đáng kể, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, làm chothế giới ngày càng hẹp lại và chất lượng, tốc độ truyền tin ngày cành nhanh
Thừa hưởng thành tựu của công nghệ hiện đại và khoa học ngân hàng, thẻthanh toán, một loại thanh toán an toàn, nhanh chóng, tiện lợi, gọn nhẹ mà khôngdùng tiền mặt đã ra đời, từng bước thay thế cho một số kiểu thanh toán lỗi thời,không còn thích hợp ở những lúc và nơi có thể Cùng với thời gian, các loại thẻ cứlần lượt ra đời và được sử dụng với quy mô ngày càng lớn
Do mới gia nhập thị trường thẻ, NHNo&PTNT Việt Nam (Agribank) khôngtránh khỏi những bỡ ngỡ, vấp váp và nhiều sai sót Với nhận thức đó, em mạnh dạnnghiên cứu qua tài liệu và thực tế hoạt động của ngân hàng No&PTNT Hà Nội (mộtchi nhánh của NHNo&PTNT Việt Nam) và đưa ra một số giải pháp trong chuyên đề
thực tập của mình với tựa đề “ Phát triển dịch vụ thẻ ở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội” Chuyên đề của em gồm 3 chương:
Chương 1: Những cơ sở để phát triển kinh doanh thẻ tại NHNo&PTNT Hà Nội.Chương 2: Thực trạng phát triển kinh doanh thẻ tại ngân hàng No&PTNT Hà NộiChương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinhdoanh thẻ tại NHNo&PTNT Hà Nội
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, em đã nhận được sự giúp đỡ và chỉ bảo, hỗtrợ nhiệt tình của thầy giáo, các cán bộ NHNo&PTNT Hà Nội trong quá trình thực tập,nghiên cứu, cung cấp cho em tài liệu, số liệu và các thông tin cần thiết khác
Em cũng xin chân thành cảm ơn thầy GS.TS NGƯT Hoàng Đức Thân về
sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình trong quá trình nghiên cứu, viết và chỉnh sửa chuyên đềthực tập này
Trang 6CHƯƠNG 1:
NHỮNG CƠ SỞ ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH DOANH THẺ
TẠI NHNo&PTNT HÀ NỘI
1.1 Lý luận chung về phát triển kinh doanh thẻ ngân hàng
1.1.1 Khái niệm và phân loại thẻ ngân hàng
1.1.1.1 Khái niệm thẻ
Thẻ ngân hàng là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do ngânhàng phát hành cấp cho chủ thẻ sử dụng để rút tiền mặt tại các điểm ứng tiền mặthoặc thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ trong phạm vi số
dư tài khoản tiền gửi hoặc hạn mức tín dụng được ký kết giữa ngân hàng với chủ thẻ
1.1.1.2 Các loại thẻ của NHNo&PTNT Hà Nội
Kể từ khi ra đời đến nay, cấu tạo của thẻ thanh toán đã có những thay đổi khálớn nhằm tăng độ an toàn và tính tiện dụng cho khách hàng Hầu hết các loại thẻthanh toán ngày nay đều được cấu tạo bằng nhựa cứng có kích thước 96mm x54mm x 0,76mm và có góc tròn Thẻ có 3 lớp, màu sắc trên thẻ thay đổi tuỳ thuộcloại thẻ
Hiện nay, NHNo&PTNT Hà Nội có các loại thẻ để khách hàng chọn lựa:
- Thẻ visa: Thẻ ghi nợ quốc tế Agribank Visa là thẻ mang thương hiệu Visa
do Agribank phát hành, cho phép chủ thẻ sử dụng trong phạm vi số dư tài khoảntiền gửi thanh toán và (hoặc) hạn mức thấu chi để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ;rút/ứng tiền mặt và các dịch vụ khác tại ATM, đơn vị chấp nhận thẻ, điểm ứng tiềnmặt trên phạm vi toàn cầu hoặc giao dịch qua Internet
+ Thẻ tín dụng quốc tế Agribank Visa là thẻ tín dụng cá nhân mang thươnghiệu Visa do Agribank phát hành, được sử dụng và chấp nhận thanh toán trên phạm
vi toàn cầu với tính chất ứng tiền, mua hàng hóa dịch vụ trước, trả tiền sau, mang lại
sự thuận tiện cho khách hàng mọi nơi mọi lúc
Trang 7- Thẻ Master : ghi nợ quốc tế Agribank MasterCard là thẻ mang thương hiệuMasterCard do Agribank phát hành, cho phép chủ thẻ sử dụng trong phạm vi số dưtài khoản tiền gửi thanh toán và (hoặc) hạn mức thấu chi để thanh toán tiền hànghóa, dịch vụ; rút/ứng tiền mặt và các dịch vụ khác tại ATM, đơn vị chấp nhận thẻ,điểm ứng tiền mặt trên phạm vi toàn cầu hoặc giao dịch qua Internet.
+ Thẻ tín dụng quốc tế Agribank MasterCard là thẻ tín dụng cá nhân mangthương hiệu MasterCard do Agribank phát hành, được sử dụng và chấp nhận thanhtoán trên phạm vi toàn cầu với tính chất ứng tiền, mua hàng hóa dịch vụ trước, trảtiền sau, mang lại sự thuận tiện cho khách hàng mọi nơi mọi lúc
- Thẻ Amex, JBC: Agribank đã kết nối với các tổ chức quốc tế để phát hànhthẻ Amex, JBC dùng để thanh toán phạm vi quốc tế
- Thẻ Success: Thẻ ghi nợ nội địa – “Success” là thẻ cá nhân do Agribankphát hành, cho phép chủ thẻ sử dụng trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi không
kỳ hạn và (hoặc) hạn mức thấu chi để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ; rút tiền mặttại đơn vị chấp nhận thẻ hoặc điểm ứng tiền mặt (ATM/EDC) trong phạm vi lãnh
thổ Việt Nam.
1.1.1.3 Đặc điểm các loại thẻ của agribank
Mặt trước của thẻ:
- Tên thẻ: Visa, MasterCard, JCB, American Express, Success…
- Biểu tượng của thẻ: mỗi loại đều có biểu tượng riêng dùng để phân biệt vàchống giả mạo:
Trang 8+ Biểu tượng của Visa là hình con chim bồ câu đang bay trong không gian 3chiều Thương hiệu là hình chữ nhật 3 màu kẻ ngang xanh tím, trắng, vàng nâu códòng chữ Visa chạy ngang dòng kẻ trắng nằm dọc ở góc bên phải dưới biểu tượng.
+ Biểu tượng của MasterCard là hình ảnh Hologram 3 chiều in hình quả địacầu giao nhau với các lục địa, phần hình nổi laze này có thể thấy được và có vẻ như
di chuyển khi nghiêng thẻ Thương hiệu là hai hình vòng tròn đỏ - vàng đan xen vàonhau, dòng chữ MasterCard màu trắng chạy ngang nằm ở giữa góc bên phải thẻ,dưới biểu tượng
+ Biểu tượng của Amex là người lính La Mã đội mũ sắt
+ Biểu tượng của JCB là chữ JCB được lồng trong ba đường gạch song songliền nhau với màu xanh lam, đỏ, lá cây
+ Biểu tượng của Success là logo của Agribank
Số thẻ: đây là số dành riêng cho mỗi chủ thẻ, số được dập nổi lên trên thẻ Tuỳ theotừng loại thẻ mà có chữ số khác nhau và cách cấu trúc theo nhóm cũng khác nhau
+ Thẻ MasterCard gồm 16 số, luôn bắt đầu bằng số 5 và cách phân nhómđược tổ chức như sau: 5xxx xxxx xxxx xxxx
+ Thẻ Visa có hai loại 16 và 13 số, luôn bắt đầu bằng số 4:
4xxx xxxx xxxx xxxx4xxx xxx xxx xxx+ Thẻ JCB luôn có 16 số, bắt đầu bằng số 35
35xx xxxx xxxx xxxx+ Thẻ Amex có 15 số và bắt đầu bằng số 37 hoặc 34
34xx xxxxxx xxxxx37xx xxxxxx xxxxx+ Thẻ Success có 16 số và bắt đầu bằng số 27
27xx xxxx xxxx xxxxNgày hiệu lực của thẻ: là thời hạn mà thẻ được lưu hành Có hai cách ghi:
+ Từ ngày … đến ngày …
+ Ngày hiệu lực cuối cùng của thẻ …
Trang 9Họ tên của chủ thẻ được in bằng chữ nổi Do thẻ không được chuyển nhượng nên:
+ Nếu là tên cá nhân: thẻ cá nhân
+ Nếu là tên công ty và tên người được uỷ quyền sử dụng thẻ: thẻ công ty
Mặt sau của thẻ:
- Dãy băng từ có khả năng lưu trữ những thông tin như: số thẻ, ngày hiệulực, tên chủ thẻ, tên NHPH, số PIN – mã số bí mật cá nhân… Dải băng từ được cấutạo có 2 hoặc 3 rãnh, những rãnh này được dọc bởi những thiết bị chuyên dùng nhưmáy POS, Veriphone… riêng rãnh thứ 3 thì được dùng cho máy ATM để chủ thẻ cóthể rút tiền và thực hiện các giao dịch tại máy ATM
- Băng chữ ký của chủ thẻ được làm bằng một chất liệu đặc biệt nếu cố tìnhcạo, sửa đổi ô chữ ký hoặc chữ ký gốc thì trên ô chữ ký sẽ hiện ra chữ “VOID”
1.1.2.Nội dung hoạt động kinh doanh thẻ ngân hàng
Khởi đầu hình thành hoạt động kinh doanh thẻ có bốn chủ thể chính tham gia
là chủ thẻ, NHPH, NHTT và ĐVCNT Tuy nhiên, thẻ ngân hàng chỉ thực sự được
mở rộng phạm vi và trở thành một công cụ thanh toán ưu việt khi việc phát hành vàthanh toán được quốc tế hoá và được liên kết rộng rãi trong giới ngân hàng Ngàynay, tham gia vào quá trình phát hành và thanh toán thẻ có tới 6 bên khác nhau: chủthẻ, NHPH, NHTT, ĐVCNT, người chịu trách nhiệm thanh toán, Tổ chức thẻ quốc
tế Ngoài ra, còn có tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán bù trừ giao dịch thẻ, đơn
vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ
- Chủ thẻ (Cardholder): là cá nhân (hay người được uỷ quyền là thẻ công ty)được NHPH cho phép sử dụng thẻ và có tên trên thẻ Chỉ chủ thẻ mới có thể sửdụng thẻ của mình
Trang 10+ Chủ thẻ chính: là cá nhân hoặc tổ chức đứng tên thỏa thuận về việc sửdụng thẻ với ngân hàng phát hành thẻ và có nghĩa vụ thực hiện thỏa thuận đó.
+ Chủ thẻ phụ: là cá nhân được chủ thẻ chính cho phép sử dụng thẻ theo thỏathuận về việc sử dụng thẻ giữa chủ thẻ chính và ngân hàng phát hành thẻ Chủ thẻphụ chịu trách nhiệm về việc sử dụng thẻ với chủ thẻ chính
- Ngân hàng phát hành thẻ (Issuer Bank): Là thành viên chính thức của tổchức thẻ và được phép phát hành thẻ Ngân hàng này có trách nhiệm tiếp nhận, xử
lý hồ sơ xin cấp thẻ, thiết kế các tiêu chuẩn kỹ thuật, mật mã ký hiệu… cho các loạithẻ để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng, sau đó phát hành thẻ cho kháchhàng, mở và quản lý tài khoản thẻ, chịu trách nhiệm việc thanh toán số tiền màkhách hàng trả cho người bán bằng thẻ
- Ngân hàng thanh toán thẻ (Acquirer): là thành viên chính thức hoặc thànhviên liên kết của tổ chức hoặc các ngân hàng được các NHPH uỷ quyền thực hiệnnghiệp vụ thanh toán thẻ NHTT ký hợp đồng trực tiếp với ĐVCNT để tiếp nhận và
xử lý các giao dịch thẻ tại ĐVCNT, cung ứng các dịch vụ hỗ trợ, hướng dẫn choĐVCNT Một ngân hàng có thể vừa đóng vai trò là NHTT đồng thời là NHPH
- Người chịu trách nhiệm thanh toán thẻ: là chủ thẻ chính (đối với thẻ cánhân) hoặc tổ chức, công ty xin cấp thẻ (đối với thẻ công ty)
- Đơn vị chấp nhận thẻ: là đơn vị bán hàng hoá dịch vụ hoặc cung ứng tiềnmặt, có ký hợp đồng với NHTT chấp nhận thanh toán thẻ như các cửa hàng, kháchsạn, nhà hàng, siêu thị…
- Tổ chức thẻ quốc tế: là hiệp hội các thành viên phát hành và thanh toán thẻquốc tế đồng thời là trung tâm xử lý cấp phép và thanh toán của các thành viên trêntoàn thế giới Tổ chức thẻ quốc tế có trách nhiệm cung cấp một mạng lưới viễnthông toàn cầu tạo điều kiện cho việc cấp phép, thanh toán diễn ra nhanh chóng,thực hiện thanh toán cho các thành viên qua hệ thống bù trừ hoàn toàn tự động
- Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán bù trừ giao dịch thẻ: là tổ chức trunggian thực hiện việc trao đổi dữ liệu bằng điện tử hoặc bằng chứng từ và bù trừ các
Trang 11nghĩa vụ tài chính phát sinh từ các giao dịch thẻ cho các NHPH, NHTT và ĐVCNT theo thoả thuận bằng văn bản giữa các bên liên quan
- Đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ: là tổ chức, cá nhân chuyên môn bên thứ ba cung ứng cho NHPH, NHTT, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
bù trừ giao dịch thẻ, tổ chức chuyển mạch thẻ theo hợp đồng dịch vụ được thỏa thuận giữa các bên liên quan Dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ bao gồm: đại lý phân phối thẻ, cho thuê ATM/POS, nạp tiền vào ATM, bảo dưỡng ATM/POS, cung cấp giải pháp kỹ thuật liên quan đến nghiệp vụ thẻ
Việc phát hành và thanh toán thẻ tuân theo quy trình sau:
Sơ đồ 1.1: Quy trình phát hành và thanh toán thẻ ngân hàng Agribank Hanoi
(9) (1)
(2) (8)
(3) (4) (7) (6)
(4)
(5)
(1) Khách hàng gửi hồ sơ yêu cầu phát hành thẻ gồm Giấy đề nghị phát hành thẻ, bản sao chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu và một số hồ sơ về tình hình tài chính với khách hàng là cá nhân hoặc giấy phép thành lập, giấy đăng ký kinh doanh, báo cáo tài chính… với khách hàng là công ty
(2) NHPH tiến hành thẩm định hồ sơ và ra quyết định chấp nhận hay từ chối phát hành thẻ Trường hợp chấp nhận phát hành thẻ, sau khi nhận được thẻ từ trung tâm thẻ, NHPH giao thẻ và mã PIN cho khách hàng
Khách hàng
NHTT ĐVCNT/ATM
NHPH
Trang 12(3) Chủ thẻ sử dụng thẻ để rút tiền hoặc thanh toán hàng hoá, dịch vụ tại cácĐVCNT hoặc máy ATM.
(4) ĐVCNT kiểm tra tình trạng của thẻ sau đó quẹt thẻ để thanh toán cho giao dịchmua hàng hoặc ứng tiền mặt Hoá đơn sau khi thanh toán được in ra phải đảm bảo
có chữ ký của chủ thẻ Hoá đơn được in tối thiểu 3 liên (một liên giao cho chủ thẻ,một liên gửi về NHTT và một liên do ĐVCNT giữ)
(5) NHTT kiểm tra, đối chiếu các thông tin trên hoá đơn với các thông tin trên hệthống và thanh toán các hoá đơn hợp lệ cho ĐVCNT theo hợp đồng đại lý đã ký kết.(6) NHTT báo nợ NHPH khoản tiền đã thanh toán cho ĐVCNT
(7) Sau khi nhận được báo nợ của NHTT, NHPH phải kiểm tra giao dịch phát sinhsau đó báo có cho NHTT
(8) (9) NHPH báo nợ cho chủ thẻ Hàng tháng, NHPH sẽ gửi sao kê cho chủ thẻtrong đó liệt kê chi tiết các giao dịch, phí và lãi phát sinh trong kỳ Định kỳ chủ thẻphải thanh toán cho NHPH
1.1.3 Sự cần thiết và ý nghĩa của phát triển kinh doanh thẻ ngân hàng
1.1.3.1 Nhu cầu dùng thẻ của khách hàng
Ngày nay, nền sản xuất hàng hoá càng phát triển thì nhu cầu của con ngườingày càng cao và khối lượng hàng hoá, dịch vụ ngày càng đa dạng về cả khối lượng
và chất lượng, các quan hệ thương mại được mở rộng ra trên phạm vi quốc tế thìviệc dùng tiền mặt gặp nhiều trở ngại và bộc lộ những hạn chế nhất định Hơn thếnữa, việc thanh toán dùng tiền mặt có độ an toàn không cao, với khối lượng hànghoá, dịch vụ giao dịch lớn thì việc thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt sẽ không antoàn cho cả người trả tiền và người nhận tiền do trong quá trình thanh toán phải có
sự kiểm đếm, bảo quản, vận chuyển tiền Tiếp đó, khi quan hệ thanh toán mở rộng
ra phạm vi quốc tế thì chi phí về thủ tục chuyển đổi tiền để thanh toán chi trả sẽ rấtlớn vì khoảng cách giữa người mua mang tiền đến trả bị khống chế, điều này dẫnđến sự kìm hãm sản xuất- lưu thông hàng hoá Thanh toán bằng tiền mặt còn hạnchế khả năng tạo tiền của NHTM, gây ra nạn làm tiền giả Nền kinh tế luôn có nhưcầu tiền mặt để thanh toán, chi tiêu gây ra sức ép giả tạo về sự khan hiếm tiền mặt
Trang 13trong nền kinh tế, làm cho giá cả của hàng hoá có khả năng tăng cao ( không phảnánh giá trị thực của hàng hoá) gây khó khăn cho ngân hàng nhà nước (NHNN) trongviệc điều hành chính sách tiền tệ Ngoài ra còn một vấn đề quan trọng nữa là chi phírất lớn mà NHNN phải bỏ ra để in tiền, vận chuyển, bảo quản…tiền mặt.
Từ thực tế khách quan này trong thời kì nền kinh tế chuyển sang một giaiđoạn phát triển mạnh mẽ tiền mặt không thể đáp ứng nhu cầu thanh toán của toàn
bộ nền kinh tế mà đòi hỏi phải có những hình thức thanh toán mới ra đời tiên tiếnhơn, hiện đại hơn phù hợp đáp ứng nhu cầu sản xuất lưu thông hàng hoá Hình thứcthanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) ra đời đã khắc phục những hạn chế củathanh toán không dùng tiền mặt đồng thời thúc đẩy sự phát triển sản xuất và lưuthông hàng hoá trong nền kinh tế Trong các hình thức TTKDTM, hình thức dùngthẻ thanh toán là một trong những hình thức thanh toán được sử dụng nhiều nhất.Thẻ ra đời trên cơ sở những thành tựu của công nghệ thông tin Ở Việt Nam hiệnnay công nghệ thông tin cũng như hệ thống thông tin liên lạc đang đạt được nhữngbước tiến vượt bậc, ví dụ như việt nam đã tạo ra nhiều mạng nội bộ ngoài dịch vụinternet có chất lượng tốt Như vậy có hệ thống thông tin tốt để đáp ứng tốt nhu cầucủa khách hàng nhằm đạt hiệu quả cao trong dịch vụ thanh toán Thẻ có rất nhiềutiện ích không chỉ với khách hàng mà đối với cả ngân hàng như thanh toán gọn nhẹ,nhanh chóng, an toàn thuận tiện…Do vậy việc ứng dụng công nghệ thẻ rất cần thiết
Một trong những lợi ích dễ thấy nhất của thẻ là người tiêu dùng không cầnphải mang theo nhiều tiền bên người, không sợ bị mất cắp cướp giật và đó cũng làcách bảo quản tiền an toàn nhất Chính vì vậy, các dịch vụ thẻ càng ngày càng đượcngười tiêu dùng lựa chọn để làm phương tiện giao dịch và mua bán hàng hoá
1.1.3.2 Lợi ích,ý nghĩa của thẻ
Đối với nền kinh tế
Là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, tiện ích đầu tiên của thẻngân hàng là làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông Việt Nam vẫn đang làmột quốc gia sử dụng quá nhiều tiền mặt Toàn hệ thống ngân hàng trong nước hiện
có tới 13% tổng số nhân viên ngân hàng làm các công việc in tiền, kiểm đếm, thủ
Trang 14quỹ, vận chuyển… Ở các ngành khác như kho bạc, thuế, hải quan, xăng dầu, bưuđiện… số người làm các công việc thu nhận, kiểm đếm, vận chuyển tiền mặt cũngthực sự đông đảo Tính chung, tình trạng giao dịch quá lớn bằng tiền mặt ở ViệtNam đang thu hút hàng trăm nghìn người trong các tổ chức, doanh nghiệp vào hoạtđộng này và kèm theo đó là hàng loạt các chi phí liên quan Thanh toán bằng thẻ làmột trong những phương thức để tiết giảm những chi phí không cần thiết ấy.
Thanh toán bằng thẻ còn làm tăng nhanh khối lượng chu chuyển, thanh toántrong nền kinh tế Hầu hết mọi giao dịch thẻ đều được thực hiện trực tuyến vì vậytốc độ chu chuyển, thanh toán nhanh hơn nhiều so với những giao dịch qua cácphương tiện thanh toán khác như séc, lệnh chuyển tiền
Thanh toán thẻ còn giúp kiểm soát khối lượng giao dịch của dân cư cũng nhưtoàn nền kinh tế, hạn chế những hoạt động của nền kinh tế ngầm, tăng cường sựquản lý của nhà nước, chống thất thu thuế Thanh toán thẻ thể hiện lối sống vănminh hiện đại, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ của xã hội
Đối với khách hàng
Trước hết, với tư cách là một phương tiện thanh toán, thẻ đem lại sự thuậntiện trong tiêu dùng Chủ thẻ dễ dàng mua hàng hoá, dịch vụ hoặc ứng tiền mặt,đồng thời có thể thanh toán cho các đơn vị cung ứng dịch vụ như tiền điện, tiềnnước, điện thoại, bảo hiểm… thông qua một mạng lưới rộng khắp các ĐVCNT,ATM được trang bị khắp mọi nơi Hiện nay, số lượng các ĐVCNT và ATM khôngngừng tăng qua các năm Tất cả các ngân hàng triển khai nghiệp vụ thẻ đều có chiếnlược để phát triển mạng lưới các thiết bị chấp nhận thẻ (POS và ATM) Thông quacác dịch vụ sao kê, vấn tin, xem số dư tài khoản , chủ thẻ sẽ kiểm soát được nhữngkhoản chi tiêu hàng tháng từ đó lên kế hoạch chi tiêu cho hợp lí Không những thếkhách hàng còn được tiếp cận với các phương thức giao dịch hiện đại như mua hàngtrên Internet thanh toán bằng thẻ đồng thời được ngân hàng cung cấp một số dịch vụ
hỗ trợ như hỗ trợ khách hàng 24/7 thông qua điện thoại, dịch vụ tư vấn,
Xét dưới góc độ bảo mật, thẻ là một phương tiện giao dịch an toàn Côngnghệ sản xuất thẻ ở trình độ cao cộng với các biện pháp chống giả mạo như mã hoá
Trang 15thông số từ tính hay kỹ thuật vi mạch điện tử khiến thẻ nâng cao tính an toàn.Trường hợp bị mất thẻ hoặc bị lộ mã PIN nếu chủ thẻ kịp thời thông báo cho NHPH
để khoá thẻ, đưa thẻ vào danh sách thẻ đen thì có thể hạn chế khả năng bị tổn thất
Một ưu điểm lớn nữa của thẻ là lợi ích của dịch vụ sử dụng tiền ứng trước nóicách khác là một dịch vụ mà ngân hàng ứng trước tiền cho các giao dịch của chủ thẻ.Lợi ích cơ bản của nó là cung cấp cho chủ thẻ một khả năng mở rộng các giao dịchtài chính mà nếu không sử dụng thẻ, khách hàng sẽ không thể thực hiện được
Đối với đơn vị chấp nhận thẻ
Mục tiêu của họ là tối đa hoá lợi nhuận thông qua việc tăng khối lượng hànghoá, dịch vụ bán ra.Việc ngày càng nhiều người thích sử dụng thẻ tác động đến họvới tư cách như một nhu cầu của thị trường Để cạnh tranh, buộc họ phải chấp nhậnthanh toán bằng thẻ Như vậy, việc chấp nhận thẻ mang lại lợi ích cho ĐVCNT nhưmột biện pháp mở rộng thị trường và doanh số
Việc chấp nhận thanh toán bằng thẻ cũng giúp các ĐVCNT được hưởng lợi
từ chính sách khách hàng của ngân hàng Ngoài việc cung cấp đầy đủ các máy móc,thiết bị cần thiết cho việc thanh toán thẻ (EDC) hiện nhiều ngân hàng gắn các ưu đãi
về tín dụng, về dịch vụ thanh toán với hợp đồng đại lý như một chính sách khép kín.Hơn nữa, khi thanh toán bằng thẻ, các ĐVCNT tránh được hiện tượng sử dụng tiềngiả, vấn đề mất cắp tiền mặt, giảm chi phí kiểm đếm, vận chuyển, bảo hiểm tiền mặt
và tình trạng chậm thanh toán của khách hàng
Thẻ thanh toán được coi là một phương tiện thanh toán được sử dụng trênphạm vi quốc tế là phương pháp để các ĐVCNT mở rộng thị trường tiêu thụ hànghoá, dịch vụ của mình ra thị trường nước ngoài
Đối với ngân hàng
Trước hết, nghiệp vụ thẻ mang lại nguồn vốn huy động rẻ Với loại thẻ ghi
nợ, NHPH luôn có một nguồn tiền gửi lớn từ tài khoản giao dịch của chủ thẻ mà chỉphải trả với mức lãi suất thấp Với loại thẻ tín dụng, tác động gia tăng nguồn vốnđược thực hiện khi chủ thẻ thanh toán dư nợ với ngân hàng – tăng quỹ tiền mặt thực
tế Ngoài ra, trong cơ chế phát hành, thanh toán của thẻ, để thuận tiện trong thanh
Trang 16toán, các ĐVCNT khi ký hợp đồng tiếp nhận thẻ phải mở tài khoản tại NHTT Mỗikhi doanh số giao dịch thẻ phát sinh, NHTT sẽ hạch toán Có vào tài khoản tiền gửicủa ĐVCNT Chính điều đó làm gia tăng số dư tài khoản tiền gửi nói riêng và tăngtrưởng nguồn vốn của ngân hàng nói chung.
Thẻ ngân hàng còn được nhìn nhận là một dịch vụ liên quan nhiều đến hoạtđộng tín dụng của ngân hàng NHPH có thể cấp tín dụng cho chủ thẻ dưới hình thứcthấu chi trên tài khoản tiền gửi phát hành thẻ ghi nợ hoặc cấp hạn mức tín dụng tuầnhoàn cho phép chủ thẻ chi tiêu hàng hoá, dịch vụ hoặc ứng tiền mặt trong phạm vihạn mức thấu chi/hạn mức tín dụng đó Đây là loại tín dụng tuần hoàn do đó khi chủthẻ thanh toán thì hạn mức sẽ tự động lặp lại Phương thức này vừa đơn giản, thuậntiện vừa an toàn giúp ngân hàng mở rộng tín dụng, mở rộng thị trường
Một lợi ích của thẻ đối với hoạt động ngân hàng mà không thể không nhắcđến, đó là thu nhập từ việc cung cấp dịch vụ thẻ Đó chính là khoản phí phát hành,phí thường niên mà chủ thẻ phải trả khi sử dụng thẻ; là khoản phí và lãi ứng tiềnmặt khi thực hiện rút tiền tại các điểm ứng tiền mặt; là khoản lãi đối với các giaodịch thanh toán hàng hoá dịch vụ của chủ thẻ (trường hợp không thanh toán đúnghạn)… Đối với các ĐVCNT, ngân hàng sẽ đảm bảo thu được một khoản phí từ cácĐVCNT trên mỗi đồng doanh thu từ việc chấp nhận thanh toán thẻ Đối với mộtngân hàng là NHTT sẽ được hưởng một khoản thu từ các giao dịch sử dụng thẻ, đó
là khoản phí đại lý thanh toán mà thực chất là hưởng một phần chiết khấu khi tiếnhành thanh toán lại với NHPH Ngoài ra, ngân hàng còn có thể thu được các khoảnphí khác như phí chậm trả, phí tăng hạn mức, phí tra soát…
1.2. Nhân tố ảnh hưởng đến kinh doanh thẻ ngân hàng
1.2.1 Đối thủ cạnh tranh
Hiện nay, ở Việt Nam có 5 Ngân hàng liên doanh (NHLD) và 27 chi nhánhngân hàng nước ngoài (NHNNg) đang hoạt động Hiện tại, nếu cạnh tranh trên thịtrường dịch vụ ngân hàng bán lẻ cho cá nhân ở nước ta thì nổi lên 2 chi nhánhNHNNg: ANZ Bank của úc và HSBC của Anh Dự đoán tới đây sẽ có thêmCitiBank của Mỹ cũng có thể là “đối thủ cạnh tranh nặng ký” Tuy nhiên, CitiBank
Trang 17hiện nay vẫn là ngân hàng thiên về bán buôn Còn hầu hết các chi nhánh NHNNg vàNHLD chưa mở rộng dịch vụ ngân hàng bán lẻ đến được đông đảo mọi đối tượngkhách hàng cá nhân Trong số 2 chi nhánh NHNNg nói trên chỉ có ANZ quan tâmđẩy mạnh dịch vụ ngân hàng bán lẻ đến đông đảo khách hàng là người Việt Nam,chủ yếu là dịch vụ thẻ, chuyển tiền quốc tế, nhằm vào người Việt Nam đi du họcnước ngoài, kiều hối
Chi phí hoạt động của các chi nhánh NHNNg cũng như NHLD rất cao, do đóphí dịch vụ của họ rất cao Trong khi đó Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB)chỉ thu phí tối thiểu là 100.000 đồng/lần đầu phát hành thẻ ATM Ngân hàng nôngnghiệp & phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) trước đây chỉ thu phí 50.000đồng/thẻ (hiện nay đang miễn phí) Đó là điều mà các chi nhánh NHNNg và NHLDkhông thể làm được Mức quy định số dư tối thiểu tài khoản tiền gửi cá nhân, tàikhoản sử dụng thẻ của họ cũng cao hơn nhiều các NHTM ở nước ta Ví dụ, VCBtrước đây quy định mức tối thiểu số dư chỉ có 100.000 đồng/tài khoản sử dụng thẻATM và hiện nay giảm xuống còn 50.000 đồng, Agribank là 50.000 đồng; trong khi
đó các chi nhánh NHNNg, NHLD là từ 100 USD đến 1.000 USD, nếu số dư thấphơn số đó khách hàng còn bị phạt Các chi nhánh Ngân hàng của Anh, Mỹ, Đức,Nhật … khó có thể có đủ bộ máy nhân viên cũng như chịu chấp nhận chi phí lớnkhi làm dịch vụ chi trả lương miễn phí cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài có tới hàng trăm công nhân, thậm chí hàng nghìn công nhân như các NHTMViệt Nam đang làm hiện nay Bởi vậy đây là lợi thế là các NHTM Việt Nam cóđược hơn hẳn các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài đã và sẽ đến Việt Nam
- Do sự phát triển của công nghệ ngân hàng hiện đại, việc mở rộng mànglưới không nhất thiết phải thành lập thêm chi nhánh mới Tuy nhiên để cạnh tranh
có hiệu quả thì vẫn phải mở rộng thêm màng lưới chi nhánh Với những tốn kémchi phí cho việc mở và vận hành một chi nhánh mới tại các tỉnh, thành phố khác ở
xa trụ sở chính tại Hà Nội hay Tp Hồ Chí Minh, với những đối tượng, điều kiệnkhắt khe trên các chi nhánh NHNNg không dễ làm được Trong khi đó đây là mộtlợi thế của các NHTM Việt Nam Nhất là Agribank hiện nay có tới 2.200 chi nhánhcác loại trong toàn quốc, đến tận các thị tứ, liên xã VCB, Ngân hàng đầu tư & Phát
Trang 18triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Công thương Việt Nam (ICB), Ngân hàng pháttriển nhà đồng bằng sông Cửu Long,…mỗi NHTM cũng có hàng chục chi nhánh ởcác tỉnh, thành phố lớn, các khu đô thị, khu chế xuất Các NHTM cổ phần đô thịquy mô nhỏ hơn nhưng tối thiểu cũng có tới 10 – 20 chi nhánh các loại Nhưng hiệnnay gần 50 % số chi nhánh NHNNg chỉ có chi nhánh hoặc ở Hà Nội, hoặc ở TP.HồChí Minh Khoảng 4-5 ngân hàng có chi nhánh tại hai nơi Một số NHLD tình tình
có khá hơn, nhưng cũng chỉ có màng lưới ở một vài chi nhánh chính Mà một trongcác lợi thế cạnh tranh là phải gần khách hàng, hiểu khách hàng Không những thế,với gần 800 máy ATM của các NHTM Việt Nam có đến thời điểm hiện nay đều đã
và đang chiếm các vị trí thuận lợi cho giao dịch, như: khách sạn lớn, trung tâmthương mại, siêu thị, sân bay,… Sau này các Ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài
có lắp đặt máy ATM sẽ rất khó tìm được vị trí lắp đặt thuận lợi cho giao dịch đốivới khách hàng như hiện tại
- Các chi nhánh NHNNg và NHLD mặc dù có người Việt Nam làm việc,nhưng cũng không thể hiểu phong tục tập quán, có phong cách giao dịch thân thiện,ngôn ngữ giao dịch bản xứ như người Việt Nam trong các NHTM Việt Nam Bêncạnh đó các doanh nghiệp cũng như cá nhân người Việt Nam giao dịch với cácNHTM Việt Nam khi xẩy ra vấn đề gì dễ linh hoạt gặp nhau giải quyết hơn, khôngcứng nhắc như các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài
Chủng loại dịch vụ thuộc về thế mạnh cũng như sự tập trung của các ngânhàng có vốn đầu tư nước ngoài, đó là các dịch vụ ngân hàng quốc tế Cùng vớichủng loại dịch vụ đa dạng, thì chất lượng dịch vụ, trình độ công nghệ, trình độquản trị điều hành và tiềm lực tài chính của các ngân hàng nước ngoài mới chính lànhững thách thức cạnh tranh dịch vụ ngân hàng đối với các NHTM Việt Nam trongthời gian tới
1.2.2 Quy định phát luật, chính sách nhà nước
- Quyết định 1335/QĐ-NHNo-TTT ngày 12/08/2010 về việc ban hành quyđịnh về phát hành, quản lý, sử dụng thanh toán thẻ ghi nợ nội địa trong hệ thốngNgân hàng Nông nghiệp & PTNT Việt Nam và thanh toán thẻ qua Banknetvn thaythế cho các Quyết định 748/QĐ-NHNo-TTT ngày 2/6/2005; Quyết định 1329/QĐ-
Trang 19NHNo-TTT ngày 4/9/2008 ; Quyết định 295/QĐ-NHNo-TTT ngày 28/2/2009 ;Quyết định 1582/QĐ-NHNo-TTT ngày 19/8/2009 của Tổng Giám đốc Agribank.
- Quyết định 1336/QĐ-NHNo-TTT ngày 12/08/2010 về việc ban hành quyđịnh về phát hành, quản lý, sử dụng và thanh toán thẻ quốc tế Visa, MasterCardtrong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Việt Nam thay thế cho các Quyếtđịnh 1718/QĐ-NHNo-TTT, 1719/QĐ-NHNo-TTT ngày 12/11/2008 ; Quyết định1572/QĐ-NHNo-TTT ngày 12/8/2009 ; Quyết định 2133/QĐ-NHNo-TTT ngày17/11/2009 của Tổng Giám đốc Agribank
- Văn bản 548/NHNo-TTT ngày 26/2/2009 về việc phòng chống gian lận,giả mạo thẻ
1.2.3 Uy tín của ngân hàng phát hành thẻ
Để được người tiêu dùng sử dụng dịch vụ thẻ của mình, các ngân hàng phảitạo được uy tín và sự tín nhiệm của khách hàng Người tiêu dùng đánh giá và chọnlựa ngân hàng dựa trên những tiêu chí sau:
Thứ nhất là chiến lược phát triển sản phẩm thẻ của ngân hàng Chiến lượcphát triển sản phẩm thẻ của một ngân hàng thương mại là tổng hợp các mục tiêu dàihạn, các chính sách và các giải pháp lớn về kinh doanh, tài chính và con ngườinhằm đưa hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng phát triển lên một trạng thái mớicao hơn Với một chiến lược được xây dựng trên cơ sở lợi thế so sánh của ngânhàng với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, mang bản chất động và tấn công,chủ động tận dụng thời cơ, điểm mạnh của mình để hạn chế các điểm yếu thì sẽ đưa
ra những sản phẩm, dịch vụ mang tính cạnh tranh cao Ngoài ra, thông qua các hoạtđộng marketing của ngân hàng thương mại như nghiên cứu, phân tích thị trường,thiết kế, khuyếch trương sản phẩm mới… trên cơ sở đó để phát triển sản phẩm thẻcủa ngân hàng một cách hiệu quả nhất đồng thời giảm những tổn thất và khả năngxảy ra tổn thất cho bản thân ngân hàng và khách hàng giúp khách hàng có đượcnhận định Agribank thật sự là một ngân hàng hiện đại với qui mô lớn
Thứ hai là tiềm lực kinh tế và trình độ kỹ thuật công nghệ của ngân hàng.Các ngân hàng thương mại phải đầu tư hệ thống trang thiết bị phục vụ cho việc pháthành và thanh toán thẻ như máy dập thẻ, máy rút tiền tự động (ATM), máy đọc thẻđiện tử, phần mềm kết nối hệ thống thẻ, các thiết bị đầu cuối khác Hệ thống này
Trang 20phải phát triển một cách đồng bộ và có khả năng tích hợp cao bởi các giao dịch thẻđược xử lý nhanh hay chậm cũng phụ thuộc phần lớn vào tính đồng bộ, khả năng vàtốc độ xử lý của toàn hệ thống Phát triển dịch vụ thẻ gắn liền với việc phát triểnchủ thẻ và phát triển các ĐVCNT nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chủ thẻ sử dụng
và thanh toán thẻ Việc các liên minh thẻ ra đời làm giảm chi phí đầu tư thiết bị đầucuối của ngân hàng nhưng gia tăng tiện ích sử dụng cho chủ thẻ
Thứ ba là trình độ của đội ngũ cán bộ làm nghiệp vụ thẻ cao sẽ nâng cao hiệuquả đồng thời giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ Con người
- chủ thể của mọi sự sáng tạo, là nhân tố quyết định mọi sự phát triển của xã hội.Ngày nay, trong xu thế hội nhập, cán bộ ngân hàng đặc biệt là cán bộ trực tiếp giaodịch với khách hàng đòi hỏi phải có kiến thức chuyên sâu và tổng hợp về hoạt độngkinh doanh ngân hàng, có phong cách giao dịch văn minh, lịch sự và đồng thời lànhững tuyên truyền viên đắc lực Thẻ là sản phẩm của công nghệ hiện đại do đó cầnphải có một đội ngũ cán bộ thành thạo nghiệp vụ và có khả năng, kinh nghiệm tiếpcận với công nghệ cao Phân công nhiệm vụ cho các cán bộ tại Trung tâm thẻAgribank cũng như cán bộ tại chi nhánh Agribank rõ ràng đảm bảo khả năng kiểmtra, giám sát nhằm phát hiện sớm các giao dịch có dấu hiệu khả nghi, áp dụng cácbiện pháp an toàn để hạn chế tối đa tổn thất có thể xảy ra
chính những điều trên tạo cho ngân hàng một uy tín trong phát hành thẻ Giúpcho người tiêu dùng cảm thấy an tâm khi lựa chọn sử dụng dịch vụ của ngân hàng
1.3 Đặc điểm của ngân hàng No&PTNT Hà Nội
1.3.1 Quá trình hình thành và quá trình phát triển
1.3.1.1 Lịch sử hình thành ngân hàng No&PTNT Hà Nội
1.3.1.1.1 Ngân hàng No &PTNT Việt Nam
Trang 21Năm 1988, Ngân hàng phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theoNghị định số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ Trưởng về việc thành lậpcác ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng phát triển Nông nghiệp Việt Namhoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn (NHNo&PTNT Việt Nam) Lúcmới thành lập, ngân hàng mang tên Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam
Ngày 14/11/1990, chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ký Quyết định số 400/CTquyết định thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế cho Ngân hàngPhát triển Nông nghiệp Việt Nam Ngân hàng Nông nghiệp là một ngân hàngthương mại (NHTM) đa năng và hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp-nôngthôn Là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ và phải tự chịu tráchnhiệm về các hoạt động của mình trước pháp luật.Cuối năm 1996, ngân hàng lạiđược đổi tên thành tên gọi như hiện nay
Năm 2003, Chủ tịch nước Việt Nam đã trao tặng Ngân hàng Nông nghiệp vàPhát triển Nông thôn danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới Ngân hàng hoạtđộng theo Luật các Tổ chức tín dụng Việt Nam, và hiện là Ngân hàng thương mại hàngđầu, giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp,nông thôn Việt Nam
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội.
(Agribank Hà Nội )
Trụ sở 77 Lạc Trung,Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
Lĩnh vực hoạt động Nông nghiệp, nông thôn
Giám đốc Bà Phạm Thị Hằng( Bổ nhiệm từ ngày
23/1/2010 )
Ngành nghề Ngân hàng
Sản phẩm Dịch vụ tài chính
Tên tiếng việt Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thônHà Nội ( thuộc Ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn Việt Nam )
Website http://www.agribankhanoi.com.vn/
1.3.1.1.2 Ngân hàng No &PTNT Hà Nội
Trang 22NHNo&PTNT Hà Nội được thành lập theo quyết định số 51-QĐ/NH/QĐngày 27/06/1988 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (nay là Thốngđốc NHNN Việt Nam) Sau khi Nghị định 53/HĐBT có hiệu lực, ngành ngân hàngnước ta đã chuyển từ hệ thống ngân hàng một cấp thành hệ thống ngân hàng hai cấp
và từ đó, chi nhánh NHNo&PTNT thành phố Hà Nội là đơn vị thành viên và hạchtoán trực thuộc vào NHNo&PTNT Việt Nam
Chi nhánh Ngân Hàng Phát triển Nông Nghiệp Thành phố Hà Nội (nay làNHNo&PTNT Hà Nội) trên cơ sở 28 cán bộ cùng với 21 Công ty, xí nghiệp thuộclĩnh vực Nông, Lâm, Ngư nghiệp được điều động từ Ngân hàng Công-Nông-Thương thành phố Hà Nội và 12 chi nhánh Ngân hàng phát triển nông nghiệp huyệnđược đổi tên từ các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước đã hội tụ về trụ sở chính tại số
77 Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Với 1.182 lao động, 18 tỷ nguồn vốn, chủ yếu là tiền gửi ngân sách huyện
và 16 tỷ dư nợ mà hầu hết là nợ cho vay các xí nghiệp quốc doanh, các hợp tác xã
đã trở thành nợ tồn động Trụ sở, phương tiện, kho tàng không đáp ứng được yêucầu kinh doanh Ngân hàng phát triển nông nghiệp Hà Nội sớm phải hoạt độngtrong môi trường cạnh tranh với các Ngân hàng đã có bề dày hoạt động kinh doanh
và có nhiều lợi thế hơn hẳn, không những thế còn luôn trong tình trạng thiếu vốn,thiếu tiền mặt, những năm đầu cùng với sự hỗ trợ nguồn vốn của Ngân hàng pháttriển Nông nghiệp Trung ương cũng chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu vay vốncủa Liên hiệp các Công ty Lương thực Hà Nội để mua gạo cho nhân dân nội thành,một phần nhu cầu tiền mặt chỉ lương cho các doanh nghiệp
Nhận rõ trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng và đổi mới đấtnước, mà trọng tâm là phát triển kinh tế nông nghiệp, góp phần đổi mới Nông thônngoại thành Hà Nội, Ngân hàng phát triển Nông nghiệp Hà Nội đã nhanh chóngkhai thác nguồn vốn để đầu tư cho các thành phần kinh tế mà trước hết là đầu tư choNông Nghiệp Nhờ có những quyết sách táo bạo, đổi mới nhận thức kiên quyết khắcphục điểm yếu nhất là thiếu vốn, thiếu tiền mặt, nhờ vậy chi sau hơn hai năm hoạt
Trang 23động, từ năm 1990 trở đi Ngân hàng NHNo Hà Nội đã có đủ nguồn vốn và tiền mặtthỏa mãn cơ bản các nhu cầu tín dụng và tiền mặt cho khách hàng.
Tháng 9 năm 1991, 7 Ngân hàng huyện thị: Mê Linh, Hoài Đức, ĐanPhượng, Thạch Thất, Ba Vì, Phúc Thọ, thị xã Sơn Tây được bàn giao về Vĩnh Phúc
và Hà Tây Tiếp theo đó tháng 10/1995 NHNo&PTNT Hà Nội đã bàn giao 5 Ngânhàng Sóc Sơn, Đông Anh, Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm và từ tháng 11 năm
2004 đến nay tiếp tục bàn giao các chi nhánh Chương Dương và Tây Hồ, Cầu Giấy,Thanh Xuân về Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, lúc này NHNo&PTNT Hà Nộilại đứng trước một thử thách mới đó là mang tên Ngân hàng nông nghiệp nhưng lạiphục vụ các thành nghiệp kinh tế không mang dáng dấp của sản xuất nông nghiệpgiữa nội đô thành phố Hà Nội Để đứng vững, tồn tại và phát triển trong cơ chế thịtrường NHNo&PTNT Hà Nội đã chủ động mở rộng màng lưới để huy động vốn vàđáp ứng nhu cầu vốn tín dụng của các thành phần kinh tế trên địa bàn nội thành
- Năm 1994 thành lập ngân hàng khu vực chợ Hôm(nay là Hai Bà Trưng)
- Năm 1995 thành lập ngân hàng khu vực Đồng Xuân(nay là Hoàn Kiếm)
- Năm 1996 thành lập các ngân hàng quận Tây Hồ, Ba Đình, Thanh Xuân
- Năm 1997 thành lập ngân hàng quận Cầu Giấy
- Năm 2000 thành lập ngân hàng quận Đống Đa và khu vực Tam Trinh
- Năm 2001 thành lập 10 phòng giao dịch
- Năm 2002 thành lập 2 ngân hàng Chương Dương và Tràng Tiền PLAZA và
11 phòng giao dịch Đến cuối năm 2002 NHNo & PTNT Hà Nội có 33 phòng giaodịch huy động nguồn vốn và dịch vụ ngân hàng
- Năm 2003 thành lập 3 chi nhánh: chợ Hôm , Hàng Đào Nghĩa Đô
- Tháng 12 năm 2004 bàn giao 2 chi nhánh:
+ Chi nhánh Chương Dương về chi nhánh Long Biên
+ Chi nhánh Tây Hồ về chi nhánh Quảng An
- Năm 2005 thành lập chi nhánh Trần Duy Hưng
- Năm 2007 bàn giao chi nhánh Cầu Giấy về TW
- Năm 2008 bàn giao chi nhánh Thanh Xuân về TW
Trang 24- Tháng 3 năm 2009 bàn giao 3 chi nhánh: Hoàn Kiếm, Tam Trinh, Đống
- Từ năm 1988 đến năm 1991: đây là thời kỳ chuyển đổi khó khăn nhất của
hệ thống ngân hàng nói chung và của NHNo&PTNT Hà Nội nói riêng Giai đoạnnày có rất nhiều quỹ tín dụng nhân dân vỡ nợ, còn trong ngân hàng, tỷ lệ nợ quá hạn
và nợ khó đòi tăng cao Nhìn chung trong thời gian này, ngân hàng làm ăn không cóhiệu quả là một điều tất yếu
- Từ năm 1992 đến nay: hoạt động của ngân hàng có rất nhiều chuyển biến,cùng với sự thay đổi của cơ chế, từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường Do đòihỏi của cơ chế thị trường nên bộ máy cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành hoạt độngkinh doanh được cơ cấu lại tinh gọn, hiệu quả thay cho bộ máy cồng kềnh trướcđây Với phương thức hoạt động kinh doanh đổi mới, đa dạng và linh hoạt, đầu tư ởtừng ngành nghề, từng khu vực trong nền kinh tế đã tạo được lòng tin với các kháchhàng, và kinh doanh có hiệu quả kinh tế ngày càng cao, đưa Ngân hàng ngày mộtphát triển
Với những công hiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triên kinh tế Thủ đôcũng như với sự phát triển của ngành ngân hàng, từ ngày thành lập đến nay Đảng
Bộ NHNo&PTNT Hà Nội luôn đạt danh hiệu Đảng Bộ trong sạch vững mạnh, đượcNhà nước tặng thưởng 1 Huân chương Lao động hạng Ba, 1 Huân chương Chiếncông hạng Ba, 2 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 37 Bằng khen của Thốngđốc NHNN Việt Nam, 33 bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, 39Chiến sỹ thi đua, 1266 lượt lao động giỏi cấp cơ sở
Trang 25Sau hơn 20 năm phấn đấu, xây dựng và từng bước trưởng thành,NHNo&PTNT Hà Nội đã đi những bước vững chắc với sự phát triển toàn diện trêncác mặt huy động nguồn vốn, tăng trưởng đầu tư và nâng cao chất lượng tín dụng,thu chi tiền mặt, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, phát triển đa dạng hoá dịch vụ
1.3.1.3 Ngành nghề hoạt động chính của Ngân hàng No&PTNT Hà Nội
- Ngân hàng hoạt động trong phạm vi cả trong nước và quốc tế
- Là một Ngân hàng thương mại, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ,tín dụng Ngân hàng, có tư cách pháp nhân, NHNo&PTNT Hà Nội có đầy đủ quyền
và nghĩa vụ theo Luật các tổ chức tín dụng 1997, được sửa đổi, bổ sung năm 2004.Theo đó, NHNo&PTNT Hà Nội có những chức năng, hoạt động như sau:
- Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với nhiều kỳ hạn khác nhau
- Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với cácngành và các thành phần kinh tế
- Cho vay ủy thác theo các chương trình của chính phủ, chủ đầu tư trong vàngoài nước
- Làm dịch vụ cho vay hộ nghèo thiếu vốn sản xuất ở nông thôn
- Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế tài trợ xuất- nhập khẩu bảolãnh và tái bảo lãnh, mua bán ngoại tệ, dịch vụ chi trả kiều hối, dịch vụ kiểm đếmgiao nhận tiền tận nơi cho các đơn vị
- Dịch vụ thanh toán chuyển tiền nhanh qua mạng vi tính trong phạm vi toànquốc và qua hệ thống Swift trên toàn thế giới
- Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng- tiền tệ khác
1.3.2 Chức năng,nhiệm vụ và bộ máy tổ chức
Trang 26Sơ đồ 1.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức của NHNo&PTNT Hà Nội
Dưới sự điều hành của Giám đốc (với sự trợ giúp của các Phó giám đốc)NHNo&PTNT Hà Nội hiện nay vận hành với bộ máy gồm 1 Chi nhánh cấp I, 17phòng giao dịch, và 8 phòng (tổ) nghiệp vụ Mỗi đơn vị này đều có chức năngnhiệm vụ cụ thể và nằm trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau để tạo nên một thểthống nhất, đảm bảo tính hiệu quả cho NHNo&PTNT Hà Nội trong quá trình hoạtđộng kinh doanh
Giám đốc là người đại diện pháp nhân của ngân hàng, là người lãnh đạo caonhất, điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của ngân hàng theo nhiệm vụ,quyền hạn được quy định cụ thể trong điều lệ hoạt động và chịu trách nhiệm về cácquyết định của mình trước hội đồng quản trị Ngân hàng
Giám đốc có trách nhiệm phân công, uỷ quyền cho các Phó giám đốc,Trưởng phòng nghiệp vụ giải quyết một số công việc và chịu trách nhiệm về sựphân công và uỷ quyền của mình Người được phân công uỷ quyền phải chịu tráchnhiệm trước giám đốc và pháp luật về những việc được phân công và uỷ quyền đó
Điện toán dụngTín DV & Mar toán Kế
& NQ
KTra KSNB
Các phòng giao dịch
Trang 27Việc chỉ đạo và điều hành hoạt động kinh doanh được thực hiện theonguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trưởng Giải quyết công việc theo cácchương trình, kế hoạch và các quy định của Ngân hàng nông nghiệp và phát triểnnông thôn Việt Nam.
Các phòng ban khác thực hiện đúng các chức năng và nhiệm vụ được giao.Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc triển khai và thực hiện cácnhiệm vụ được giao
1.3.3 Đặc điểm các nguồn lực của Ngân hàng
1.3.3.1 Nguồn vốn
Với phương châm: “Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu củachúng tôi”, trong những năm vừa qua, ngân hàng đã bằng nhiều biện pháp tích cựctập trung huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư đểđáp ứng các nhu cầu về vốn, phục vụ cho phát triển kinh tế của thành phố Ngoàicác loại huy động truyền thống như huy động tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm không
kỳ hạn, tiền gửi các tổ chức kinh tế, dân cư ngoài ra còn mở các đợt huy động kỳphiếu Để đáp ứng với cơ chế thị trường, hấp dẫn người gửi tiền, ngân hàng luônđiều chỉnh lãi suất cho phù hợp với quan hệ cung cầu vốn trên thị trường, đặc biệttrong năm 2010 thì ngân hàng cũng đã có những điều chỉnh linh hoạt về lãi suất đểphù hợp với tình hình diến biến lãi suất trên thị trường Căn cứ vào nhu cầu vốn đầu
tư cho sản xuất kinh doanh trên thị trường để đưa ra các hình thức huy động phongphú, hấp dẫn người gửi với những kỳ hạn hợp lý Kết quả huy động vốn qua 4 nămđược thể hiện qua bảng sau:
Trang 28Bảng 1.1 : Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Hà Nội từ 2007-2010
II.Theo loại tiền huy động
III Theo thành phần kinh tế
(Nguồn: Phòng kế hoạch NHNo&PTNT Hà Nội)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, nguồn vốn huy động được của ngân hàngđều tăng trưởng qua các năm Tuy nhiên năm 2010 , do lạm phát vẫn còn nên ngườidân có xu hướng mua các phương tiện cất trữ khác như vàng, USD nên nguồn vốnhuy động được tăng vẫn còn hạn chế Và do đó, tiền gửi bằng ngoại tệ có tốc độtăng nhanh hơn tiền gửi bằng nội tệ
Nếu như huy động vốn đóng vai trò là điều kiện cần, là cơ sở để tạo điềukiện cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng diễn ra một cách thuận lợi và ổnđịnh thì hoạt động sử dụng vốn là hoạt động mang lại thu nhập cho ngân hàng, nóđóng vai trò quyết định tới việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngânhàng Tình hình sử dụng vốn từ 2007-2010 của ngân hàng như sau:
Trang 29Số lượng Cơ cấu
Số lượng
Cơ cấu
Số lượng
Cơ cấu
(Nguồn: Phòng kế hoạch NHNo&PTNT Hà Nội)
Ta có thể thấy: doanh số cho vay tăng đều qua các năm Năm 2008 doanh sốcho vay tăng 766 tỷ so với năm 2007 Năm 2009 doanh số cho vay tăng 401 tỷ so vớinăm 2008 , năm 2010 tăng 512 tỷ so với năm 2009 Điều này cho thấy một sự nỗ lựcbền bỉ: trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn nhưng ngân hàng vẫn thực hiện tốt chứcnăng cho vay của mình Bên cạnh đó, trong các năm qua thì ta nhận thấy một sự thayđổi tích cực: trong cơ cấu cho vay thì doanh số cho vay đối với doanh nghiệp nhànước ngày càng giảm, điều này có thể lý giải được là do sự làm ăn kém hiệu quả củanhiều doanh nghiệp nhà nước đã gây mất uy tín đối với ngân hàng, hơn nữa doanh sốcho vay đối với khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh có xu hướng ngày càng tăng,đây là một xu hướng tích cực vì khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng tỏ rõ
sự làm ăn có hiệu quả hơn nhiều so với khối doanh nghiệp nhà nước, điều này cũngthể hiện sự chọn lọc khách hàng tại ngân hàng Doanh số cho vay đối với các cá nhân
và hộ gia đình cũng có xu hướng tăng dần qua các năm và dần dần chiếm một tỷtrọng cao hơn trong tổng doanh số cho vay Tuy năm 2010 , tỷ trọng này có giảm sovới năm 2009 nhưng điều này không có nghĩa là doanh số cho vay đối với đối tượngnày giảm mà vì doanh số cho vay đối với khối DN ngoài quốc doanh tăng lên Điềunày cho thấy hoạt động tín dụng tại ngân hàng đã đi đúng hướng đặt ra là đã đa dạnghoá khách hàng để giảm thiểu rủi ro
Trang 30Cũng như các NHTM khác, cho vay là một hoạt động truyền thống củaNHNo&PTNT Hà Nội, trong hoạt động cho vay thì cho vay cá nhân chiếm một tỷtrọng không lớn lắm Tuy nhiên tại NHNo&PTNT Hà Nội thì hoạt động này cũng
đã thu được những kết quả đáng kể
1.3.3.2 Đặc điểm lao động của NHNo&PTNT Hà Nội
Phòng tín dụng
- Có chức năng giúp Giám đốc thực hiện lập các kế hoạch về các hoạt độngtín dụng của ngân hàng và tiến hành tổ chức các hoạt động cho vay, huy động vốn,kiểm tra và xử lý nợ vay thanh lý hợp đồng tín dụng:
- Nghiên cứu và xây dựng chiến lược khách hàng, xây dựng các kế hoạchcho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam và đồng ngoại tệ theotháng, quý, năm theo quy định
Phòng kế hoạch tổng hợp
- Tổng hợp thông tin kinh tế - xã hội, diễn biến về lãi suất trên thị trường,nghiên cứu và phân tích kinh tế, đề xuất các biện pháp triểu khai áp dụng các sảnphẩm dịch vụ mới có những ưu đãi về lãi suất và dịch vụ phù hợp đối với từng đốitượng khách hàng
- Nghiên cứu và đưa ra những đề xuất kịp thời cho Ban giám đốc triển khaicác biện pháp, hình thức và công cụ huy động vốn để tăng cường khả năng về vốn
và nâng cao chất lượng nguồn vốn, đảm bảo nguồn vốn ổn định vững chắc, phù hợpvới các mục tiêu và các định hường trong từng thời kỳ của sở giao dịch
- Làm đầu mối quan hệ và tiếp nhận các nguồn vốn uỷ thác đầu tư của Chínhphủ và các tổ chức kinh tế, các cá nhân trong và ngoài nước
Phòng kinh doanh ngoại hối
- Thực hiện các giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ chokhách hàng
- Thực hiện các giao dịch mua và bán ngoại tệ giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi,quyền chọn và các dịch vụ ngoại hối khác theo chính sách quản lý ngoại hối của
Trang 31Chính phủ, của Ngân hàng nhà nước và các quy định của NHNo&PTNT Việt Nam,đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Phát hành các thư bảo lãnh theo thông lệ quốc tế , tổ chức triển khai cácdịch vụ khác về ngoại tệ và thanh toán quốc tế tại sở giao dịch
Phòng kế toán ngân quỹ
- Thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn, quản lý và theo dõi các dự án, cácnghiệp vụ kinh doanh khác của ngân hàng theo quy định hiện hành củaNHNo&PTNT Hà Nội
- Thực hiện công tác thanh toán điện tử, tham gia thanh toán bù trừ với Ngânhàng nhà nước và các NHTM khác trên cùng địa bàn, thanh toán nối mạng vớikhách hàng
- Thực hiện các nghiệp vụ thu chi, vận chuyển tiền mặt và giấy tờ có giá Tổchức quản lý kho, quỹ, chấp hành định mức tồn quỹ và chế độ báo cáo kho quỹ theoquy định
Phòng kiểm tra và kiểm toán nội bộ
- Tổ chức kiểm tra và kiểm toán nội bộ các chứng từ, sổ sách và hồ sơ nghiệp
vụ phát sinh tại ngân hàng Kiến nghị kịp thời các biện pháp khắc phục những tồntại và thiếu sót trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo an toàn và hiệu quả Là đầumối đón tiếp và làm việc với các đoàn thanh tra, kiểm toán trong và ngoài ngànhđến làm việc tại ngân hàng