Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
54,21 KB
Nội dung
LỜI MỞ ĐẦU Trong suốt quá trình lãnh đạo của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi trọng chỉ đạo và sử dụng báo chí là một phương tiện tuyên truyền quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đó cũng là nguyện vọng tha thiết của dân tộc Việt Nam. Vì thế, được góp phần làm cho lý tưởng của Đảng trở thành hiện thực trong đời sống xã hội là niềm kiêu hãnh của những nhà báo chân chính, của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Chúng ta không hề tránh né điều này mà coi đó là trách nhiệm và nghĩa vụ của báo chí với Đảng, với dân tộc. Thực tế không hề có một nền báo chí phi giai cấp trong một xã hội có giai cấp; có chăng chỉ là sự lừa mị của giai cấp thống trị nhằm che đậy những ý đồ không trong sáng với quảng đại quần chúng nhân dân. Tự do báo chí là tự do phản ánh sự thật, bảo vệ lẽ phải, đấu tranh vì công bằng, tiến bộ xã hội, phục vụ tổ quốc, phục vụ tổ quốc, phục vụ dân tộc. Với ý nghĩa đó, trong bài tiểu luận: Báo chí Việt Nam trong đời sống chính trị hiện nay em muốn đề cập đến vai trò của báo chí trong đời sống chính trị Việt Nam hiện nay; cùng với đó có phân tích, đánh giá một vài luận điểm về vấn đề tự do báo chí, thực chất của vấn đề này trong quá trình thực thi quyền lực chính trị ở một số nước, trong đó có Việt Nam. Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Ngoài các phần mở đầu, nội dung, kết luận, tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm 3 chương: Chương I: Báo chí với việc định hướng dư luận xã hội Chương II: Tự do báo chí Chương III: Báo chí Việt Nam trong đời sống chính trị hiện nay. 1 1 NỘI DUNG Chương I: BÁO CHÍ VỚI VIỆC ĐỊNH HƯỚNG DƯ LUẬN XÃ HỘI Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn quan tâm đến hoạt động báo chí, coi báo chí là công cụ đắc lực để tuyên truyền, vận động nhân dân, là vũ khí sắc bén tấn công kẻ thù. Chính nền báo chí cách mạng đã làm tròn sứ mệnh mà Đảng và nhân dân giao phó. Báo chí đã đưa những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với các giai tầng xã hội, cổ vũ, động viên, góp phần làm cho chủ trương, chính sách đi vào cuộc sống, thành những phong trào hành động cách mạng sôi động. Đồng thời, chính từ thực tiễn cuộc sống, báo chí đã kịp thời chỉ ra những khiếm khuyết, tồn tại của các quyết sách đã ban hành; đề xuất, kiến nghị với Đảng và Nhà nước cần phải sửa đổi, bổ sung để đáp ứng nhu cầu cuộc sống, nguyện vọng của nhân dân, góp phần làm cho “ý Đảng, lòng dân” hoà làm một. Báo chí cũng đã đấu tranh không khoan nhượng với cái xấu, cái ác, những hiện tượng tham ô, lãng phí, tiêu cực trong đời sống xã hội; đề đạt những tâm tư, nguyện vọng của nhân dân với Đảng; thật sự là diễn đàn tiếng nói của mọi tầng lớp nhân dân, là “tai mắt” của Đảng, Nhà nước trong quá trình lãnh đạo, điều hành đất nước. Đó chính là sứ mệnh thiêng liêng, vai trò phản biện xã hội mà báo chí và nhà báo – những người cầm bút, phải đảm đương, thể hiện sự dân chủ hoá trong đời sống xã hội, tính ưu việt của chế độ ta. Không phải vô tình mà trên thế giới, báo chí được ví như quyền lực thứ tự, song hành với quyền Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp. Vậy cái gì làm nên quyền lực của báo giới? – Đó chính là Dư luận xã hội. Báo chí có thể tạo ra dư luận theo cách mà nó muốn, bởi báo chí cung cấp những thông tin trung thực, có giá trị và có tính chất định hướng. Dư luận nếu vững, đủ mạnh, có quy mô, gây được lòng tin và tập hợp được thành một khối đoàn kết, có tổ chức sẽ tạo ra sức mạnh hay quyền lực song song tồn tại với quyền lực chính 2 2 trị hiện hành. Tất cả các nhà chính trị đều chọn báo chí tạo ra một dư luận, một quan niệm, một khái niệm về đúng sai, trắng đen, đều hướng dẫn công chúng, bạn đọc đi theo con đường mà họ đã định. Đó chính là lý do vì sao Nhà báo phải thấm nhuần tư tưởng của giai cấp thống trị, bởi họ ngoài phục vụ nhân dân còn phục vụ chính quyền. Xét về lý thuyết, dư luận xã hội là những phản ứng, tư tưởng và tình cảm, những nhận xét, đánh giá của một nhóm người, một tầng lớp xã hội, một giai cấp, một cộng đồng… trước một vấn đề xã hội (có thể đó là một chủ trương, chính sách; một vấn đề nảy sinh; một hành động có ảnh hưởng đến cộng đồng xã hội…) nên nó rất quan trọng trong quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng; bởi nó góp phần hình thành niềm tin, tư tưởng của nhân dân. Lãnh đạo tư tưởng lại là một trong 3 thành tố làm nên quyền lực lãnh đạo của Đảng (Đảng lãnh đạo xã hội bằng chủ trương đường lối, bằng công tác tổ chức cán bộ và bằng công tác ta tưởng). Việc tạo ra dư luận xã hội và định hướng dư luận xã hội là việc làm hết sức cần thiết trong hoạt động tư tưởng của Đảng ta. Từ đó, tập hợp sức mạnh đại đoàn kết dân tộc ủng hộ chủ trương, đường lối của Đảng, đấu tranh với cái xấu, cái ác, vạch trần những âm mưu đen tối của các thế lực thù địch nhằm chống phá cách mạng Việt Nam, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ. Vai trò của báo chí trong việc tạo ra dư luận xã hội và định hướng dư luận xã hội trong một xã hội bùng nổ thông tin, hội nhập với thế giới là hết sức quan trọng. Báo chí là công cụ tuyên truyền tập thể, cổ vũ tập thể, là cơ quan ngôn luận của Đảng, chính quyền và là diễn đàn tiếng nói của các giai tầng xã hội. Do đó, báo chí cần chủ động, tích cực tạo ra dư luận xã hội, nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin, các thế lực thù địch đang tìm cách chống phá cách mạng Việt Nam bằng âm mưu “Diễn biến hoà bình”; trong đó mặt trận thông tin tuyên truyền được kẻ thù triệt để khai thác nhằm tạo những làn sóng dư luận làm xói mòn niềm tin của nhân dân với Đảng, tạo ra sự mất ổn định xã hội. Hoạt động báo chí cần bám sát hiện thực xã hội, phản ánh một 3 3 cách khách quan, trung thực những vấn đề xã hội, tạo ra luồng dư luận xã hội chính thống, vạch trần những mưu đồ đen tối của các thế lực thù địch. Mặt trận tư tưởng – văn hoá, hơn bao giờ hết là nơi đầy thử thách và cam go, rất cần sự sáng suốt, bản lĩnh chính trị của đội ngũ những người làm công tác tư tưởng mà báo chí là một trong những lĩnh vực mũi nhọn, xung kích, các nhà báo là chiến sĩ trên mặt trận này. Thông tin báo chí vừa phải đảm bảo nhanh nhạy, vừa phải đảm bảo khách quan trung thực mới tạo nên thế chủ động tiến công. Bởi nếu thông tin báo chí không phản ánh kịp thời theo đúng bản chất vấn đề, để trống mặt trận tư tưởng thì các phương tiện truyền thông của các thế lực thù địch sẽ nhảy vào thông tin sai lệch, tạo thành những luồng dư luận không tốt, gây ảnh hưởng đến an ninh chính trị - xã hội, hoặc kẻ xấu lợi dụng phao tin đồn nhảm làm rối lòng dân, hậu quả lúc đó sẽ khôn lường. Vì thế, trước mọi vấn đề xã hội, báo chí phải kịp thời vào cuộc, nhìn nhận đánh giá vấn đề hết sức khách quan như bản chất vốn có của nó. Khi Đảng, Nhà nước đề ra một chủ trương, chính sách, nhiệm vụ của báo chí là phải tạo ra sự đồng thuận xã hội, tạo nên “hợp lực mạnh” của quần chúng nhân dân, biến nó thành luồng tư tưởng chủ đạo trong đời sống xã hội. Việc chỉ ra những vấn đề bất cập là cần thiết, song phải với cái nhìn tích cực mang tính xây dựng. Nhà báo trước khi phản ánh thông tin phải xem xét một cách thấu đáo, không được nóng vội quy chụp mà phải có cái nhìn toàn cục, đặt lợi ích tập thể, lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia lên trên; quyết bỏ qua những toan tính nhỏ nhen; thông tin vấn đề vào lúc nào, thông tin như thế nào là cả một vấn đề mà ở đó rất cần năng lực nghề nghiệp, tư duy sáng tạo và bản lĩnh chính trị của nhà báo. Nhà báo không làm chính trị nhưng làm báo là làm chính trị nên mỗi phóng viên cần có “trái tim nóng và cái đầu lạnh”, thông tin phải được chọn lọc và phản ánh vấn đề đúng sự thật khách quan, vì chỉ cần sự thật không được phản ánh đầy đủ thì sẽ tạo ra cái nhìn thiên lệch. Sức mạnh thông tin của báo chí có ảnh hưởng rất lớn trong đời sống xã hội. Vụ việc tư thương đầu cơ 4 4 gây nên cơn sốt ảo về giá gạo vừa qua, báo chí đã kịp thời gặp gỡ các cơ quan chức năng thông tin làm rõ là an ninh lương thực chúng ta hoàn toàn bảo đảm, đây chỉ là những tin đồn thất thiệt của những kẻ đầu cơ, các cơ quan quản lý nhà nước kịp thời vào cuộc đã góp phần ổn định tình hình giá cả thị trường. Và, chỉ cần sự nóng vội khi xử lý thông tin, một cơ quan báo chí đưa tin không đúng rằng trong quả bưởi có chất gây ung thư đã gây khốn đốn cho người dân trồng bưởi. Do đó, nhà báo cần ý thức một cách đầy đủ trách nhiệm cá nhân khi phản ánh những vấn đề xã hội. Thông tin báo chí vì thế cần phải góp phần định hướng dư luận xã hội. Khi đứng trước một vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội, bên cạnh trách nhiệm thông tin kịp thời, nhà báo phải đặt trách nhiệm công dân, trách nhiệm xã hội lên trên; tức là trăn trở, tìm hiểu và lý giải vấn đề một cách thấu đáo với cái nhìn sắc nét, biện chứng. Cách đưa thông tin của nhà báo làm sao giúp độc giả nhìn vấn đề dưới một góc nhìn trọn vẹn nhất, từng câu, từng chữ phải được cân nhắc sao cho khách quan, trung thực. Từ đó, giúp độc giả có những suy nghĩ, tình cảm, hành động đúng để bảo vệ cái tốt, cái tiến bộ, đấu tranh với cái xấu, cái ác. Đồng thời, báo chí cần tỏ rõ thái độ ủng hộ cái tốt, cái tích cực và đấu tranh không khoan nhượng với những tiêu cực trong đời sống xã hội. Làm đợc như thế, báo chí và nhà báo đã góp phần trong định hướng dư luận xã hội, tạo ra những luồn dư luận tích cực làm lành mạnh hoá đời sống xã hội, tạo đà khai thác tốt sức mạnh nội lực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và của cả nước. Và, đó chính là góp phần vào hoạt động tư tưởng của Đảng. 5 5 Chương II TỰ DO BÁO CHÍ 1. Tự do báo chí ở các nước tư bản Tự do báo chí là khái niệm mang tính giai cấp, do đó báo chí của giai cấp, của nhóm xã hội nào thì phản ánh tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng của giai cấp, của nhóm xã hội đó. Có thể thấy rõ qua dẫn chứng trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh I năm 1991 và cuộc chiến tranh vùng Vịnh II xảy ra vào tháng 4-2003, trong khi phần lớn các hãng thông tấn, báo chí của Mỹ và Anh (các nhà báo được huấn luyện như đội quân của liên quân để tung vào cuộc chiến) hết lời tán dương thắng lợi của liên quân Mỹ - Anh thì báo chí Irắc đưa tin ngược lại, còn báo chí các nước khác thì đưa tin dè dặt và khách quan hơn. Một số hãng tin của thế giới Ả rập thì phủ nhận những thôn tin bịa đặt, phản đối kịch liệt tính chất huỷ diệt của cuộc chiến tranh như việc liên quan Mỹ - Anh sử dụng bom chùm giết hại người dân vô tội Điều đó phản ánh báo chí thể hiện khuynh hướng chính trị, phản ánh các quyền lợi và tình cảm của các giai cấp, các nhóm xã hội khác nhau. Báo chí tư sản cho rằng báo chí khách quan đứng ngoài chính trị, đứng trên giai cấp và các nhóm xã hội là sự chối bỏ ý thức khuynh hướng chính trị, che dấu việc dùng báo chí phục vụ cho những mục tiêu mờ ám. Thực ra, báo chí trong xã hội tư sản bộc lộ rõ khuynh hướng phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản, của một tập đoàn chính trị, kinh tế nào đó, mặc dù thoạt nhìn tư cứ tưởng báo chí tư nhân của họ độc lập với chính trị. Cứ nghe đài, đọc báo của họ khi đề cập đến những vấn đề chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa là có thể biết khuynh hướng của họ, có điều kỹ thuật đưa, bình luận thông tin của họ rất tinh vi, làm cho người nghe, người đọc là thông tin của họ độc lập, khách quan. 6 6 2. Báo chí cách mạng và vấn đề tự do báo chí Tổ chức Phóng viên Không biên giới RSF từ paris vừa phổ biến bản xếp hạng về tự do báo chí trên toàn cầu năm 2009, trong đó Việt Nam xếp thứ 166 trong 175 quốc gia trên thế giới. Theo đánh giá của RSF, các quốc gia không có tự do báo chí, hạn chế quyền tự do ngôn luận, che dấu sự thật, ngăn cản nhà báo hành nghề, xét thất bất lợi cho chế độ cầm quyền dân chủ, quân phiệt độc doán, gồm những nước thống trị bằng bạo lực, thường xuyên xảy ra xung đột quân sự, chiến tranh kéo dài hay dung dưỡng tệ nạn tham nhũng, hậu quả hiển nhiên là ở những nước đó quyền làm người bị xâm phạm, chính quyền khoá miệng đối lập, bắt bớ sách nhiễu những tiếng nói đấu tranh ôn hoà cho dân chủ và nhân quyền. Với mục đích phủ nhận những thành tựu của báo chí cách mạng, từ trước tới nay, các thế lực thù địch luôn đưa ra những quan điểm sai trái, bịa đặt, vu cáo nhằm phủ nhận, xuyên tạc về tự do báo chí ở Việt Nam; phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp báo chí của đất nước. Thực tế đối với chủ nghĩa xã hội, tự do báo chí là một mục tiêu phấn đấu để làm cho mọi thành viên trong xã hội có những điều kiện thoả mãn ngày càng cao các nhu cầu viết báo, đọc báo, mua báo, tức là sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng một cách tự do nhất, được luật pháp và dư luận xã hội bảo đảm. Trong các quyền con người, quyền tự do báo chí, ngôn luận được Đảng và Nhà nước ta chú trọng. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã xác lập quyền tự do dân chủ đối với mọi công dân, trong đó có quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận. Điều 69 trong Hiến pháp năm 1992 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin ”. Điều 33 còn ghi: “Nghiêm cấm những hoạt động văn hoá, thông tin làm tổn hại lợi ích quốc gia, phá hoại nhân cách đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam”. 7 7 Văn kiện các Đại hội của Đảng từ trước đến nay đều xác định vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với báo chí, đồng thời quy định trách nhiệm của cơ quan, cán bộ báo chí và quyền tham gia hoạt động báo chí của công dân. Các văn bản Luật Báo chí, các nghị định, chỉ thị, thông tư hướng dẫn thi hành Luật Báo chí đã cụ thể hoá các chính sách, chế độ, quyền tự do báo chí và trách nhiệm xã hội của cơ quan báo chí và người làm báo. Báo chí cách mạng Việt Nam đến nay đã trải qua chặng đường 84 năm, kể từ ngày lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập tờ báo Thanh niên 21/6 (1925- 2009). Qua các thời kỳ, báo chí cách mạng Việt Nam là cơ quan ngôn luận của Đảng, là diễn đàn của nhân dân ta, để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đề cao trách nhiệm xã hội của báo chí, Đảng ta cũng không hạn chế sự hoạt động của báo chí. Trong hoạt động của mình, thái độ có tính nguyên tắc của Đảng là đấu tranh không khoan nhượng với những hành vi, hiện tượng tiêu cực, trái với đạo đức cộng sản như bảo thủ, trì trệ, tham nhũng, lãng phí, lợi dụng chức quyền, ức hiếp dân chúng “Cần đưa công khai trên báo, đài hoặc qua các sinh hoạt của tổ chức Đảng và đoàn thể quần chúng những vụ cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ cao cấp mắc sai lầm nghiêm trọng về phẩm chất ” (Cách viết 17/8/1953 - Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, 1996, tr. 119-124) Thực tế việc phê phán công khai những hiện tượng tiêu cực trên báo chí đã góp phần làm lành mạnh đời sống xã hội, tăng cường sức chiến đấu của các tổ chức Đảng, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Báo chí vô sản thừa nhận tính khuynh hướng của mình, tự nguyện tham gia vào cuộc đấu tranh xã hội nhằm giải phóng con người khỏi áp bức, nô dịch dân tộc, xây dựng một xã hội tốt đẹp vì con người và cho con người. Ở một cấp độ cao hơn, báo chí vô sản còn thể hiện bản chất cách mạng, khẳng định báo chí phải đứng về phía giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân 8 8 lao động, bảo vệ các quyền lợi chính đáng, ý chí, nguyện vọng của họ là phải được giải phóng triệt để, thực sự trở thành chủ thể sáng tạo lịch sử. Có thể nói tính Đảng là đỉnh cao của tính khuynh hướng báo chí, quy định các mặt hoạt động của báo chí trong toàn bộ quá trình thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình, đòi hỏi báo chí phải hoạt động theo đúng pháp luật, trong khuôn khổ của pháp luật. Trong quản lý báo chí, thực thi hoạt động báo chí của chúng ta, nếu thiếu sự chuẩn bị nghiêm túc, đầy đủ, chắc chắn về tư tưởng chính trị sẽ rơi vào những vướng mắc, đổ vỡ trong lao động nghề nghiệp. Trong tính Đảng, sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước là một điều kiện để báo chí hoạt động đúng mục đích và có hiệu quả. Đây là yêu cầu khách quan, vừag là đòi hỏi tự thân của báo chí cách mạng. Cùng với việc tạo điều kiện tự do hoạt động báo chí của Đảng và Nhà nước là điều kiện rất quan trọng để báo chí thực hiện đúng chức năng của mình, đến lượt mình, các cơ quan báo chí cũng phải ra sức đổi mới, tập trung phát triển báo chí theo kịp với sự phát triển chung và phải luôn nhận thức được rằng mọi hoạt động báo chí được tự do, nhưng phải trong khuôn khổ của pháp luật cho phép và phải đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết khi tác nghiệp về một lĩnh vực nào đó mà báo chí quan tâm. 9 9 Chương III BÁO CHÍ VIỆT NAM TRONG ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ HIỆN NAY Trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập vào nền kinh tế thế giới do Đảng ra khởi xướng và lãnh đạo, vai trò của báo chí và nhà báo không ngừng nâng cao. Báo chí đã đồng hành với dân tộc, đất nước trong sự nghiệp dựng xây, đấu tranh không khoan nhượng với cái trì trệ, cái ác, cái xấu; cổ vũ kịp thời các phong trào hành động cách mạng, những điển hình tiên tiến. Đặc biệt, báo chí đã làm tốt chức năng phản biện xã hội đối với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; là cầu nối giữa Đảng với dân, dân với Đảng. Tuy nhiên, hoạt động báo chí có lúc vẫn còn tả khuynh hoặc hữu khuynh, chưa thật sự phản ánh đúng cái bản chất vốn có của hiện thực xã hội, thiếu nhạy cảm chính trị để kẻ xấu lợi dụng; hiện tượng thương mại hoá hoạt động báo chĩ vẫn còn diễn ra. Một số nhà báo do thiếu rèn luyện bản lĩnh chính trị và đạo đức nghề nghiệp, bị cái lợi trước mắt làm lu mờ nên đã đưa tin, viết bài không đúng sự thật, làm tổn hại đến lợi ích tập thể, lợi ích quốc gia, dân tộc; có nhà báo dùng báo chí như một công cụ để trục lợi cá nhân, “maphia hoá” hoạt động báo chí. Những tổn hại nêu trên thẳng thắn nhìn nhận thì một phần là do chính từ nội tại các cơ quan báo chí và bản thân các nhà báo đã để mặt trái của cơ chế thị trường chi phối. Song, điều quan trọng là chúng ta đã buông lỏng công tác quản lý nhà nước về báo chí; các chế tài đối với hoạt động báo chí chưa kịp sửa đổi, bổ sung phù hợp với yêu cầu mới và chưa đủ sức răn đe; công tác đào tạo, bồi dưỡng, cơ chế đãi ngộ đối vỡi nhà báo và hoạt động báo chí chưa được quan tâm đúng mức; việc bổ nhiệm lãnh đạo các cơ quan báo chí có lúc, có nơi còn tuỳ tiện, chưa xem xét thận trọng đến “cái tâm, cái tầm và cái tài” đối với từng cá nhân…. Nước ta đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới; sự nghiệp cải cách đang đến hồi tăng tốc; công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng với quyết tâm đến 2020 nước ta trở thành nước có nền công 10 10 [...]... minh 14 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 TS Lưu Văn An: Truyền thông đại chúng trong hệ thống tổ chức quyền lực chính trị ở các nước tư bản phát triển 2 Khoa Chính trị học - Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Chính trị học đại cương 3.Dương Xuân Sơn: Cơ sở lý luận Báo chí truyền thông 4 Báo Nhà báo và công luận 5 Báo Quân đội nhân dân 15 15 ... đức nhà báo là một phần quan trọng không thể xem nhẹ khi chọn lựa nhà báo - những chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng – văn hoá Như vậy, để báo chí tham gia ngày một hiệu quả vào đời sống chính trị đất nước thì đạo đức nhà báo là một trong những điều cốt lõi cần quan tâm Tri thức và sự dấn thân cũng là một yêu cầu đối với mỗi nhà báo khi thực thi vai trò phản biện xã hội của báo chí Nhà báo không... trọng, là tiếng nói đại diện cho tâm tư, nguyện vọng chính đáng của các giai tầng xã hội; là phương tiện cổ vũ tập thể, tuyên truyền tập thể Nhà báo không làm chính trị nhưng góp phần làm cho tư tưởng chính trị “đơm hoa, kết trái” trong đời sống xã hội Mọi thông tin chính xác, lý lẽ sắc bén để vổ vũ các phong trào hành động cách mạng, đấu tranh với cái xấu, cái ác, bênh vực công bằng, lẽ hải sẽ tạo... trương chính sách khi ứng dụng vào cuộc sống, đáp ứng nhu cầu thực tiễn Để làm được những điều nêu trên nhà báo cần phải không ngừng học hỏi tri thức và đi vào thực tiễn đời sống xã hội để đắm minh trong cuộc sống, lắng nghe hơi thở của cuộc sống, học nhân dân và hiểu nhân dân… Lúc đó, tác phẩm báo chí thực sự mang sức nặng tư tưởng, nhà báo sẽ phụng sự tốt hơn cho tổ quốc và nhân dân.Nghề báo là một... phát triển theo hướng hiện đại, làm cho “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” đang đòi hỏi phải nâng cao vai trò phản biện xã hội đối với hoạt động báo chí Trước hết, để báo chí làm tốt vai trò phản biện xã hội thì phải thật sự coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng một cách bài bản, có hệ thống về chínhtrị tư tưởng, coi đây là đòi hỏi bắt buộc đối với mỗi nhà báo Bởi, nếu không được... nhà báo phải đổi bằng gian nguy, dấn thân và trải nghiệm, đôi khi còn là sinh mạng của nhà báo Vì vậy, để báo chí làm tốt vai trò phản biện xã hội, ngoài những điều nêu trên, rất cần sự hợp tác sẻ chia với cái nhìn thiện cảm và công bằng của xã hội Đảng và Nhà nước quan tâm nhiều hơn nữa đối với đội ngũ hoạt động báo chí và cá nhân mỗi nhà báo, có chế độ đãi ngộ xứng đáng sự cống hiến của các nhà báo, ... ít nhất đạt trình độ trung cấp chính trị (việc đào tạo này không nhất thiết nhà báo phải là đảng viên); Ban tuyên giáo các cấp cần kịp thời quán triệt các nghị quyết của Đảng đến đội ngũ các nhà báo ở cấp mình, địa phương mình quản lý Đồng thời cần làm cho các nhà báo ý thức được sự cần thiết của việc bồi dưỡng trình độ chính trị mà có ý thức tự học tập, nghiên cứu Báo chí là kênh thông tin quan trọng,... động viên đội ngũ nhà báo, họ sẽ làm tốt vai trò là cầu nối giữa Đảng với nhân dân Làm như vậy cũng là góp phần thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá X) Về “Công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới” 13 13 KẾT LUẬN Chúng ta đang sống trong thời kỳ bùng nổ thông tin đa phương tiện Việc nâng cao nhận thức về các mặt vấn đề báo chí không chỉ đối với những người làm báo chuyên nghiệp mà... hỏi nhà báo có nhân sinh quan, thế giới quan một cách khoa học, biện chứng khi tiếp xúc với hiện thực xã hội; từ đó, tư duy phân tích, đánh giá vấn đề sẽ bị hạn chế nhất định; việc nhìn nhận, đánh giá vấn đề không tránh khỏi hời hợt Nhà báo khôg hiểu đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cặn kẽ thì nhất định báo chí sẽ không làm tốt vai trò phản biện xã hội Do đó, mỗi nhà báo phải... báo chí không chỉ đối với những người làm báo chuyên nghiệp mà cần phải thấu suốt trong đời sống xã hội, để tạo sự đồng thuận trong việc xây dựng và phát triển nền báo chí cách mạng Việt nam ngày càng phát triển, góp sức cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ra sức phấn đấu đạt nhiều thành tựu trên mọi mặt của đời sống xã hội, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh 14 14 . nghĩa đó, trong bài tiểu luận: Báo chí Việt Nam trong đời sống chính trị hiện nay em muốn đề cập đến vai trò của báo chí trong đời sống chính trị Việt Nam hiện nay; cùng với đó có phân tích, đánh. chí Chương III: Báo chí Việt Nam trong đời sống chính trị hiện nay. 1 1 NỘI DUNG Chương I: BÁO CHÍ VỚI VIỆC ĐỊNH HƯỚNG DƯ LUẬN XÃ HỘI Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn quan. phản ánh báo chí thể hiện khuynh hướng chính trị, phản ánh các quyền lợi và tình cảm của các giai cấp, các nhóm xã hội khác nhau. Báo chí tư sản cho rằng báo chí khách quan đứng ngoài chính trị,